Thuyết nhân quả Phật giáo trong văn học dân gian Việt Nam

92 1.5K 6
Thuyết nhân quả Phật giáo trong văn học dân gian Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =========== HOÀNG THỊ HUẾ THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.03.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ HUẾ THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Mã số : 60 22 03 01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận văn Hoàng Thị Huế LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ gia đình, các thầy, cô giáo, các trung tâm thư viện, bạn bè đồng nghiệp cùng các ban ngành có liên quan. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới GS. TS. Nguyễn Hùng Hậu. Thầy đã rất quan tâm, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người đã luôn sát cánh giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù đã cố gắng hết sức mình nhưng vì năng lực của bản thân còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy, cô và bạn đọc góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng…….năm 2014 Hoàng Thị Huế MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 5 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6 6. Đóng góp mới của luận văn 6 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7 8. Kết cấu của đề tài 7 NỘI DUNG 8 CHƢƠNG 1: THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO VÀ VÀI NÉT VỀ KHO TÀNG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 8 1.1 Thuyết nhân quả của Phật giáo 8 1.1.1 Một vài nét về Phật giáo 8 1.1.2. Nội dung thuyết nhân quả của Phật giáo 13 1.2. Vài nét về kho tàng văn học dân gian Việt Nam 29 1.2.1. Khái niệm văn học dân gian 29 1.2.2. Đặc trưng và hình thức của văn học dân gian Việt Nam 31 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO TRONG KHO TÀNG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 35 2.1. Nội dung thuyết nhân quả Phật giáo trong ca dao, tục ngữ 35 2.1.1. Vài nét về ca dao, tục ngữ 35 2.1.2. Nhân quả với quá trình lao động sản xuất trong ca dao, tục ngữ 38 2.1.3. Nhân quả đối với hôn nhân và gia đình trong ca dao, tục ngữ 42 2.1.4. Nhân quả với việc nhận định về con người và việc đời 48 2.2. Nội dung thuyết nhân quả Phật giáo trong một số truyện cổ tích 55 2.2.1. Khái quát về truyện cổ tích 55 2.2.2. Biểu hiện thuyết nhân quả Phật giáotrong một số câu truyện cổ tích 57 2.3. Ý nghĩa của những biểu hiện thuyết nhân quả Phật giáo trong việc giáo dục đạo đức đối với con ngƣời Việt Nam hiện nay 67 2.3.1. Ý nghĩa định hướng lối sống nhân đạo và tấm lòng khoan dung vị tha 67 2.3.2. Tính nhân văn hướng thiện 70 2.3.3. Giáo dục nhân quả với đạo Hiếu trong gia đình Việt Nam 72 2.3.4. Giáo dục nhân quả với các mối quan hệ của con người trong xã hội 76 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VI trước công nguyên. Ngọn đuốc trí tuệ của đức Phật thắp lên cách đây hơn 25 thế kỉ qua vẫn tiếp tục soi sáng cho chúng ta ngày nay. Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo với tinh thần bình đẳng từ bi đã ăn sâu vào nếp sống và tư duy của người dân trở thành những giá trị tinh thần vô giá, góp phần tạo nên những nét đặc sắc của đạo đức dân tộc và văn hóa tâm linh người Việt. Hơn bao giờ hết, giáo lý của Phật giáo đã được dân tộc Việt Nam tiếp nhận một cách dễ dàng bởi tính thiết thực và gần gũi trong đời sống sinh hoạt thường nhật. Tư tưởng triết lý của Phật giáo đã thấm nhuần tinh thần dân tộc Việt Nam. Một trong những giáo lý rất gần gũi với người Việt Nam chính là thuyết nhân quả. Nó đã ăn sâu vào hệ tư tưởng của mọi tầng lớp, mọi người dân Việt Nam. Nó không chỉ ảnh hưởng trên lý thuyết thông qua những bài giảng, qua kinh sách mà đã được thể hiện rõ nét qua cách sống, qua ý thức thực hành một cách tự nhiên, trở thành một bản năng vốn có của con người. Khi đã hiểu được giáo lý của thuyết nhân quả thì trong mỗi hành động, mỗi việc làm bản thân chúng ta sẽ có ý thức cao hơn để tạo ra kết quả cao nhất, tránh những