Mối quan hệ giữa Nghĩa và Lợi

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức trong Chu Dịch Luận văn ThS. Triết học (Trang 73)

2.3.1. Cơ sở của Nghĩa và Lợi

Một trong những vấn đề ứng xử đạo đức nổi bật trong lịch sử văn hóa, tư tưởng Trung Hoa là mối quan hệ giữa Nghĩa và Lợi. Khi bàn đến các vấn đề đạo đức thì không thể tách rời khỏi việc giải quyết mối quan hệ giữa Nghĩa và Lợi. Vấn đề này cũng được phản ánh trong tư tưởng triết học và trở thành vấn đề nổi bật của triết học. Một trong những đặc trưng của triết học Trung Hoa là quan tâm đến nhân sinh, do đó mà có sự thống nhất giữa triết học với chính trị, với đạo đức. Chu Dịch khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa Nghĩa và Lợi.

Thời Chu, nhất là thời Xuân Thu Chiến Quốc, vấn đề Nghĩa và Lợi được đặt ra bức thiết vì tình trạng chiến tranh khốc liệt, giải quyết vấn đề này cũng là giải quyết một phần nguyên nhân của chiến tranh. Theo tác giả Nguyễn Hiến Lê thì: “Các triết gia đều tùy thời mà trị bệnh: thời Chiến Quốc quá vụ lợi, thì Mạnh Tử bài xích lợi; thời Tống Minh, nho gia mắc cái tật thanh đàm, nên Lý Thái Bá đề cao lợi; sự thực họ chỉ khác nhau ở bề ngoài, hết thảy đều cho là lợi đều không thể rời khỏi nghĩa được” [10, tr. 469]. Trong Chu Dịch, nhất là trong Dịch Truyện, Nghĩa và Lợi được lý giải trên những nét cơ bản.

Chương VII, Hệ Từ thượng truyện viết “Thiên địa thiết vị nhi dịch hành kì trung hĩ; thành tính tồn tồn, đạo nghĩa chi môn: Trời [cao] đất [thấp] đã

thành ngôi, mà sự [âm dương] biến hóa lưu hành ở khoảng giữa [trời đất]; người ta bẩm thụ được cái tính (tốt) rồi, thì còn, còn mãi, đó là cái cửa của đạo nghĩa” [27, tr. 546]; hoặc Chương II, Hệ Từ hạ truyện viết: “Thiên địa chi đại đức viết sinh, thánh nhân chi đại bảo viết vị? Viết nhân. Hà dĩ tụ nhân? Viết tài, lí tài, chính từ, cấm dân vi phi viết nghĩa: Đức lớn của trời đất là sinh (sinh sinh hóa hóa), cái rất quí của thánh nhân là cái ngôi. Nhờ cái gì mà giữ được ngôi? Nhờ điều nhân. Nhờ cái gì mà tụ họp được người lại? Nhờ tiền của, điều khiển (điều hòa) tài chính (tức các sản phẩm để nuôi dân), điều chỉnh lời để dạy dân, lại (dùng pháp luật hiến chương) cấm dân làm bậy, như vậy là điều nghĩa” [27, tr. 570].

Nghĩa ở đây là đạo nghĩa, là điều nghĩa. Điều nghĩa và đạo nghĩa đều có liên quan đến trời và đất. Cửa của điều nghĩa là Âm Dương, Âm Dương kết tinh cụ thể hóa trong con người là tính người. Tính người, được khái quát như trong Chương V, Hệ Từ thượng truyện như sau: “Nhất âm nhất dương chi vị đạo. Kế chi giả, thiện dã; thành chi giả tính dã: Một âm một dương gọi là đạo. Cái nguyên lí ấy, cái đạo ấy khi phát ra thì tốt lành, cái tốt lành ấy tức cái đạo ấy cụ thể hóa (thành) ở người (và ở vạn vật) thì bấy giờ gọi bằng tính” [27, tr. 541]. Tính người là sự kết hợp Âm Dương (thể hiện ra ở đạo). Mặt khác, noi theo sự định vị của trời đất (đã thành ngôi) mà nảy sinh quý tiện, nhân luân; do vậy trời đất là tiêu chuẩn, là cửa để con người thiết định đạo nghĩa. Chương I, Hệ Từ thượng truyện viết “Thiên tôn địa ti, Càn Khôn định hĩ; ti cao dĩ trần, quí tiện vị hĩ: [Vì thấy] trời cao đất thấp [mà thánh nhân] vạch ra quẻ Càn và quẻ Khôn; cao thấp đã bày ra thì định được quí và tiện [dương quí mà âm tiện]” [27, tr. 530]. Tự Quái Truyện viết: “Hữu thiên địa nhiên hậu hữu vạn vật, hữu vạn vật nhiên hậu hữu nam nữ, hữu nam nữ nhiên hậu hữu phu phụ, hữu phu phụ nhiên hậu hữu phụ tử, hữu phụ tử nhiên hậu hữu quân thần, hữu quân thần nhiên hậu hữu thượng hạ, hữu thượng hạ nhiên hậu lễ nghĩa hữu sở thác: Có trời đất rồi mới có vạn vật; có vạn vật rồi mới có nam

nữ; có nam nữ rồi mới có vợ chồng; có vợ chồng rồi mới có cha con; có cha con rồi mới có vua tôi; có vua tôi rồi mới có trên dưới; có trên dưới rồi lễ nghi mới có chỗ thi thố được” [33, tr. 248]. Đạo nghĩa ở đây là trật tự xã hội, là các mối quan hệ nhân luân xoay quanh con người. Song bản thân các mối quan hệ đó cũng có đầu mối từ Thiên Địa, từ Âm Dương. Âm Dương, Thiên Địa là tồn tại hiện thực khách quan để khẳng định đạo nghĩa.

Tuy vậy, Âm Dương phải tương tác với nhau thì đạo nghĩa mới trở thành hiện thực - tức là phải có sự giao cảm: Nam nữ giao cảm mà thành vợ chồng và cũng từ đây mà phát triển, nảy nở những mối nhân luân khác. Khi hai yếu tố này tương tác với nhau thì nảy sinh sự biến hóa, sinh trưởng phát triển; do vậy đạo nghĩa thực chất cũng chính là sự tác thành cho sự phát triển, sinh sôi của vạn vật; là giúp thiên địa tác thành cho điều nhân; phát triển điều nhân đó thêm lên là thực hành bác ái: “Dữ thiên địa tương tự cố bất vi; trí chu hồ vạn vật nhi đạo tế thiên hạ, cố bất quá; bàng hành nhi bất lưu; lạc thiên tri mệnh cố bất ưu; an thổ đôn hồ nhân, cố năng ái: [Thánh nhân] giống với trời đất cho nên không trái với trời đất, đức trí (sáng suốt) soi khắp vạn vật, mà đạo (nhân của thánh nhân) giúp khắp thiên hạ, cho nên không bao giờ quá (luôn luôn hợp với đạo trung); biết quyền biến (bàng hành) mà không lưu đãng (không mất lẽ chính đáng) vui với lẽ trời, biết mệnh trời cho nên không lo lắng; yên với cảnh ngộ, đôn đốc về đức nhân, cho nên thực hành được bác ái” [27, tr. 539]. Chương XI, Hệ Từ thượng truyện viết: “Tử viết: “Phù Dịch hà vi giả dã? Phù Dịch khai vật thành vụ, mạo thiên chi đạo, như tư nhi dĩ giả dã. Thị cố thánh nhân dĩ thông thiên hạ chi chí, dĩ định thiên hạ chi nghiệp, dĩ đoán thiên hạ chi nghi”: Thầy [Khổng] nói: “Đạo Dịch để làm gì vậy? Để mở mang trí và chí cho loài người, tạo thành muôn việc, gồm hết các đạo lí trong thiên hạ, chỉ có vậy mà thôi. Cho nên thánh nhân dùng nó để thông cái chí của thiên hạ, thành tựu những việc trong thiên hạ, quyết đoán sự ngờ vực trong thiên

