Mốt số luật ngăn cấm trong Kinh Qur'an

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng đạo đức trong kinh Qur'an (Trang 87)

Là một nội dung của chuẩn mực đạo đức trong Kinh Qur'an, giới luật ngăn cấm đề cập đến những điều mà tín đồ Islam không được vi phạm. Kinh Qur'an có thể coi là một bộ điển lệ cho những điều nên làm và những điều không được phép thực hiện. Công phúc hay tội lỗi phụ thuộc vào việc con người lựa chọn giữa hai điều đó, với lương tâm và lý trí tự do.

Kinh Qur'an quan niệm tội lỗi là sự vi phạm giới luật mà Allah đã thiết lập, gây tổn hại cho tương giao giữa con người với Allah, cũng như gây ra hậu quả xấu cho bản thân và người khác. Những tư tưởng, lời nói và việc làm vi phạm giới luật chỉ bị coi là tội lỗi khi tội nhân ý thức được những điều đó là vi phạm giới cấm, tức là có năng lực nhận thức và điều chỉnh hành vi, có sự hiểu biết về giới cấm; phạm luật cách cố ý (đối ngược với trường hợp phạm luật cách bất khả kháng).

Nguồn gốc của tội lỗi được Kinh Qur'an lý giải là do sự kết duyên của những dục vọng bất chính trong con người với sự xúi giục của Shaytân. Dục vọng, ham muốn trong con người rất đa dạng; có những ham muốn chính đáng, có những dục vọng bất chính; có những ham muốn thuộc lĩnh vực tinh thần, có những khát khao thỏa mãn ham muốn vật chất. Con người được Thượng Đế ban cho tự do để lựa chọn, chiều theo những dục vọng bất chính hay chống lại chúng để thực hiện thánh ý Allah. Con người thực sự bị giằng xé giữa cái thiện và cái ác. Lựa chọn cái thiện là cần thiết nhưng lại rất khó khăn, con người cần có ân sủng của Allah ban xuống cho nhờ gia tăng lòng tin và sự trông cậy phó thác mà tín đồ đặt để nơi Ngài, cùng với quyết tâm lớn lao, “không ai được phú cho cái đó (lòng tốt) ngoại trừ những ai thực sự kiên nhẫn”[Q. 41:35]. Mặt khác, con người luôn có khuynh hướng tìm kiếm sự thoả mãn những ham muốn bất chính, phá vỡ trật tự tự nhiên mà Allah đã thiết lập; điều đó càng dễ thành sự khi mà Shaytân không ngừng cám dỗ và hỗ trợ con người.

Hình phạt do tội lỗi gây ra sẽ được thực hiện theo luật công bằng, nhưng hối nhân sẽ được nhận sự khoan hồng bởi Allah là Đấng Hằng Quay lại Tha Thứ, Rất Mực Khoan Dung. Sự sám hối đòi hỏi ba điều: thứ nhất, kẻ phạm tội phải ý thức điều sai quấy (tội lỗi) đã phạm; thứ hai, y phải chừa bỏ nó; thứ ba, y sẽ không tái phạm trong tương lai. Bản chất con người vốn yếu đuối nên phải thường xuyên kiểm điểm tính tình và hành động của mình và cầu xin Allah giúp đỡ. Allah thấu suốt mọi sự, nếu họ thành thật, Allah Nhân Từ Độ Lượng sẽ tha thứ cho họ.

Các giới luật ngăn cấm trong Kinh Qur'an rất phong phú, liên quan đến quan hệ con người với Allah và con người với con người; tuy chẳng có giới luật nào chỉ điều chỉnh một mối quan hệ, bởi hai quan hệ đó là hai phương diện của một chỉnh thể. Dưới đây, chúng tôi chỉ xin trình bày một số giới luật ngăn cấm cơ bản áp dụng trực tiếp cho quan hệ con người với con người. Mặc dù những giới luật này không được trình bày theo hình thức các Điều Răn trong Kinh Cựu Ước, nhưng nội dung thì cũng xoay quanh những vấn đề cơ bản ấy.

