Vũ trụ quan trong Kinh Qur'an

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng đạo đức trong kinh Qur'an (Trang 25)

Có một chương trong Kinh Qur'an khẳng định nhiệt liệt tinh thần “duy ngã độc tôn” của Allah, đó là chương 112, chương mà các tu sĩ Islam ngày nào cũng tụng từ trên cả trăm ngàn giáo đường ở khắp nơi. Chương đó vang lên rằng: “Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung. Hãy bảo họ: “Ngài, Allah, là Một (Duy Nhất). Allah là Đấng Tự Hữu, Độc Lập, Đấng Cung Dưỡng mọi sinh vật, Đấng Không Ăn, Không Uống. Ngài không sinh ai, cũng không do ai sinh ra. Và không thể một ai có thể so sánh ngang bằng với Ngài được.”[Q. 112:1-4].

Islam tin rằng, Allah trước hết là nguồn gốc của sự sinh trưởng và mọi ân huệ trên thế giới. Allah phán với Mohammed: “Và con thấy sông cạn đất khô, nhưng khi ta làm cho mưa trên cao trút xuống thì mặt đất chuyển động, phồng lên và tất cả những cây đẹp đẽ đâm chồi nẩy lộc”[Q. 12:5]. “Thế con

hãy quan sát thực phẩm của y. Rằng ta xối nước mưa xuống dồi dào. Rồi, Ta chỉ đất nứt ra thành mảnh, bởi thế, Ta làm mọc ra trái hạt trong đó, và trái nho và rau cải xanh tươi, và trái ô lưu và trái chà là, và vườn trái cây rậm rạp”[Q. 80:24-30]. Và đi từ những dấu hiệu phong phú đó, kể khôn ngoan tất nhận ra ý nghĩa của nó.

Allah là vị thần toàn năng, là “Đấng đã tạo các tầng trời và trái đất trong sáu Ngày rồi Ngài ngự lên chiếc Ngai Vương. Ngài lấy ban Đêm phủ lên khắp ban Ngày, Đêm và Ngày đuổi theo bắt nhau một cách nhanh chóng; và mặt Trời và mặt Trăng và Tinh Tú (tất cả) đều phục mệnh Ngài. Tuyệt diệu thay, Ngài tạo hoá và chỉ huy tất cả”[Q. 7:54]. Sự toàn trí của Allah được thể hiện rất rõ qua tiết bất hủ về “ngôi báu”: “Allah! Không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài, Đấng Hằng Sống, Đấng Tự hữu và Nuôi Dưỡng vạn vật. Ngài không buồn ngủ, cũng không ngủ. Mọi vật trong các tầng trời và trái đất đều là những tạo vật của Ngài… Ngài biết điều xảy ra trước họ và điều xảy ra sau họ… Ngai vàng của Ngài bao trùm cả các tầng trời và trái đất, và việc quản lý trời đất không làm cho Ngài nên mệt mỏi vì Ngài là Đấng Tối cao, Đấng Chí Đại”[Q. 2:225]. Allah không chỉ vạn năng, công minh, lại vô cùng nhân từ. Tất cả các chương trong Kinh Qur'an, trừ chương thứ 9, cũng như mọi thánh thư Islam, đều mở đầu bằng câu trang nghiêm: “Nhân danh Allah chí nhân, chí từ”. Tuy Mohammed thường tả cảnh rùng rợn ở địa ngục, nhưng lúc nào ông cũng ca tụng đức nhân từ vô biên của Allah.

Thế giới vô hình trong Kinh Qur'an đầy những thiên thần, quỷ thần và một quỷ sứ. Thiên thần là thư ký và sứ giả của Allah, ghi những hành vi thiện và ác của mỗi người. Bản thể của quỷ thần là lửa, Allah cho hay: “Loài Jinn (ma quái), trước đây ta đã tạo nó ra bằng hơi lửa”[Q. 17:27]. Có một số ít theo Kinh Qur'an nên phục thiện, và thốt lên: “Chúng tôi đã nghe một cuộc xướng đọc (Qur’an) hết sức tuyệt diệu! Nó (Qur’an) hướng dẫn đến chân lý. Bởi thế, chúng tôi tin nơi nó. Và chúng tôi không hội nhập một kẻ nào cùng với Rabb

(Đấng Chủ Tể) của chúng tôi (trong việc thờ phụng)”[Q. 72:1-2]. Đa số bọn Jinn là hung thần, gieo rắc tội ác cho loài người. Iblis là thủ lĩnh bọn hung thần đó, trước kia vốn là một thiên thần có uy quyền, chỉ vì không phục tùng Allah mà biến mình thành hung thần. Bọn này làm cám dỗ con người phạm tội, chống lại với Allah, bằng cách “tô điểm tội lỗi thành xinh đẹp đối với nhân loại trên trái đất và làm cho toàn thể nhân loại lạc đường”[Q. 15:39].