hậu quả không tốt về sau. Đồng thời, biết chế ngự mọi bất hạnh, ngăn ngừa những điều ác để xua tan cái nghiệp quả luân hồi cho kiếp sau, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và cho toàn xã hội. Trong một xã hội, nếu ai cũng yêu thương, sống chan hòa, đối xử đúng mực với nhau, không làm điều ác, làm điều gì cũng xuất phát từ cái thiện, luôn đặt điều nhân nghĩa lên trên thì xã hội sẽ tốt đẹp biết bao. Đó chính là mục tiêu và mơ ước mà nhà Phật luôn hướng tới. Ngày nay, nước ta đang trong thời kì hội nhập với thế giới, phát triển nền kinh tế thị trường. Do vậy, thời cơ tạo ra là vô cùng to lớn nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều thách thức đặt ra cần phải chú trọng giải quyết. Ta 2 thấy rằng, xã hội trở nên mất cân đối giữa đời sống tinh thần và vật chất. Nền khoa học thì phát triển mạnh mẽ như vũ bão, trong khi đó thì đời sống đạo đức con người ngày càng trở nên suy thoái. Tôn ty trật tự, luân lý đạo đức trong gia đình cũng như ngoài xã hội không còn nét đẹp truyền thống như xưa, mà dường như còn bị xem nhẹ. Một bộ phận giới trẻ ngày nay xem chuẩn mực đạo đức như một định kiến cổ hủ phong kiến. Đó chính là những dấu hiệu rõ nhất cho thấy sự suy thoái của nền đạo đức trong thời đại mới. Trước những thực trạng ấy, vấn đề giáo dục đạo đức thông qua giáo dục con người nhận biết và tin sâu giáo lý nhân quả càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Qua đó, học thuyết nhân quả của Phật giáo có một vai trò rất lớn không chỉ với con người Việt Nam nói chung mà nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giới trẻ nói riêng. Và để giáo lý nhân quả đi sâu và trong ý thức của mọi người thì không chỉ bằng những lý luận, giáo lý trong sách vở mà cần thấy rằng Phật giáo đã du nhập vào nước ta từ rất sớm, chính vì thế ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người dân Việt Nam là rất lớn, nó được ông cha ta đúc kết lại trong kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú và đa dạng. Thông qua những câu ca dao, tục ngữ hay những câu chuyện thần thoại, cổ tích cha ông ta luôn thể hiện những tư tưởng nhân quả rất sâu sắc, đó là tư tưởng “ở hiền gặp lành”, “gieo nhân nào gặt quả ấy”, hay “gieo gió gặt bão”, “ác giả ác báo”… Những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao tục ngữ chính là những ví dụ sinh động nhất, dễ hiểu nhất đưa các thế hệ người Việt hiểu rõ hơn về thuyết nhân quả của Phật giáo, từ đó hình thành nên những giá trị đạo đức tốt đẹp cho bản thân mình, làm giàu thêm truyền thống văn hóa của dân tộc. Do vậy, không chỉ học giáo lý thuyết nhân quả của Phật giáo mà chúng ta hãy kết hợp với những tác phẩm, những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện cổ tích trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Có như vậy giáo lý của thuyết nhân quả mới lan rộng và thấm sâu vào mỗi người dân Việt. Phật giáo ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt nói chung, trong đó thuyết nhân quả là thuyết chủ yếu bao trùm 3 ảnh hưởng đến con người Việt Nam.Vì vậy thuyết nhân quả của Phật giáo ảnh hưởng sâu đậm trong lối sống, tư duy, cách ứng xử của người Việt Nam. Hiện nay, thuyết nhân quả của Phật giáo có ý nghĩa nhất định trong việc răn đe con người trước hành vi tội lỗi và cái ác. Do đó việc nghiên cứu thuyết nhân quả trong kho tàng văn học dân gian là một điểm độc đáo của tư tưởng Phật giáo ở Việt Nam. Qua đó ta thấy văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam hòa trộn nên việc bóc tách thể hiện trong văn học dân gian không chỉ là vấn đề khoa học lý thú mà còn có ý nghĩa giáo dục con người trong thực tiễn. Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Khi nghiên cứu về những triết lý của Phật giáo, đã có nhiều cuốn sách và công trình khoa học nghiên cứu các khía cạnh thuyết nhân quả của Phật giáo cũng như ý nghĩa thực tiễn của nó đối với cuộc sống mỗi người Việt Nam. Trong cuốn sách Phật học Phổ thông của hòa thượng Thích Thiện Hoa đã đề cập đến nhiều khía cạnh của thuyết nhân quả. Ở đây, ông đã trình bày rõ ràng các đặc tính của nhân và quả, nhân quả trong thực tế: chi phối tất cả vũ trụ vạn hữu, không có một vật gì, sự gì, động vật hay thực vật cũng không thoát khỏi luật nhân quả. Tức là, nhân quả có trong cả những vật vô tri, vô giác, có trong cả động vật, thực vật và tất cả chúng sinh, không một sự vật nào là không có nhân quả. Đặc biệt, qua đây chúng ta còn thấy được những lợi ích đạt được nếu như hiểu được và áp dụng luật nhân quả: nó tránh cho ta những mê tín dị đoan, những tin tưởng sai lầm vào thần quyền “vạn vật do một vị thần sinh ra và uy quyền thưởng phạt muôn loài”, nó đem lại cho ta lòng tin tưởng vào chính bản thân cá nhân mình khi họ biết rằng cuộc đời mình là do nghiệp nhân quả của mình tạo nên, là người tự xây dựng đời mình thì phải tin tưởng vào mình để sống tốt hơn và khi họ đã hiểu rõ được luật 4 nhân quả thì không còn thấy chán nản hay trách móc bất kì ai nữa mà tự tìm ra lối thoát cho mình. Hay trong đề tài “Nhân quả, luân hồi, nghiệp báo và tổ ấm Việt Nam” trích trong Đạo Phật và dòng sử Việt của Thích Đức Nhuận chúng ta cũng thấy rõ hơn được người Việt Nam xưa và nay vẫn luôn có một lối sống lạc quan, yêu đời thanh nhàn trong tư tưởng, nội tâm trước những sóng gió cuộc đời. Đó chính là họ nhận thức được quy luật nhân quả vẫn luôn thường nhật trong mọi mặt của đời sống con người. Qua đó chúng ta thấy được tác giả đã khẳng định con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn thể hiện tính đại đoàn kết dân tộc ngay từ thời kì dựng nước và giữ nước. Những con người Việt Nam thời đó họ đã nhìn về các tấm gương anh hùng thời đại trước để tiếp nối cho sự nghiệp xây dựng ngày mai của đất nước. Và một trong những cuốn sách thể hiện rõ nét, sâu sắc và đầy đủ nhất mà chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là cuốn “Luận về nhân - quả” của tác giả Thích Chân Quang. Đây không phải là quyển sách đọc một lần, bởi càng đọc chúng ta càng thấm thía sâu sắc hơn khi nhìn lại cuộc đời mình, càng đọc chúng ta càng thấy cần tạo cho mình một lối sống an vui và hạnh phúc chân thật, càng đọc chúng ta càng thấy đường “giải thoát” của đạo Phật không phải là khó đi. Ở đây tác giả Thích Chân Quang đã chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng cuộc sống của mình có hạnh phúc hay đau khổ đều do nghiệp ở chính mình tạo nên, chúng ta sẽ thấy nhân đâu quả đó, do vậy chúng ta sẽ hướng tâm mình đến chân - thiện - mỹ. Không những thế còn cho chúng ta thấy lợi ích thiết thực bằng cách vượt qua tất cả đau khổ, phiền não thường xảy ra trong cuộc đời. Và đọc Luận về nhân quả mỗi người chúng ta sẽ không làm những điều ác, luôn luôn tăng trưởng những điều lành, nhờ thế cuộc đời của họ sẽ đạt được an vui và hạnh phúc. Và điều quan trọng là con người sẽ thoát ly được thế giới thần linh, không còn cảm thấy sợ hãi, lo ngại về thế giới quỷ thần trong chốn tinh thần của họ. [...]... học dân gian Việt Nam 2.1 Nội dung thuyết nhân quả Phật giáo trong ca dao, tục ngữ 2.2 Nội dung thuyết nhân quả Phật giáo trong một số truyện cổ tích 2.3 Ý nghĩa của những biểu hiện thuyết nhân quả Phật giáo trong việc giáo dục đạo đức đối với con người Việt Nam hiện nay 7 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO VÀ VÀI NÉT VỀ KHO TÀNG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 1.1 Thuyết nhân quả của Phật giáo. .. đến Phật giáo và văn học dân gian Việt Nam 8 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 5 tiết Chương 1: Thuyết nhân quả Phật giáo và vài nét về kho tàng văn học dân gian Việt Nam 1.1 Thuyết nhân quả của Phật giáo 1.2 Vài nét về kho tàng văn học dân gian Việt Nam Chương 2: Một số biểu hiện của thuyết nhân quả Phật giáo trong kho tàng văn học. .. hợp lí nhất: dân là quần chúng nhân dân, gian là giữa, văn học dân gian là văn học nảy sinh trong tầng lớp quần chúng nhân dân Văn học dân gian là một bộ phận hợp thành của văn hóa