Cũng như với các tôn giáo khác, sự hiểu biết đúng đắn về Islam đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn tổng thể, khách quan; tránh tiếp cận một chiều cũng như không được dừng lại ở một số biểu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
VŨ VĂN HIẾU
TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC
TRONG KINH QUR'AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
VŨ VĂN HIẾU
TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC
TRONG KINH QUR'AN
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60.22.90
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS.TRẦN THỊ KIM OANH
HÀ NỘI - 2012
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
LỜI CẢM ƠN 4
CHÚ DẪN 5
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 8
KHÁI LUẬN CHUNG VỀ KINH QUR’AN 8
1.1 Nguồn gốc, quá trình hình thành và cấu trúc của Kinh Qur'an 8
1.1.1 Nguồn gốc của Kinh Qur'an 8
1.1.2 Quá trình hình thành và cấu trúc của Kinh Qur'an 19
1.2 Nội dung cơ bản của Kinh Qur'an 22
1.2.1 Vũ trụ quan trong Kinh Qur'an 22
1.2.2 Nhân sinh quan trong Kinh Qur'an 26
CHƯƠNG 2 30
MỘT SỐ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN TRONG KINH QUR’AN 30
2.1 Quan niệm về giá trị đạo đức trong Kinh Qur'an 30
2.1.1.Nguyên tắc xác định thiện và ác trong Kinh Qur'an 30
2.1.2 Quan niệm về hạnh phúc trong Kinh Qur'an 39
2.1.3 Quan niệm về lương tâm trong Kinh Qur'an 47
2.1.4 Quan niệm về công bằng trong Kinh Qur'an 53
2.1.5 Quan niệm về lao động và của cải trong Kinh Qur'an 61
2.2 Một số chuẩn mực đạo đức trong Kinh Qur'an 68
2.2.1 Một số chuẩn mực đạo đức áp dụng cho đời sống gia đình 68
2.2.2 Một số nguyên tắc cho đời sống xã hội 78
2.2.3 Mốt số luật ngăn cấm trong Kinh Qur'an 84
KẾT LUẬN 96
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những biến động lớn của tình hình thế giới những năm gần đây, không ít thì nhiều, đều có liên quan tới Islam và thế giới Ả-rập Những biến động ấy không phải chỉ khu trú trong vùng Trung Cận Đông; cũng không đơn giản chỉ là những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội mà còn phản ánh sự xung đột về văn hoá, ý thức hệ Bối cảnh đó đã và đang tác động đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội toàn thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á của chúng ta
Các hành động quá khích của một số nhóm tín đồ Islam đã ảnh hưởng tiêu cực đến cách nhìn của nhiều người đối với Islam và thế giới Ả-rập Sự giới hạn về hiểu biết, cộng thêm vào các thông tin tiêu cực, một chiều, có định hướng mà họ nhận được đã tạo nên những thành kiến khó lòng gột rửa hết Xoá bỏ thành kiến là bước đi đầu tiên để có thể tiến tới hoà bình, đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia cũng như các nền văn hoá
Người Việt Nam chúng ta tuy ít tiếp xúc với thế giới Ả-rập nhưng từ trước đến nay vẫn có ít nhiều thiện cảm đối với các cuộc đấu tranh của họ, xem đây là một bộ phận của phong trào đòi hoà bình và độc lập của nhân dân thế giới Mặc dầu trên đất nước ta có một bộ phận đồng bào theo đạo Islam nhưng dấu ấn của nền văn minh Islam không lớn lắm Nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào dòng chảy của thế giới, thì sự tác động của tình hình thế giới đến ta sẽ lớn hơn, và nhiều vấn đề nảy sinh từ chúng ta rất có thể không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia Hơn nữa, sau một thời gian “lép vế” trước sức mạnh của phương Tây, thế giới Islam đang nỗ lực phục hưng để tìm lại thời hoàng kim của mình, và kỳ vọng này có thể tạo ra những biến động to lớn, khó lường trên thế giới Mặc dầu
Trang 5vậy, sự hiểu biết của chúng ta về đạo Islam còn rất khiêm tốn Nhiều nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận là sự ít hiểu biết thường dẫn tới sự ít thông cảm (vô tri bất mộ)
Cũng như với các tôn giáo khác, sự hiểu biết đúng đắn về Islam đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn tổng thể, khách quan; tránh tiếp cận một chiều cũng như không được dừng lại ở một số biểu hiện đơn lẻ Tuy nhiên để hiểu cách tổng thể về Islam, chúng ta không chỉ nghiên cứu cả quá trình lịch sử của nó,
mà còn phải hiểu các yếu tố cấu thành, trong đó có hệ tư tưởng Làm nền tảng cho hệ tư tưởng Islam là Kinh Qur’an
Kinh Qur’an chứa đựng nội dung rất phong phú về nhiều lĩnh vực, nhưng tham gia trực tiếp vào việc tạo nên đời sống đức tin của tín đồ đạo Islam là tư tưởng đạo đức Đời sống đức tin đó thể hiện qua hai phương diện cũng là hai mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau là quan hệ của tín đồ với Allah và quan hệ với tha nhân Tìm hiểu tư tưởng đạo đức trong Kinh Qur’an không chỉ giúp chúng ta hiểu một trong những nội dung cốt yếu của hệ tư tưởng Islam mà còn góp phần lý giải nhiều vấn đề trong hành trình trần gian của cộng đồng Muslims (cộng đồng những người tuân phục Allah)
Việc tìm hiểu tư tưởng đạo đức trong Kinh Qur’an nói riêng và đạo đức tôn giáo nói chung thể hiện sự trân trọng giá trị nhân văn nơi các tôn giáo, và
nó có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng đời sống tinh thần của cộng đồng, dân tộc Ý thức điều đó, Đảng ta khẳng định: “Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”
Từ những điều trình bày trên, mặc dù gặp nhiều khó khăn về tư liệu,
nhưng tôi dã mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu tư tưởng đạo đức trong Kinh
Qur’an” làm luận văn tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Từ nhiều thế kỷ nay, Kinh Qur’an luôn là đối tượng nghiên cứu của các học giả đạo Islam với hai lĩnh vực chủ yếu là giáo nghĩa và giáo pháp Giáo
Trang 6nghĩa chủ yếu là những vấn đề tín ngưỡng, đề cập tới mối quan hệ giữa con người và vị Chúa Tể Chí Thượng; giáo pháp là lĩnh vực lớn, trong đó chứa đựng những qui định, những chuẩn tắc điều chỉnh hành vi của tín đồ trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội, có tính chất luân lý tôn giáo Những tư tưởng đạo đức trong Kinh Qur'an là một bộ phận của việc nghiên cứu và xây dựng giáo pháp Islam - lĩnh vực thu hút được nhiều học giả Islam chuyên tâm nghiên cứu
Công việc xây dựng hệ thống những quan niệm đạo đức trên cơ sở Kinh Qur'an được tiến hành khi Kinh Qur'an được hoàn thành không lâu, nhưng đến cuối thế kỷ X mới có những định hình sau cùng Nó bao hàm những nguyên tắc đạo đức sơ khởi có tác dụng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, góp phần đảm bảo cho trật tự xã hội mới Có công trong lĩnh vực này phải kể đến Umar (699 - 769) thuộc “Phái ý kiến”, Malik (715 - 795) thuộc
“Phái Thánh huấn”, bốn phái Giáo pháp học dưới triều Abbsi (750 - 1058): phái pháp học Hanefi do Abbu Hanifa sáng lập, phái Malik do Malik bu Ainas sáng lập, phái pháp học Shafi’i - yah do Shafi’i lập, phái pháp học Henabilah do Ibn Hanbal sáng lập; phái Sunni, phái Thập Diệp… Tuy các phái này có những cách tiếp cận và quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất lấy Kinh Qur'an làm cơ sở để xây dựng giáo pháp của mình
Từ thế kỷ X - XIII, thế giới Islam bước vào giai đoạn hưng thịnh của mình, sự hưng thịnh thể hiện trên mọi phương diện trong đó có lĩnh vực thần học Giai đoạn này nổi lên nhiều nhà thần học xuất chúng mà tư tưởng của họ không dừng lại ở thế giới Islam Thời kỳ này ghi nhận sự đóng góp to lớn không chỉ trên lĩnh vực thần học mà cả triết học của Al-Farabi (870 - 950), Ibn Sina (980 - 1037), Al-Ghazali (1058 - 1111), Ibn Rushd (1126 - 1198) Những đại biểu này đã cố gắng tìm kiếm sự dung hoà giữa thần học và triết học, đức tin và lý trí, trong đó nhiều nguyên tắc đạo đức trong Kinh Qur'an cũng được tìm hiểu và luận giải ít nhiều mang tính duy lý
Trang 7Thần học chính thống sau Al Ghazali dần có xu hướng chững lại, mất sinh khí Giáo pháp phần lớn bắt chước tiền nhân hoặc tiến hành chú giải phiền toái, ít tìm tòi, lý luận dường như đi vào đường cụt Mặc dầu vậy, những nỗ lực nghiên cứu và hoàn thiện giáo pháp Islam vẫn được thực hiện Đặc biệt bước vào thời cận đại, do những biến động lớn về kinh tế, xã hội đã thúc đẩy việc nghiên cứu giáo pháp Islam có những thay đổi lớn
Trong bối cảnh đó, giữa thế kỷ XVIII xuất hiện “Phong trào làm trong sạch Đạo” do Mohammed B.Aduta Wahhad (1703 - 1787) đứng đầu, nêu cao khẩu hiệu đưa giáo pháp (Islam) trở về với Kinh Qur'an; “Phong trào Sanusi”
do Mohammed Mu Ali Sanusi (1791 - 1859) lãnh đạo, đòi xây dựng giáo pháp Islam trên cơ sở tuyệt đối tuân theo Kinh Qur'an Đến thế kỷ XX xuất hiện “Hội huynh đệ Muslim” do Hassan Danna (1906 - 1947), “Hội xúc tiến Islam” do Damuramadudi (1903 - 1979), trào lưu “Tư tưởng xã hội chủ nghĩa Islam”…, đã dấy lên một phong trào phục hưng Islam rất mạnh mẽ Trong tinh thần ấy, Kinh Qur'an được đặt ở vị trí trung tâm cho mọi việc tìm kiếm và xây dựng giáo pháp Islam nhằm đáp ứng yêu cầu thời đại Quá trình nghiên cứu và xây dựng giáo pháp Islam trên cơ sở Kinh Qur'an phản ánh sự vận động trong đời sống kinh tế - xã hội của thế giới Islam