2.2.3.1. Về hình luật

Giống như quan niệm của Do Thái giáo và Kitô giáo, Kinh Qur’an cho rằng: Con người với là tạo vật hoàn hảo nhất mà Allah đã tạo thành. Allah đã đặt con người đứng đầu và cộng tác với Ngài trong việc cai quản vạn vật. Con người là một trợ tá quan trọng nhất của Allah trong kế hoạch đầy yêu thương của Ngài. Mọi sự vi phạm cách bất chính đến con người cũng là xâm phạm đến chương trình của Allah. Nguyên uỷ sự sống của con người ở nơi Allah, Ngài đã dựng nên con người đầu tiên, và không ngừng tạo nên những con người mới thông qua sự cộng tác của người nam và nữ, vì thế chỉ có Allah mới có quyền đặt sự sống chết, mọi hình thức con người tự ý can thiệp vào sự sống và cái chết của đồng loại là hành vi tiếm quyền Allah. Sự tiền định mà Kinh Qur'an đã nhiều lần đề cập nói về chương trình, ý định tốt đẹp mà Allah

dành cho từng con người theo những cách khác nhau để họ sống hạnh phúc và vươn đến hạnh phúc viên mãn. Vậy nên, mỗi cá nhân đã mang trong mình một chương trình, một kế hoạch của Allah, và sự sống của họ cần phải thực hiện sứ mệnh đó để huớng tới mục đich tốt đẹp cho cá nhân, cho đồng loại, và xa hơn cho toàn vũ trụ. Đó là ý muốn của Allah. Nếu con người đi chệch thánh ý của Allah cũng đồng nghĩa với việc con người không làm tròn sứ vụ của mình. Nếu con người giết người vì những lý do không chính đáng, tức là nó đã phá huỷ đi một kế hoạch của Allah nơi người ấy. Vậy nên, một trong những giới luật ngăn cấm quan trọng trong Kinh Qur'an là cấm giết người cách bất chính, bao gồm các trường hợp sau đây.

Một là giết người cách vô cớ. Đây là hình thức giết người mà thủ phạm xuất phát từ động cơ cá nhân chứ không nhân danh Lề Luật và cộng đồng; người bị hại không phạm tội hoặc phạm tội nhưng chưa đáng phải chết. Kinh Qur'an nhiều lần đề cập đến những tính xấu của con người như tham lam, nóng nảy, ích kỷ, ghen ghét…, chúng tạo ra những thị dục bất chính nơi con người. Và khi tiếng nói của lương tâm, sự khuyên bảo của luân lý không thắng được bản ngã, con người có thể làm mọi thứ để thỏa mãn ham muốn của mình mà không từ một thủ đoạn nào, ngay cả việc giết đồng loại của mình. Trong trường hợp này, kẻ giết người ý thức được đầy đủ tính chất của động cơ cũng như sự nguy hiểm và bị ngăn cấm của hành vi nhưng vẫn cố tình phạm tội.

Đối với người bị hại, đó là những người không phạm tội hoặc mức độ phạm tội chưa nghiêm trọng đến độ phải đền mạng. Những trường hợp bị xử tử đã được qui định trong Kinh Qur'an (ngoài ra còn trong Sunma hay Hadith), đó là căn cứ để định ra luật hình. Mọi hình thức xử tử không căn cứ vào giới luật đều bị coi là giết người cách bất chính, và đó là một tội lỗi nghiêm trọng.

Bởi sự sống của con người là quý giá nhất, nên xâm phạm đến quyền được sống của con người cách bất chính, được Kinh Qur'an liệt vào một trong những tội lỗi nghiêm trọng nhất. Mỗi người có một vị trí đặc biệt trong vũ trụ cũng như trong kế hoạch của Allah. Mỗi cá nhân là biểu hiện cho tạo vật hoàn hảo từ bàn tay Allah. Vậy nên, con người phải được nhìn nhận ở khía cạnh nhân vị, con người phải sống với và trong cộng đồng, nhưng con người không tan biến trong cộng đồng. Vì thế, Allah mặc khải rằng: “Ai giết một người (vô tội) trừ phi giết một tên sát nhân hay một kẻ phá hoại trên trái đất, thì như là hắn đã giết toàn thể nhân loại”[Q. 5:32].

Giết người cách vô cớ sẽ bị quả báo theo luật công bằng, thủ phạm có thể phải đền mạng, có thể dùng tiền chuộc mạng (việc này do người thừa kế của người bị hại định đoạt). Đối với những kẻ giết người do không hiểu biết (ngộ sát) nhưng quay lại ăn năn sám hối thì được tha. “Và người nào vì lỗi lầm đã giết một người có đức tin thì phải phóng thích một người nô lệ có đức tin và bồi thường nhân mạng cho gia đình người chết… Nhưng nếu người chết thuộc đám dân đang thù nghịch với các người và y là một người có đức tin thì việc phóng thích một người nô lệ có đức tin là đủ. Nhưng nếu nạn nhân là người thuộc đám dân mà các người đã ký một Hiệp Ước (Hoà Bình) với họ thì phải trả cho gia đình nạn nhân tiền bồi thường nhân mạng cùng với việc phóng thích một nô lệ có đức tin. Đối với phạm nhân nào không có phương tiện để bồi thường thì phải nhịn chay “siyân” hai tháng liên tục”[Q. 4:92]. Đối với những kẻ giết người cách vô cớ mà không biết ăn năn hối cải, thì không chỉ bị trừng phạt ở đời này mà còn bị lửa Hoả Ngục thiêu đốt.