Theo Kinh Qur'an, con người là trung tâm và là chóp đỉnh trong công trình tạo dựng của Allah. Sau khi tạo ra thiên thần, Allah cho thiên thần biết ý định sẽ tạo ra con người: “Ta sắp tạo ra một người làm bằng đất sét khô, lấy từ đất sét nhào nặn được”[Q. 15:28]. Sau khi nặn ra hình hài, Allah hoàn chỉnh con người bằng cách thổi tinh thần của Ngài vào. Và đã có con người hoàn thiện gồm có linh hồn và thể xác. Thể xác được tạo nên từ tự nhiên, linh hồn từ Thượng Đế, nhưng cả hai đều do bàn tay Thượng Đế tạo ra. Sau khi có Adam, Allah tiếp tục tạo ra Eva cho Adam bằng cách lấy một cái xương sườn của Adam mà tạo ra Eva. Hai con người đầu tiên này được tạo dựng để cho nhau. Từ sự cộng tác của hai vị Nguyên tổ, Allah không ngừng tạo tác những con người mới. Linh hồn và thể xác của con người thống nhất với nhau. Linh hồn, là nguyên lý ban sự sống để con người thành một nhân vị. Ở đây thể xác được tạo nên ở mức độ cần thiết để thực hiện linh hồn. Linh hồn cá thể là sản phẩm của Allah chứ không phải là bản chất của Allah. Mặc dầu vậy, Allah vẫn đặt con người cao hơn các tạo vật khác. Khi con người được tạo thành, Allah bắt vạn vật phải phục tùng con người, ngay cả các thiên thần cũng phải quỳ lạy con người, duy chỉ có Iblis là từ chối không quỳ lạy, và do đó nó bị trục xuất ra khỏi vườn trời, bị coi là kẻ ngỗ nghịch [x. Q. 15:29-34].

Kinh Qur'an khẳng định dứt khoát: chết không phải là hết. Linh hồn con người sẽ bước sang một thế giới vô hình gọi là Barzakh, nơi đây họ sẽ được cung dưỡng và sống để chờ đến ngày phục sinh, tiếp đó được xét xử về

hành động tốt và xấu, sau đó, hoặc họ sẽ lên Thiên Đàng hoặc sẽ sa Hoả Ngục tùy theo việc thiện và ác họ đã làm trên thế gian.

Chỉ có Allah mới biết thời gian tận thế. Nhưng có vài dấu hiệu báo trước thời đó sắp đến. Trong những ngày cuối cùng, lòng tin tôn giáo tiêu tan, luân lý suy đồi, hỗn loạn, sẽ có cảnh loạn lạc, những cuộc đại chiến và hạng người sáng suốt chỉ muốn chết cho rảnh. Kèn và tù và sẽ được thổi vang [x. Q. 20:102], mặt trời cuốn lại và biến mất, các vì sao rụng, những quả núi bị di chuyển, mọi vật hoang mang, đại dương dâng trào, các linh hồn được kết đôi (linh hồn nhập vào thể xác), bầu trời bị lột trần, lửa hỏa ngục cháy lên dữ dội, Thiên Đàng được mang tới gần [x. Q. 81:1-13].

Sự mô tả về Thiên Đàng và Hoả Ngục trong Kinh Qur'an gây ấn tượng mạnh mẽ. Vì có nhiều loại tội nặng nhẹ khác nhau, nên Hoả Ngục chia làm bẩy miền, mỗi miền có những hình phạt tương ứng với tội. Có miền nóng cháy da, có miền lạnh đứt ruột, ngay cả những kẻ nhẹ tội nhất cũng phải đi những đôi giầy lửa. Nước uống hoặc là nước sôi hoặc là nước bẩn [x. Q. 7:41; 14:16]. Có lẽ Dante (1265 - 1321) thi hào bậc nhất của Ý, tác giả bộ trường thi “Thần khúc” (Divina Commedia) đã tưởng tượng cảnh hoả ngục theo Kinh Qur'an.

Nhưng trái với Dante, Mohammed mô tả cảnh Thiên Đàng cũng rực rỡ như cảnh Hoả Ngục. Thiên Đàng ở nơi cao ráo, có một khu vườn mênh mông, có suối trong bóng mát; ai được lên cõi cực lạc đó cũng mặc áo gấm thêu, đeo ngọc quý, nằm nghỉ trên giường, có thanh niên mỹ miều hầu hạ, cành cây rủ xuống cho họ hái trái ăn; có suối sữa, suối mật và suối rượu trong những ly bằng bạc mà không thấy sợ. Trong những bữa tiệc đó, họ không phải nghe lời sàm sỡ tục tằn hay gian dối [x. Q. 78:35] mà được ngắm những thiếu nữ “không bị thần hay người phá tân… đẹp như dạ hương lan và san hô… ngực nở nang mà cặp mắt e lệ, lớn” [Q. 37:44-48]. Ngoài những thú vui xác thịt, Thiên Đàng cũng có những thú vui tinh thần, một số người chính đại quang

minh sẽ thích tụng Kinh Qur'an; và mọi người đều được hưởng cái vui tuyệt trần là ngắm mặt Allah. Và chung quanh họ là những thanh niên trẻ hoài. Ai có thể khước từ đựơc những lời khải thị như vậy.

Cũng như lý thuyết của các tôn giáo lớn khác, trong Kinh Qur'an, vũ trụ quan luôn hướng về nhân sinh quan.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng đạo đức trong kinh Qur'an (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)