Gần đây, việc nghiên cứu tư tưởng đạo đức trong Kinh Qur'an đã ghi nhận nhiều dấu ấn mới như Adul Karim-Karachi trong “Islam: the basic”(2004), đã đề cập đến hệ thống giá trị đạo đức Islam giáo, và coi nó như những giá trị cơ bản, vĩnh viễn của nhân loại; Ismail Raji với “Islam and culture”(1980), đã chỉ ra sự hoà quyện giữa những tư tưởng đạo đức trong Kinh Qur'an với đời sống văn hoá Islam…
Thế giới Islam cũng đang thu hút sự quan tâm của nhiều học giả ngoài Islam Will Durant trong cuốn toát yếu “Lịch sử văn minh Ả rập” đã không chỉ mô tả tư tưởng đạo đức cơ bản trong Kinh Qur'an mà còn nhìn nhận, đánh giá nó dưới góc độ triết học tôn giáo Dominique Sourdel trong “Hồi
Trang 8giáo”(1995) chú ý nhiều đến cơ sở kinh tế, xã hội, văn hoá, địa lý… của những quan niệm đạo đức trong Kinh Qur'an Nhiều vấn đề về căn cứ và sự thực hành đời sống đức tin của tín đồ Islam đã được Th.Van Baaren trình bày trong “Hồi giáo”(1999); với cái nhìn thiện cảm của một người phương Tây với Islam, ông đã chỉ ra mặt hợp lý của nhiều quan niệm đạo đức trong Kinh Qur'an, và nó được thể hiện sinh động nơi đời sống tín đồ Hoàng Tâm Xuyên trong “Mười tôn giáo lớn trên thế giới”(2000), khi trình bày giáo pháp Islam
đã nhấn mạnh bước chuyển có tính tích cực của những quan niệm đạo đức thời tiền Islam đến những quan niệm đạo đức trong Kinh Qur'an Dưới nhãn quan của một người Công giáo, Nguyễn Ước trong “Giáo lý mới thời đại mới”(2005) đã chú ý đến khía cạnh tự do cá nhân trong việc thực hiện những nghĩa vụ đạo đức của tín đồ Islam, tác giả cho rằng, tự do cá nhân đích thực nơi tín đồ Islam chưa thực sự được chú trọng
Qua sự trình bày trên, chúng ta thấy rằng tư tưởng đạo đức trong Kinh Qur'an đã thu hút được nhiều người quan tâm nghiên cứu Nhưng nghiên cứu vấn đề này dưới nhãn quan chủ nghĩa Mác xem ra còn là một vấn đề mới ở Việt Nam Lênin từng nói: “Ủng hộ tính lịch sử nghiêm khắc trong lịch sử triết học để khỏi gán cho người thời cổ một sự “phát triển” nào đó của các ý niệm của họ dễ hiểu với chúng ta nhưng trên thực tế chưa thể có ở họ” Will Durant - một trong những nhà sử học lớn nhất trong thời đại chúng ta trong
“Lịch sử văn minh Ả rập” viết: “Sử gia không cần tự hỏi một thần học nào đó đúng hay không - dựa theo một khoa toàn trí toàn thức nào mà phán đoán điều
đó được - mà chỉ tìm hiểu xem những yếu tố xã hội và tâm lý nào kết hợp với nhau để phát sinh ra một tôn giáo; rồi tôn giáo đó làm cách nào để biến đổi những sinh vật có thú tính thành những con người, những dân tộc dã man thành văn minh, những trái tim vô tình, vô tư lự thành những tâm hồn can đảm, tràn trề hy vọng; và tôn giáo còn giữ lại chút tự do nào để phát triển tinh
Trang 9thần con người không, ảnh hưởng của nó ra sao tới lịch sử?” Đây là những lời nhắn nhủ quý báu tôi luôn mang theo trong quá trình nghiên cứu vấn đề này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Luận văn góp phần làm rõ một số nguyên tắc đạo đức cơ bản trong Kinh Qur'an, đánh giá mặt tích cực cũng như khía cạnh hạn chế của
nó, góp phần vào việc hiểu biết hơn về Islam nói chung, cộng đồng Islam giáo thế giới cũng như ở Việt Nam, qua đó cho thấy tính đúng đắn trong việc đánh giá đạo đức tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
- Nhiệm vụ: để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện 2 nhiệm vụ cơ bản:
+ Thứ nhất là làm rõ những vấn đề chung về Kinh Qur'an như nguồn gốc, quá trình hình thành, nội dung cơ bản, kết cấu…
+ Thứ hai là làm rõ một số nguyên tắc đạo đức trong Kinh Qur'an; nhìn nhận, đánh giá nó dưới góc độ đạo đức học Macxit
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: luận văn dựa trên cơ sở lý luận là Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật về lịch sử, các quan niệm của Tôn giáo học và Đạo đức học Macxit, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo cùng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
- Phương pháp nghiên cứu: ngoài phương pháp luận Macxit, chúng tôi còn sử dụng phương pháp khảo cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh…
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng đạo đức trong Kinh Qur'an - tác phẩm được cộng đồng Islam giáo trên thế giới thừa nhận Nội dung tư tưởng đạo đức trong Kinh Qur'an rất phong phú, là một hệ thống gồm những quan niệm chi phối đời sống tâm linh và trần thế, nhưng trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số quan niệm đạo đức trực tiếp chi phối các quan hệ thế tục
Trang 106 Đóng góp của luận văn
Luận văn đã bước đầu phác thảo một cách tương đối hệ thống những quan niệm về giá trị và chuẩn mực đạo đức áp dụng cho quan hệ con người với con người trong Kinh Qur'an; đồng thời nhìn nhận, đánh giá những quan niệm đạo đức đó dưới góc độ đạo đức học Macxit
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: luận văn góp phần vào việc xây dựng các quan niệm tôn giáo học, triết học tôn giáo, đạo đức học…
- Ý nghĩa thực tiễn: luận văn góp phần vào việc nhận thức và ứng xử phù hợp hơn với cộng đồng Muslims, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về tôn giáo nói chung và đạo Islam nói riêng
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 02 chương, 04 tiết
Trang 11CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN CHUNG VỀ KINH QUR’AN
1.1 Nguồn gốc, quá trình hình thành và cấu trúc của Kinh Qur'an
1.1.1 Nguồn gốc của Kinh Qur'an
1.1.1.1 Bối cảnh ra đời Islam và Kinh Qur'an
Kinh Qur'an, cuốn kinh thánh của Islam, được viết bằng tiếng Ả-rập Trong tiếng Ả-rập, Qur’an nghĩa là “đọc lại” hay “tụng đọc”, được hình thành
từ những gì Mohammed tuyên đọc hay đọc lại những lời được coi là của Thượng đế thần khải qua ông đến tín đồ, khi ông thuyết giảng về một tôn giáo mới Nghiên cứu nguồn gốc của Kinh Qur'an không thể tách rời bối cảnh ra đời Islam Islam được hình thành trên một khu vực địa lý với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và tôn giáo đặc thù
Không có bán đảo nào lớn và khắc nghiệt bằng bán đảo Ả rập Chiều dài của bán đảo Ả-rập là 2200km, chiều rộng là 2000km Về phương diện địa chất, bán đảo đó tiếp tục sa mạc Sahara, là một phần của đai cát đi ngang qua
Ba Tư, tới tận sa mạc Gobi Tiếng “Ả-rập” có nghĩa là khô khan Về phương
diện địa lý, nó là một cao nguyên mênh mông thình lình dựng đứng lên tới ba ngàn thước ở cách biển Hồng Hải năm chục cây số, rồi hạ thấp dần xuống ở phía đông, qua những dãy núi hoang vu tới tận vịnh Ba Tư Ở giữa bán đảo nổi lên vài ốc đảo có cỏ, có làng mạc dưới bóng cây kè (thốt nốt, cọ, chà là, dừa…) với một vài giếng nước, xung quanh đều là cát mênh mông Bốn chục năm tuyết mới đổ một lần, ban đêm lạnh tới không độ; ban ngày nắng cháy
da, máu muốn sôi lên Trời gần như ngày nào cũng trong sáng, không khí thì như “rượu vang có bọt”
Bán đảo Ả-rập là một vùng đất không đồng nhất Trong vùng đất rất khác nhau này, khác biệt về khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng tạo nên sự khác biệt giữa các nước phía nam (Yêmen, Haddramaout), gần Ấn Độ Dương, có
Trang 12cây trồng phong phú nhờ gió mùa Phía Bắc và Trung là nơi có ít mưa, có nơi người dân sống định cư, nơi khác dân Bedouin sống du mục Ở miền Trung, chỉ có các ốc đảo ở mặt Tây là được ưu đãi, các thành phố Yathrib, Taif, Khaibar bao quanh thành phố buôn bán La Mekka, đó là trung tâm của bán đảo Ả-rập Do bán đảo Ả-rập nằm sát đường giao thông quan trọng giữa Châu
Âu, Á, Phi nên sự giao lưu, đặc biệt về văn hoá diễn ra tương đối mạnh mẽ
Islam ra đời trong bối cảnh chính trị, xã hội trên bán đảo Ả-rập có những biến động lớn Trước kỷ nguyên Islam, tổ chức chính trị trên bán đảo Ả-rập là một tổ chức gia tộc gồm thị tộc và bộ lạc Mỗi bộ lạc mang tên một ông tổ chung tưởng tượng nào đó, ví như bộ lạc Banu - Ghassan tự cho mình
là hậu duệ của Ghassan Trước Mohammed, mặc dù người Hi Lạp gọi tất cả dân chúng trong bán đảo là Sarakenoi nghĩa là phương Đông, nhưng thực sự dân cư ở đó không thống nhất về chính trị Giao thông khó khăn nên các bộ lạc phải tự trị về mặt kinh tế, và giữ tính cách địa phương hoặc tính cách riêng của bộ lạc Người Ả-rập chỉ trung thành và có bổn phận với bộ lạc của mình Mỗi bộ lạc hoặc thị tộc do một vị Sheik thống trị, vị này được các đầu mục bầu trong một gia đình đã có nhiều đời giàu có hơn, tài trí hơn hoặc chiến đấu dũng cảm hơn các gia đình khác Sự tương tranh giữa các bộ lạc trong quá trình duy trì và phát triển của mình trở nên phổ biến Mặt khác, cơ cấu xã hội
đã bắt đầu có sự phân hoá căn cứ trên tài sản: một cực là tầng lớp quý tộc có
nô lệ, gia súc, tiền tài; còn cực kia là tầng lớp bần nông và nô lệ ngày càng nghèo khổ và mất hết sự bảo hộ hữu hiệu của bộ lạc Tình hình đó càng đẩy nhanh nhu cầu thiết lập một trật tự xã hội mới
Sự tác động của tình hình chính trị bên ngoài đến bán đảo Ả-rập rất lớn
Ba siêu cường cạnh đó là Byzantine, Ethiopia và Ba Tư luôn đối đầu nhau, đã biến Ả-rập thành một vùng xoáy tranh giành ảnh hưởng giữa các thế lực ngoại bang Byzantine và Ba Tư vì tranh giành và khống chế con đường buôn bán của Ả-rập, đã tiến hành cuộc chiến kéo dài mấy trăm năm Bất ổn về mặt
Trang 13chính trị đã thúc đẩy khao khát thổi bùng lên lòng tự tôn dân tộc, thực hiện liên minh bộ tộc và xây dựng quốc gia thống nhất Đây là yêu cầu khách quan của tiến trình lịch sử
