8. Kết cấu của đề tài
2.3.3. Giáo dục nhân quả với đạo Hiếu trong gia đình Việt Nam
Có thể nói rằng, một người Á Đông, một người dân Việt Nam không thể không có hiếu với cha mẹ. Lòng biết ơn cha mẹ đã trở thành niềm tri ân và báo ơn ấy đã trở thành bản tính tự nhiên, ăn sâu vào tâm khảm của người dân Việt. Tinh hoa và tinh thần cao đẹp này không phải tự nhiên mà có, mà chính là nhờ ảnh hưởng của cả một nền giáo dục, một tổ chức văn hóa từ ngàn xưa để lại, tương xứng với tư tưởng và phong tục của dân tộc ta. Trong tất cả những ảnh hưởng, lớn nhất và sâu rộng nhất cũng vẫn là sự ảnh hưởng của đạo Phật, một tôn giáo, một nền giáo dục đã có mặt với dân tộc ta từ buổi đầu của công nguyên, mà đạo Phật là đạo hiếu, lời dạy của Phật về việc nhớ ơn và báo ơn cha mẹ là những cảm giác suy tư in đậm trong lòng người của người Việt Nam, và đã thể hiện sinh động qua ca dao, tục ngữ mà chúng ta thấy tràn ngập khắp dân gian Việt Nam:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con” Hay:
“ Công cha nghĩa mẹ cao vời Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta
Nên người con phải xót xa, Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa” [22, tr. 494]
Lòng hiếu hạnh của người con được đặt lên hàng đầu vì công ơn trời biển của cha mẹ trong suốt quá trình dưỡng dục sinh thành biết bao nhọc nhằn, gian khổ đối với con. Do đó:
Đức Phật dạy mọi việc đều xuất phát từ luật nhân quả ba đời. Chúng ta đã có cả ngàn lời ca ngợi tình mẫu tử, tình phụ tử, có cả một tháng Vu lan để bày tỏ lòng biết ơn, để cảm thấy vui khi trên ngực còn cài đóa hoa hồng tươi thắm để cho:
“Đêm đêm thắp ngọn đèn trời, Cầu cho cha mẹ sống đời với con”
[22, tr. 201] Hay:
“Tu đâu mà bằng tu nhà Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”
[22, tr. 288]
vì ngày nào còn cha mẹ, ngày đó ta còn hưởng thụ một ân sủng - được sống như một người con, luôn luôn bé nhỏ trước cha mẹ mình dù mình có là ai trong xã hội đi nữa. Tấm gương của chúng ta hôm nay sẽ là bài học cho con cháu chúng ta về sau. Nhân thiện sẽ gặt hái quả lành.
Như Thích Minh Châu đã nói: “Trong các mùa Vu lan chúng ta hãy thành tâm hướng thiện đến công ơn của cha mẹ và thực hiện ngay những gì chúng ta có thể làm được, để cha mẹ được hưởng an lạc. Và đi xa hơn nữa, hạnh phúc tốt đẹp nhất để dành cho cha mẹ như lời Phật dạy là hướng dẫn cha mẹ vào con dường hành thiện bỏ ác làm lành, xây dựng lòng tin, theo chánh pháp và đạt đến giải thoát sinh tử khổ đau”.[57, tr. 66]
“Đêm rằm tháng bảy Vu lan Phận con báo hiếu muôn vàn ghi ân”
[22, tr. 478]
Dù xã hội có đổi thay, tiên tiến hiện đại đến thế nào đi nữa thì giá trị và ý nghĩa của chữ “hiếu” muôn đời vẫn vậy. Chúng ta nghĩ sao khi một người nước ngoài có lần tâm sự với người viết: Ở châu Âu, tuổi già chỉ nhận được sự cô đơn còn ở Việt Nam thì họ nhận được lòng yêu thương và kính trọng. Điều ấy đúng sai ra sao còn phải xét nhiều khía cạnh, nhưng chỉ riêng
trong các gia đình tam, tứ đại đồng đường ở Việt Nam cũng đáng để chúng ta tự hào và suy ngẫm. Khi được hỏi điều gì quan trọng nhất trong đời ông Bill Gates đã trả lời "gia đình", nghĩa là ông rất trân trọng tình cảm vợ chồng, con cái, cha mẹ.
