8. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Khái niệm văn học dân gian
Văn học dân gian xuất hiện ngay từ khi chưa có văn học viết. Nó chính là toàn bộ nền văn học sơ khai của mỗi dân tộc. Đến khi văn học viết xuất hiện thì văn học dân gian tạo thành một trong hai bộ phận của nền văn học dân tộc. Hai bộ phận đó vừa song song tồn tại, vừa biến đổi và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.Ở Việt Nam, do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt trong quá khứ văn học dân gian luôn luôn đóng vai trò là ngọn nguồn nuôi dưỡng văn học viết.
Văn học dân gian có nhiều tên gọi khác nhau. Ví dụ như: văn học bình dân, tên gọi này gợi ra tác giả của văn học dân gian là tầng lớp bình dân, những người lao động; văn học truyền miệng nói lên phương thức lưu truyền. Nhưng tên gọi văn học dân gian là hợp lí nhất: “dân” là quần chúng nhân dân, “gian” là giữa, “văn học dân gian” là văn học nảy sinh trong tầng lớp quần chúng nhân dân.
Văn học dân gian là một bộ phận hợp thành của văn hóa dân gian và văn nghệ dân gian. Cùng với văn học viết, văn học dân gian là một trong hai bộ phận lớn tạo nên nền văn học dân tộc. Như vậy: “Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời kì công xã nguyên thuỷ, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các chế độ
Từ ngàn xưa, Phật giáo đã tô bồi văn hóa cho đất nước ta, đã trở thành văn hóa của dân tộc ta. Như vậy, tất nhiên Phật giáo đã cung cấp cảm hứng, đã là nguồn cội chính của sáng tạo và truy nhận tập thể trong việc hình thành kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Văn học dân gian có vị trí như thế nào trong bức tranh tổng thể văn hóa dân gian và văn học dân gian?
Văn hóa dân gian còn được gọi là trí khôn của nhân dân. Đó là sự tổng hợp toàn bộ văn hóa tinh thần (gồm văn nghệ dân gian, lễ hội dân gian, tín ngưỡng dân gian...) và một số loại văn hóa vật chất của nhân dân. Văn nghệ dân gian bao gồm những loại hình nghệ thuật dân gian thuộc tổng thể bức tranh văn hóa dân gian (gồm có điêu khắc dân gian, hội họa dân gian, mĩ thuật dân gian, âm nhạc dân gian, văn học dân gian...). Văn học dân gian là một bộ phận của văn hoá dân gian, đây là sản phẩm tinh thần của người bình dân nảy sinh trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh chống lại thiên tai, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Văn học dân gian gắn bó với mọi mặt sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần của nhân dân trong toàn bộ lịch sử và tiếng nói trực tiếp của nhân dân. Có thể nói văn học dân gian chính là bộ “bách khoa toàn thư” vĩ đại, là nơi kết tinh rực rỡ những tri thức, tài năng nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của nhân dân. Do vậy, đối với nhân dân ở tất cả các thời đại đã qua, văn học dân gian là nơi học có thể tìm được những kinh nghiệm thực tiễn để vận dụng vào lao động, chinh phục thiên nhiên, vào đấu tranh xã hội, và cả nững bài học đạo lý, những kinh nghiệm ứng xử,... Không những thế, đối với thế hệ trẻ chúng ta ngày nay, văn học dân gian góp phần giúp chúng ta nhận thức một cách đúng đắn, toàn diện lịch sử của nhân dân ta, đất nước ta, dân tộc ta trong quá khứ để từ đó hiểu được nhân dân ta , dân tộc ta trong giai đoạn cách mạng hiện đại.
M.Gorki- nhà văn Nga vĩ đại) nuôi dưỡng nên văn học dân tộc. Nhiều thể loại văn học viết Việt Nam hình thành trên cơ sở kế thừa có phát triển những thể loại văn học dân gian nhờ vào tài năng nghệ thuật của các nghệ sĩ bậc thầy. “Nếu không có thể thơ lục bát được hình thành và đào luyện từ trong ca dao – dân ca thì không thể có Truyện Kiều của Nguyễn Du. Không có kho tàng truyện cổ tích cực kì phong phú, đa dạng thì không thể có những Truyện kì mạn lục của Nguyễn Dữ, những Thánh Tông di thảo và ngay cả không ít truyện ngắn hiện đại đẫm chất huyền thoại. Nhiều nhà văn, nhà thơ lớn khác của dân tộc đã học tập, tiếp thu những hiện tượng nghệ thuật, những cốt truyện, những thi liệu và nhất là cách nhìn nhận và cảm nghĩ về con người và cuộc sống trong văn học dân gian truyền thống để tạo nên tác phẩm của họ.” [78, tr. 16]