Giáo dục nhân quả với các mối quan hệ của con người trong xã hội

Một phần của tài liệu Thuyết nhân quả Phật giáo trong văn học dân gian Việt Nam (Trang 82 - 92)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.4. Giáo dục nhân quả với các mối quan hệ của con người trong xã hội

xã hội

Xuất phát từ “dịch”, “vô thường”, người phương Đông cho rằng không có gì là trường tồn, đứng yên mà vạn vật luôn vận động, biến đổi không ngừng. Vì vạn vật sinh sinh, hoá hoá, sắc sắc, không không nên cái ta thấy được chỉ là những mối liên hệ của các sự vật với nhau.

Để chỉ những mối liên hệ, Phật giáo có luật nhân quả. Nhân quả là chỉ mối quan hệ phổ biến mọi sự vật, hiện tượng. Không có cái tôi độc lập, không có thế giới tách rời “cái tôi, không có “cuộc sống” tách rời - tất cả những cái đó là những tương tác chặt chẽ và chỉ bị tách rời nhau trong tưởng tượng. Do vậy mà người phương Đông nói chung, người Việt Nam theo đạo Phật nói riêng thường để ý nhiều đến mối quan hệ, chủ yếu cảm tính, đạo đức nên nhiều người nhìn nhận sai lệch, có tính chủ quan duy ý trí. Do đó, cuộc sống người Việt Nam thường chú ý nhiều đến quan hệ họ hàng, làng xóm, xã hội sao cho khôn khéo, tế nhị.

Thuyết nhân quả của Phật giáo đã chỉ ra rằng: con người tự chịu trách nhiệm về hạnh phúc hay khổ đau bằng hành vi của chính mình chứ không phải do may rủi, định mệnh hay thần linh trừng phạt. Giá trị của thuyết nhân quả này chính là việc khẳng định con người làm chủ được cuộc sống của mình, đặt con người vào đúng vị trí, vai trò của nó trong xã hội. Trên cơ sở đó, đạo dức Phật giáo giúp con người phát huy hết những đặc tính ưu việt, giảm thiểu những nhân tố đưa tới dự bất lợi cho bản thân, gia đình, xã hội. Điều này cũng có nghĩa là đối tượng của giáo dục Phật giáo là con người trong các hoàn cảnh sống của chính mình. Vượt qua ngoài sự phân biệt chủng tộc, ranh giới địa lý hay văn hóa, giáo dục Phật giáo lấy con người trong các mối quan hệ xã hội làm đối tượng cũng như mục đích. Chính vì thế, giáo dục

hoàn thiện, tự mình đứng lên, không cầu cạnh hay bất cứ một áp lực nào khi bản thân đang là chủ nhân của chính mình thực sự. Bởi vì, một khi đánh mất giá trị làm bản thân, con người dễ dàng bị cám dỗ trước những cạm bẫy của đạo đức suy thoái. Khi đặt con người ở vị trí trung tâm của học thuyết, Phật giáo cũng đồng thời khẳng định những giá trị mang tính nhân văn chứa đựng trong thuyết nhân quả của Phật giáo.

Chính vì thế mà khi đã hiểu rõ được lý thuyết nhân quả thì giữa những con người với nhau trong xã hội có một cách cư xử đúng mực, chất phát, nhân từ trong các mối quan hệ. Khi họ hiểu rằng ở ngay trong chính bản thân của mỗi người đều có những điểm chung như luôn mong muốn, ước ao về một cuộc sống tốt đẹp. Một cuộc sống mà ở nơi đó không còn chiến tranh, không có áp bức, không có tranh giành hơn thua... mà chỉ có những con người yêu thương nhau đối xử, quý trọng nhau như chính họ yêu thương quý trọng bản thân mình. Thì lúc đó, mỗi người họ sẽ biết phải quý trọng những gì mình có và phải sống như thế nào là tốt nhất đối với cuộc sống của họ. Bởi vì sự đời cho chúng ta thấy rõ một điều rằng, nhân quả ở mỗi một con người không chỉ xảy đến chỉ riêng người đó mà còn là sự liên quan, ảnh hưởng và chi phối nhiều vấn đề của những người khác nữa. Điều đó quy định cho mỗi người khi làm gì, nói gì cần có suy nghĩ cho sự an nguy, vinh nhục của những người khác: người thân trong gia đình, những người bạn, anh em tốt, những đồng nghiệp sát cánh bên mình… có thể là những kết quả tốt đẹp do chính mình làm nên nhưng cũng có thể là những hậu quả khó lường mà có liên can đến họ.