Nói như người xưa, không hiếu kính cha mẹ thì làm gì có chuyện “trung với nước hiếu với dân”. Trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả, Edmondo de Amicis đã đề cao tình mẹ khi ông viết cho con trai lúc nhìn thấy nó hơi hỗn trong một lần trả lời với mẹ: “Hãy nghĩ kĩ đến điều này En-ri-cô ạ: Trong cuộc đời con có thể trải qua những ngày thật buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là nhày mà con mất mẹ con” [80, tr. 67]. Nếu không yêu cha mẹ mình thì thử hỏi còn có thể yêu ai hơn được. Vì như các nhà giáo dục lý luận, con trẻ phải biết yêu mẹ chúng, người gần gũi nhất, rồi mới đến thầy cô, bè bạn…, căn nhà mà con người ta sinh ra và quê hương mà con người ta lớn lên, sau cùng mới là lòng yêu nước. Nếu ai đó nói yêu nước mà không yêu cha mẹ mình thì đó chỉ là “ngụy ngữ, ngoa ngôn” .Đạo lý này là chân lý vĩnh hằng, là mục tiêu và nội dung của mọi nền giáo dục. Phong hóa xã hội sẽ suy đồi, đạo đức sẽ xuống cấp, lý tưởng rệu rã là những hệ quả tất yếu nếu chúng ta không vun đắp nền tảng gia đình và đạo đức cá nhân bắt đầu từ chữ “hiếu”.
Trong xã hội ngày nay khi cuộc sống con người ngày càng hiện đại có nhiều hiện tượng lạ xảy ra trong trong cuộc sống mà khoa học chưa thể giải thích được. Con người tìm đến tôn giáo ngày càng đông và hiện tượng đó là một trong những nguyên nhân để một số phần tử truyền bá những tư tưởng phản động. Do vậy một trong những biện pháp để giúp con người lý giải được những hiện tượng đó, điều đầu tiên là phải tin vào sức mạnh của chính bản thân mình. Những hiện tượng lạ đó chỉ do cảm giác của chúng ta sợ hãi mà hình thành nên. Vì thế, nếu vận dụng thuyết nhân quả của Phật giáo vào cuộc sống một phần nào đó sẽ lý giải được những nguyên nhân, những hiện tượng
Và những điều thiện hay ác, những điều không may mắn xảy ra là cũng do nhân của chính bản thân mình gây nên. Từ đó giúp cuộc sống của bản thân chúng ta tươi đẹp hơn, khi chúng ta biết rõ được nguyên nhân và khắc phục những khuyết điểm đó. Trước tiên cần nâng cao, nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn và tính cấp thiết của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ ngày nay. Đặc biệt là những triết lý thấm đượm luật nhân quả của Phật giáo đã được cha ông ta đúc kết trong kho tàng văn học dân gian của mình. Nó thể hiện một sức sống bền bỉ mà thực tiễn dân tộc ta đã chứng minh đó là trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, hơn một thế kỉ chống ách đô hộ của thực dân đế quốc. Dân tộc ta vẫn hiên ngang, sánh vai cùng với các cường quốc năm châu. Điều đó thể hiện sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của mỗi con dân đất Việt. Do vậy, bản thân mỗi chúng ta nếu nhận thức đúng đắn về thuyết nhân quả của Phật giáo nhất là qua những câu chuyện cổ tích, những lời ca, những điệu hò đã được chắt lọc, cô đọng thành những câu thành ngữ của ông cha ta thì hẳn không chỉ mỗi chúng ta tự hoàn thiện bản thân mình mà đưa cả dân tộc cùng phát triển.
Đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý tốt đẹp do cha ông ta để lại, xây dựng hệ chuẩn giá trị văn hóa mới phù hợp với sự phát triển của dân tộc trong điều kiện mới. Đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa ở các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn nhằm đảm bảo đưa các giá trị văn hóa truyền thống và các giá trị văn hóa hiện đại vào giảng dạy, học tập. Định hướng phát triển tâm lý và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp hàng nghìn đời nay mà cha ông ta để lại.
Như vậy, thuyết nhân quả của Phật giáo đã góp phần nâng cao đời sống đạo đức của người dân, dẫu chỉ là về mặt tinh thần. Đối với mỗi chúng ta chắc hẳn đều tiếp nhận Phật giáo như là một yếu tố tâm lý làm cân bằng cuộc sống vốn khốn khó của mình. Qua đó cũng khẳng định giáo lý của thuyết nhân quả trong kho tàng văn học dân gian thể hiện rõ nét qua những câu ca dao - tục
ngữ, những câu truyện cổ tích.... Góp phần bồi đắp thêm những giá trị đạo đức truyền thống đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam.