Quan niệm “Nội Ngoại Kiêm Tu”

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức trong Chu Dịch Luận văn ThS. Triết học (Trang 87)

Để giải quyết hài hòa giữa Nghĩa và Lợi, con người cần đến thước đo trung dung, nhưng để đạt trung dung con người phải bắt đầu từ việc tự tu dưỡng bản thân bản thân trên cơ sở quán xuyến tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất” hay thuận theo Thiên Đạo. Chu Dịch nhấn mạnh đến Tính, Đức, Tâm, Nhân, Trí, Thành, Khiêm nhu, Chí, Trung dung và sự tác động giữa chúng đối với việc hành xử của con người.

2.4.1. Cơ sở của Nội và Ngoại tu

Triết học Trung Quốc, nói chung khác với triết học phương tây, chú ý đến nhận thức bằng sự thể nghiệm, bằng trực giác và nhận thức bằng cảm quan từ bên trong tức bằng Tâm. Theo Mạnh Tử thì Tâm cũng chính là Thiên: “Tận kỳ tâm giả, tri kỳ tánh giã. Tri kỳ tánh, tắc tri Thiên hỹ: Hễ mình hết lòng hết dạ, thì mình biết được cái bổn tánh của mình. Hễ mình biết được cái bổn tánh của mình, tức nhiên biết được trời rồi đó” [14, tr. 217]. Tâm là Thiên, là bản tính, là tiền đề để kiến tạo đạo đức nên con người phải gìn giữ cẩn trọng bằng việc trai giới, duy trì tâm luôn luôn tốt, giữ tâm an định. Dịch

Truyện viết: “Xích oách chi khuất dĩ cầu thân dã; long xã chi trập dĩ tồn thân

sâu đo co lại là để rồi duỗi ra: con rồng con rắn nấp (dưới vực, dưới đất) là để giữ mình (người quân tử) tìm hiểu nghĩa lí tới chỗ tinh vi, vào tới được chỗ thần diệu là để có công dụng cực kì (mà lập nên sự nghiệp); lợi dụng sự an định tâm thân là để cho đức được cao quí” [27, tr. 581].

Tu dưỡng Tâm cũng là tu dưỡng Tính. Chu Dịch khái quát về Tính như sau; Chương V, Hệ Từ thượng truyện viết: “Nhất âm nhất dương chi vị đạo. Kế chi giả, thiện dã; thành chi giả, tính dã…Hiển chư nhân, tàng chư dụng, cổ vạn vật nhi bất dữ thánh nhân đồng ưu, thịnh đức đại nghiệp chí hĩ tai: Một âm một dương gọi là đạo. Cái nguyên lí, cái đạo ấy khi phát ra thì tốt lành, cái tốt lành ấy tức cái đạo ấy cụ thể hóa (thành) ở người (và ở vạn vật) thì bấy giờ gọi bằng tính… đạo đó thể hiện rõ ở đức nhân, mà màu nhiệm về tác dụng; nó cổ võ vạn vật mà (vô tâm) không lo lắng như thánh nhân, cho nên cái đức của no cực thịnh, sự nghiệp của nó cực lớn” [27, tr. 541, 542]. Sách Trung Dung

cũng định nghĩa: “Thiên mạng chi vị tánh: Mạng trời gọi là tánh” [14, tr. 41]. Tâm, Tính và Thiên Mệnh là một và chúng đều có chung cơ sở từ Thiên đạo. Nội tu là tu dưỡng Tâm, tu dưỡng Tính, tu dưỡng cái bản tính tự nhiên trong con người. Tính có cơ sở từ lý Âm Dương, từ Thiên Địa. Tính là Đạo cụ thể hóa ở người. Vậy Tu dưỡng Tâm, Tính là tác động đến cái phần tự nhiên trong con người. Phần tự nhiên đó thì hiếu sinh, trọng sự sống do đó tu dưỡng Tâm, Tính cũng chính là tu dưỡng cái mầm thiện, nuôi dưỡng, phát triển mầm thiện tự nhiên đó.