Đó là về cơ sở của Nghĩa vậy cơ sở của Lợi là gì? Lợi là lợi ích và Dịch

Truyện nói động lực sinh ra lợi là do sự giao cảm của hai cực đối lập Nhật

Nguyệt, Thiện Địa, Âm Dương, mùa nóng mùa lạnh, co ruỗi… Chương V, Hệ Từ hạ truyện viết: “Nhật vãng tắc nguyệt lai, nguyệt vãng tắc nhật lai, nhật nguyệt tương thôi nhi minh sinh yên; hàn vãng tắc thử lai, thử vãng tắc hàn lai, hàn thử tương thôi nhi tuế thành yên; vãng giã khuất dã, lai giả thân dã, khuất thân tương cảm nhi lợi sinh yên: (Tỉ như) mặt trời qua thì mặt trăng lại, mặt trăng qua thì mặt trời lại, mặt trời mặt trăng (cảm ứng nhau) xô đẩy nhau mà ánh sáng phát ra; mùa lạnh qua thì mùa nóng lại, mùa nóng qua thì mùa lạnh lại, lạnh nóng (cảm ứng nhau) xô đẩy nhau mà thành ra năm tháng; cái đã qua co rút lại, cái sắp tới duỗi dài ra, co rút (khuất), duỗi dài (thân), hai cái đó cảm ứng với nhau mà ích lợi mới nảy ra” [22, tr. 580, 581]; Chương VI, Hệ Từ thượng truyện cũng nói: “Quảng đại phối thiên địa, biến thông phối tứ thời, âm dương chi nghĩa phối nhật nguyện, giản dị chi thiện phối chí đức: Đạo Dịch rộng lớn nên phối hợp với trời đất, vì biến thông nên phối hợp với bốn mùa, vì lẽ âm dương nên phối hợp với mặt trời mặt trăng, vì nó có cái hay là giản và dị, cho nên phối hợp với cái đức tối cao” [27, tr. 544].

Lợi chính là tác dụng của lý Âm Dương. Chỉ lợi khi có giao cảm Âm Dương. Đó là một trong những quy luật phổ quát của vũ trụ. Không có sự vật nào có thể ra ngoài quy luật đó. Độc âm hoặc cô dương thì mọi vật đều không sinh trưởng, phát triển; trái lại mọi vật mọi sự phát triển theo đúng lý Âm Dương mà sinh ra lợi, thông thuận. Như vậy Dịch Truyện chứng tỏ rõ cơ sở căn bản của Lợi là lý Âm Dương. Chương I, Hệ Từ hạ truyện khẳng định thêm: “Thiên địa chi đạo trinh quan giả dã; nhật nguyệt chi đạo minh giả dã; thiên hạ chi động trinh phù nhất giả dã: Đạo trời đất chỉ bảo (quan) cho ta luật đó; đạo mặt trời mặt trăng sáng tỏ theo luật đó; các hoạt động trong thiên hạ cũng theo một luật đó mà thôi” [27, tr. 569]. Đó là sự tương quan, thay đổi, kế tục nhau của Âm Dương trong vũ trụ.

Hình tượng quẻ Địa Thiên Thái cho thấy: Quái Khôn (Địa) - gồm 3 nét đứt, ở trên, có tính chất thu liễm, có xu hướng vận động xuống dưới; quái Càn (Thiên) - gồm 3 nét liền, ở dưới, có tính chất cương cứng, có xu hướng vận động lên trên. Trong trùng quái (quẻ có 6 hào), khi hai đơn quái có vị trí như trong quẻ này và theo xu hướng vận động của chúng thì dẫn đến sự giao cảm; do đó mọi sự diễn ra hanh thông, thịnh thái theo đúng đạo Âm Dương. Hơn nữa 6 hào trong trùng quái, nếu xét riêng, cũng có sự giao cảm tương ứng với nhau theo đúng đạo Âm Dương: sơ cửu ứng với lục tứ, cửu nhị ứng với lục ngũ và cửu tam ứng với thượng lục (cứ một âm ứng với một dương). Trực quan hơn nữa là sự giao cảm của hai đơn quái Thủy Hỏa trong quẻ Thủy Hỏa Ký Tế. Quẻ này tượng trưng cho ý nghĩa mọi việc đã kết thúc, đã xong; do đó gián tiếp nói đến Lợi. Đơn quái Thủy tượng trưng cho nước, luôn luôn thấm xuống dưới, chảy về chỗ trũng; còn đơn quái Hỏa tượng trưng cho lửa, luôn luôn bốc lên trên. Theo vị trí của Thủy ở trên và Hỏa ở dưới trong trùng quái sẽ dẫn đến sự giao cảm, từ đó mà hanh thông, mà sinh ra lợi, là mọi việc xong suôi.