Từ khi Ethiopia chiếm được Yêmen và thiết lập sự giám sát của mình đối với việc buôn bán quá cảnh, chặn đứng các con đường dẫn từ Yêmen đến Xyria, Palestin, và Ethiopia qua Hidjaz Con đường tơ lụa không còn đi qua tây Ả-rập nữa Điều này cộng với sự tấn công của các quốc gia và bộ tộc lân cận đã dẫn tới sự suy thoái kinh tế và khánh kiệt của nhiều bộ lạc Ả-rập, làm tăng số người bần cùng, đẩy nhanh nguy cơ khủng hoảng của xã hội Bối cảnh này đã đặt cư dân trên mảnh đất này phải tìm kiếm con đường để tồn tại, vì thực tế có nhiều cộng đồng trong lịch sử đã bị diệt vong khi gặp tình huống
đó
Trong bối cảnh xã hội đó, bán đảo Ả-rập có một diện mạo văn hoá đặc thù Trong đó nổi cộm là cung cách ứng xử giữa con người với con người Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã làm cho kẻ mạnh được tán dương, bản năng bảo tồn sự sống của bản thân và bộ lạc đã lấn át sự tôn trọng sự sống của kẻ khác Ứng xử giữa con người với con người về mặt nhân tính bị băng hoại ghê gớm Sự cướp bóc, hãm hiếp diễn ra thường xuyên và dần được coi là hành vi bình thường Trong xã hội đó, địa vị người phụ nữ rất thấp kém Trẻ
em gái có thể bị người cha chôn sống khi mới chào đời Ở tuổi thanh xuân, người phụ nữ được coi như một nữ thần, tuy nhiên họ cũng chỉ là một động sản thuộc về cha, chồng hoặc con trai, và như mọi động sản khác, họ bị di tặng lại cho đời sau Luôn luôn họ là tôi tớ, rất ít khi được là bạn trăm năm của đàn ông Họ có chức năng chính là “sản xuất” chiến sĩ Chồng họ có thể đuổi họ đi lúc nào tuỳ ý
Thực trạng văn hoá ứng xử giữa người với người này là một nguy cơ lớn lao cho bán đảo Ả rập Thực chất của văn hoá là sự thể hiện của nhân tính Khi nhân tính trong mỗi con người không được phát huy thì nhân phẩm của
Trang 14người khác cũng không được tôn trọng Giá trị thực của con người không những không được xem trọng mà nó còn dẫn con người xa rời sự liên kết thực
sự với cộng đồng, và do đó làm suy đồi không chỉ về văn hoá mà cả khía cạnh nhân chủng của cộng đồng Điều này đòi hỏi phải dùng một biện pháp nào đó thực sự hữu hiệu để khôi phục phẩm giá con người, tạo sự gắn kết cộng đồng nhằm hướng tới những thay đổi to lớn
Sự cát cứ về chính trị và kinh tế giữa các bộ lạc trên bán đảo Ả-rập tất yếu dẫn đến đa thần giáo, là sự bộc lộ rõ nhất sự khủng hoảng hệ giá trị chung trước đòi hỏi thống nhất của cộng đồng Dân cư nơi đây sợ và thờ vô số thần: thần tinh tú, thần mặt trăng và thần trong lòng đất; đôi khi họ cầu khấn trời đừng phạt họ Nhưng xét chung họ rất sợ bọn jinn (quỷ) rất đông ở xung quanh họ, tìm mọi cách để làm dịu cơn giận của các jinn Họ thừa nhận là không hiểu được sự vô biên của vũ trụ Họ ít khi nghĩ tới sự sống đời sau, nhưng đôi khi họ buộc một con lạc đà bên cạnh mồ mả và không cho nó ăn,
để người chết có lạc đà mà cưỡi Thỉnh thoảng họ giết người để tế thần, và có nơi họ thờ những phiến đá thiêng
Trung tâm của sự thờ phụng là La Mekka Điện Kaaba ở La Mekka có hơn 300 tượng thần Một trong những vị thần này tên là Allah, là thần của bộ lạc Qoraich, ba vị thần khác là con gái của Allah: Al-Uzza, Al-lat, Manah Sự thờ phụng đó của người Ả-rập đã có từ thời thượng cổ, và sử gia Hi Lạp là Herodote (484 - 425 trước Công nguyên) đã xác nhận điều đó Bộ lạc Qoraich thờ Allah làm thần chính, như vậy là dọn đường cho tín ngưỡng nhất thần giáo Họ bảo dân chúng La Mekka rằng Allah là thần đất đai, vậy dân chúng phải đóng thuế cho thần một phần mùa màng và những gia súc con so (con đầu tiên)
Trong tín ngưỡng đa thần giáo, mỗi vị thần phản ánh một hệ giá trị, và đáp ứng được nhu cầu của từng cộng đồng riêng rẽ Nhưng khi các cộng đồng nhỏ liên kết với nhau, hoà vào nhau để tạo nên một cộng đồng lớn thì nhu cầu
Trang 15khách quan là phải có một hệ giá trị chung Tín ngưỡng đa thần không đáp ứng được nhu cầu đó Sự khủng hoảng của hệ giá trị chung phát sinh từ nhu cầu của cộng đồng Việc xây dựng một hệ giá trị chung là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của cộng đồng, dưới hình thức một tôn giáo mới phản ánh được nhu cầu của cộng đồng Trước Mohammed, một số người
đã ý thức được điều đó, và có những động thái nhất định nhưng kết quả không đáng kể
Ảnh hưởng của các tôn giáo bên ngoài vào bán đảo Ả-rập cũng không nhỏ, đặc biệt là vai trò của Do Thái giáo và Kitô giáo Dân Do Thái giáo và dân Kitô giáo đã đến sống ở đây: dân Do Thái giáo ở Khaibar và Yathrib, dân Kitô giáo ở Najran, về phía nam hơn Trong vùng La Mekka, chỉ riêng người
Do Thái sống trong các cộng đồng có tổ chức Người Kitô giáo vẫn sống tản mát và không có thứ bậc, số lượng này rất ít ngay cả trong thành phố, nơi họ chỉ là những người nô lệ người Abyssinie và thợ thủ công Nhưng đôi khi có những nhà buôn theo Kitô giáo đến từ Al Hira
Do Thái giáo và Kitô giáo cũng là những tôn giáo của các siêu cường nằm cạnh bán đảo Ả-rập Trước khi đạo Islam ra đời, nhiều người Ả-rập đã nhận thấy tôn giáo của các siêu cường này “ưu việt” hơn đa thần giáo của họ,
nó giúp đoàn kết dân tộc, xây dựng quốc gia hùng mạnh Thời đó xuất hiện phái Hanif có khuynh hướng nhất thần luận Họ chỉ thừa nhận một thần duy nhất, phản đối sùng bái thờ ngẫu tượng, nhưng bản thân họ không có giáo nghĩa và nghi thức nghiêm cách, chỉ chú trọng tu luyện cá nhân, khắc kỷ cấm dục Vì thế cần phải có một tôn giáo độc thần đáp ứng được yêu cầu khách quan trên bán đảo Ả-rập Nhưng tôn giáo mới đó cần phải độc lập về chính trị với các hệ tư tưởng kia Cũng cần phải có một vị tiên tri là người Ả-rập, một người có thể thể hiện những mối quan tâm về quốc gia cũng như về tinh thần chung của người Ả-rập Bối cảnh đó ảnh hưởng không nhỏ đến Mohammed
1.1.1.2 Vai trò của Mohammed đối với sự ra đời Islam và Kinh Qur'an
Trang 16Vai trò của Mohammed đối với sự ra đời Islam nói chung và Kinh Qur'an nói riêng hết sức to lớn Trước hết, với tư chất thiên bẩm của mình, Mohammed là người nhận thức sâu sắc hơn ai hết sự khủng hoảng trên bán đảo Ả rập cũng như những đòi hỏi khách quan trong quá trình vận động của bán đảo Ả-rập Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (bán đảo phần lớn là sa mạc khô và nóng) làm cho con người trở nên dã man Sự tranh đoạt để bảo tồn sự sống đã ngày càng đẩy những con người yếu thế đi vào đường cùng Phúc lợi
xã hội không được chia cách công bằng Mâu thuẫn về mặt lợi ích (cá nhân và nhóm) đã đẩy con người đến chỗ tàn sát lẫn nhau Sức mạnh và sự tồn tại của cộng đồng bị đe dọa, kích thích sự thèm muốn của ngoại bang Nguy cơ cộng đồng bị tiêu diệt có nhiều khả năng xảy ra Một đời sống kinh tế và xã hội như vậy, tất yếu làm cho nhân tính của con người bị lu mờ Lối sống đó không chỉ tổn hại đến sự phát triển về mặt nhân chủng và nguy hại hơn đến sự phát triển nhân cách, đến sự tồn vong của cộng đồng Khi nhân tính còn bị thú tính đè nén thì con người không đáng là con người Cùng với đó, tinh thần tự tin của
cá nhân và cộng đồng không phát huy được sức mạnh đích thực Tính đa thần trong đời sống tín ngưỡng của bán đảo Ả-rập thể hiện rõ sự khủng hoảng về
hệ giá trị chung Khi không có một hệ giá trị chung thì không thể có một ngọn
cờ tập hợp sức mạnh được, và kéo theo tình trạng là kẻ nào làm theo lẽ phải của kẻ ấy
Khi đã ý thức đầy đủ nguy cơ cũng như xu hướng vận động của bán đảo Ả-rập, Mohammed đã suy tư trăn trở để tìm ra một biện pháp, một con đường tối ưu nhất để giải quyết tình trạng khủng hoảng đó, và ông đã tìm ra
Có nhiều người theo Kitô giáo sống ở Ả-rập, một số sống ở La Mekka; Mohammed kết thân với một trong những người này tên là Warakah Ibn Nawfal, con chú của Khadija (người vợ cả của Mohammed) biết các Thánh kinh của người Do Thái và Kitô giáo Mohammed thường tới Yathrib, nơi thân phụ ông đã qua đời, và ở đây, ông gặp nhiều người Do Thái, vì dân
Trang 17chúng ở Yathrib chủ yếu là Do Thái Nhiều trang trong Kinh Qur'an chứng tỏ ông tán thưởng luân lý của Kitô giáo, nhất thần giáo của người Do Thái; và thấy Kitô giáo cùng Do Thái giáo có uy tín mạnh ra sao nhờ những Thánh Kinh mà người ta tin là lời khải thị của Thượng đế
So với những tôn giáo đó, ông thấy sự sùng bái ngẫu tượng có tính cách
đa thần, luân lý không nghiêm, chiến tranh thường xảy ra giữa các bộ lạc với nhau, tình trạng chia rẽ về chính trị của dân tộc Ả-rập có vẻ lạc hậu, đáng xấu
hổ, và là một nguy cơ to lớn Ông thấy cần phải có một tôn giáo mới - một tôn giáo đoàn kết, hợp nhất các loạn đảng đó thành một quốc gia mạnh mẽ; một tôn giáo đem lại cho họ một luân lý không thấp kém dựa theo luật chém giết
và trả thù của dân du mục Bedouin, mà cao thượng hơn, căn cứ vào giới luật
do Thượng đế khải thị, nhờ đó có được một sức mạnh chắc chắn Nhiều người cũng có ý nghĩ như ông, vì có nhiều nhà “tiên tri” (nên hiểu như các ông
“đạo” ở miền nam Việt Nam trước đây) xuất hiện ở Ả-rập vào khoảng đầu thế
kỷ VII Nhiều người Ả-rập do ảnh hưởng của Do Thái giáo mà chờ một vị Chúa cứu thế Phái Hanef đã có chủ trương một thần Cũng như mọi nhà thuyết giáo thành công khác, Mohammed đã biểu lộ được đúng nhu cầu cùng
xu hướng đương thời, tạo cho những cái đó một tiếng nói và một hình thức riêng
Càng gần tuổi tứ tuần, ông càng suy tư về vấn đề tôn giáo Trong tháng trai giới Ramadan, ông vào một cái hang tại chân núi Hira, cách La Mekka năm cây số, trầm tư tụng niệm Một đêm năm 610, ông thấy một linh giác Muhammed Ibn Ishak, người chép sử kỹ nhất về ông cho biết sự việc xảy ra như sau: “Trong khi tôi đang ngủ, chân đắp một tấm phủ bằng gấm thêu trên
có viết những chữ gì đó, thì thánh Gabriel hiện ra bảo: “Này đọc đi!” Tôi đáp: “Con không biết đọc” Ngài dùng tấm phủ chân đè tôi nghẹt thở Rồi Ngài buông tôi ra, bảo: “Đọc đi!”… Thế là tôi đọc lớn tiếng, sau cùng, Ngài
bỏ đi Rồi tôi tỉnh dậy, và những chữ đó như khắc trong tim tôi Rồi tôi bước
Trang 18ra ngoài hang, đi tới nửa đường trong núi, và nghe thấy có tiếng ở trên trời bảo tôi: “Này Mohammed, con là sứ giả của Allah và ta là Gabriel đây””[dẫn theo 47, 29] Nhân đó, ông lập ra Islam
Mohammed bắt đầu truyền giảng về một tôn giáo mới, những lời ông truyền giảng với danh nghĩa lời khải thị của Thượng Đế, sau được tập hợp lại thành Kinh Qur'an Fernand Braudel đã hoàn toàn có lý khi cho rằng: “Nếu không có Mohammed, thì bán đảo Ả-rập bị vỡ nát thành các bộ lạc và các quần thể bộ lạc thù địch nhau, mở cửa cho những ảnh hưởng của ngoại bang, cho những cố gắng thực dân hoá của Ba Tư, của Ethiopia theo đạo Cơ Đốc, của Syria, của Ai Cập theo Đế quốc Byzantine, đã không thực hiện được thống nhất và, ỷ vào sự thắng lợi đó, đã tung những tên kẻ cướp của nó lên
những biên giới dài ở phía bắc”[13, 101]
Nếu chúng ta xét vĩ nhân tuỳ theo ảnh hưởng của họ thì ta phải kể Mohammed là một trong những vĩ nhân bậc nhất trong lịch sử Ông cố gắng nâng cao trình độ tinh thần và luân lý của một dân tộc bị khí hậu nóng nực và đất đai khô cằn trong sa mạc làm cho con người dã man, và ông đã thành công hơn tất cả các nhà cải cách khác; rất ít ai thực hiện được hoài bão của mình một cách đầy đủ như vậy Ông dùng tôn giáo để đạt mục tiêu đó một phần vì chính ông có tinh thần tôn giáo, một phần nữa vì không còn một cách nào khác để cảm hoá người Ả-rập đương thời Ông kích thích óc tưởng tượng của họ, dùng lời lẽ bình dị để họ hiểu được Hồi ông mới bắt đầu thực hiện hoài bão, bán đảo Ả-rập còn là một miền sa mạc xác xơ gồm những bộ lạc thờ các ngẫu tượng; khi ông mất nó đã thành một quốc gia Ông đàn áp thói cuồng tín, dị đoan, nhưng ông lại lợi dụng nó Ông dùng Do Thái giáo, Kitô giáo và tín ngưỡng nguyên thuỷ của ông để dựng nên một tôn giáo giản dị, sáng sủa, mạnh mẽ, và một nền luân lý trọng đức anh dũng bất khuất, hãnh diện vì nòi giống của mình; và nhờ tôn giáo đó, dân tộc Ả-rập chỉ trong một
Trang 19thế hệ thắng được cả trăm trận, trong một thế kỷ chiếm được một đế quốc, hiện nay vẫn còn là một sức mạnh lớn trên thế giới
1.1.1.3 Ảnh hưởng của Do Thái giáo và Kitô giáo đến tư tưởng trong Kinh Qur'an
Giọng văn trong Kinh Qur'an bắt chước các vị tiên tri Do Thái, mà nội dung cũng phỏng theo các giáo lễ, truyền thuyết và chủ đề Do Thái Những ý căn bản trong Kinh: nhất thần giáo, tiên tri, tín ngưỡng, xám hối, sự phán xét cuối cùng, thiên đường, địa ngục, chịu ảnh hưởng trực tiếp của Do Thái giáo,
cả về hình thức Mohammed thẳng thắn chép lại lời những người đương thời chê rằng những lời khải thị của ông “là điều dối trá… toàn là những chuyện
cổ tích của người xưa mà Y đã cho viết lại và đã được đọc ra cho Y sáng và chiều”[Q 25:4-5]
Ông đã sẵn sàng chấp nhận rằng Kinh thánh của Do Thái giáo và Kitô giáo là do Thượng đế khải thị cho loài người một trăm lẻ bốn lần trong Sách Luật của Moise, trong các Thánh Thi của David, trong kinh Phúc âm của Kitô, và trong Kinh Qur'an của Mohammed; kẻ nào chối bỏ một trong những kinh đó thì bị ông coi là dị giáo Nhưng theo ông, ba kinh trước đã sai lạc, bị ngụy tạo nhiều, không thể tin hết được, bây giờ Kinh Qur'an thay thế Ông chấp nhận, đã có nhiều vị tiên tri được khải thị như Adam, Noe, Abraham, Moise, Enoch, Kitô, nhưng vị Tiên tri cuối cùng, vĩ đại nhất là Mohammed Mohammed chấp nhận tất cả các truyện trong Thánh kinh từ thời ông Adam (thuỷ tổ của loài người) tới Kitô, nhưng ông tuỳ chỗ sửa lại một chút để cứu vãn danh dự của Thượng Đế, chẳng hạn ông cho rằng Thượng đế đã không để cho Đức Kitô chết trên thánh giá (một hình thức của Ảo thân thuyết) Ông khẳng định mình là thiên sứ của Thượng đế, chứng cớ là Kinh Qur'an hợp với Thánh Kinh của Kitô giáo; ông dẫn nhiều đoạn trong Thánh kinh báo trước ông sẽ ra đời để truyền đạo…
Trang 20Ông dùng những ý của Do Thái để chép truyện từ thời khai thiên lập địa cho tới ngày phán xét cuối cùng Allah là danh xưng chỉ một vị thần cũ trong điện Kaaba và được nhiều ngôn ngữ Semite dùng với nghĩa là Thần hay Thượng đế Mỗi ngôn ngữ gọi một cách khác, chẳng hạn người Do Thái gọi Elohim, và Chúa Kitô trên Thánh giá gọi là Eli Allah và Yahveh đều là những vị thần nhân từ, nhưng cũng rất nghiêm và hiếu chiến, có nhiều đam
mê của loài người và cương quyết giữ thái độ “duy ngã độc tôn” Điều thứ nhất mà tín đồ Islam phải tin là: “Ngoài Allah ra không có vị thần nào khác” Điệp khúc: “Đấng chí nhân chí từ” cũng thường thấy trong kinh điển Talmud
Do Thái Kinh điển Do Thái lập lại nhiều lần cụm từ “Cảm tạ Đấng Chí Thánh”, thì Kinh Qur'an cũng viết: “Cảm tạ Allah (hoặc Mohammed)” Những lời dạy bảo trong Kinh Qur'an về các vị thiên thần, sự phục sinh và thiên đường giống những lời trong kinh điển Do Thái hơn là giống kinh Tân Ước Một phần tư những truyện trong Kinh Qur'an bắt nguồn trong kinh điển
Do Thái
Mohammed bắt chước người Do Thái cả trong nhiều nghi lễ, trong những tiểu tiết cấm thực và vệ sinh, chẳng hạn phải tẩy uế trước khi cầu nguyện - nếu không có nước thì dùng cát để rửa - cũng do một tục Do Thái Mohammed bắt chước lệ sabat - nghỉ ngày cuối tuần - của người Do Thái, chỉ sửa đổi một chút: dùng ngày thứ sáu làm ngày tụng niệm Kinh Qur'an cũng như luật Moise cấm uống tiết, ăn thịt lợn, thịt chó, hoặc thịt bất kỳ một con vật nào chết do bệnh, hay bị một con vật khác giết, bị người giết để tế thần, nhưng Kinh Qur'an cho phép ăn thịt lạc đà mà Moise cấm (vì giữa sa mạc, không có vật nào khác để ăn thịt) Cách thức nhịn ăn trong tháng trai giới giống cách thức của người Do Thái Tín đồ Do Thái giáo phải hướng về phía Gierusalem và Đền thờ, phủ phục xuống, trán chạm đất để cầu nguyện mỗi ngày ba lần; Mohammed cũng phỏng theo cách cầu nguyện đó Chương đầu của Kinh Qur'an là bài cầu nguyện căn bản của Islam, nguồn gốc cũng do một
Trang 21bài cầu nguyện của Do Thái Lời chúc cao đẹp: “Xin Thượng đế phù hộ cho ông được an lạc” của tín đồ Islam giống hệt lời chúc nhã nhặn: “Sholom Aleichem” của người Do Thái Sau cùng thiên đường trong kinh điển Do Thái cũng có những cảnh cực lạc vừa về thể chất vừa về tinh thần như thiên đường trong Kinh Qur'an
Một số tín điều và nghi lễ có lẽ là di sản chung của các dân tộc Semite; một số khác - như thiên thần, quỷ sứ, quỷ Satan, thiên đường, địa ngục, Chúa phục sinh, ngày phán xét cuối cùng - là do người Do Thái mượn của Babylone hoặc của Ba Tư Theo thuyết “Thế mạt” của Zoroastre mà Mohammed dùng, người ta sau khi chết phải qua một chiếc cầu nguy hiểm bắc trên một vực thẳm; kẻ ác rớt xuống địa ngục, người thiện thì lên thiên đường, tại đó hưởng mọi lạc thú, ăn ngon, mặc đẹp, sống với các thiếu nữ (houri) đẹp như tiên Mohammed phỏng theo thần học, luân lý, lễ nghi Do Thái, thuyết thế mạt Ba Tư và thêm vào thuyết ma quỷ Ả-rập, tục hành hương
và hành lễ ở điện Kaaba, mà tạo nên Islam
Ông chịu ảnh hưởng của Kitô giáo ít hơn Xét Kinh Qur'an thì ta thấy ông biết rất sơ sài về Kitô giáo, không đọc nguyên văn Thánh kinh Kitô giáo,
mà chỉ biết phần thần học trong đạo đó qua hình thức Cảnh giáo của Ba Tư (một phái của Kitô giáo cho Chúa Kitô là người thường) Lời ông khuyên tín
đồ phải ăn năn sám hối kẻo bị Chúa trừng phạt là tư tưởng có màu sắc Kitô giáo Ông lẫn lộn Thánh mẫu Maria với Miriam, bà chị của tiên tri Moise, và thấy tín đồ Kitô giáo hồi đó bắt đầu thờ Thánh mẫu Maria, ông tưởng người Kitô giáo coi bà là một nữ thánh hợp với Chúa Cha, Chúa Kitô thành Tam vị nhất thể [x Q 5:116] Ông tin nhiều truyền thuyết về Kitô và về sự trinh khiết hoài thai của Thánh mẫu Maria [x Q 3:47; 21:91] Ông nhận rằng Chúa Kitô làm được những phép màu, và ông khiêm tốn không cho mình có tài đó [x Q 3:49; 5:110] Như một số tín đồ Kitô giáo lạc giáo ở mấy thế kỷ đầu, ông tin rằng Thượng Đế đã đặt một con ma lên cây thánh giá thay Chúa Kitô, còn
Trang 22Chúa thì được vô sự đưa lên trời Nhưng Mohammed không thừa nhận rằng Chúa Kitô là con của Thượng Đế “Allah là Thượng Đế duy nhất! Ngài thực quang vinh! Làm sao Ngàu có con trai được!” [Q 4:171] Ông khuyên các người Do Thái và Kitô giáo - mà ông gọi là “dân tộc theo Thánh Kinh” - nên thoả hiệp với ông và cùng thờ chung Allah với ông [Q 3:64]
1.1.2 Quá trình hình thành và cấu trúc của Kinh Qur'an
Trong hai mươi ba năm cuối đời, Mohammed ngày nào cũng đọc một vài Thiên khải cho tín đồ chép trên da súc vật, trên lá kè hoặc trên những khúc xương, rồi đọc lên cho đám đông nghe, sau cùng xếp trong những cái hộp đủ loại cùng với những đoạn trước không theo một thứ tự nội dung hoặc thứ tự thời gian gì cả Thời ông còn sống, không có một bản sưu tập nào; nhưng nhiều môn đồ thuộc lòng hết, được coi như Thánh Kinh sống; người ta gọi những môn đồ đó là Kurra Năm 633, những Kurra đó chết gần hết mà không
có người nào thay, và vị Calife (quốc vương, người thừa kế) đầu tiên là Abu Bekr ra lệnh cho Zaid Ibn Thabit là viên thư ký giỏi nhất của Mohammed thu thập các đoạn trong Kinh Qur'an Tương truyền Zaid gom góp “trên những lá chà là, những phiến đá trắng và trong lòng người”[43, 54] Bản chép tay của Zaid được bổ xung và chép lại làm nhiều bản, nhưng những bản này không dùng mẫu tự (ví dụ chữ sheik được viết là shk, chữ Qur'an được viết là Qr’n) Nên công chúng có thể đọc và hiểu mỗi tiếng theo nhiều cách, do dó có nhiều
dị bản của Kinh Qur'an ở các thị trấn khác nhau của các đế quốc mà đế quốc mỗi ngày mở rộng ra
Muốn chặn đứng tình trạng hỗn độn, thiếu nhất trí đó, vị Calife thứ ba
là Qhrman đã sai Zaid và ba học giả xem lại bản chép tay của Zaid, sửa lại thành bản chính thức, rồi chép lại thành các bản gửi tới các thị trấn Damas, Kufa, Bassora; từ đó bản chính thức được tôn trọng, thuần chính, không ai sửa đổi nữa
Trang 23Vì bộ Kinh Qur'an được Mohammed tùy hứng, tùy hoàn cảnh mà đọc
ra, nên nó không tránh được hai khuyết điểm: lặp đi lặp lại và không có trật
tự Tách riêng ra thì mỗi đoạn nhằm một mục tiêu rõ rệt: trình bày một thuyết, bắt phải đọc một kinh cầu nguyện, tuyên bố một đạo luật, vạch mặt một kẻ thù, chỉ một phương sách, kể một câu chuyện, gọi lính, bố cáo thắng trận, ký kết một hiệp ước, hô hào quyên tiền, qui định lễ nghi, luân lý, chế định kỹ nghệ… Nhiều đoạn bàn bạc về một nhân vật lịch sử nào đó, nếu không chú thích hoặc không biết lịch sử, truyền thuyết thì không thể hiểu được
Toàn bộ Kinh Qur'an gồm 114 chương, mỗi chương lại được chia thành các tiết có độ dài ngắn rất khác nhau (chương 103, 108, 110 có 3 tiết, chương
2 có 286 tiết) Trình tự các chương không được sắp xếp theo thứ tự sáng tác,
vì không ai biết được thứ tự đó, nên cứ sắp xếp theo dài ngắn, dài đặt lên trên, ngắn để xuống dưới Xét chung, những lời Khải thị đầu tiên của Mohammed ngắn hơn những lời Khải thị sau Về phương diện lịch sử, Kinh Qur'an đảo ngược lại, chuyện trước lại để ở sau Đầu kinh là những chương viết ở Madina (622 - 632) gồm 24 chương, chiếm 1/3 bộ kinh, có tính cách thực tế, đa phần
là giáo luật và chủ trương xã hội, chương dài mà rõ ràng, có tính cách thực tế, văn phong không hào sảng Những bản ban hành ở Mecca (610 - 622) gọi là chương Mecca, gồm 90 chương, chiếm 2/3 bộ kinh, đa phần lấy giáo lý làm chủ đề, ngắn nhỏ mà hào hùng, có thi vị
Cũng xin nói thêm về phong cách ngôn ngữ trong Kinh Qur'an Người Ả-rập tiền Islam phần nhiều không học nhưng rất thích thơ Họ không có những nhà bác học, các sử gia, nhưng say mê lời hùng biện, những mỹ từ và những câu thơ rất điêu luyện Ngôn ngữ họ gần giống cổ ngữ Do Thái (Hebơrơ), có những biến hoá rắc rối của mẫu âm, một dụng ngữ phong phú Người Ả rập tự hào về ngôn ngữ vừa cổ vừa phong phú của mình, trong khi nói cũng như trong khi viết, thích dùng những âm du dương để tạo những mỹ
Trang 24từ Và Kinh Qur'an đã không chỉ kế thừa những đặc tính ngôn ngữ đó, mà nó còn thăng hoa lên tầm cao mới
Mohammed nhận thấy rằng, không có một bộ điển lệ nào buộc dân chúng tin lời được, nếu họ không tin rằng điển lệ đó do Thượng đế ban; mà dân chúng không tuân lời thì xã hội không có trật tự, không hùng cường được Phương pháp đó hợp với lối văn hùng đại, có nhiệt khí Lời của Mohammed nửa như thơ, nửa như văn xuôi, nhịp nhàng và có vần, nhưng cũng có lúc bỏ điệu, bỏ vần; và trong những chương cổ viết ở La Mecca có một nhịp điệu kêu và tao nhã, mà chỉ những người biết rõ ngôn ngữ Ả-rập, có thiện cảm với đạo Islam mới cảm nổi Lời văn trong bộ Qur'an rất thuần khiết, đầy hình ảnh rực rỡ, hoa mỹ Ai cũng phải thừa nhận rằng nó là tác phẩm đầu tiên và hay nhất bằng văn xuôi của dân tộc Ả-rập Chính sức mạnh ngôn từ trong Kinh Qur'an đã làm cho Kinh Qur'an có thêm sức mạnh chinh phục và cuốn hút tín
đồ tự hào và tụng đọc không biết chán, từ đó nội dung trong Kinh Qur'an đến với tín đồ tự nhiên hơn, ăn sâu vào tâm khảm họ, và biến thành sức mạnh hành động
Kinh Qur'an có vị trí đặc biệt đối với sự ra đời của đạo Islam, ảnh hưởng to lớn đến lối sống của tín đồ và sự phát triển phong hoá Islam Kinh Qur'an là kinh điển thần thánh duy nhất của Islam, là nguồn gốc chế độ tín ngưỡng và tôn giáo của Islam, là nguyên tắc căn bản pháp lý Islam, là chuẩn mực tối cao chỉ đạo hành vi cá nhân và đời sống xã hội của tín đồ, cũng là xuất phát điểm của các loại học thuyết và trào lưu tư tưởng cùng với cơ sở lý luận của thế giới Islam Kinh Qu’ran ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến toàn bộ nền văn hoá Islam, từ ngôn ngữ, văn học, triết học đến nghệ thuật Về mặt ngôn ngữ, Kinh Qur'an đã làm cho ngôn ngữ Ả-rập trở nên thống nhất, được bảo tồn và truyền bá rộng rãi Về mặt ngữ văn, để hiểu thấu Kinh, phải đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ, ngữ nghĩa, cú pháp, phép tu từ…, do đó thúc đẩy khoa ngữ văn Ả-rập phát triển Nhiều truyền thuyết, truyện kể trong Kinh Qur'an
Trang 25trở thành nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Ả-rập Islam giáo sau này Hơn nữa, để thấu hiểu Kinh Qur'an, cần phải nghiên cứu, bình giải, chú thích…, do đó các khoa Kinh học Islam phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành triết học, thần học, lịch sử và văn hoá… Kinh Qur'an còn hướng dẫn các hoạt động nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ phải tuân thủ những qui định một cách nghiêm ngặt Ảnh hưởng của Kinh Qur'an đối với các nước Islam cũng sâu rộng như ảnh hưởng của Kinh thánh đối với văn hoá phương Tây và của các Kinh Phật đối với các nước Đông Á, Đông Nam Á
1.2 Nội dung cơ bản của Kinh Qur'an
Nội dung của Kinh Qur'an rất phong phú, nhưng dưới góc độ triết học
có thể quy về hai nội dung cơ bản là: vũ trụ quan và nhân sinh quan Vũ trụ quan được hiểu là những quan niệm về vũ trụ, vạn vật từ nguồn gốc, cấu tạo, quá trình vận động, mục đích… Nhân sinh quan được hiểu là những quan niệm về cuộc sống của con người
1.2.1 Vũ trụ quan trong Kinh Qur'an
Có một chương trong Kinh Qur'an khẳng định nhiệt liệt tinh thần “duy ngã độc tôn” của Allah, đó là chương 112, chương mà các tu sĩ Islam ngày nào cũng tụng từ trên cả trăm ngàn giáo đường ở khắp nơi Chương đó vang lên rằng: “Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung Hãy bảo họ: “Ngài, Allah, là Một (Duy Nhất) Allah là Đấng Tự Hữu, Độc Lập, Đấng Cung Dưỡng mọi sinh vật, Đấng Không Ăn, Không Uống Ngài không sinh ai, cũng không do ai sinh ra Và không thể một ai có thể so sánh ngang bằng với Ngài được.”[Q 112:1-4]
Islam tin rằng, Allah trước hết là nguồn gốc của sự sinh trưởng và mọi
ân huệ trên thế giới Allah phán với Mohammed: “Và con thấy sông cạn đất khô, nhưng khi ta làm cho mưa trên cao trút xuống thì mặt đất chuyển động, phồng lên và tất cả những cây đẹp đẽ đâm chồi nẩy lộc”[Q 12:5] “Thế con
Trang 26hãy quan sát thực phẩm của y Rằng ta xối nước mưa xuống dồi dào Rồi, Ta chỉ đất nứt ra thành mảnh, bởi thế, Ta làm mọc ra trái hạt trong đó, và trái nho
và rau cải xanh tươi, và trái ô lưu và trái chà là, và vườn trái cây rậm rạp”[Q 80:24-30] Và đi từ những dấu hiệu phong phú đó, kể khôn ngoan tất nhận ra
ý nghĩa của nó
Allah là vị thần toàn năng, là “Đấng đã tạo các tầng trời và trái đất trong sáu Ngày rồi Ngài ngự lên chiếc Ngai Vương Ngài lấy ban Đêm phủ lên khắp ban Ngày, Đêm và Ngày đuổi theo bắt nhau một cách nhanh chóng;
và mặt Trời và mặt Trăng và Tinh Tú (tất cả) đều phục mệnh Ngài Tuyệt diệu thay, Ngài tạo hoá và chỉ huy tất cả”[Q 7:54] Sự toàn trí của Allah được thể hiện rất rõ qua tiết bất hủ về “ngôi báu”: “Allah! Không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài, Đấng Hằng Sống, Đấng Tự hữu và Nuôi Dưỡng vạn vật Ngài không buồn ngủ, cũng không ngủ Mọi vật trong các tầng trời và trái đất đều là những tạo vật của Ngài… Ngài biết điều xảy ra trước họ và điều xảy ra sau họ… Ngai vàng của Ngài bao trùm cả các tầng trời và trái đất, và việc quản lý trời đất không làm cho Ngài nên mệt mỏi vì Ngài là Đấng Tối cao, Đấng Chí Đại”[Q 2:225] Allah không chỉ vạn năng, công minh, lại vô cùng nhân từ Tất cả các chương trong Kinh Qur'an, trừ chương thứ 9, cũng như mọi thánh thư Islam, đều mở đầu bằng câu trang nghiêm: “Nhân danh Allah chí nhân, chí từ” Tuy Mohammed thường tả cảnh rùng rợn ở địa ngục, nhưng lúc nào ông cũng ca tụng đức nhân từ vô biên của Allah
Thế giới vô hình trong Kinh Qur'an đầy những thiên thần, quỷ thần và một quỷ sứ Thiên thần là thư ký và sứ giả của Allah, ghi những hành vi thiện
và ác của mỗi người Bản thể của quỷ thần là lửa, Allah cho hay: “Loài Jinn (ma quái), trước đây ta đã tạo nó ra bằng hơi lửa”[Q 17:27] Có một số ít theo Kinh Qur'an nên phục thiện, và thốt lên: “Chúng tôi đã nghe một cuộc xướng đọc (Qur’an) hết sức tuyệt diệu! Nó (Qur’an) hướng dẫn đến chân lý Bởi thế, chúng tôi tin nơi nó Và chúng tôi không hội nhập một kẻ nào cùng với Rabb
Trang 27(Đấng Chủ Tể) của chúng tôi (trong việc thờ phụng)”[Q 72:1-2] Đa số bọn Jinn là hung thần, gieo rắc tội ác cho loài người Iblis là thủ lĩnh bọn hung thần đó, trước kia vốn là một thiên thần có uy quyền, chỉ vì không phục tùng Allah mà biến mình thành hung thần Bọn này làm cám dỗ con người phạm tội, chống lại với Allah, bằng cách “tô điểm tội lỗi thành xinh đẹp đối với nhân loại trên trái đất và làm cho toàn thể nhân loại lạc đường”[Q 15:39]
Theo Kinh Qur'an, con người là trung tâm và là chóp đỉnh trong công trình tạo dựng của Allah Sau khi tạo ra thiên thần, Allah cho thiên thần biết ý định sẽ tạo ra con người: “Ta sắp tạo ra một người làm bằng đất sét khô, lấy
từ đất sét nhào nặn được”[Q 15:28] Sau khi nặn ra hình hài, Allah hoàn chỉnh con người bằng cách thổi tinh thần của Ngài vào Và đã có con người hoàn thiện gồm có linh hồn và thể xác Thể xác được tạo nên từ tự nhiên, linh hồn từ Thượng Đế, nhưng cả hai đều do bàn tay Thượng Đế tạo ra Sau khi có Adam, Allah tiếp tục tạo ra Eva cho Adam bằng cách lấy một cái xương sườn của Adam mà tạo ra Eva Hai con người đầu tiên này được tạo dựng để cho nhau Từ sự cộng tác của hai vị Nguyên tổ, Allah không ngừng tạo tác những con người mới Linh hồn và thể xác của con người thống nhất với nhau Linh hồn, là nguyên lý ban sự sống để con người thành một nhân vị Ở đây thể xác được tạo nên ở mức độ cần thiết để thực hiện linh hồn Linh hồn cá thể là sản phẩm của Allah chứ không phải là bản chất của Allah Mặc dầu vậy, Allah vẫn đặt con người cao hơn các tạo vật khác Khi con người được tạo thành, Allah bắt vạn vật phải phục tùng con người, ngay cả các thiên thần cũng phải quỳ lạy con người, duy chỉ có Iblis là từ chối không quỳ lạy, và do đó nó bị trục xuất ra khỏi vườn trời, bị coi là kẻ ngỗ nghịch [x Q 15:29-34]
Kinh Qur'an khẳng định dứt khoát: chết không phải là hết Linh hồn con người sẽ bước sang một thế giới vô hình gọi là Barzakh, nơi đây họ sẽ được cung dưỡng và sống để chờ đến ngày phục sinh, tiếp đó được xét xử về
Trang 28hành động tốt và xấu, sau đó, hoặc họ sẽ lên Thiên Đàng hoặc sẽ sa Hoả Ngục tùy theo việc thiện và ác họ đã làm trên thế gian
Chỉ có Allah mới biết thời gian tận thế Nhưng có vài dấu hiệu báo trước thời đó sắp đến Trong những ngày cuối cùng, lòng tin tôn giáo tiêu tan, luân lý suy đồi, hỗn loạn, sẽ có cảnh loạn lạc, những cuộc đại chiến và hạng người sáng suốt chỉ muốn chết cho rảnh Kèn và tù và sẽ được thổi vang [x
Q 20:102], mặt trời cuốn lại và biến mất, các vì sao rụng, những quả núi bị di chuyển, mọi vật hoang mang, đại dương dâng trào, các linh hồn được kết đôi (linh hồn nhập vào thể xác), bầu trời bị lột trần, lửa hỏa ngục cháy lên dữ dội, Thiên Đàng được mang tới gần [x Q 81:1-13]
Sự mô tả về Thiên Đàng và Hoả Ngục trong Kinh Qur'an gây ấn tượng mạnh mẽ Vì có nhiều loại tội nặng nhẹ khác nhau, nên Hoả Ngục chia làm bẩy miền, mỗi miền có những hình phạt tương ứng với tội Có miền nóng cháy da, có miền lạnh đứt ruột, ngay cả những kẻ nhẹ tội nhất cũng phải đi những đôi giầy lửa Nước uống hoặc là nước sôi hoặc là nước bẩn [x Q 7:41; 14:16] Có lẽ Dante (1265 - 1321) thi hào bậc nhất của Ý, tác giả bộ trường thi “Thần khúc” (Divina Commedia) đã tưởng tượng cảnh hoả ngục theo Kinh Qur'an
Nhưng trái với Dante, Mohammed mô tả cảnh Thiên Đàng cũng rực rỡ như cảnh Hoả Ngục Thiên Đàng ở nơi cao ráo, có một khu vườn mênh mông,
có suối trong bóng mát; ai được lên cõi cực lạc đó cũng mặc áo gấm thêu, đeo ngọc quý, nằm nghỉ trên giường, có thanh niên mỹ miều hầu hạ, cành cây rủ xuống cho họ hái trái ăn; có suối sữa, suối mật và suối rượu trong những ly bằng bạc mà không thấy sợ Trong những bữa tiệc đó, họ không phải nghe lời sàm sỡ tục tằn hay gian dối [x Q 78:35] mà được ngắm những thiếu nữ
“không bị thần hay người phá tân… đẹp như dạ hương lan và san hô… ngực
nở nang mà cặp mắt e lệ, lớn” [Q 37:44-48] Ngoài những thú vui xác thịt, Thiên Đàng cũng có những thú vui tinh thần, một số người chính đại quang
Trang 29minh sẽ thích tụng Kinh Qur'an; và mọi người đều được hưởng cái vui tuyệt trần là ngắm mặt Allah Và chung quanh họ là những thanh niên trẻ hoài Ai
có thể khước từ đựơc những lời khải thị như vậy
Cũng như lý thuyết của các tôn giáo lớn khác, trong Kinh Qur'an, vũ trụ quan luôn hướng về nhân sinh quan
1.2.2 Nhân sinh quan trong Kinh Qur'an
Nếu con người trong phạm vi vũ trụ quan được bàn đến ở khía cạnh nguồn gốc, cấu tạo, sự chết; thì nhân sinh quan lại tập trung vào những vấn đề của đời sống con người Quan niệm về đời sống của con người theo cái nhìn tôn giáo luôn bao hàm đời sống trần thế và đời sống sau khi chết Hai đời sống này nối tiếp nhau nhưng lại khác nhau, mặc dù nó tùy thuộc vào nhau Nhân sinh quan trong Kinh Qur'an đã đề cập cách phong phú các phương diện của đời sống con người Cùng với vũ trụ quan, nhân sinh quan trong Kinh Qur'an đã tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề trọng yếu của con người như: ý nghĩa sự tồn tại con người, bản chất của cuộc sống trần thế, làm gì để
có cuộc sống hạnh phúc, hạnh phúc đích thực là gì, nguyên nhân của những khổ đau, sau cái chết con người sẽ về đâu…
Cùng với các tạo vật khác, theo Kinh Qur’an con người được Allah tạo
ra để được chia sẻ và dự phần vào vinh quang của Ngài Kinh Qur'an luôn vang lên những lời biểu dương tình yêu thương và nhân từ của Allah Ngài vốn viên mãn tròn đầy, không một tạo vật nào có thể bổ xung thêm vinh quang cho Ngài Con người được tạo ra và được Ngài đặt để trong một trạng thái hiện hữu đặc biệt Vạn vật quy hướng về Allah, nhưng vạn vật cũng xoay quanh con người Cuộc sống trần thế của con người là một hình thức, một cấp
độ của trải nghiệm hạnh phúc, và cái hạnh phúc viên mãn nhất là nơi Allah Con người được tạo ra để hưởng hạnh phúc, nhưng con người phải trải qua cuộc sống trần thế chính là một thử thách để con người có thể đạt được hạnh phúc viên mãn Allah cảnh cáo: “Phải chăng các ngươi nghĩ rằng các ngươi sẽ
Trang 30vào Thiên Đàng trong lúc các ngươi chưa hề từng trải qua thử thách”[Q 2:214] Nơi cuộc sống trần thế, con người phải nỗ lực hết sức chiến đấu để chiến thắng những cám dỗ để có thể trung thành với những chỉ đạo của Allah [x Q 3:139-142] Như vậy, cuộc sống trần thế không chỉ là nơi con người có thể nếm trải hạnh phúc mà còn là nơi để con người băng mình lên để thể hiện
sự trung tín đối với đấng tác tạo Tại sao như vậy? Kinh Qur'an cho rằng cuộc sống trần thế chỉ là tạm thời, là bước chuẩn bị cho sự sống vĩnh cửu
Sống nơi trần thế, con người có xu hướng tìm kiếm sự hưởng lạc, nên Kinh Qur'an không ngừng nhắc nhở con người phải ý thức rằng cuộc sống trần thế mau qua Sự hưởng lạc, thú vui nơi trần gian sẽ là kẻ thù của con người khi con người sa đà vào nó mà quên mất giá trị vĩnh cửu Nó là một sự hưởng thụ đầy dối trá [x Q 3:185], là một tấm tuồng, một thú vui chóng qua [x Q 29:64] Và Allah cảnh cáo những kẻ chỉ biết hưởng thụ đời này: “Ai muốn mảnh đất trồng ở đời sau, Ta sẽ gia tăng mảnh đất của y cho y; và ai mong muốn mảnh đất trồng ở đời này, Ta sẽ ban nó cho y, và y sẽ không có một phần nào cả ở đời sau”[Q 42:20], bởi “cuộc sống trần tục chỉ là một cuộc vui và thú tiêu khiển”[Q 47:36] Con người sống sa đà trong đó mà không biết rằng “nó giống như hoa màu (đâm trổ xanh tươi) sau cơn mưa, làm mát
dạ người trồng; rồi nó bắt đầu héo dần, ngươi (hỡi người!) thấy nó vàng úa; rồi khô và vỡ vụn Nhưng ở Đời sau sẽ có sự trừng phạt khủng khiếp (đối với những kẻ tội lỗi)… và đời sống trần tục này chỉ là một sự hưởng thụ tạm bợ lừa dối (con người) [x Q 57:20] Và một sự khẳng định chắc chắn được đưa ra: “Đời sau tốt cho người hơn đời sống (hiện tại ở trần gian)”[Q 93:4]
Tuy cuộc sống trần thế chỉ là tạm thời, chóng qua nhưng nó lại quyết định cuộc sống vĩnh cửu Cuộc sống trần gian là sự chuẩn bị cho sự sống muôn đời Cùng đích của con người là được sống đời đời hạnh phúc nơi Allah trên Thiên đàng Sau cái chết, con người sẽ đợi ngày phục sinh để chịu phán
Trang 31xét Tùy theo tội phúc con người đã tạo ra trên trần gian mà con người nhận được phần thưởng là Thiên Đàng hay hình phạt là Hoả Ngục
Ở đây, từ Kinh Qur'an, Islam gặp phải một vấn đề gây tranh cãi và chia
rẽ Đó là quan niệm về tự do Cùng đích của con người là hưởng hạnh phúc tuyệt đối viên mãn nơi Allah trên Thiên Đàng Để đạt được điều đó, có rất nhiều câu trong Kinh Qur'an dạy tín đồ phải ăn ngay ở lành, tuân giữ những giới luật mà Allah ban cho thì sẽ hưởng hạnh phúc Thiên Đàng, nếu bất tuân
sẽ sa Hoả Ngục Không thể nghi ngờ giá trị điều chỉnh hành vi nơi những điều răn dạy này Tuy vậy, quan niệm về tiền định cũng có nguồn gốc từ Kinh Qur'an mà ra, Allah phán: “Ta đã tạo hoá con người và biết điều mà bản thân (linh hồn) của hắn thì thào (xúi giục) hắn bởi vì Ta gần hắn hơn tĩnh mạch nơi
cổ hắn nữa”[Q 50:16] Vì Allah biết cả quá khứ lẫn tương lai, cho nên việc gì cũng do tiền định, tiền định một cách vĩnh viễn do ý chí của Allah, ngay cả số phận của mỗi linh hồn cũng được định trước Allah không những biết linh hồn nào được cứu rỗi, mà Ngài còn tự ý muốn cho linh hồn nào được hưởng lòng nhân từ của Ngài thì cho [x Q 76:31] Giavê (của Do Thái giáo) đã làm cho tim của Pharao trai cứng lại thế nào thì Allah cũng vậy, bảo những kẻ không tin rằng: “Ta đã lấy tấm màn phủ kín trái tim (tấm lòng) của chúng lại, sợ rằng chúng hiểu được Nó (Qur’an) và làm cho tai của chúng điếc; và nếu Ngươi có gọi chúng đến với chỉ đạo thì trong trường hợp đó chúng sẽ vĩnh viễn không bao giờ chấp nhận chỉ đạo” [Q 18:57] Lời đó - có lẽ để kích thích lòng tín ngưỡng - là một lời tàn nhẫn trong nhiều tôn giáo Nhưng Allah còn cương quyết hơn Giavê, thẳng tay đập: “Nếu Ta muốn, thì chắc chắn Ta
đã chỉ hướng cho mỗi người (linh hồn), nhưng lời phán từ Ta (về những kẻ tội lỗi) sẽ xảy ra đúng sự thật: “Ta sẽ nhốt Jinn và loài người chung với nhau vào Hoả Ngục””[Q 32:13] Theo một truyền thuyết do Ali (con nuôi và là con rể của Mohammed) kể: “Một hôm chúng tôi ngồi với Vị Tiên Tri, người cầm
Trang 32cây gậy viết xuống đất câu này: các con ai cũng đã được Thượng Đế tiền định cho rồi: hoặc xuống Hoả Ngục, hoặc lên Thiên Đàng”[dẫn theo 47, 60]
Lòng tin ở sự tiền định đó làm cho sự nhiệt liệt và cứng rắn trong niềm tin trở thành một nét đậm trong tư tưởng Islam Mohammed dùng nó để kích thích lòng dũng cảm trên chiến trường (sống chết được định trước) Tín đồ Islam nhờ đó mà hiên ngang an mệnh thuận thiên trước mọi nghịch cảnh, mọi bổn phận của cuộc đời Nhưng ở những thế kỷ sau, lòng tin ở tiền định đó kết hợp với vài yếu tố khác đã làm cho tư tưởng và đời sống Ả-rập hoá ra bi quan,
vô sinh khí
Tóm lại, Kinh Qur'an đã đề cập đến những vấn đề hết sức căn bản của tồn tại người đặc biệt là vấn đề nguồn gốc, ý nghĩa của cuộc sống, bản chất của cuộc sống trần thế, và nó đã phản ánh được cái khát vọng sâu xa của con người là cuộc sống vĩnh cửu Cũng như quan niệm nhân sinh của các tôn giáo khác, nhân sinh quan trong Kinh Qur'an đã đề cao đời sống mai sau, tuy nhiên
nó cũng không lảng tránh những vấn đề của đời sống trần thế, sự kết hợp giữa hai đời sống này cũng như sự kết hợp nhu cầu tâm linh và nhu cầu thế tục đã đem lại hiệu quả to lớn, tạo ra những chuyển biến có tính bước ngoặt trên bán đảo Ả-rập
Trang 33CHƯƠNG 2 MỘT SỐ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN TRONG KINH QUR’AN
Với tính cách khái niệm công cụ, chúng tôi hiểu: Đạo đức là những nguyên tắc nhằm đảm bảo cho vũ trụ (trong đó có con người) được tồn tại và phát triển Tư tưởng hay động thái nào đi ngược lại tiêu chí đó, là phi đạo đức
Xét đến quan niệm đạo đức, nổi lên hai khía cạnh căn bản là những nguyên tắc về giá trị và chuẩn mực đạo đức Tuy là hai lĩnh vực, nhưng chúng
có mối liên hệ hết sức chặt chẽ Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích một số quan niệm đạo đức cơ bản trong Kinh Qur’an
2.1 Quan niệm về giá trị đạo đức trong Kinh Qur'an
Giá trị là sự khẳng định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới xung quanh đối với con người và xã hội Giá trị theo nghĩa giá trị học, là cái quy định mục đích (trở thành động cơ) của hoạt động “Giá trị là cái làm cho một vật thể có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về mặt nào đó”[43, 371] Giá trị đạo đức là sự đánh giá đối với kết quả hành vi đạo đức, trong đó phản ánh thái độ của cá nhân đối với lợi ích của cá nhân khác và xã hội Cũng như trong kinh điển của các tôn giáo khác, những quan niệm về giá trị đạo đức trong Kinh Qur'an không được trình bày thành các phạm trù đạo đức học, mà chúng nằm trong các đòi hỏi luân lý và các điều răn dạy Tuy nhiên, dưới góc độ đạo đức học, chúng tôi bước đầu khái quát và sắp xếp những quan niệm về giá trị đạo đức trong Kinh Qur'an theo các phạm trù đạo đức học như thiện và ác, hạnh phúc, lương tâm, công bằng…
2.1.1.Nguyên tắc xác định thiện và ác trong Kinh Qur'an
Thiện và ác là những quan niệm nền tảng trong các tôn giáo Dù cái thiện và cái ác được hiểu cách phong phú và sâu sắc đến đâu chăng nữa, thì tựu chung nó vẫn chứa đựng những biểu hiện thống nhất Theo đó, cái thiện là cái được coi là hợp đạo đức, đáng noi theo; cái ác là cái phi đạo đức, đáng lên
Trang 34án Cái ác không phải là một giá trị đạo đức, nhưng “làm sao chúng ta học được cái thiện, nếu không hiểu biết cái đối lập với nó”[30, 232] Nguyên tắc phân định thiện và ác lại xoay quanh vấn đề sự sống Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong nhân học của các tôn giáo Và Albert Schweitzer trong “Đạo đức học ngưỡng mộ sự sống” đã nêu ra một nguyên tắc có tính chuẩn mực: “Cái thiện là những gì phục vụ cho việc giữ gìn và phát huy sự sống, cái ác là những gì huỷ diệt hoặc cản trở sự sống [46, 414]
Theo Kinh Qur'an, con người không được định sự thiện ác, sự quy định
đó thuộc về Allah Dưới góc độ thần học, Allah hiện lên là một vị thần có ngã
vị tính, nhưng ở góc độ triết học tôn giáo, Allah lại là sự thể hiện tập trung của hệ giá trị nhân văn, mà trọng yếu nhất là cái thiện Allah là biểu tượng của cái thiện viên mãn tròn đầy Kinh Qur'an cho biết, Allah có đến 99 danh xưng,
ai biết đầy đủ sẽ được lên Thiên Đàng Các danh xưng của Allah thể hiện các đặc tính của Ngài như Quyền Năng, Công Minh, Chính Trực… đặc biệt có nhiều danh xưng thể hiện Allah là Đấng Toàn Thiện như Nhân Từ, Độ Lượng, Khoan Dung, Hay Tha Thứ, Yêu Thương, Cảm Thông… Allah là bản nguyên của sự thiện, và Ngài phán: “Ta đã tạo hoá con người theo một hình thể (điều kiện) tốt đẹp nhất” [Q 95:4] Có thể nói, con người chứa trong mình khuynh hướng thiện Nhưng, không giống như nhiều thiên thần, là những vị
có lý trí nhưng không có tự do lựa chọn (trừ một vài thiên thần được đặc ân này nhưng đã phạm tội), Thượng Đế ban cho con người tự do để lựa chọn cái thiện hay cái ác Tự do mà Allah ban cho con người vừa là một ân huệ vô giá, lại hết sức nguy hiểm cho con người
Allah đặt ra trước mắt con người cái thiện, và cho con người nhìn thấy
cả cái ác để con người tự do lựa chọn Khi Thượng Đế đặt ra trước mắt con người hai con đường chính và tà [x Q 90:10], Ngài lại giúp con người hiểu được thế nào là tốt và thế nào là xấu, vì, “Ngài làm cho nó (con người) có cảm hứng, bởi thế, nó ý thức được điều ác và điều thiện”[Q 91:8] Ngài đưa
Trang 35cho con người thấy điều thiện và ác không phải để đẩy con người đến chỗ chết, chỗ tuyệt vọng, mà để thử thách con người với điều xấu và điều tốt [x
Q 21:35]
Nhưng, thế nào là điều tốt, nguyên tắc nào qui định sự tốt xấu, tín đồ Islam tin rằng điều đó Allah Thượng Trí đã mặc khải trọn vẹn và viên mãn nơi Kinh Qur'an Kinh Qur'an vang lên: “Phúc thay (Allah)! Đấng đã ban Qur’an (Tiêu chuẩn phân biệt phước và tội) xuống cho Người Tôi Trung (Mohammed) của Ngài để cho Người trở thành một Vị Cảnh cáo cho loài người”[Q 25:1] Cũng như Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Ta đến không phải để bãi bỏ lề luật, nhưng là để kiện toàn lề luật… Trước khi trời đất qua đi thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành” [Mt 5,18]; Mohammed cũng xác nhận: “Trước Nó (Qur’an) là Kinh sách của Môsê (Kinh Tawrah) được xem như một Imân (Hướng Đạo Viên) và một Rahmah (Hồng Ân) Và (Qur’an) này là một Kinh Sách bằng tiếng Ả-rập xác nhận lại (sự thật nơi Kinh Tawrah của Môsê) dùng để cảnh cáo những ai làm điều sai quấy, và báo tin mừng cho những người làm điều tốt lành”[Q 46:12] Tất cả Thánh Kinh của Do Thái giáo và Kitô giáo đều được Mohammed coi là Thần Khải của Allah, nhưng ông cho rằng, sự Thần khải ấy đã bị xuyên tạc ít nhiều khi qua tay của những dân tộc của Kinh sách, chỉ có Kinh Qur'an là sự Thần khải trọn vẹn
Đi theo con đường mà Allah vạch ra trong Kinh Qur'an là con người đã hành thiện, và trong quá trình làm tăng trưởng nhân phẩm đó, con người đến gần Allah Cái thiện luôn phù hợp với cái đạo đức, mà đạo đức nơi các tôn giáo luôn bao hàm hai phương diện cơ bản thể hiện nơi hai mối quan hệ, đó là quan hệ con người với thế giới siêu nhiên và quan hệ con người với con người (còn một quan hệ nữa là quan hệ con người với giới tự nhiên, trong phạm vi luận văn này chúng tôi không đề cập đến) Từ hai quan hệ này, giáo pháp Islam xây dựng thành hai nhân đức căn bản cho tín đồ là nhân đức đối nhân
Trang 36và nhân đức đối thần Những đòi hỏi luân lý cũng như các điều răn dạy trong Kinh Qur'an xoay quanh hai nhân đức này
Nhân đức đối thần là những đòi hỏi về bổn phận của tín đồ đối với Đấng đã tạo dựng và ban ân huệ cho mình Đối với Allah, tín đồ cần phải có một đức tin mạnh mẽ sắt son, sự phó thác tuyệt đối cho Ngài trong tình yêu mến; trong đó nổi lên hàng đầu là Đức Tin Đức Tin đòi hỏi mỗi Muslin (người vâng phục) phải chấp nhận cách vô điều kiện những khải thị mà Allah
đã ban xuống qua Kinh Qur'an Allah cảnh cáo những kẻ cự tuyệt lời kêu gọi của Mohammed rằng chết đi, họ sẽ bị đày xuống Hoả ngục: “Quả thật, những
ai không có đức tin (là những kẻ mà) tài sản cũng như con cái đông đảo của chúng sẽ không giúp ích gì cho chúng thoát khỏi sự trừng phạt của Allah Và chúng sẽ thành chất đốt cho lửa Hoả ngục”[Q 3:10] Sự trừng phạt cho kẻ không có Đức tin sẽ là vô tận và tàn khốc, bởi khi “bị ném vào lửa của Hoả ngục, mỗi lần lớp da của chúng bị nướng chín, Ta cho thay lớp da mới để chúng tiếp tục nếm Hình Phạt của lửa” [Q 4:56] Kẻ phủ nhận các lời mặc khải phải ngủ trên cái giường trong lửa với tấm chăn đắp làm bằng lửa
“Những kẻ không có đức tin khi chết sẽ bị thiên thần bắt hồn bằng cách đập vào mặt và lưng của chúng”[Q 8:50]
Cũng giống như quan niệm của Kitô giáo về Đức tin, Kinh Qur'an nhiều lần nhắc nhở mỗi Muslin rằng Đức tin mà họ đang có hạnh phúc nắm giữ, không phải do nỗ lực tìm kiếm của họ, mà do lòng nhân từ của Allah đã thương ban Ngài toàn quyền và tự ý ban Đức tin cho ai Ngài muốn, còn những kẻ Ngài không muốn, thì chúng có cố gắng cũng chẳng được, số phận của chúng đã được định trước như thế rồi, Hoả ngục sẽ là nơi đến của chúng
Khi tín đồ đã có Đức tin, thì tình yêu và lòng phó thác sẽ là sự lựa chọn
về mặt giá trị cho việc ứng xử với những gì mà Đức tin dạy bảo Vậy nên những người có Đức tin hãy an phận thuận thiên, phó thác hết thảy cho Allah
- Người coi sóc và cung dưỡng tất cả [x Q 64:13] Sự phó thác vào bàn tay
Trang 37quan phòng của Allah là một đòi hỏi của Người biết tuân phục Cũng như Đức Kittô dạy đoàn chiên của mình: “Hãy xem chim trời; chúng không gieo, không gặt, không thu thóc vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao” [Mt 6, 26] Mohammed cũng khẳng khái nói rằng Allah sẽ ban Thiên Lộc của Ngài cho những người tuân phục Ngài Một Đức tin thực sự sẽ không đơn thuần nằm trong tâm thức sâu xa, mà nó cần biểu lộ bằng hành động cụ thể, vì: “Điều đáng ghét nhất đối với Allah là các người nói ra những điều mà các người không làm” [Q 61:3] Mỗi tín đồ không chỉ phải thực hiện tín ngưỡng của mình nơi các nghĩa vụ tôn giáo mang tính hướng thần như cầu nguyện, lễ bái, hành hương…, mà còn phải thực hiện các nghĩa vụ với tha nhân, đây là phạm vi của các nhân đức đối nhân
Nhân đức đối nhân là những đòi hỏi trong ứng xử giữa người với người như bác ái, công bằng, yêu thương… Nhân đức đối nhân là hệ qủa của nhân đức đối thần Mohammed thường xuyên nhấn mạnh: Không có một đức tin nào đẹp lòng Allah nếu đức tin đó không gắn với tình yêu thương giữa con người với con người Điều thiện hảo mà Allah muốn là lòng tin đối với Ngài phải đi kèm với lòng quảng đại và tình bác ái Có thể tìm thấy rất nhiều câu trong Kinh Qur'an nói về mối quan hệ giữa nhân đức đối nhân với nhân đức đối thần Cái thiện là kết quả của sự kết hợp giữa hai nhân đức đó Điều này được thể hiện rất rõ trong định nghĩa nổi tiếng mà Kitô giáo hay Do Thái giáo đều nhận là đúng, và nó giống như một Tín biểu của Islam: “Đạo đức không phải là các người quay mặt về hướng Đông hay hướng Tây; mà đạo đức là việc ai tin nơi Allah và Ngày Phán Xử Cuối Cùng, và nơi các thiên thần, và nơi Kinh sách (của Allah), và nơi các dấu hiệu của Allah, và vì yêu thương Ngài bố thí tài sản cho bà con ruột thịt, và những người trẻ mồ côi, và những người thiếu thốn, và những người đi đường xa, và những người ăn xin, và để chuộc và giải phóng những người nô lệ, và chu đáo dâng lễ Salâh, và đóng
Trang 38Zakâh và hoàn tất lời hứa khi đã hứa, và kiên trì chịu đựng trong nghịch cảnh (đói khổ) và thiên tai (bệnh hoạn) và trong thời gian xảy ra chiến tranh (bạo động) Họ là những người chân thật và họ là những người ngay thẳng và sợ Allah”[Q 2:177]
Một trong những truyền thuyết mà Islam thừa nhận, kể rằng: “Thiên thần Gabriel hỏi Mohammed: “Islam là gì?” Mohammed đáp: “Islam là tin nơi Allah và vị Tiên Tri của Ngài, đọc những kinh cầu nguyện đã chỉ định, bố thí cho kẻ nghèo, nhịn ăn trong tháng Ramadan và hành hương ở Thánh Địa
La Mekka Cầu nguyện và bố thí, nhịn ăn và hành hương là Bốn bổn phận của Islam, thêm lòng tin nơi Allah và Vị Tiên Tri nữa, thành Năm trụ cột của Đạo Islam””[dẫn theo 47, 137]
Như vậy, xác định cái thiện trong Kinh Qur'an mang trong mình hai phương diện biểu hiện đan xen vào nhau Để cái thiện được thực hiện nơi quan hệ con người thì cái thiện đó phải mang trong mình sức mạnh của một đòi hỏi siêu nhiên Cũng vậy cái thiện siêu nhiên phải được tỏ lộ qua cái thiện mang chiều sâu nhân tính Cái thiện là một giá trị đạo đức và đối với mỗi Muslim, nó đồng thời nó cũng là phương tiện, là con đường dẫn tín đồ đến với cùng đích là đạt được hạnh phúc viên mãn nơi Allah Quan niệm về hạnh phúc trong Kinh Qur'an sẽ được chúng tôi trình bày ở phần sau
Đối lập với cái thiện là cái ác Cái ác không phải là một giá trị, nó không thuộc phạm trù giá trị, nhưng nó được xem xét trong tương quan với cái thiện nhằm mục đích xác định đặc tính của cái thiện, nó cũng đồng thời là phương thế để con người tìm kiếm điều thiện khi nỗ lực đấu tranh chống lại cái ác
Kinh Qur'an cho biết, mặc dù con người được Đấng Toàn Thiện tác tạo, và có khuynh hướng tìm kiếm sự thiện, nhưng Kinh Qur'an cũng nhiều lần nhắc tới các tật xấu của con người Khi mang thân phận làm người, mỗi con người cũng là những sinh mệnh yếu đuối mỏng giòn [x Q 4:28] Thị dục
Trang 39của con người luôn kích thích con người vựơt quá giới hạn cho phép, tìm kiếm sự hưởng lạc đầy ích kỷ [x Q 70:21] Chính vì vậy, con người đã gây ra những điều ác đức, đi trái với mệnh lệnh của Allah
Cái ác không chỉ là sự đáp ứng thái quá đối với những đòi hỏi của thể xác và nhu cầu trần thế, mà cái ác còn biểu hiện dưới dạng những nhu cầu tinh thần bất chính Trong tinh thần, Kinh Qur’an cho rằng, điều tội lỗi xấu xa nhất là muốn biến mình thành Thượng Đế Và khi đó, nó tự cho mình có năng lực và có quyền quyết định tất cả, kể cả định ra sự thiện ác và sự sống chết của kẻ khác Cái ác được tạo ra do sự xúi giục và thực hiện những ham muốn bất chính, bởi con người luôn “đuổi theo những lạc thú trần gian và trở thành những kẻ tội lỗi” [Q 11:116]
Theo kinh Qur’an, có ma quỷ bên trong và ma quỷ bên ngoài Tiếng gào thét bên trong của thị dục bất chính cộng với sự kích thích xúi giục của đông đảo bọn Jinn mà đầu sỏ là Iblis, nếu con người không thắng được chúng, con người sẽ làm điều ác Kinh Qur'an nhiều lần nhắc tới sự cám dỗ của Iblis, chính “chúng xúi giục với mục đích gây rối loạn cho những người có đức tin”[Q 58:10] Allah không tạo ra điều ác, nhưng Ngài lại để cho chúng tồn tại với mục đích thử thách lòng trung tín của tín đồ [x Q 21:35], nhưng không bao giờ Ngài thử thách con người quá sức con người chịu đựng [x Q 23:62] Kẻ thù của con người là ma quỷ luôn gây điều ác, nhưng nó cũng sẽ chẳng làm được gì nếu Allah không cho phép, vậy nên con người phải cậy dựa vào Allah để vượt thắng những cơn gian nan thử thách
Rất nhiều tội lỗi, cái ác ở đủ mọi phương diện được kể ra trong Kinh Qur'an Trong đó, “thờ đa thần cùng với Allah, bất hiếu với cha mẹ, giết người vô tội, nói dối, dâm loạn, ngoại tình” [Q 42:37] là những tội được cho
là lớn nhất Nhưng, cái ác không chỉ “xuất hiện… vì những hành vi thối nát
mà bàn tay của con người đã làm ra”[Q 30:41], mà sự hiểm độc nằm trong lòng còn dữ dằn hơn [x Q 3:118] Nếu đạo đức thế tục thiên về đánh giá
Trang 40thiện ác ở góc độ hành vi và hậu quả Cái ác trong quan niệm của các tôn giáo trong đó có Islam chứa đựng cả nơi những điều thầm kín trong lòng người Bởi vậy sức điều chỉnh hành vi của những tư tưởng đạo đức tôn giáo không thể thay thế
Cái ác luôn mang trong mình khả năng huỷ diệt, nó không chỉ tác động tiêu cực tới người phải nhận sự ác, nó còn đẩy kẻ chứa đựng và làm điều ác xuống vực sâu Kinh Qur'an không ngừng thúc giục những kẻ tin lời Mặc khải của Allah phải tẩy trừ cái ác từ tư tưởng, lời nói đến việc làm Khi cái ác đã sinh hậu quả, Kinh Qur'an duy trì truyền thống Do Thái giáo rằng “mắt đền mắt, răng đền răng” nhưng cũng mở đường bằng nhiều phương thế cho những
kẻ biết ăn năn hối cải Đối với kẻ làm điều ác mà không biết ăn năn hối cải thì chúng phải nhận sự trừng phạt công minh [x Q 2:86] Kẻ ác không chỉ phải chịu sự nhục nhã ở đời này, mà ghê gớm hơn gấp bội là Hoả ngục là nơi ở tất rất xấu cho phần đời còn lại của nó [x Q 2:85] Kinh Qur'an ca ngợi cái thiện bao nhiêu thì cũng gay gắt lên án cái ác bấy nhiêu Như sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, cái ác cần phải được đẩy lùi bởi ánh sáng của cái thiện, nhưng Kinh Qur'an cũng phải thừa nhận rằng: cái ác quá lan tràn Nhưng, khi Đức tin tràn ngập nơi tâm hồn tín đồ, họ nhìn trời để bước vào đời, với niềm
hy vọng ngập tràn, cái ác sẽ bị đánh bại hoàn toàn, cái thiện và công lý sẽ ngự trị
Như vậy, Kinh Qur'an đã mô tả về cái thiện như một giá trị đạo đức tiêu biểu cần phải được cổ suý; cái ác là sự đối lập với cái thiện, nó cần phải được loại trừ Trong bối cảnh xã hội và văn hoá Ả rập thời tiền Islam giáo, do
sự cát cứ về kinh tế và chính trị, đã tạo nên sự “khu biệt” về mặt văn hoá Cái thiện và cái ác bị hiểu và sử dụng rất khác nhau Mỗi bộ tộc làm theo lẽ phải riêng của mình, dẫn đến có nhiều hệ giá trị khác nhau thể hiện ở đa thần giáo Cái thiện đích thực nhiều khi và ở nhiều nơi đã bị xuyên tạc ghê gớm, sự lẫn lộn giữa cái thiện và cái ác trở nên phổ biến Hệ giá trị chung bị khủng hoảng