Nghĩa định hướng lối sống nhân đạo và tấm lòng khoan dung vị tha

Một phần của tài liệu Thuyết nhân quả Phật giáo trong văn học dân gian Việt Nam (Trang 73 - 76)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.1.nghĩa định hướng lối sống nhân đạo và tấm lòng khoan dung vị tha

vị tha

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của dân tộc ta trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Có thể nói, Phật giáo nói chung thuyết nhân quả nói riêng được xem là một trong những nhân tố quan trọng góp phần định hình nên các quan niệm, chuẩn mực, định hướng lối sống nhân đạo và tấm lòng khoan dung vị tha cho con người.

Ta biết rằng, khi xem xét bất kỳ tôn giáo nào với tư cách là một hình thái ý thức xã hội độc lập với các hình thái ý thức xã hội khác, dễ dàng nhận thấy nó chứa đựng không ít các nội dung đạo đức, bao gồm giá trị, chuẩn mực, lý tưởng đạo đức.... Điều này được thể hiện rõ nét ở đạo Phật. Có thể thấy, bên cạnh những giá trị đặc thù như bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam còn đề cập đến những chuẩn mức đạo đức mang tính xã hội như hiếu thảo với cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác...

Khi tiếp thu giáo lý của Phật giáo để xây dựng triết lý nhân sinh của mình nhân dân ta đã Việt hóa nhiều để phù hợp với tâm thức của người Việt. Nên khi đọc kho tàng văn học dân gian Việt Nam ta không thấy hình ảnh của một sự trừng phạt nào đó của thuyết nhân quả mà thay vào đó là bài học về cách làm người tốt, bài học về “ gieo nhân nào gặt quả ấy”: “thiện giả thiện báo”, “ác giả ác báo”. Cũng từ đó con người hình thành cho mình một lối sống yêu thương, đùm bọc đồng loại. Hay chính là giá trị nhân đạo, nhân văn truyền thống không bao giờ mất đi của dân tộc ta.

Phật giáo đã thực sự đi vào đời sống đạo đức của người Việt Nam thông qua chức năng giáo dục, hướng con người tới các giá trị tốt đẹp nhân văn. Người Việt Nam tìm đến đạo Phật không chỉ vì nhu cầu tâm linh, cảm thấy an lạc nơi của Phật mà còn vì những nội dung đạo đức xã hội được ẩn chứa trong đạo lý Phật giáo nói chung, thuyết nhân quả nói riêng. Giá trị của thuyết nhân quả chính là việc khẳng định con người làm chủ được cuộc sống của mình, đặt con người vào đúng vị trí, vai trò của mình trong xã hội. Trên cơ sở đó, đạo đức Phật giáo giúp con người phát huy hết những đặc tính ưu việt, giảm thiểu những nhân tố đưa tới sự bất lợi cho bản thân, gia đình, xã hội.

Vì vậy những câu ca dao - tục ngữ, những câu truyện cổ tích đó nhằm mục đích nhắc người ta nên nhớ đến nhân quả để hành xử cho mình và người trong quan hệ đời sống, nên tránh những nhân xấu mà cần gây tạo những nhân tốt để có cái quả báo tốt đẹp. Đồng thời định hướng cho bản thân mỗi con người chúng ta đạo làm người, sống phải biết hướng thiện, đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Cũng chính xuất phát từ tinh thần đó mà con người Việt Nam có một tấm lòng khoan dung, độ lượng, nhân ái với mục đích dìu dắt con người đạt tới đích chân - thiện - mỹ.

Quan điểm thuyết nhân quả của Phật giáo đã hàm chứa nội dung giáo dục rất lớn. Con người theo quan niệm đạo Phật nếu gieo nhân lành sẽ được

nhiệm của mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội. Giáo lý Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi đạo đức cho con người, nâng đỡ, khơi dậy tính thương yêu, đức vị tha, làm điều thiện, tránh điều ác... Luật nhân quả nhấn mạnh vào trách nhiệm của từng cá nhân đối với các hành vi đạo đức, con người vì sợ quả báo, sợ bị đầy xuống địa ngục nên họ cố gắng làm thiện, tránh ác, tu nhân tích đức. Điều này góp phần hoàn thiện đạo đức cho từng cá nhân cũng như có tác dụng xây dựng một nền đạo đức tốt đẹp trong xã hội. Không chỉ vậy, thuyết nhân quả của Phật giáo về đạo đức còn chỉ ra cho con người thấy rằng: con người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình kể cả sau khi chết, vì chết theo quan niệm của Phật giáo mới chỉ là chấm dứt một kiếp sống mà thôi. Quan niệm này sẽ có tác dụng hạn chế được lối sống buông thả, ích kỉ, đề cao cá nhân, dẫn đến tham lam, tàn bạo, bất chấp đạo lý để thỏa mãn dục vọng cá nhân.

Chúng ta thấy rằng không một nền đạo đức nào gần gũi với con người hơn là sự hiểu biết nhân quả. Con người không phải sợ hãi một thần linh nào khác, không phải giấu diếm mọi dư luận nào khác, mà chỉ tự biết rõ thiện ác nơi mình để bỏ ác làm thiện. Họ chỉ tự phán xét lấy nội tâm của họ và tránh xa những ý nghĩ ích kỷ thấp hèn để trải tình thương đến muôn loài yêu mến. Họ không cần phải mơ ước về một thiên đường xa vắng mà chỉ cần sống nơi mảnh đất này với tấm lòng nhân nghĩa và trọn vẹn tình người. Vì cuộc đời đang cần đôi tay, khối óc và trái tim của họ để đóng góp xây dựng. Họ sẽ tìm thấy hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống ngay nơi cõi trần gian bụi bặm này khi mà họ biết dâng trọn cuộc đời mình để thương yêu và phụng sự làm những việc thiện, những điều có ích cho xã hội và hạnh phúc sẽ vắng bóng nơi những người có đôi bàn tay nắm lại.

Như Thích Chân Quang nhận xét: “nói đến đạo Phật là nói đến luật nhân quả, nghiệp báo - một nguyên lý mà con người phải chịu lấy trách nhiệm hành động của mình. Không một thần linh nào khác đã quy định thưởng phạt kiếp sống của con người. Chính con người thật sự là thượng đế tối cao của họ, họ

muốn làm chủ đời sống hay muốn mất quyền làm chủ, họ muốn khổ hay muốn vui hoàn toàn bởi họ, không do một ai khác. Luật nhân quả là nền đạo đức nhân bản cao cả hơn mọi nền đạo đức nào khác trong đó giá trị con người được nâng cao không còn giới hạn”. [52, tr. 10]

Một phần của tài liệu Thuyết nhân quả Phật giáo trong văn học dân gian Việt Nam (Trang 73 - 76)