Đức là tác dụng của lý Âm Dương, của Thiên Địa. Chương I, Hệ Từ hạ truyện viết: “Thiên địa chi đại đức viết sinh, thánh nhân chi đại bảo viết vị. Hà dĩ thủ vị? Viết nhân. Hà dĩ tụ nhân? Viết tài, lí tài, chính từ, cấm dân vi phi viết nghĩa: Đức lớn của trời đất là sinh (sinh sinh hóa hóa), cái rất quí của thánh nhân là cái ngôi. Nhờ cái gì mà giữ được ngôi? Nhờ điều nhân. Nhờ cái gì mà tụ họp được người lại? Nhờ tiền của, điều khiển (điều hòa) tài chính (tức các sản phẩm để nuôi dân), điều chỉnh lời để dạy dân, lại (dùng pháp luật

hiến chương) cấm dân làm bậy, như vậy là điều nghĩa” [27, tr. 570]. Đức là tác dụng của lý Âm Dương như đã nêu trên, vậy tu dưỡng Đức cũng là tu dưỡng cái phần tự nhiên nơi con người.

Ngoại tu là tu dưỡng hành vi ứng xử của con người đối với vạn vật và nhất là với bản thân mình. Ngoại tu cũng có nguồn gốc và cơ sở từ Thiên đạo. Thiên đạo trọng nhân, hiếu sinh; thì ngoại tu ở con người cũng trọng nhân hiếu sinh. Nó thể hiện bằng việc con người tiến hành những hoạt động hiện thực để tác thành cho vạn vật, cho nhân sinh. Làm điều đó con người đã khẳng định vị trí của mình so với Trời và Đất (người là một trong tam tài); đồng thời cũng chứng tỏ hành vi con người vận hành theo quy luật của Trời Đất. Chương II, Hệ Từ hạ truyện thống kê những phát minh giúp cho sự sinh sôi, phát triển của con người, như: làm rớ, lưới để săn thú, bắt cá lấy tượng từ quẻ Li; làm cày, bừa để giúp cho nông nghiệp lấy tượng từ quẻ Ích; tổ chức họp chợ để trao đổi hàng hóa lấy tượng từ quẻ Phệ Hạp; làm thuyền, chèo để giao thông trên nước được xa lấy tượng từ quẻ Hoán; dùng bò ngựa để chở đồ vật nặng đi xa lấy tượng từ quẻ Tùy; làm cửa, đánh mõ để báo động kẻ cướp lấy tượng ở quẻ Dự; làm chày, cối để giúp dân lấy tượng từ quẻ Tiểu Quá; chế cung, tên để làm uy với thiên hạ lấy tượng từ quẻ Khuê; làm nhà cửa có mái che để phòng lúc mưa gió lấy tượng từ quẻ Đại Tráng; làm áo quan và quách để chôn cất người chết lấy tượng từ quẻ Đại Quá; dùng văn tự, khế ước mà cai trị trăm quan, kiểm soát dân chúng lấy tượng từ quẻ Quải. Đó đều là những hành vi tác thành cho nhân đạo, cho con người, vì sự tồn tại và phát triển con người.

Ngoại tu là làm việc nghĩa, là thực hiện công lợi, là thuận theo thiên đạo mà đối thì dục vật. Chương II, Hệ Từ hạ truyện viết: “Cổ giả Bào Hi thị chi vương thiên hạ dã, ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa, quan điểu thú chi văn dữ thiên địa chi nghi, cận thủ chư thân, viễn thủ chư

Ngày xưa họ Bào Hi (tức Phục Hi) cai trị thiên hạ, ngửng lên thì xem các hình tượng trên trời, cúi xuống thì xem các phép tắc ở dưới đất, xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi với trời đất (của từng miền). Gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vật, rồi làm ra bát quái để thông suốt cái đức thần minh và điều hòa cái tình của vạn vật” [27, tr. 571].

Tóm lại, Nội và Ngoại tu cùng cơ sở, đó là lý Âm Dương. Cơ sở của Nội và Ngoại tu là hiện thực khách quan. Nội tu là để thực hành Ngoại tu và Ngoại tu cũng là sự tác thành cho Nội tu.

2.4.2. Nội dung của Nội tu

Như những điều đã trình bày trên, Nội tu là sự tu dưỡng Tâm, Tính. Tâm, Tính thuộc tự nhiên song chúng có thể biến đổi trước sự tác động của những điều kiện khác nhau nên chúng ta phải luôn bồi dưỡng và phát triển Tâm, Tính, tác thành cho chúng thông qua việc tự tu dưỡng rèn luyện. Đây chính là cơ sở để tiến hành Nội tu. Chương V, Hệ Từ thượng truyện chứng tỏ cho ta điều này: “Nhân giả kiến chi vị chi nhân, tri giả kiến chi vị chi trí. Bách tính nhật dụng chi nhi bất tri, cố quân tử chi đạo tiễn hĩ: [Đạo rất huyền nhiệm tinh vi, không ai biết hết được, tùy bẩm thụ khác nhau mà] người (có đức) nhân thấy nó là nhân, gọi nó là đạo nhân; người trí (sáng suốt) thấy nó trí, gọi nó là trí. [Còn hạng người thấp kém tức] trăm họ ngày nào cũng dùng nó mà chẳng biết, cho nên đạo người quân tử (gồm cả nhân lẫn trí) mới ít người có được” [27, tr. 542]. Đoạn trên chứng tỏ tính chất chưa xác định của Tâm, của Tính; nói cách khác, Tính đó mới là điều kiện cần để phân biệt vạn vật với nhau. Ý thức về nó, chủ động tác thành, kiến tạo nội dung cho nó phụ thuộc vào chính sự tu dưỡng của mỗi cá nhân con người (người nhân thấy nó là nhân nên gọi là đạo nhân, người trí thấy nó trí nên gọi nó là trí…). Chính ở đây vai trò của sự tự tu dưỡng của con người được khẳng định và là điều kiện còn lại trong việc thực hiện Nội tu. Con người có quyền và có khả năng đối với số phận của mình, đối với sự lựa chọn làm người của mình (muốn làm người trí, hay muốn làm người

nhân…đều phụ thuộc vào khả năng của con người). Do vậy, Chu Dịch luôn khẳng định vai trò của sự tu dưỡng (Nội và Ngoại tu) nơi con người.

Ngoài đức Nhân và Trung đã nói ở trên, Chu Dịch thường nhấn mạnh đến việc tu dưỡng Trí (tuệ); Đức (Thánh đức, Đức của hiền nhân…); Thành (Thành tín, Thành thực); Khiêm nhu, An tĩnh; Chí; Thận trọng (Cẩn thận); Tự cường Dũng mạnh (như Trời) …

Nội tu chú ý đến tu dưỡng Trí tuệ, Tri thức để thông tỏ được mọi việc và quyền biến trong hành vi. Chương IV, Hệ Từ thượng truyện viết “Ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lí, thị cố tri u minh chi cố. Nguyên thủy phản chung, cố tri tử sinh chi thuyết. Tinh khí vi vật, du hồn vi biến, thị cố tri quỉ thần chi tình trạng: [Thánh nhân trước làm Dịch] ngửng lên mà xem thiên văn, cúi xuống mà xem địa lí, cho nên biết cái cớ sở dĩ u và minh. Suy nguyên từ trước, trở lại về sau, nên biết cái thuyết sống chết. Tinh và khí là vật chất hoạt động, hồn tan mà biến, nên biết được tình trạng quỉ thần” [27, tr. 538]; hay chương VII, Hệ Từ thượng truyện viết: “Tử viết: Dịch kì chí hĩ hồ! Phù dịch thánh nhân sở dĩ sùng đức nhi quảng nghiệp dã; trí sùng lễ ti; sùng hiệu thiên, ti pháp địa: Thầy [Khổng] nói: Đạo Dịch tinh diệu thay! Thánh nhân dùng nó mà đưa đức minh lên cao, mở rộng sự nghiệp của mình; trí [đức] thì cao mà xử sự (lễ) thì khiêm hạ; về phần cao đó là bắt chước trời, về phần khiêm hạ (thấp) là bắt chước đất” [27, tr. 546].