Giao cảm là đầu mối của sự sinh hóa, tạo ra cái mới, do vậy mà có Lợi. Chương V, Hệ Từ hạ truyện viết: “Thiên địa nhân huân, vạn vật hóa thuần; nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh. Dịch viết: “Tam nhân hành tắc tổn nhất nhân, nhất nhân hành tắc đắc kì hữu. Ngôn trí nhất dã”: Trời đất (tức âm dương) giao cảm mà vạn vật hóa ra có đủ hình, giống đực giống cái kết hợp tinh khí mà vạn vật sinh nở biến hóa. Kinh Dịch nói “Ba người cùng đi thì bớt đi một người, một người đi (một mình) thì được thêm bạn”. Đó là nói về lẽ duy nhất” [27, tr. 586]. Lẽ duy nhất ở đây chính là sự thống nhất, là thái hòa, là hòa lý tưởng như đã nói ở trên. Đây là quy luật thường hằng của vũ trụ. Nhờ sự giao cảm đó mà sự sinh hóa diễn ra vĩnh cửu, do vậy mà cái Lợi sinh ra cũng vĩnh cửu, trường tồn.

Để sự giao cảm đó diễn ra trước hết phải có hai yếu tố là Âm và Dương, tiếp đến là sự tác động qua lại của chúng theo một tỷ lệ xác định thì mới sinh ra Lợi. Mà hai nguyên tố đó cũng là hai cực lớn nhất trong vũ trụ, sự tương tác của chúng cũng là quy luật vĩ đại nhất trong vũ trụ. Do vậy cái lợi do quy luật Âm Dương sinh ra cũng là phổ biến, có tính chất vũ trụ. Nguồn gốc của Lợi từ sự tương tác giữa Âm và Dương mà tồn tại và sự tương tác Âm Dương là hiện thực khách quan phổ biến tồn tại trong vạn vật.

Tóm lại, ta có thể nói rằng, Nghĩa và Lợi có nguồn gốc và cơ sở giống nhau; đó là Âm Dương, là sự tương tác giữa Âm và Dương, là đạo Âm Dương. Do vậy Nghĩa thống nhất với Lợi. Nguồn gốc, cơ sở của Nghĩa và Lợi tồn tại hiện thực, khách quan và phổ biến.

2.3.2. Nội dung của Nghĩa

Trong Chu Dịch nội dung của Nghĩa là đạo nghĩa, là điều nghĩa. Đạo nghĩa, điều nghĩa là coi trọng nhân, quan tâm đến con người, là tác thành cho con người thông qua việc điều chỉnh lời để dạy dân, dùng pháp luật hiến chương cấm dân làm bậy vì thế mà người giữ được ngôi vị của mình trong tam tài. Chương I, Hệ Từ hạ truyện viết: “Thiên địa chi đại đức viết sinh, thánh nhân chi đại bảo viết vị. Hà dĩ thủ vị? Viết nhân. Hà dĩ tụ nhân? Viết tài, lí tài, chính từ, cấm dân vi phi viết nghĩa: Đức lớn của trời đất là sinh (sinh sinh hóa hóa), cái rất quí của thánh nhân là cái ngôi. Nhờ cái gì mà giữ được ngôi? Nhờ điều nhân. Nhờ cái gì mà tụ họp được người lại? Nhờ tiền của, điều khiển (điều hòa) tài chính (tức các sản phẩm để nuôi dân), điều chỉnh lời để dạy dân, lại (dùng pháp luật hiến chương) cấm dân làm bậy, như vậy là điều nghĩa” [27, tr. 570]. Theo nghĩa trên, Nghĩa chính là lợi ích chung, là công lợi. Thực hiện công lợi là thực hiện điều nghĩa, thực hiện đạo nghĩa.