Bởi vậy khi nói đến các mối quan hệ trong xã hội, con người luôn là tâm điểm của mọi vấn đề. Giáo dục nhân quả ở đây là làm cho mọi người hiểu và thấy được tầm quan trọng to lớn khi áp dụng luật nhân quả trong bản thân một người đến với nhiều người. Để cho mỗi người hiểu được rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu như không có người thân, không có ai bên mình sẻ chia buồn vui. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc khi người khác có niềm vui, thấy buồn khi người ta đau khổ, thấy cô đơn khi người ta

đơn độc… “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đó vẫn là chân lý sáng ngời trong tư tưởng trọng tình, trọng nghĩa của người Việt Nam ta.

Chẳng những thế nhà thơ Tố Hữu – người chiến sĩ cộng sản đã từng nói:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế Người với người sống để yêu nhau”

[ 38, tr.820]

thì tại sao mỗi chúng ta, được sinh ra chung kiếp con người không yêu thương, đùm bọc nhau bằng chính lương tâm, lòng thành thật của mình và nâng đỡ nhau cùng tiến bộ. Cuộc sống không phải chỉ là một đường thẳng đi lên là nhìn thấy đích, cũng không phải là một cái bẫy giăng để chờ người ta sa vào rồi kết tội. Cuộc sống là những gì thường ngày ta nhận thấy: mỗi ngày là mỗi điều khám phá, ta chỉ có thể sống và đối chọi từng ngày với những gì ta gặp phải: đau khổ, sung sướng thì mới hiểu hết được những gì cuộc sống ban tặng. Tất cả những thứ đó là nguyên nhân của sự luân hồi nhân quả trong mỗi con người mà Phật giáo đã khuyên dạy rất rõ như một quy luật của cuộc sống trường tồn mọi thế kỉ.

Ý nghĩa nghiệp, nhân quả, luân hồi của Phật giáo đối với nhận thức của

con người về cuộc sống thông qua lăng kính của nghiệp báo và luân hồi, từng ý nghĩ, lời nói và việc làm của con người không còn là trò chơi của những cảm xúc nhất thời mà đó chính là những hạt giống hàng ngày, hàng giờ con người gieo xuống và chờ đợi thời điểm chín muồi để hái quả. Những tai nạn bất ngờ, những thất vọng không như ý… không còn là số trời, thiên mệnh hay tội tổ tông nữa mà đó chính là kết quả do chính mình đã gây tạo. Con người nhận thức rõ nghiệp báo cũng sẽ không tìm cách tránh né, không đổ thừa, cũng không cố tìm mọi cách để “trả giá, kì kèo” bằng những hành động van vái, cầu xin. Thay vào đó, con người can đảm đón nhận chúng một cách dũng cảm vì hiểu rõ ràng rằng đó chính là kết quả mà chính mình đã gây tạo ra.

KẾT LUẬN

Trong suốt công trình nghiên cứu chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu thuyết nhân quả của Phật giáo qua kho tàng văn học dân gian với những ý nghĩa giáo dục to lớn của nó đến cuộc sống người Việt đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

Thuyết nhân quả là một trong những giáo lý cơ bản của Phật giáo đã có ảnh hưởng rất lớn trong nhận thức của người Việt. Và được người Việt tiếp nhận áp dụng vào trong chính cuộc sống, để sau đó được khái quát lên thành những câu ca dao tục ngữ, những câu truyện cổ tích kết hợp với tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo được du nhập vào đã mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Đó là những triết lý mà ông cha ta xây dựng nhằm giáo dục khuyên dạy con người về cách sống, cách ứng xử trong suy nghĩ, trong lời nói và hành động... mang những giá trị to lớn. Ngoài ra thuyết nhân quả của Phật giáo còn được cha ông khái quát trong những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện cổ tích chứa đựng đầy tính nhân quả. Qua đó chúng ta cũng thấy được thuyết nhân quả không phải là một khái niệm tôn giáo mà là một quy luật thiên nhiên ảnh hưởng đến thế giới nội tâm và thế giới vật chất. Nhân quả còn là một lực gắn liền với hai biến cố không gian và thời gian. Do vậy hiểu được nhân quả đặc biệt khái quát trong những triết lý của văn học dân gian mà cha ông ta đã đúc rút bản thân mỗi chúng ta sẽ nắm giữ được chìa khóa mở cửa tự do trong đời. Giúp ta định hướng dễ dàng và có một hướng đi, một quan niệm sống vững chắc trước mọi hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời giúp ta làm chủ cuộc đời của chính mình ngược lại không hiểu nhân quả thì ta sẽ sống trong mê tín dị đoan hay trong sự lo âu của cuộc sống vô định, bấp bênh.

Trong thời đại ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển và đời sống tinh thần cuả người dân ngày càng đòi hỏi cao thì ý nghĩa của thuyết nhân quả nhất là ý nghĩa giáo dục về mặt nhận thức ngày càng có giá trị to lớn. Và đỏi hỏi bản thân mỗi con người cần phải có ý thức nhận thức, hành động. Đặc biệt với sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường trong thời đại phát triển ngày

nay, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ bên cạnh đó mặt trái của nó là lối sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền làm cho nhân cách con người bị biến đổi. Họ sống trở nên thực dụng hơn, sa đọa vào những thú vui thể xác của cuộc đời, họ nhìn nhận cuộc sống phiến diện, chỉ nhìn thấy những gì trước mắt mà không thấy tương lai. Bởi lẽ đó những giáo lý nhân quả của nhà Phật, luôn là cánh cửa rộng mở để đón những ai muốn bước vào, những cuộc đời buồn khổ hay những số phận hẩm hiu không tìm ra lối thoát. Đó là tất cả những trăn trở cuộc sống về người về đời mà qua thuyết nhân quả, Đức phật - vị thần tâm linh an lành của mỗi chúng ta muốn gửi gắm đến toàn thể nhân loại, chúng sinh hãy trân trọng, bồi đắp chính mình để hài lòng với định mệnh nhân quả trong mọi hoàn cảnh cuộc đời.

Như vậy, trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật giáo luôn luôn tồn tại và gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Việc khai thác hạt nhân tích cực hợp lý của Phật giáo nói chung, thuyết nhân quả nói riêng nhằm xây dựng nhân cách con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, là một mục tiêu chiến lược đòi hỏi sự kết hợp giáo dục tổng hợp của xã hội - gia đình - nhà trường - bản thân cá nhân, một sự kết hợp tự giác tích cực cả truyền thống và hiện đại. Chúng ta tin tưởng vào một thế hệ trẻ hôm nay và mai sau phát triển cả về thể lực lẫn trí lực, phong phú về tinh thần, đạo đức tác phong trong sáng, kế thừa truyền thống của cha ông cũng như những giá trị nhân bản của Phật giáo sẽ góp phần bảo vệ và xây dựng ngày càng ổn định và phát triển đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế (2001), Tuyển tập văn học dân gian Viêt Nam, tập IV, quyển 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Duy Cần (1997), Phật học tinh hoa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Thu Giang; Nguyễn Duy Cần (2007), Lịch sử triết học Phương Đông, Phật học tinh hoa, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.