Một hình thức giết người khác mà Kinh Qur'an lên án đó là phá thai. Khi Allah tạo tác một con người mới bằng sự kết hợp người nam và người nữ, Ngài đã ban cho sinh linh đó đầy đủ các đặc tính của một con người. Như vậy, dù chưa ra đời nhưng thai nhi đã là một con người, hơn nữa lại là một con người hoàn toàn vô tội. Việc giết thai nhi không chỉ là phạm vào việc giết

người vô tội, là sự tiếm quyền của Allah (bởi chính Allah mới tạo ra con người ấy, cũng chính Ngài mới có quyền định đoạt sự sống chết), mà giết thai nhi là đã vi phạm đến một trong những quyền cao quý nhất của con người là quyền được sống; giết thai nhi cũng thể hiện sự ích kỷ, thiếu trách nhiệm và vô nhân của bậc làm cha mẹ. Vậy nên, Kinh Qur'an nhắc nhở những bậc làm cha mẹ chớ giết con vì bất cứ lý do gì, vì Allah ban ân lộc cho chúng [x. Q. 17: 31]. Kinh Qur'an không nhắc đến luật hình dành cho tội này, nhưng toà án lương tâm sẽ phán xử và trừng phạt tội nhân; hơn nữa, Allah là Đấng thấu suốt mọi sự, kẻ thực hiện hành vi tội lỗi này sẽ bị trừng phạt theo lẽ công bằng.

Mỗi người không chỉ không được phép giết người khác mà cũng không được tùy tiện huỷ hoại sự sống của mình, tức không được tự tử. Con người không những phải tôn trọng sự sống của người khác mà còn phải tôn trọng sự sống của mình. Một cộng đồng sống động khi sự sống động đó hiện hữu nơi từng cá nhân, một chương trình cho toàn nhân loại được thực hiện khi mỗi cá nhân chu toàn bổn phận của mình. Kinh Qur'an cho rằng, Allah tạo ra con người để nó được sống và sống dồi dào. Vậy nên, tự tử là hành vi cắt đứt đi mối liên hệ của con người với Thượng Đế, là hành động chống lại kế hoạch của Tạo hoá, phủ nhận trách nhiệm với bản thân và tha nhân. Do đó Allah phán rằng: “Không một người nào tự nhiên chết nếu không có phép của Allah theo tuổi thọ đã được ghi sẵn”[Q. 3:145]. Hành vi “tự huỷ” không chỉ là tiếm quyền Allah mà còn là hành vi gây nguy hiểm cho người khác, bởi kẻ không trân trọng sự sống của mình cũng là kẻ có nguy cơ đe doạ sự sống của người khác. Vậy nên, mỗi người phải biết yêu quý sự sống của mình cách hài hoà để sự sống của người khác cũng được tôn trọng.

Sự sống là cái quý giá nhất, nhưng Kinh Qur'an phân biệt sự sống đời này và sự sống đời sau, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Cuộc sống trần thế tuy ngắn ngủi, tạm bợ nhưng là sự chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cửu. Theo

sự tiền định của Allah, con người phải chu toàn bổn phận của mình nơi cuộc sống trần gian từ khi sinh ra cho đến lúc chết để được lên Thiên Đàng. Ngoài ra, Allah cũng đặt vào trong tâm hồn tín đồ sứ mệnh làm sáng danh Ngài bằng cách thức đặc biệt, đó là tử vì đạo. Tử vì đạo là hành vi mà tín đồ từ bỏ sự sống thân xác nơi trần thế để làm chứng cách hùng hồn nhất cho chính nghĩa của Allah, với niềm hy vọng dồi dào vào phần thưởng nơi Thiên Đàng. Kẻ tử vì đạo là kẻ dám chết cho một lẽ sống mà mình lựa chọn, đó là cách thức tìm kiếm sự bất tử nơi Allah bằng hành vi tự huỷ. Và Allah hứa cho những anh hùng tử đạo được lên thẳng Thiên Đàng. Như vậy, sự sống của bản thân vốn là cái quý giá, và con người với bản năng sống của mình sẵn sàng làm mọi cái để bảo tồn sự sống của mình; nhưng, con người cũng chứa đựng trong mình khát vọng tìm kiếm cái cao quý hơn trong cuộc sống bản thân nơi trần thế, khát vọng vươn lên khỏi cái thực tại, sẵn sàng hi sinh cho lý tưởng cao đẹp với kỳ vọng sự hi sinh ấy đem lại giá trị tốt nhất cho bản thân và tha nhân. Nghĩa cử này là nét đẹp không chỉ của Islam mà còn thấy nơi nhiều tôn giáo và các nền văn hoá khác, trong đó có nền văn hoá của Dân tộc ta.