Nghĩa là nuôi mình, nuôi người, chú trọng người hiền tài; Phan Bội Châu bình chú về Soán Truyện quẻ Sơn Lôi Di viết: “…Thiên địa dưỡng vạn vật, thánh nhân dưỡng hiền, dĩ cập vạn dân. Di chi thì, đại hĩ tai: …Đạo Di chẳng

những mình với người tương đối mà thôi, lớn đến như trời đất, trời có đức Nguyên mà sinh nở được vạn vật, đất có đức dày mà dung chở được vạn vật, vạn vật tất thảy nhờ trời đất nuôi, mà phát dục được vô cùng. Đó là Di Trinh của Thiên địa. Thánh nhân cũng vậy, vì tấm lòng dân giai ngô bào, nên thường lo nuôi khắp cả vạn dân, nhưng Thánh nhân có lẽ đâu từ người mà nuôi được cả rư? Nên phải kén chọn những người tài đức hơn trong một đời, chung ngôi trời với người hiền, lấy lộc trời nuôi người hiền, mà những người hiền đó, gánh thay những trách nhiệm giáo dưỡng vạn dân cho Thánh nhân. Vậy sau đức Trạch nhân ân của Thánh nhân tuyên bố đằm thắm khắp thiên hạ, như thế thời vạn dân thảy nhờ ơn Thánh nhân nuôi. Đó là Di trinh của Thánh nhân. Đạo Di rộng lớn như thế, dầu Thiên địa với Thánh nhân, cũng chỉ là công dụng của đạo Di. Thế thời thì ở quẻ Di chẳng lớn lắm hay sao?” [8, tr. 307, 308].

Nghĩa là lo trừ bỏ tai ương dịch bệnh cho con người nói chung, Phan Bội Châu chú giải về Đại Tượng Truyện quẻ Trạch Thiên Quải nói: “Trạch thượng ư thiên, Quải; quân tử dĩ thí lộc cập hạ, cư đức tắc kị: Nước chằm mà lên đến tột trời, là tượng quẻ Quải, nước đã lên tột cao, thế là hội quyết khắp mỗi nơi, quân tử xem tượng ấy, mà lo phòng bị đến lúc hội quyết, sợ tài tụ mà đến nỗi dân tán, nên bố thí các thức lị lộc cho vạn dân. Sợ quên sự đề phòng mà gây ra sự hậu hoạn, nên an xử vào nền đạo đức, mà lại trong lòng thường kiêng kị… Yên ở bằng đạo đức mà trong lòng kiêng sợ, như thế thời tránh khỏi tai họa hội quyết” [8, tr. 462, 463].

Nghĩa là theo thời mà tác thành cho sự phát triển của vạn vật, Phan Bội Châu bình giảng về Đại Tượng Truyện quẻ Thiên Lôi Vô Võng viết: “Thiên hạ lôi hành, vật dữ vô võng, tiên vương dĩ mậu đối thì, dục vạn vật:…Tượng truyện ở đây thời chữ Vô võng lại không cắt nghĩa bằng tên quẻ, mà cắt nghĩa bằng đạo lí quẻ. Nên Tượng nói rằng: Ở dưới trời mà có sấm đi. Thế là: Nhị

trùng kinh động, giống cây có mậm măng, vật nào vật nấy tất thảy phú dữ cho nó một cách vô võng, tức là tính mệnh của nó. Tiên vương xem Tượng ấy, thể đạo trời mà sắp đặt một cách nhân dân ái vật, mậu đối thiên thì, dưỡng dục khắp vạn vật… Đối phó với thì trời, trưởng dục được vạn vật, mà công nghiệp lại cực kì thịnh. Đó là vô võng của Thánh nhân, mà in như vật dữ vô võng của Thiên đạo. Đối thì, tỉ như: mùa Xuân thời dạy dân cày; mùa Thu thời dạy dân gặt; vì phòng ngự nước lụt, mà dạy dân làm kiều lương; vì phòng ngự Đông hàn, mà dạy dân tàm tang trừ súc, tất thảy là đối thì dục vật” [8, tr. 290, 291].

Nghĩa là chế khí cụ giúp nối dài khả năng của con người và rộng hơn là điều hòa tình (giao cảm) của vạn vật. Dịch Truyện viết: “Cổ giả Bào Hi thị chi vương thiên hạ dã, ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa,

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức trong Chu Dịch Luận văn ThS. Triết học (Trang 73)