4. Thích Minh Châu, Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm mới và cũ.

5. Nguyễn Đổng Chi (1992), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội .

6. Minh Chi (2002), Quan niệm của Phật giáo đối với sống chết, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Doãn Chính (chủ biên) (2003), Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại, Nxb Thanh Niên Hà Nội, .

8. Doãn Chính (1998), Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội .

9. Việt Chương (2003), Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam, quyển hạ, Nxb Đồng Nai.

10. Việt Chương (2003), Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam, quyển thượng, Nxb Đồng Nai.

11. Nguyễn Đăng Duy (1996), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội.

12. Mộng Đắc (2009), Vài nét về đạo Phật và thuyết nhân quả, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (4).

13. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội .

14. Đạt Ma Phổ Giác (2008), Nhân quả và số phận con người, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

15. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1992), Kinh Trung bộ, Tập I, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.

16. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1992), Kinh Trung bộ, Tập II, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.

17. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1992), Kinh Trung bộ, Tập III, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.

18. Gorki bàn về văn học (1965), tập 1,người dịch Hoàng minh, Nxb Văn học, Hà Nội.

19. Vũ Ngọc Hà (2013), “Tư tưởng Phật giáo về nhân quả và một số ý nghĩa nhân văn của nó”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

20. Dương Quảng Hàm (1943), quyển 1, Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Bộ Quốc gia giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Hùng Hậu(2010), Đại cương lịch sử triết họcViệt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Lê Như Thích Trung Hậu (2002), Ca dao tục ngữ Phật giáo Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Nguyễn Duy Hinh (2009), Lịch sử đạo Phật Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

24. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Nguyễn Phương Hoa (2004), “ Một vài suy nghĩ trong việc giáo dục và rèn luyện đạo đức”, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng lý luận (5).

26. Thích Thiện Hoa (2005), Phật học phổ thông, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

27. Thích Thiện Hoa (2007), Xây dựng đời sống trên nền nhân quả nghiệp luân hồi, Nxb Tôn giáo, Hà Nội .

29. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Giáo trình Văn học Việt Nam (từ thế kỉ X đến thế kỉ XX), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

30. Vũ Thị Thu Hương (2000), Ca dao Việt Nam - Những lời bình, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

31. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2006), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (1995), Ca dao Việt Nam, Nxb Tổng hợp, Đồng Tháp.

33. Vũ Ngọc Khánh (1996), Truyện kiều, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

34. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (1993), Từ điển Văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

35. Trần Hậu Kiêm (chủ biên) (1997), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36. Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Đặng Thị Lan (2006), Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

38. Phong Lan, Mai Hương (2000), Tố Hữu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

39. Nguyễn Lang (2000) Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb văn học, Hà Nội.

40. Nguyễn Lang (2000) Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2, Nxb văn học, Hà Nội.

41. Nguyễn Lang (2000) Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 3, Nxb văn học, Hà Nội.

42. Mã Giang Lân (2008), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

43. Trần Ngọc Lân (chủ biên) (2006), Nhân quả xưa nay, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

44. Trường Lưu (chủ biên) (1998), Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội,

Nxb Văn hóa Thông tin, Hà nội.

45. Nguyễn Văn Mệnh (1972), “Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ”, Tạp chí ngôn ngữ, số 3.

46. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

47. Bùi Văn Nguyên (chủ biên) (1964), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội .

48. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (2012), Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

49. Thích Đức Nhuận (1998), Đạo Phật và dòng sử Việt, Phật học viện quốc tế California Hoa kỳ ấn hành.

50. Thích Đức Nhuận (1969), Phật học tinh hoa, 1 tổng hợp đạo lý,

Một phần của tài liệu Thuyết nhân quả Phật giáo trong văn học dân gian Việt Nam (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)