dân gian và văn nghệ dân gian Cùng với văn học viết, văn học dân gian là một trong hai bộ phận lớn tạo nên nền văn học dân tộc Như vậy: Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động,... tổng thể văn hóa dân gian và văn học dân gian? Văn hóa dân gian còn được gọi là trí khôn của nhân dân Đó là sự tổng hợp toàn bộ văn hóa tinh thần (gồm văn nghệ dân gian, lễ hội dân gian, tín ngưỡng dân gian ) và một số loại văn hóa vật chất của nhân dân Văn nghệ dân gian bao gồm những loại hình nghệ thuật dân gian thuộc tổng thể bức tranh văn hóa dân gian (gồm có điêu khắc dân gian, hội họa dân gian, ... trước Từ đó suy nghiệm ra, luật nhân quả chi phối cả vũ trụ nhân sinh 1.2 Vài nét về kho tàng văn học dân gian Việt Nam 1.2.1 Khái niệm văn học dân gian Văn học dân gian xuất hiện ngay từ khi chưa có văn học viết Nó chính là toàn bộ nền văn học sơ khai của mỗi dân tộc Đến khi văn học viết xuất hiện thì văn học dân gian tạo thành một trong hai bộ phận của nền văn học dân tộc Hai bộ phận đó vừa song... nhu cầu cần tìm hiểu hơn về thuyết nhân quả trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam 3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: 5 Luận văn phân tích biểu hiện thuyết Nhân quả Phật giáo trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam và phần nào làm rõ ý nghĩa của nó trong việc giáo dục đạo đức đối với con người Việt Nam hiện nay * Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nghiên cứu luận văn cần giải quyết một số... Trình bày nội dung thuyết nhân quả của Phật giáo và giới thiệu qua về kho tàng văn học dân gian Việt Nam - Phân tích một số biểu hiện thuyết nhân quả của Phật giáo trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam và ý nghĩa trong việc giáo dục đạo đức đối với con người Việt Nam hiện nay 4 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của công trình này là những quan điểm, nguyên lý trong chủ nghĩa duy... lẫn nhau.Ở Việt Nam, do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt trong quá khứ văn học dân gian luôn luôn đóng vai trò là ngọn nguồn nuôi dưỡng văn học viết Văn học dân gian có nhiều tên gọi khác nhau Ví dụ như: văn học bình dân, tên gọi này gợi ra tác giả của văn học dân gian là tầng lớp bình dân, những người lao động; văn học truyền miệng nói lên phương thức lưu truyền Nhưng tên gọi văn học dân gian là hợp... thuật dân gian, âm nhạc dân gian, văn học dân gian ) Văn học dân gian là một bộ phận của văn hoá dân gian, đây là sản phẩm tinh thần của người bình dân nảy sinh trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh chống lại thiên tai, đấu tranh chống giặc ngoại xâm Văn học dân gian gắn bó với mọi mặt sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần của nhân dân trong toàn bộ lịch sử và tiếng nói trực tiếp của nhân dân. .. kho tàng văn học dân gian Việt Nam qua ca dao, tục ngữ, một số truyện cổ tích tiêu biểu 6 Đóng góp mới của luận văn - Đề tài phân tích những biểu hiện của thuyết nhân quả của nhà Phật trong văn học dân gian Việt Nam hay nói cách khác phân tích văn học dân gian Việt Nam trên khía cạnh thuyết nhân quả - Trình bày có hệ thống, nhiều khía cạnh một số vấn đề đạo đức dưới góc độ triết học 6 7 Ý nghĩa lý luận . thuyết nhân quả của Phật giáo trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: khảo sát một số biểu hiện thuyết nhân quả của Phật giáo trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. dung thuyết nhân quả của Phật giáo và giới thiệu qua về kho tàng văn học dân gian Việt Nam. - Phân tích một số biểu hiện thuyết nhân quả của Phật giáo trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. 1: THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO VÀ VÀI NÉT VỀ KHO TÀNG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 8 1.1 Thuyết nhân quả của Phật giáo 8 1.1.1 Một vài nét về Phật giáo 8 1.1.2. Nội dung thuyết nhân quả của Phật

Ngày đăng: 07/07/2015, 01:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan