Nhân quả với quá trình lao động sản xuất trong ca dao, tục ngữ

Một phần của tài liệu Thuyết nhân quả Phật giáo trong văn học dân gian Việt Nam (Trang 44 - 48)

8. Kết cấu của đề tài

2.1.2.Nhân quả với quá trình lao động sản xuất trong ca dao, tục ngữ

Nói đến Phật giáo là nói đến Nhân quả - Nghiệp báo. Thuyết nhân quả của Phật giáo đã thấm nhuần tư tưởng của dân tộc Việt Nam, tạo nên những câu ca dao, tục ngữ mang đậm màu sắc triết lý của Phật Giáo.

Trước hết nhân quả với quá trình lao động sản xuất trong ca dao tục ngữ mà cha ông ta đã đúc rút. Bất kì làm một công việc hay trong quá trình hoạt động nào đó cũng đều phải xuất phát từ nguyên nhân chính và mục đích của nó. Ở trong lao động cũng vậy phải xuất phát từ chính thực tiễn:

“Có làm thì mới có ăn,

Không dưng ai dễ đem phần đến cho” [1, tr. 270]

Đi sâu nghiên cứu, phân tích câu tục ngữ ta thấy rằng có một hệ quả tất yếu theo nhân quả. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết lao động và đó cũng là nhân để tạo thành quả: “Có làm thì mới có ăn”. Ông cha ta đã dựa vào

mình bươn chải không nên ỷ lại, dựa vào người khác. Bởi thành quả có được đều phải xuất phát từ chính nguyên nhân của nó.

Và xét câu sau:

“Không dưng ai dễ đem phần đến cho”,

Câu tục ngữ trên đã được cha ông ta đúc rút ngay từ trong chính cuộc sống trong quá trình lao động của người xưa. Chúng ta biết rằng, C.Mác – nhà triết học duy vật đã từng nói: “hạnh phúc là đấu tranh”; con người cũng vậy để tồn tại, để đạt được mục đích của bản thân mỗi chúng ta không ngừng phải nỗ lực phấn đấu, có người hành động bằng con đường chân chính nhưng cũng có kẻ hành động bằng con người bất nhân. Do vậy, bản thân mỗi chúng ta hay bất kì ai không thể tự đem phần đạt được chia sẻ cho nhau mà đó là cả một sự cố gắng trong suốt một thời gian dài, cũng có thể là phải đánh đổi bằng cả cuộc đời, cả tuổi thanh xuân.

Chính vì thế câu tục ngữ trên ngoài ý nghĩa phê phán thói lười lao động muốn ăn không ngồi rồi, chưa gieo nhân mà đã đòi hái quả của một số kẻ lười lao động, câu tục ngữ trên còn khuyên mỗi chúng ta phải tích cực chăm chỉ trong công việc, trong bất kì một lĩnh vực nào mà mình đã chọn từ đó mới đạt được quả và phải không ngừng gieo nhân mới. Và xét ý nghĩa rộng hơn câu tục ngữ đã được cha ông ta đúc rút từ ngay chính thực tiễn cuộc sống đó là trong bất kì một lĩnh vực, một hoạt động hay trên phương diện nào đều phải xuất phát từ lao động, phải bằng sức lực của chính bản thân mình. Đây cũng là tiền đề hay chính là nguyên nhân để chúng ta gặt hái thành quả.Và qua đó lại được minh chứng qua sự đúc rút của ông cha ta:

“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” [1, tr. 140]

Câu tục ngữ cũng đã thể hiện tư tưởng của cha ông ta đã khéo vận dụng thuyết nhân quả của Phật giáo vào thực tiễn và khái quát thành triết lý trong cuộc sống mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Một dân tộc siêng năng, cần cù, chịu khó và không chịu khuất phục trước sức mạnh của tự nhiên hay của bất

kì thế lực nào. Điều đó được thể hiện trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Như vậy, chính thực tiễn đã chứng minh giáo lý nhân quả của Phật giáo cho rằng: nhân nào quả ấy. Và ngay trong thực tế của mỗi cá nhân chúng ta đã chứng minh kết quả của quá trình lao động, làm việc đó là thành quả: “Tay làm hàm nhai”, có lao động chúng ta mới có được cuộc sống ấm no dù biết rằng đời là bể khổ. Và cũng từ đó là nhân để con người có ý thức về giá trị của cuộc sống. Còn nếu chúng ta không gieo nhân thành quả đó: “tay quai miệng trễ”. Do vậy, từ câu tục ngữ trên bản thân mỗi chúng ta phải ý thức được hành động của chúng ta trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động dù đó là lợi ích của riêng cá nhân hay của tập thể.

Giáo lý nhân quả của nhà Phật được lọc qua lăng kính của nhân dân, biến thành những nguyên tắc sống đẹp, làm việc gì cũng phải nghỉ đến hậu quả:

“Quả báo ăn cháo gãy răng, Ăn cơm gãy đũa, xỉa răng gãy chày”

[22, tr. 264] Hay:

“ Ăn trộm ăn cướp thành Phật thành Tiên Đi chùa đi chiền, bán thân bất toại”

[22, tr. 32]

Ý nghĩa của câu ca dao trên nhằm phản ánh một khía cạnh nào đó trong xã hội. Ăn trộm, ăn cướp được xem là những hành động xấu xa bất thiện vậy mà lại gặp được kết quả vô cùng nghịch lý là thành Phật thành Tiên. Đi chùa đi chiền là một việc làm hết sức thánh thiện nhưng lại gặp phải kết cục bi thảm là bán thân bất toại, họ sẽ không bao giờ đạt được ý nguyện tu hành. Tuy nhiên, một khi thấu triệt được các đặc tính của lý nhân quả, chúng ta dễ dàng nhận thấy những vần đề trên sẽ được giải quyết một cách hợp lý và sáng tỏ.

quy luật tất yếu trong nhân sinh và vũ trụ. Cho nên, sức thu hút của ca dao tục ngữ dân gian chính bởi sự kết tinh từ những sự kiện có thật trong cuộc sống. Từ đó nó tác động đến tâm lý, suy nghĩ của con người. Quy luật nhân quả luân hồi còn là bài học giáo dục có giá trị sâu sắc cho đời, không chỉ trong một thế hệ mà trãi qua nhiều thế hệ tiếp nối. Nói theo ngôn từ của Đạo Phật thì đó là quá trình tiếp nối của kiếp trước và kiếp sau trong ba khoảng chu kỳ của thời gian Quá khứ - Hiện Tại -Vị Lai.

Bởi thế mỗi chúng ta trong cuộc sống phải ý thức hành động của bản thân mình để lương tâm không bị cắn rứt. Hay lương tâm bị giày vò ảnh hưởng không những đến thể chất, tinh thần mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả trong công việc hằng ngày.

Từ đó, thể hiện tinh thần Phật giáo trong ca dao, tục ngữ là sự tổng hợp kết tinh của những triết lý dân gian có ý nghĩa nhân sinh cao đẹp thấm đượm tình người. Nguyên lý cao đẹp của Phật giáo trong tục ngữ nhằm thể hiện khát vọng của con người bình dân trong cuộc sống. Có ý nghĩa biến dịch thay đổi của đời sống mà đạo Phật triển khai bằng giáo lý vô thường được nhân gian tiếp nhận, lấy đó làm quan điểm sống trong mọi hành động của mình:

“ Ðời người như bóng phù du Sớm còn tối mất, công phu lỡ làng.

Sinh không, tử lại hoàn không, Khó ta ta chịu, đừng mong giàu người”

[22, tr. 119]

Chữ "công phu" ở đây, theo ý nghĩa toàn câu, được xem như là "những xây dựng vật chất, tranh giành quyền lợi, danh vọng". Nghiệp quả thể hiện sự vô thường của vạn vật, qua đó chúng ta thấy được ảnh hưởng của thuyết nhân quả của Phật giáo đối với quá trình lao động sản xuất rất lớn. Ngoài việc khuyên dạy con người ta phải hăng say lao động và đó mới là thành quả để con người đạt đến. Từ đó cũng khẳng định sự siêng năng, cần cù chịu khó của dân tộc ta từ ngàn đời xưa. Đó cũng chính là nhân mới để thế hệ tương lai kế

thừa phát triển. Chẳng những thế mà trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập chủ quyền cho đất nước ngoài sự hỗ trợ ủng hộ từ bên ngoài một yếu tố không thể thiếu để làm nên thắng lợi đó là “tự lực cánh sinh là chính”.

Một phần của tài liệu Thuyết nhân quả Phật giáo trong văn học dân gian Việt Nam (Trang 44 - 48)