Tu dưỡng trí thức, cầu học để thấu đạt nghĩa lí đến chỗ tinh vi và hành động cho hiệu quả, chương V, Hệ Từ hạ truyện viết: “Xích oách chi khuất dĩ cầu thân dã; long xã chi trập dĩ tồn thần dã; tinh nghĩa nhập thần dĩ trí dụng dã; lợi dụng an thân sùng cao sùng đức dã: Con sâu đo co lại là để duỗi ra, con rồng con rắn nấp (dưới vực, dưới đất) là để giữ mình (người quân tử) tìm hiểu nghĩa lí tới chỗ tinh vi, vào tới được chỗ thần diệu là để có công dụng cực kì (mà lập nên sự nghiệp); lợi dụng sự an định tâm thân là để cho đức

Nội tu cũng là tu dưỡng Đức, phát triển Đức thành Thánh đức; chương V, Hệ Từ thượng truyện viết: “Quá thử dĩ vãng, vị chi hoặc tri dã; cùng thần tri hóa, đức chi thịnh dã: [Khi đức đã cao quí rồi] từ đó mà tiến lên mãi thì sẽ đạt tới mức mà người thường khó trắc lường được; vì lúc đó đã cực kì thần diệu, biết hết lẽ biến hóa rồi, thánh đức đã rất thịnh rồi” [27, tr. 581]. Tu dưỡng Đức tới chỗ thần diệu tức là đạt Thánh đức; đạt tới Đức của hiền nhân; chương I, Hệ Từ thượng truyện viết: “Dị tắc dị tri, giản tắc dị tòng. Dị tri tắc hữu thân, dị tòng tắc hữu công. Hữu thân tắc khả cửu, hữu công tắc khả đại. Khả cửu tắc hiền nhân chi đức, khả đại tắc hiền nhân chi nghiệp: [Người ta nếu bắt trước Càn, xử thế một cách] bình dị thì [lòng mình] người khác dễ biết; (nếu bắt chước Khôn mà xử sự một cách) đơn giản thì người khác dễ theo mình. Người khác dễ biết thì mình có nhiều người thân với mình; người khác dễ theo mình thì mình lập được công lao. Có nhiều người thân thì mình được lâu dài, lập được nhiều công thì sự nghiệp mình lớn. Mình được lâu dài thì là có đức của hiền nhân, có sự nghiệp lớn thì là có sự nghiệp của hiền nhân” [27, tr. 532]. Nắm được đức dị của Càn và đức giản của Khôn là nắm được đạo lí trong thiên hạ mà tham dự ngang hàng với trời đất, đó là công tu dưỡng Đức theo Đạo Càn Khôn.

Tu dưỡng Đức cũng là bồi dưỡng Đức cho dày dặn; chương VIII, Hệ Từ thượng truyện viết: “Tử viết: “Lao nhi bất phạt, hữu công chi bất đức, hậu chi chí dã. Ngữ dĩ kì công hạ nhân giả dã. Đức ngôn thịnh, lễ ngôn cung, khiêm dã giả, trí cung dĩ tồn kì vị giả dã”: Thầy [Khổng] nói: “Khó nhọc mà không khoe khoang, có công với đời mà chẳng nhận là ân đức, đức như vậy là cực dày. [Lao, Khiêm] có nghĩa rằng lấy công lao của mình mà nhún nhường ở dưới người. Đạo đức thì thịnh, lễ mạo thì cung kính, người khiêm hết lòng cung kính mà giữ được địa vị”” [27, tr. 550].

Dịch là tượng, là mô phỏng các quy luật phổ biến trong vũ trụ, tu dưỡng Đức cũng là tu dưỡng theo Dịch tượng, chương VII, Hệ Từ thượng truyện

viết: “Thị cố, Lí, đức chi cơ dã; Khiêm, đức chi bính dã; Phục, đức chi bản dã; Hằng, đức chi cố dã; Tổn, đức chi tu dã; Ích, đức chi dụ dã; Khốn, đức chi biên dã; Tỉnh, đức chi địa dã; Tốn, đức chi chế dã: Quẻ Lí là cái nền của đức, quẻ Khiêm là cái cán của đức; quẻ Phục là cái gốc của đức; quẻ Hằng là cái bền vững của đức; quẻ Tổn là sự trau dồi đức; quẻ Ích là sự nảy nở đầy đủ của đức; quẻ Khốn là để nghiệm xem đức cao hay thấp; quẻ Tỉnh là sự dày dặn của đức; quẻ Tốn là sự chế ngự đức (cho nó thuần thục, linh hoạt)” [27, tr. 590]; “Lí dĩ hòa hạnh, Khiêm dĩ chế lễ; Phục dĩ tự tri; Hằng dĩ nhất đức; Tổn dĩ viễn hại; Ích dĩ hưng lợi; Khốn dĩ quả oán; Tỉnh dĩ biện nghĩa; Tốn dĩ hành quyền: [Dùng] quẻ Lí để điều hòa tính của mình; quẻ Khiêm để điều chế điều lễ; quẻ Phục để làm chủ (tri ở đây nghĩa là làm chủ) mình; quẻ Hằng để cho đức của mình được thuần nhất; quẻ Tổn để tránh xa mọi cái hại; quẻ Ích để hưng khởi mọi cái lợi; quẻ Khốn để khi hoạn nạn ít phải oán hận; quẻ Tỉnh để biện minh điều nghĩa; quẻ Tốn để biết quyền biến” [27, tr. 591].

Tu dưỡng nội tâm cũng là tu dưỡng đức Thành tín, Thành thực. Chương XII, Hệ Từ thượng truyện viết: “Tử viết: “Hựu giả trợ dã. Thiên chi sở trợ giả thuận, nhân chi sở trợ giả tín. Lí tín, tư hồ thuận, hữu dĩ thượng hiền dã, thị dĩ tự nhiên hựu chi; cát, vô bất lợi dã”: Thầy [Khổng] nói: “Phù hộ (hựu) nghĩa là giúp (trợ). Ai thuận với đạo trời thì trời giúp cho; ai có lòng thành tín với người thì người giúp cho. Giữ lòng thành tín với người, nghĩ đến sự thuận đạo trời, lại biết trọng người hiền, như vậy thì được trời phù hộ cho; tốt, không có gì là không lợi”” [27, tr. 565]; hoặc chương V, Hệ Từ hạ truyện viết: “Tử viết: “Thiên hạ hà tư hà lự, thiên hạ đồng qui nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự, thiên hạ hà tư hà lự?”: Thầy [Khổng] giảng: “(Đạo lý trong) thiên hạ cần gì phải ngẫm nghĩ bằng ý riêng (tư), tính toán bằng mẹo vặt (lự), vì thiên hạ đường đi tuy khác nhau mà qui kết thì y như nhau: tính toán trăm lối mà cuối cùng chỉ tóm vào một lẽ, (lẽ đó là có cảm thì có ứng, ứng lại gây ra cảm), cần gì phải

Nội tu cũng là trau dồi đức tính Khiêm tốn, Nhu thuận, An tĩnh. Chương VIII, Hệ Từ thượng truyện giảng giải về quẻ Khiêm trong Dịch Kinh, viết: ““Lao khiêm, quân tử hưu chung, cát”. Tử viết: “Lao nhi bất phạt, hữu công chi bất đức, hậu chi chí dã. Ngữ dĩ kì công hạ nhân giả dã. Đức ngôn thịnh, lễ ngôn cung, khiêm dã giả, trí cung dĩ tồn kì vị giả dã”: [Hào 3 quẻ Khiêm, Hào từ nói]: Khó nhọc mà nhún nhường, người quân tử giữ được (địa vị) tới cùng, tốt. Thầy [Khổng] nói: “Khó nhọc mà không khoe khoang, có công với đời mà chẳng nhận là ân đức, đức như vậy là cực dày. [Lao, Khiêm] có nghĩa rằng lấy công lao của mình mà nhún nhường ở người dưới. Đạo đức thì thịnh, lễ mạo thì cung kính, người khiêm hết lòng cung kính mà giữ được địa vị”” [27, tr. 550]; chương VII, Hệ Từ thượng truyện viết: “Tử viết: Dịch kì chí hĩ hồ! Phù dịch thánh nhân sở dĩ sùng đức nhi quảng nghiệp dã; trí sùng lễ ti; sùng hiệu thiên, ti pháp địa: Thấy [Khổng] nói: Đạo Dịch tinh diệu thay! Thánh nhân dùng nó mà đưa đức minh lên cao, mở rộng sự nghiệp của mình; trí [đức] thì cao mà xử sự (lễ) thì khiêm hạ; về phần cao đó là bắt chước trời, về phần khiêm hạ (thấp) là bắt trước đất” [27, tr. 546]. Giải thích về Đai Tượng truyện quẻ Khôn, Phan Bội Châu nói: “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức trong Chu Dịch Luận văn ThS. Triết học (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)