Khái quát về truyện cổ tích

Một phần của tài liệu Thuyết nhân quả Phật giáo trong văn học dân gian Việt Nam (Trang 61)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Khái quát về truyện cổ tích

Theo bách khoa toàn thư mở Wipipedia: Truyện cổ tích là một thể loại chính của sáng tác tự sự dân gian có tâm thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật.

Vậy còn khái niệm truyện cổ tích Việt Nam được hiểu như thế nào? Cũng theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu truyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hành động như con người.

Theo duy danh định nghĩa thì cổ có ngĩa là cũ, tích là dấu vết còn lại. Cổ tích là những truyện từ xa xưa còn truyền lại. Toàn bộ kho tàng truyện cổ dân gian mà trước đây gọi chung là truyện cổ tích đã được chia làm năm thể loại (thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn). Tuy vậy có thể nói rằng có bao nhiêu nhà nghiên cứu văn học dân gian thì có bấy nhiêu định nghĩa về truyện cổ tích. Có những định nghĩa đầy đủ nhưng khá phức tạp.

Theo Từ điển Văn học thì: “Truyện cổ tích nảy sinh từ xã hội nguyên thuỷ, song phát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp, chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội. Nó biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đới với thực tại đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lý

xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống thực tại. Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân; yếu tố tưởng tượng thần kì tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ”. [73, tr. 452]

Có những định nghĩa khá đơn giản về truyện cổ tích: Truyện cổ tích là những chuyện dân gian có nội dung kể lại những câu chuyện tưởng tượng về một số nhân vật như dũng sĩ, nhân vật bất hạnh, nhân vật chàng ngốc....

Hay như Hoàng Tiến Tựu trong cuốn văn học dân gian đã đưa ra định nghĩa về truyện cổ tích: “ Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có tính phổ biến, hình thành từ thời cổ đại, phát triển, tồn tại qua nhiều thời kì xã hội khác nhau, gắn chặt với quá trình tan rã của công xã nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền, và phân hóa giai cấp trong xã hội. Nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những số phận, những quan hệ và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp (ở Việt Nam chủ yếu là xã hội phong kiến). Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là “tưởng tượng và hư cấu cổ tích”) kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống, và khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ và tiêu khiển của nhân dân” [70, tr. 63]

Có thể đưa ra định nghĩa về truyện cổ tích ngắn gọn như sau: “Truyện cổ tích là những truyện kể có yếu tố hoang đường kì ảo. Nó ra đời từ sớm nhưng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hoá giàu - nghèo, xấu - tốt. Qua những số phận khác nhau của nhân vật truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lý tưởng và mơ ước của nhân dân lao động”. [78, tr. 64]

Thông qua các khái niệm trên ta thấy rằng, kho tàng truyện cổ tích Việt Nam là vô cùng phong phú. Chính những câu chuyện ấy là những viên gạch đầu tiên tạo nền tảng cho việc hình thành nhân cách sau này, bởi thông qua mỗi câu chuyện cha ông ta lại muốn gửi gắm vào đó một bài học, một triết lý đạo đức vô cùng sâu sắc.

Truyện cổ tích là một bộ phận thuộc văn học dân gian, do vậy nó cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó, không chỉ có tư tưởng vô thường, vô ngã, từ bi hỷ xả… mà thuyết nhân quả của đạo Phật cũng ảnh hưởng rất lớn đến nội dung cốt truyện.

2.2.2. Biểu hiện thuyết nhân quả Phật giáo trong một số câu truyện cổ tích

Việt Nam có một kho tàng truyện cổ dân gian khá phong phú. Các đề tài thường được khai thác trực tiếp từ những sinh hoạt thường nhật của người Việt xưa. Mỗi câu truyện thường chứa đựng trong nó một hoặc nhiều thông điệp tâm linh sâu sắc. Trong đó những giá trị nhân văn căn bản như đề cao sự chân thật, hướng đến điều thiện, bài trừ sự gian trá, xảo quyệt, tiêu diệt cái ác... thường được lấy làm trọng tâm.

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân, giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc lớn chiến thắng được giặc ngoại xâm, giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: mơ ước cái thiện chiến thắng cái ác. Trở lại với biểu hiện của thuyết nhân quả trong kho tàng truyện cổ tích Việt được thể hiện qua các câu truyện cổ tích như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế, Hét ăn Giun, Cây tre trăm đốt… Dưới đây là một vài phân tích trong một số truyện tiêu biểu để chứng minh cho sự ảnh hưởng của thuyết nhân quả đối với truyện cổ tích Việt Nam.

* Truyện Tấm Cám.

Trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta, cái thiện luôn được trân trọng, đề cao. Đó là “mặt trời chân lý” để mỗi hành động, việc làm của con người hướng tới. Ngược lại, cái ác luôn được lên án, ghét bỏ kết tội. Trong cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, nhân dân luôn để cái thiện chiến thắng vẻ vang, đó là ước mơ cũng là sự thật ở đời. Câu truyện cổ tích Tấm Cám sỡ dĩ được lưu truyền rộng rãi và có sức sống bền bỉ phần lớn vì đã phản ánh được sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác đúng như quan niệm của nhân dân:

Một chiến thắng đi từ những phản ứng yếu ớt đến mạnh mẽ từ bị động chịu áp lực đến chủ động phản kháng.

Nhân quả trong truyện thể hiện ở chính cuộc đời và số phận của cô Tấm và mẹ con Cám, khái quát lên thì đó là tư tưởng “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Truyện “Tấm Cám” phản ánh quan niệm của người xưa về lẽ công bằng trong xã hội. Người hiền lành sẽ có hạnh phúc và kẻ ác sẽ bị trừng phạt, lẽ công bằng trong cuộc đời sẽ được thực thi một cách rõ ràng.

Như chúng ta đã biết, truyện cổ tích ra đời và phát triển khi xã hội đã phân chia giai cấp. Truyện cổ tích phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp ấy. Yếu tố kì ảo được sử dụng để hỗ trợ cho cái thiện, giúp cái thiện chiến thắng. Khi xã hội đã phân giai cấp, trong quan niệm của dân gian, cái thiện đồng nghĩa với cái đẹp, chúng luôn bị chà đạp, ghen ghét. Hơn thế cái thiện, cái đẹp còn là những điều thuộc về nhân dân lao động - giai cấp bị áp bức trong xã hội. Ngược lại, cái ác cũng là cái xấu, ban đầu chúng rất mạnh, có khả năng áp bức bóc lột cái thiện, cái đẹp - chúng thuộc về giai cấp thống trị, giai cấp bóc lột trong xã hội.

Trong truyện có sự phân chia ra hai tuyến nhân vật khá rõ nét, thể hiện mâu thuẫn giữa hai thế lực đối nhau là thiện và ác. Tấm đại diện cho tuyến nhân vật thiện trong truyện. Là một cô gái hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng và rất hiếu thảo nhưng thật bất hạnh, số phận đã không cho cô được sống cùng mẹ. Truyện kể rằng mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi. Đó là nỗi đau khổ đầu tiên và vô cùng lớn mà Tấm đã phải chịu, bởi đối với một đứa trẻ thì không có gì đau khổ hơn là nỗi đau mất mẹ. Nỗi đau rồi cũng dần lắng xuống, cha Tấm đi lấy vợ khác nhưng rồi cũng bỏ cô ra đi, giờ đây cô chỉ còn lại một mình sống trong sự đày đọa và ghẻ lạnh của mẹ con bà dì ghẻ. Nhưng với bản tính hiền lành, hiếu thảo cho nên dù phải chịu sự hành hạ của mẹ con dì ghẻ Tấm cũng không hề trách móc và cãi lại. Tủi phận Tấm chỉ còn biết khóc.

hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.

Dì ghẻ và Cám là đại diện cho tuyến nhân vật ác trong truyện. Hai mẹ con họ luôn tìm cách để trà đạp, hành hạ Tấm với nhiều thủ đoạn như lừa gạt lấy giỏ tép của Tấm để lấy yếm đào, giết cá bống của Tấm, đổ thóc và gạo lẫn nhau để Tấm không được đi xem hội... Tất cả những việc làm ấy là nguyên nhân của những hậu quả mà sau này hai mẹ con họ phải chịu. Dường như là theo một quy luật chung là cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác, cho nên mỗi lần Tấm khóc vì bất hạnh thì luôn nhận được sự giúp đỡ của Bụt. Không chỉ giúp đỡ Tấm trong những việc bình thường như cho chim sẻ đến nhặt riêng thóc và gạo để Tấm được đi chơi hội… mà Bụt còn nhiều lần giúp Tấm chết đi sống lại để hóa kiếp trở lại làm người như: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị để Tấm có được hạnh phúc cuối cùng là trở thành hoàng hậu, sống hạnh phúc bên nhà vua. Nhân vật Bụt trong truyện chính là biểu hiện của sự cứu khổ, cứu nạn, là đại diện cho một lực lượng siêu nhiên thần bí luôn dùng sức mạnh của mình để giúp đỡ những con người có số phận bất hạnh trong cuộc sống. Bụt thường xuất hiện đúng lúc mỗi khi Tấm khóc, an ủi, nâng đỡ cô mỗi khi Tấm gặp khó khăn hay đau khổ. Tấm mất yếm đào - Bụt cho cá bống. Tấm mất cá bống - Bụt cho hi vọng đổi đời. Tấm không được đi hội - Bụt cho chim sẻ đến giúp Tấm, đưa Tấm đến hội, gặp nhà vua, được làm hoàng hậu và đạt đến đỉnh cao hạnh phúc. Bụt (tên gọi dân gian của Phật) vốn là nhân vật của Phật giáo, đã được dân gian hoá trở thành ông lão hiền lành, tốt bụng, nhiều quyền năng, xuất hiện đúng lúc để nâng đỡ mơ ước, chữa lại số phận hẩm hiu cho người nghèo. Cùng với Bụt, con gà biết cảm thông với Tấm, chim sẻ biết giúp Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, cũng là yếu tố kì ảo, trợ giúp Tấm trên đường tới hạnh phúc. Hoàng hậu Tấm là hình ảnh cao nhất về hạnh phúc mà nhân dân có thể mơ ước cho cô gái mồ côi nghèo, cô đơn trong xã hội xưa. Mẹ con nhà Cám với bản chất tham lam, độc ác và nham hiểm sẽ phải nhận cái kết và sự trừng phạt thích đáng.

Ông Bụt trong câu chuyện được nhắc đến ở đây đã hình tượng hoá tấm lòng cưu mang của nhân dân ta bằng màu sắc Phật giáo. Kết thúc của truyện Tấm Cám cũng mang tư tưởng Phật giáo của nhân dân ta “ Thiện thắng ác”, “Chính nghĩa thắng gian tà”, Tấm sống lại và trở thành người sau bao nhiêu lần bị tiêu diệt và hoá thân thành “ chim vàng anh - xoan đào - khung cửi - cây thị”. Ở đây thuyết luân hồi của Phật giáo đã trở thành chỗ dựa và phương tiện nghệ thuật, giúp cho tác giả dân gian thực hiện ước mơ công bằng xã hội.

Như vậy, qua câu chuyện này các tác giả dân gian muốn gửi gắm một triết lý đó là con người sống phải biết giúp đỡ lẫn nhau, không làm những việc ác, việc xấu, hãm hại người khác, người ở hiền thì sẽ gặp lành, còn người nào ở ác thì sẽ gặp ác, sẽ chịu những hậu quả thích đáng do những hành động mà mình gây ra. Cái thiện vẫn luôn chiến thắng cái ác, hạnh phúc sẽ mỉm cười với những người lương thiện và sự trừng phạt thích đáng sẽ đến với những kẻ độc ác nham hiểm. Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác.

* Truyện Thạch Sanh

Truyện cũng thể hiện sự ảnh hưởng của thuyết nhân quả khá rõ nét. Vẫn đi theo mô típ chung, cuối câu chuyện người ở hiền thì luôn gặp điều tốt, còn những kẻ ác thì sẽ phải nhận những kết cục bi thảm. Thiện là cái tốt, ác là cái xấu. Từ xưa con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lý Thông đại diện cho cái ác.

Truyện kể về số phận của một chàng trai tên là Thạch Sanh. Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, sớm mồ côi cha mẹ từ nhỏ chàng sống ở một túp lều nhỏ dưới gốc đa, ngày ngày đốn củi kiếm sống. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại trải qua nhiều gian truân, thử thách. Nhưng khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.

Thử thách đầu tiên khi Thạch Sanh quen Lý Thông - người hàng rượu xảo quyệt độc ác, sau đó hai người kết nghĩa anh em với nhau. Thạch Sanh vốn không có gia đình nên khi được Lý Thông nhận là anh em đã rất vui mừng và quý mến mẹ con Lý Thông. Nhưng rồi bản chất xấu xa của hai mẹ con Lý thông cũng dần lộ ra, họ liên tiếp dùng mọi thủ đoạn để hãm hại và tranh công của Thạch Sanh. Việc đầu tiên là họ đã bày mưu để lừa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn tinh thay cho Lý Thông. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lý Thông, Thạc Sanh đã diệt được Chằn tinh, trừ hại cho dân. Sau khi Thạch Sanh giết được Chằn Tinh, mẹ con Lý Thông thì lại lập mưu tìm cách cướp công của Thạc Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý, Lý Thông được vua phong làm đô đốc. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này nhận ra bản chất xấu xa của mẹ con Lý Thông nhưng Thạch Sanh đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu, bao dung hướng thiện.

Việc tiếp theo là khi công chúa Quỳnh Nga bị con yêu tinh đại bàng bắt đi, vua giao cho Lý Thông trọng trách đi cứu nàng và sẽ hứa gả công chúa cho hắn, nhưng biết tin Thạch Sanh biết được công chúa ở đâu Lý Thông đã đến nhờ chàng dẫn đến. Lại một lần nữa bản chất xấu xa của Lý Thông bộc lộ ra, khi đưa được công chúa ra khỏi hang hắn cho lấp ngay cửa hang để lại một mình Thạch Sanh trong đó với con yêu tinh Đại Bàng mà không hề mảy may, lo lắng cho chàng. Điều đó chứng tỏ sự tàn nhẫn, bất nhân của Lý Thông gây ra nghiệp nhân cho chính hắn. Thật tàn nhẫn và bất công, thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nhưng với võ nghệ và sức khỏe của mình Thạch Sanh đã giết được con yêu tinh, cứu được con trai vua Thủy Tề, cảm tạ công ơn đó vua Thủy Tề đã tặng cho chàng một cây đàn thần.

Đến đây ta những tưởng chàng Thạch Sanh đã thoát nạn và có cuộc sống bình thường, nào ngờ rằng chàng lại bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao

nhiêu người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu oan cho Thạch Sanh là ăn trộm châu báu trong cung và bị bắt giam. Người đời thường nói “trong cái rủi có cái may”, ở trong tù chàng buồn rầu lấy cây đàn ra thổi để bày tỏ nỗi

Một phần của tài liệu Thuyết nhân quả Phật giáo trong văn học dân gian Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)