Tính nhân văn hướng thiện

Một phần của tài liệu Thuyết nhân quả Phật giáo trong văn học dân gian Việt Nam (Trang 76 - 78)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.2.Tính nhân văn hướng thiện

Tinh thần nhân văn hướng thiện là một trong những truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc Việt Nam. Nó tồn tại và xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước và bảo vệ Tổ quốc. Nó được hình thành trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, sự đấu tranh chống lại thiên nhiên khắc nghiệt và nhất là sự giao thoa giữa các nền văn hóa lớn trên thế giới và trong đó có thuyết nhân quả của Phật giáo. Từ đó, nó ăn sâu vào nếp sống và tâm thức của mỗi người dân Việt. Trong xã hội ngày nay, bên cạnh sự phát triển năng động của nền kinh tế thị truờng thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đang tác động rất lớn đến lối sống, cách suy nghĩ của toàn thể con người nói chung đặc biệt thế hệ tri thức trẻ ngày nay. Khi cá nhân và lợi ích của cá nhân hay nói cách khác chủ nghĩa cá nhân được đề cao thì những giá trị nhân văn trong văn hóa truyền thống của dân tộc không tránh khỏi bị quên lãng và mai một trong tâm thức mỗi con người. Do đó, giữ gìn và phát huy tinh thần nhân văn, hướng thiện cho con người Việt Nam ta là một nguồn nội lực quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

Thuyết nhân quả của Phật giáo xây dựng cho dân tộc Việt Nam một truyền thống rất đẹp đó là tính chan hòa yêu thương, mở rộng cõi lòng. Đó chính là truyền thống tương thân tương ái. Một truyền thống thật gần gũi và gắn liền với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, một dân tộc xưa nay vốn hiền hòa, thân thiện, dễ mến. Đặc tính yêu thương, mở rộng cõi lòng được thể hiện rõ nhất qua những việc làm nhân nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn. Nêu cao tinh thần tương thân tương ái “ Nhường cơm xẻ áo”,

việc làm ấy phần nào phản ánh được phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Như lời của cố hòa thượng Thích Đức Nhuận đã từng nói: Hãy tỏ ra mình có đức hạnh, can đảm và hết lòng. Cố gắng thương yêu mọi loài. Con người chỉ xứng danh với danh nghĩa của nó chừng nào làm chủ được ý nghĩ, lời nói và hành động của mình về cả nội giới và ngoại giới. Chinh phục được ngoại giới là một công trình to lớn, nhưng điều đáng ca ngợi hơn hơn hết vẫn là sự điều ngự được chính mình. Do đó, về phương diện luân lý, Phật giáo đặt trong tâm vào sự thiện ác, vào tội phúc báo ứng phân minh và luật nhân quả, vì biết rằng: làm lành được sung sướng. Làm ác chịu khổ sở. Nhân nào quả nấy. Hành động của chúng ta hiện nay ra sao thì kết quả trong ngày mai cũng lại y như thế. Một hành động tốt hoặc xấu của cá nhân sẽ có ảnh hưởng đến toàn thể không ít... Người có đạo đức luân lý là một con người hoàn toàn sung sướng nhất trên đời, khác nào như bông hoa nở đẹp, làm thơm cho cuộc đời trần thế.

Vì thế cuộc sống hôm nay với những con người của ngày hôm nay, mỗi người đều không ngừng phải cố gắng vươn lên vượt thời gian: người già thì hãy luôn lấy tuổi già là niềm an ủi cuộc đời, lấy con cháu là điểm tựa để sống an lạc và nuôi hi vọng, người trung tuổi thì lấy sự nghiệp là điều cốt yếu, lấy xã hội phát triển là mục tiêu, lấy lợi ích của người khác để đánh giá chính mình nhất là với thế hệ trẻ hôm nay phải tiếp bước cha anh, lấy tinh thần nhân văn làm chí hướng để dân tộc mình mãi trường tồn và luôn tỏa sáng. Để làm được điều đó các bạn trẻ hãy đi lên từ đôi chân của chính mình, làm việc bằng đôi tay và khối óc của chính mình. Làm việc đúng với khả năng mình có, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Bên cạnh đó, phải biết nâng niu những số phận bất hạnh trong xã hội, biết tha thứ lỗi lầm cho người khác và luôn dành cho họ những nụ cười thật tươi, những ánh nhìn thân thiện và đối với chính mình, phải biết luôn quý trọng bản thân, biết tha thứ cho chính mình bởi vì không có lỗi lầm nào lại không thể xóa bỏ đi được. Qua đó không những góp phần tạo nên sự phát triển của một xã hội văn minh và bền vững đồng thời hoàn thiện chính nhân cách

Một phần của tài liệu Thuyết nhân quả Phật giáo trong văn học dân gian Việt Nam (Trang 76 - 78)