Ngoài ra, những trường hợp giết người không nằm trong phạm vi cấm của giới luật này như xử tử cách công bằng những kẻ vi phạm lề luật đáng tội chết, những kẻ thờ đa thần cứng đầu không chịu hối cải, kẻ bội giáo, kẻ có nguy cơ chống Islam. Việc xử tử trong những trường hợp đó là nhân danh Lề luật và làm theo thánh ý của Allah; để bảo vệ cộng đồng, ngăn chặn cái ác, tạo môi trường tốt cho công lý được thực hiện.

Cùng với tội giết người cách bất chính, Kinh Qur'an cũng lên án gay gắt một thứ tội lỗi đó là tội tà dâm.

2.2.3.2. Luật cấm tà dâm

Tà dâm, theo định nghĩa của thần học Islam, là hành vi tội lỗi bắt nguồn từ sự thoả mãn nhu cầu tình dục cách bất chính hay quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Tà dâm không chỉ làm băng hoại các mối quan hệ xã hội mà còn

làm tổn hại đến bản nguyên thánh thiêng trong con người. Theo Kinh Qur'an, sự hấp dẫn về tình dục là biện pháp Allah dùng để kết hợp cách tự nhiên giữa người nam và người nữ trong đời sống vợ chồng nhằm sinh sản con cái, duy trì và phát triển nòi giống. Nhưng nếu con người lạm dụng điều đó, chỉ để thoả mãn ham muốn nhục dục của bản thân hay tìm sự thoả mãn ngoài đời sống hôn nhân, bị coi là hành vi bất chính hay còn gọi là tội tà dâm.

Luân lý tùy thuộc khí hậu một phần; ở Ả-rập, trời rất nóng, có lẽ làm cho tính dục phát triển sớm và mãnh liệt, cho nên phải khoan hồng ít nhiều với cánh đàn ông lúc nào cũng bừng bừng lửa dục. Luật pháp Islam nhằm giảm sự cám dỗ ở ngoài hôn nhân và tăng sự tự do ở trong hôn nhân. Kinh Qur'an xếp bốn loại hành vi sau đây vào tội tà dâm.

Thứ nhất là quan hệ tình dục trước hôn nhân. Kinh Qur'an qui định đời sống vợ chồng chỉ hợp pháp khi đôi nam nữ phải trải qua những nghi lễ bắt buộc. Trước khi lập gia đình, phụ nữ phải giữ trinh tiết, đàn ông phải chế dục, và sự nhịn ăn khi trai giới giúp họ giữ được đức độ. Năng lực kìm hãm cám dỗ của thân xác phản ánh mức độ trưởng thành nhân bản của con người trong sư tuân phục Thượng Đế. Mohammed thường mỉa mai bọn đàn ông không chế ức được dục tình, ông coi đàn bà là cái hoạ ghê gớm nhất cho đàn ông, và cho rằng đại đa số phụ nữ sẽ phải xuống Địa Ngục. Thượng Đế yêu cầu những người có đức tin thì cấm gian dâm cả nam lẫn nữ, nhưng nếu điều xấu xa đó xảy ra thì “người đàn ông phạm tội gian dâm không được kết hôn với ai khác ngoài người đàn bà phạm tội thông dâm hoặc người đàn bà thờ đa thần. Và người đàn bà phạm tội gian dâm không được kết hôn với ai ngoài người đàn ông phạm tội thông dâm hoặc người đàn ông thờ đa thần”[Q. 24:3]. Bởi “gian phụ xứng đôi với gian phu và gian phu xứng đôi với gian phụ”[Q. 24:26]. Ngoài ra họ còn có thể bị đánh đòn, và sự khinh bỉ của cộng đồng dành cho họ là điều không tránh khỏi. Chúng còn phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của Allah.

Thứ hai là ngoại tình, tức là quan hệ tình dục giữa hai người khác phái trong đó ít nhất một người đã kết hôn. Nếu người chồng phát hiện vợ ngoại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng đạo đức trong kinh Qur'an (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)