1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận

130 725 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

Trong các loại hình báo chí, báo mạng điện tử, với lợi thế về công nghệ, tính cập nhật, tính tương tác và tính đa phương tiện, đã góp phần to lớn trong việc quảng bá rộng rãi hình ảnh cá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRIỆU THÚY HÀ

BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VIỆC QUẢNG BÁ CÁC DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí

Mã số: 60.32.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Hoàng Anh

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của tôi, chưa từng được công

bố, những số liệu, dẫn chứng dẫn ra trong luận văn đảm bảo độ tin cậy và chính xác

Ký tên

Triệu Thúy Hà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Hoàng Anh vì thầy đã định hướng và chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này Với các kiến thức và kinh nghiệm từ thầy, tôi đã có được cách tiếp cận, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này một cách hiệu quả

Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ của Cục Di sản văn hóa và các phóng viên, biên tập viên thực hiện chuyên mục văn hóa ở các báo VnExpress, Dân trí, Vietnamnet Qua cuộc trò chuyện và phỏng vấn các anh, chị, tôi đã có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về đề tài này với góc nhìn từ thực tiễn về báo chí, truyền thông và văn hóa từ công việc của các anh, các chị Thông tin quý báu do các anh, các chị cung cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn này

Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các thầy cô tại Khoa Báo chí – Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn Những kiến thức và kinh nghiệm quý báu mà các thầy cô đã truyền dạy trong suốt 2 năm học Thạc sỹ là cầu nối và hành trang cho tôi bước vững chắc hơn trên con đường sự nghiệp sau này

Xin chân thành cảm ơn!

Triệu Thúy Hà

Trang 5

MỤC LỤC BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 4

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Ý nghĩa lý luận – thực tiễn của đề tài 7

7 Cấu trúc luận văn 8

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG - VĂN HÓA GIỮA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ DI SẢN VĂN HÓA ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN 9

1.1 Báo mạng điện tử 9

1.2 Di sản văn hóa 12

1.3 Các yếu tố của quan hê ̣ truyền thông - văn hóa giữa báo ma ̣ng điê ̣n tử và di sản văn hóa được UNESCO công nhận 16

1.3.1 Môi trường truyền thông 16

1.3.2 Chiến lược truyền thông 22

1.3.3 Năng lực văn hóa và truyền thông 24

1.4 Vai trò và chức năng của báo mạng điện tử trong quan hê ̣ truyền thông – văn hóa giữa báo ma ̣ng điê ̣n tử và di sản văn hóa đươ ̣c UNESCO công nhâ ̣n 26 Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ VIỆC QUẢNG BÁ CÁC DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 31

2.1 Các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận 31

2.2 Vài nét cơ bản về các báo mạng điện tử khảo sát 38

Trang 6

2.3 Phân tích thực tra ̣ng và hiê ̣u quả viê ̣c quảng bá các di sản văn hóa vâ ̣t thể

đươ ̣c UNESCO công nhâ ̣n trên báo mạng điện tử 42

2.3.1 Số lươ ̣ng bài viết 42

2.3.2 Nô ̣i dung đề câ ̣p 44

2.3.3 Hình thức thể hiện 48

2.3.4 Mức đô ̣ thay đổi nhâ ̣n thức và hành vi của công chúng 50

2.3.5 Hiê ̣u quả của công tác bảo tồn và phát huy giá tri ̣ di sản văn hóa vâ ̣t thể đươ ̣c UNESCO công nhâ ̣n 55

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC QUẢNG BÁ CÁC DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 71

3.1 Về nội dung đề cập và hình thức thể hiê ̣n 71

3.2 Về môi trường truyền thông 76

3.2.1 Về công tác quản lý và chiến lược truyền thông 76

3.2.2 Về môi trường kỹ thuật 82

3.2.3 Về năng lực văn hóa và truyền thông 84

3.2.4 Về công chúng của báo mạng điện tử 89

KẾT LUẬN 96

Trang 7

BẢNG KÝ HIỆU, CHƢ̃ VIẾT TẮT

GTNBTC Giá trị nổi bật toàn cầu

DSVHVT Di sản văn hóa vâ ̣t thể

DSVHPVT Di sản văn hóa phi vâ ̣t thể

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2 1: Biểu đồ số lượng bài về Di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận trên báo mạng điện tử (2013) 42 Bảng 2 2: Biểu đồ mô tả mức độ quan tâm của các cơ quan báo mạng điện tử đối với việc quảng bá di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận

(2013) 43

Bảng 2 3: Biểu đồ mô tả các chủ đề quảng bá về di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận trên báo mạng điện tử theo chủ đề (2013) 45 Bảng 2 4: Biểu đồ mô tả các chủ đề quảng bá về di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận trên báo mạng điện tử theo từng di sản (2013) 46

Trang 9

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau 20 năm kể từ khi di sản văn hóa vật thể đầu tiên tại Việt Nam, Cố đô Huế, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993, tới cuối năm 2013, thời điểm luận văn nghiên cứu, Việt Nam đã có 7 di sản thế giới được UNESCO ghi danh ở các hạng mục: di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, bao gồm: Quần thể Di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn, Khu Phố cổ Hội An, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, Di tích Thành Nhà Hồ Trong đó, dễ dàng thấy số lượng DSVHVT nhận được danh hiệu di sản thế giới chiếm con số đáng kể (5/7) Bên cạnh đó là hệ thống các danh hiệu khác có liên quan tới yếu tố văn hóa được UNESCO trao tặng cho Việt Nam như: 3 di sản tư liệu thế giới (Mộc bản triều Nguyễn, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và Bia đề danh Tiến sỹ Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), 8 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là kiệt tác của nhân loại (Đờn ca tài tử Nam Bộ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hát xoan, Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội, Ca trù, Dân ca Quan họ, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc Cung đình Huế), 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam (KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ, KDTSQ Đồng Nai, KDTSQ Cát Bà, KDTSQ châu thổ sông Hồng, KDTSQ ven biển và biển đảo Kiên Giang, KDTSQ miền Tây Nghệ An và KDTSQ Mũi Cà Mau, KDTSQ Cù Lao Chàm) và 1 công viên địa chất toàn cầu (Cao nguyên đá Đồng Văn) Tháng 6/ 2014 vừa qua, Quần thể danh thắng Tràng An lại vinh dự được Ủy ban Di sản Thế giới công nhận là Di sản Thế giới hỗn hợp, đảm bảo được cả tiêu chí về văn hóa và thiên nhiên, mang lại niềm tự hào lớn cho các giá trị văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam Các danh hiệu này, đặc biệt là 5 di sản văn hóa thế giới, có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất, toàn vẹn nhất về đặc trưng văn hoá và cội nguồn dân tộc, là niềm tự hào về giá trị văn hóa nghìn đời của Việt Nam trên trường quốc tế

Trang 10

toàn xã hội Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây

dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm

2011), trong đó khẳng định: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển Đồng thời, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính

và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao” Luật Di sản Văn hóa có hiệu lực từ 1/1/2002 cũng cho thấy vai trò quan trọng của các di sản văn hóa tại Việt Nam, đồng thời chứng minh được tính nhất quán trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển di sản văn hóa của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện nguyện vọng, ý chí chung của toàn dân tộc trong sự nghiệp đầy khó khăn và thử thách này

Về mặt báo chí, tới năm 2007, Nghị quyết TW 5, khóa X được ban hành đã chỉ rõ việc bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, những tinh hoa văn hoá thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội là một trong những công tác quan trọng của báo chí Việt Nam Do vậy, sự góp mặt của báo chí với tư cách là phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu của toàn

xã hội trong công tác này là một yêu cầu bắt buộc và một trách nhiệm lớn lao Báo chí đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế; củng cố và mở rộng quan hệ của Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế, thúc đẩy hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư và du khách nước ngoài vào Việt Nam,

Trang 11

3

tăng cường gắn kết, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Đặc biệt, báo chí đã tham gia làm tốt vai trò là diễn đàn của nhân dân, đưa tiếng nói của nhân dân đến với Đảng và Nhà nước cũng như tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo người dân, góp phần to lớn trong việc thúc đẩy việc thực thi Nghị quyết của Chính phủ Các hạn chế như một số cơ quan báo chí chưa thực hiện tốt chức năng tư tưởng, văn hóa của báo chí; nhiều sản phẩm của báo chí tiếp tục chạy theo xu hướng giật gân, câu khách, xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng, nhất là trong các ấn phẩm phụ, số chuyên đề, báo điện tử; có những tờ báo vì chạy theo tính nhanh nhạy của thông tin nên thông tin chưa được kiểm chứng, thiếu chuẩn xác, thiếu nhạy cảm chính trị dẫn đến những sai sót đáng tiếc… đang dần từng bước được cải thiê ̣n Theo số liê ̣u của Bô ̣ Thông tin và Truyền thông , tính tới năm 2014, nền báo chí Viê ̣t Nam đang phát triển rất mạnh mẽ với 838 cơ quan báo

in, 67 đài phát thanh - truyền hình và 104 kênh truyền hình, hàng trăm trang báo điện tử

Trong các loại hình báo chí, báo mạng điện tử, với lợi thế về công nghệ, tính cập nhật, tính tương tác và tính đa phương tiện, đã góp phần to lớn trong việc quảng

bá rộng rãi hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận tới đông đảo công chúng trong nước và quốc tế dưới nhiều góc nhìn đa dạng Điều này được minh chứng ở nhiều số lươ ̣ng và chất lượng các bài viết phản ánh về các

di sản văn hóa cũng như sự quan tâm của công chúng dành cho nền văn hó a Viê ̣t Nam Tuy nhiên, do công tác quảng bá có liên quan tới cả hai lĩnh vực văn hóa và báo chí – truyền thông nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót cả về nội dung đề cập

và hình thức thể hiện, dẫn tới hiê ̣u quả quảng bá chưa đa ̣t được như mong muốn

Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế và những nguyên nhân nêu trên, với mong muốn tăng cường vai trò của báo chí trong việc phát triển và bảo tồn các giá trị của các di sản văn hóa nói riêng và quảng bá nền văn hóa Việt Nam nói chung, đề tài này sẽ tập trung vào việc nghiên cứu báo mạng điện tử với việc quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận thông qua việc khảo

Trang 12

4

sát các bài viết trên ba báo mạng điện tử Vnexpress, Vietnamnet và Dantri trong năm 2013

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Các nghiên cứu có liên quan tới đề tài này thường nằm trong hai nhóm: nhóm các nghiên cứu về văn hóa và nhóm các nghiên cứu về báo chí

Các nghiên cứu về di sản văn hóa nói chung và các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận nói riêng rất đa dạng và phong phú nhưng ít tài liệu chuyên sâu Có thể kể ra đây bộ sách "Đến với truyền thống và di sản văn hóa Việt Nam” do Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội xuất bản dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, cuốn sách “Di sản thế giới ở Việt Nam” do Trung tâm Thông tin Du lịch (Tổng cục Du lịch) xuất bản Một số bài viết

có liên quan như: “Bảo tồn phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa phục vụ phát triển

du lịch thủ đô” của tác giả Bùi Thanh Thủy trên tạp chí Nghiên cứu Văn hóa của trường Đại học Văn hóa Hà Nội, “Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước” của tác giả Nguyễn Thế Hùng trên tap chí Di sản văn hóa số 20 (2007) Các nghiên cứu về việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận cũng rất hạn chế, có thể kể đến một số cuốn sách như : “Di sản văn hóa Hô ̣i An – Nhìn lại một chặng đường” của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An , “Mô ̣t con đường tiếp câ ̣n di sản văn hóa” của Cu ̣c Di sản văn hóa (2012); hay các đề tài nghiên cứu như “Bảo tồn, khai thác văn hóa du li ̣ch ở đô th ị cổ Hội An” của Trần Quang Thanh (1997), “Con đường di sản thế giới ở miền Trung Việt Nam từ góc nhìn văn học” của Trịnh Thúy Quỳnh (2009) , “Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiê ̣n nay” của Trần Thị Hồng Minh (2014), “Vấn đề truyền thông bốn di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù trên báo in và báo điện tử (Khảo sát báo tuổi trẻ TP HCM, Tạp chí Văn học Nghệ thuật, Vietnamnet và Vnexpress từ năm 2003 đến năm 2009)” của Lương Thị Quỳnh Chi (2011)

Trang 13

5

Việc chưa thấy một tài liệu nghiên cứu chuyên sâu nào về truyền thông các di sản văn hóa vật thể đươ ̣c UNESCO công nhâ ̣n trên báo mạng điện tử là một sự thiếu sót rất lớn của những người làm công tác nghiên cứu văn hóa và báo chí Tác giả hy vọng thông qua đề tài này có thể góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu và quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa nói chung và các di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận nói riêng trên báo mạng điện tử

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Về mục đích, luâ ̣n văn nhằm làm sáng tỏ thực trạng việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận trên báo mạng điện tử (Quần thể Di tích

Cố đô Huế, Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn, Khu Phố cổ Hội An, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, Di tích Thành Nhà Hồ); chỉ ra những thành tựu, khó khăn, thách thức của việc quảng bá các di sản này trên báo mạng điện tử; đồng thời

đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động quảng bá các di sản đã đề câ ̣p trên báo mạng điện tử

Về nhiệm vụ, luâ ̣n văn tập trung vào việc:

- Phân tích mối quan hê ̣ truyền thông văn hóa giữa các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận và báo mạng điện tử (Quần thể Di tích Cố đô Huế, Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn, Khu Phố cổ Hội An, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, Di tích Thành Nhà Hồ) với các khái niê ̣m có liên quan về báo chí , truyền thông và di sản văn hóa

- Phân tích thực trạng việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận trên báo mạng điện tử (khảo sát trên Vnexpress, Dantri, Vietnamnet trong năm 2013) Từ đó, luâ ̣n văn chỉ ra điểm mạnh và điểm hạn chế của việc quảng bá các di sản này trên báo mạng điện tử

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả việc quảng bá các di sản văn hóa vâ ̣t thể được UNESCO công nhâ ̣n trên báo mạng điện tử

Trang 14

6

4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luâ ̣n văn là b áo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận Luận văn cũng nghiên cứu khảo sát các tài liệu, các công trình khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tin bài trong năm 2013 trên 03 tờ báo điện tử Dantri, Vnexpress và Vietnamnet trong việc quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận bao gồm: Quần thể Di tích Cố đô Huế, Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn, Khu Phố cổ Hội An, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, Di tích Thành Nhà Hồ Các di sản tư liệu được UNESCO công nhận, dù theo định nghĩa của Việt Nam là các di sản văn hóa vật thể, không được xếp vào danh sách các trường hợp nghiên cứu của luận văn này với 2 nguyên nhân sau:

- Về mặt phân loại: Các danh hiệu UNESCO ở Việt Nam gồm danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất Di sản tư liệu là một loại danh hiệu khác, nằm ngoài danh sách các

Di sản thế giới Do vậy, để đảm bảo tính tiêu biểu và điển hình nhất của các trường hợp nghiên cứu được lựa chọn, đề tài sẽ chỉ tập trung vào các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận trong danh sách Di sản thế giới – gọi cách khác là các Di sản văn hóa thế giới, từ đó, phát triển thành

lý luận chung cho các trường hợp tương tự

- Về mặt lý luận và nghiên cứu của đề tài: Ngoài đảm bảo tính tiêu biểu và điển hình, việc lựa chọn các trường hợp nghiên cứu cùng nằm trong danh sách Di sản văn hóa thế giới còn đảm bảo sự tương đồng về tính chất của các trường hợp nghiên cứu Từ đó, giúp việc nghiên cứu và thực hiện luận văn có tính tập trung hơn và có thể đóng góp được những luận cứ, luận điểm khoa học sâu sắc hơn

Trang 15

7

Việc lựa chọn phạm vi nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể hơn ở Chương I khi nói

về các khái niệm có liên quan tới đề tài nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng nhiều phương pháp như: phương pháp kết hợp lôgíc với lịch sử, phương pháp tổng hợp, đánh giá và phân tích tài liệu thông tin từ báo chí, các website, các bài bình luận, các sách nghiên cứu; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp khảo sát, thống kê; phương pháp tổng kết thực tiễn

Trong đó, phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là khảo sát, phân tích nội dung các bài báo về di sản văn hóa vâ ̣t thể được UNESCO công nhâ ̣n trên 3 báo mạng điện tử VnExpress , Vietnamnet, Dân trí trong năm 2013; phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm mục đích đánh giá các ưu nhược điểm, thành công, các hạn chế tồn tại của các báo mạng điện tử trong công tác quảng bá được đề câ ̣p Từ đó khái quát những điểm cơ bản cần phải có để mang la ̣i hiê ̣u quả cho viê ̣c quảng bá các di sản nói trên

Ngoài ra, học viên sẽ tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi anket đối với mô ̣t nhóm độc giả báo mạng điện tử để đánh giá tác động về nhâ ̣n thức và hành vi của

họ sau một quá trình tiếp nhận các thông tin về di sản văn hóa vật thể đ ược UNESCO công nhâ ̣n trên 3 báo mạng điện tử ; lấy ý kiến của ho ̣ về các yếu tố cần phải có nhằm thúc đẩy quá trình tiếp nhận thông tin về di sản văn hóa vâ ̣t thể được UNESCO công nhâ ̣n của công chúng báo mạng điện tử

6 Ý nghĩa lý luận – thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận:

Đề tài hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan , đồng thời góp phần xây dựng phương pháp luâ ̣n khi nghiên cứu quá trình quảng bá một di sản văn hóa trên một phương tiện truyền thông cụ thể

Ý nghĩa thực tiễn:

Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho nhiều đối tượng đang làm vào công tác báo chí – truyền thông và quảng bá hình ảnh các di tích văn hóa, lịch sử; đồng

Trang 16

8

thời phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, quản lý, sử dụng và bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử tại Việt Nam

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có kết cấu gồm ba chương:

Chương 1: Lý luận về quan hệ truyền thông - văn hóa giữa báo ma ̣ng điê ̣n tử và di sản văn hóa được UNESCO công nhận

Chương 2: Phân tích t hực tra ̣ng và hiê ̣u quả viê ̣c quảng bá các di sản văn hóa vâ ̣t thể đươ ̣c UNESCO công nhâ ̣n trên báo ma ̣ng điê ̣n tử

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả củ a viê ̣c quảng bá các di sản văn hóa vâ ̣t thể đươ ̣c UNESCO công nhâ ̣n trên báo ma ̣ng điê ̣n tử

Trang 17

9

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG - VĂN HÓA GIỮA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ DI SẢN VĂN HÓA ĐƯỢC UNESCO CÔNG

NHẬN 1.1 Báo mạng điện tử

Internet (International Network) là mạng thông tin toàn cầu, được hình thành trên cơ sở kết nối các máy tính, các website, trang thông tin điện tử trên khắp hành tinh Sự ra đời và phát triển của Internet – xa lộ thông tin siêu tốc kết nối toàn cầu được coi là cuộc bùng nổ truyền thông, mở ra kỷ nguyên mới trong truyền thông và phát triển của loài người Theo điều 3, Luâ ̣t Báo chí năm 1989 (được sửa đổi và bổ

sung ta ̣i kỳ ho ̣p thứ 5 Quốc hô ̣i khóa X ) thì BMĐT là loại hình báo chí được thực

hiê ̣n trên mạng thông tin máy tính Đây là kênh truyền thông đặc thù với các đă ̣c

điểm sau đây :

 Thế mạnh của báo mạng điện tử

BMĐT cho phép kết nối và truyền tải một dung lượng thông tin lớn, với tốc

độ nhanh Nhờ vậy, con người trên khắp hành tinh dễ dàng truy cập, liên kết với nhau, chia sẻ, trao đổi, hình thành dư luận xã hội và tham gia giải quyết những vấn

đề toàn cầu, những vấn đề khu vực hay từng quốc gia một cách nhanh chóng và hiệu quả Đây là loại hình báo chí có năng lực hàng đầu trong việc xã hội hóa các sự kiện và vấn đề thời sự nhanh chóng, rộng khắp và phong phú sinh động nhất

BMĐT tạo ra khả năng giao lưu trực tuyến, tương tác nhiều chiều giữa đông đảo công chúng, bao gồm kết nối với các blog (mô ̣t da ̣ng website cá nhân ra đời từ những năm 90) và các mạng xã hội , các diễn đàn trực tuyến , tạo điều kiện cho mỗi người trực tiếp tiếp cận với nguồn tin, đa nguồn tin mà có thể không cần qua khâu trung gian biên tập sửa chữa ; tần suất tương tác giữa chủ thể và công chúng truyền thông có điều kiện được thực hiện tốt nhất, cho nên năng lực và hiệu quả tác động rất lớn Từ đó, giảm tính độc quyền và áp đặt trong thông tin

BMĐT có thể cung cấp thông tin, dữ liệu theo yêu cầu của mỗi người, theo địa chỉ thông qua đơn đặt hàng, từ việc mua bán, dạy học, nghiên cứu khoa học, chuyên giao công nghệ đến tư vấn tình cảm… nhờ khả năng liên kết (Hyperlink)

Trang 18

“bấm vào đây để xem video”… Thông tin cũng có thể được bổ sung thông qua các liên kết đến các trang web khác Việc kết hợp nhiều yếu tố như vậy sẽ không làm rối hay nhiễu thông tin, mà trái lại, còn làm cho thông tin trở nên sinh động hấp dẫn hơn, giúp công chúng tiếp cận khách quan, từ nhiều góc độ để có cái nhìn toàn cảnh, hình dung rõ nét như là nhân chứng sự kiện Do đó, người viết cho BMĐT luôn phải cân nhắc lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với hình ảnh, âm thanh Đối với hình ảnh thì cần cận cảnh, với âm thanh thì phải mang tính thông tin cao, vừa hấp dẫn, vừa tăng tính tư liệu, chứng cứ tăng độ tin cậy hơn

BMĐT dễ dàng thăm dò dư luận (thống kê và xử lý kết quả thăm dò) ngay trên mặt báo, các loại hình báo chí khác không làm được Người đọc điền thông tin

và hồi âm bằng vài viê ̣c nhấp chu ột BMĐT có thể đếm chính xác số lượng người truy cập, từ đó có chấn chỉnh phù hợp với từng trang báo mà không mất nhiều thời gian, công sức Đối với nhà truyền thông chuyên nghiệp, kênh truyền thông này cho phép nắm bắt từng giờ về số lượng, cơ cấu và địa bàn công chúng nhóm đối tượng tham gia truy cập để có định hướng cho việc sản xuất và phân bổ thông tin ; đồng thời giúp nhà kinh doanh nghiên cứu tiếp cận thị trường…

Từ những thế mạnh trên đây, mạng internet, BMĐT trong môi trường số đã làm thay đổi về căn bản phong cách tư duy và làm nghề của giới báo chí – truyền

Trang 19

11

thông Do vậy, hầu hết tòa soạn báo chí nước ngoài và một số cơ quan báo chí nước

ta đã xây dựng tòa soạn hội tụ thay thế tòa soạn truyền thống Ưu thế đáng nói ở đây

là ở các trang BMĐT , người làm báo có th ể chỉnh sửa hoặc gỡ bỏ thông tin sau khi

đã xuất bản; đồng thời tạo cơ hội cho công chúng truy cập và lưu trữ tư liệu dưới dạng file hết sức tiện lợi BMĐT cũng tạo khả năng và cơ hội kinh doanh – dịch vụ, nhất là dịch vụ gia tăng, dịch vụ đa loại hình để tăng nguồn thu cho cơ quan báo chí

 Một số vấn đề của báo mạng điện tử

Độ tin cậy của thông tin trên báo mạng điện tử không cao, vì nhiều khi nguồn tin không rõ ràng Mạng internet như một dòng lũ khổng lồ thu gom đủ từ các con suối, nguồn lạch, mang cả phù sa màu mỡ lẫn rác rưởi và chất độc hại rất khó hoặc không thể kiểm soát được Internet thể hiện rõ rệt nhất tính hai mặt: lợi và hại, như con dao hai lưỡi Màng lọc chủ yếu chính là những người khai thác sử dụng Do đó, khi truy cập Internet, luôn luôn chú ý tới nguồn tin Bất cập này của Internet đã ảnh hưởng đến báo mạng điện tử, nhất là hệ thống “vành đai” của nó là các mạng xã hội, các trang thông tin điện tử, các website…

Vấn đề an ninh mạng luôn luôn đặt ra đối với mọi quốc gia, mọi tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội; hoặc là bị mất cắp bí mật quốc gia, hoặc là bị các hacker tấn công làm tê liệt hệ thống điều hành và có khả năng mất mát tài sản –

dữ liệu, nếu không có giải pháp hữu hiệu

Mạng Internet và báo mạng điện tử là kênh dẫn hữu hiệu nhất cho quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, nhưng cũng là kênh tiềm ẩn những nguy cơ biến thành công cụ can thiệp chính trị, xâm lăng văn hóa từ nước mạnh, nước giàu sang các nước nghèo và những nước đang phát triển

Báo mạng điện tử, truyền thông xã hội và mạng xã hội đang kết nối về mọi phương diện và hình thành sức mạnh xã hội, thế lực xã hội đặc biệt quan trọng, tiềm

ẩn nhiều cơ hội và nguy cơ khó lường Do đó, cần có cơ chế quản lý phù hợp để Internet và báo mạng điện tử phục vụ sự phát triển với tốc độ nhanh và bền vững – xét trên phạm vi quốc gia; truy cập, khai thác và sử dụng thế nào để phát triển nguồn lực – vốn con người, xét từ lý thuyết sức mạnh mềm là điều rất cần thiết

Trang 20

12

Thiết lập môi trường văn hóa, nhất là văn hóa gia đình, đồng thời tạo lập hành lang pháp lý ổn định là vấn đề rất có ý nghĩa trong việc khai thác thế mạnh và hạn chế những bất cập của báo mạng điện tử và mạng thông tin toàn cầu

1.2 Di sản văn hóa

 Văn hóa

Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người Việc xác định và sử dụng khái niệm văn hóa không đơn giản và thay đổi theo thời gian

Thế kỷ XX, theo A.L Kroeber và C.L Kluckhohn, văn hóa được quan niệm

là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, và

nó hình thành thành quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó bao gồm đồ tạo tác do con người làm ra Các quan niệm về văn hóa cũng được giải thích trong mối tương quan với văn minh và văn hiến Theo đó, văn minh là sự phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại, hoặc cả nhân loại Còn văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức truyền tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt

Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo

và văn minh đó tức là văn hóa” GS TS Trần Ngọc Thêm thì cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.1 Định nghĩa này đã nêu bật được 4 đặc trưng quan trọng của văn hóa: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh

Tuyên bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26/7 đến 6/8/1982 tại Mexico, cho rằng: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định

Trang 21

13

tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân,

tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”.2

Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển

 Di sản văn hóa

Luật Di sản văn hóa Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29/06/2001 quy định rằng: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trong đó, di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch

sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn

Trang 22

14

hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Các di sản văn hóa ở Việt Nam, theo các tiêu chí này ,lại chia thành nhiều cấp độ khác nhau như cấp tỉnh , cấp quốc gia và cấp quốc gia đă ̣c biê ̣t với nhiều mức đô ̣ bảo tồn khác nhau

Còn theo Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới, được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16-11-

19723 , Di sản văn hoá là:

- Các di tích: các công trình kiến trúc, các công trình điêu khắc và hội họa, các yếu tố hoặc các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, các dấu khắc, các nơi cư trú hang động và tổ hợp các đặc điểm, có GTNBTC xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học;

- Các nhóm công trình xây dựng: các nhóm công trình riêng lẻ hoặc liên hoàn mà, do kiến trúc, tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan có Giá trị Nổi bật Toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học;

- Các di chỉ: các công trình của con người hoặc công trình kết hợp giữa con người và thiên nhiên, và các khu vực gồm có các di chỉ khảo cổ có GTNBTC xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hay nhân học

Dựa trên hai hệ thống quan điểm và cách phân loại nói trên, các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận, tính tới năm 2013, sẽ bao gồm: 5

di sản thế giới (Quần thể Di tích Cố đô Huế, Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn, Khu Phố cổ Hội An, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, Di tích Thành Nhà Hồ) và 3 di sản tư liệu thế giới (Mộc bản triều Nguyễn, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

và Bia đề danh Tiến sỹ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) Tuy nhiên, xét trong bối cảnh phạm vi của một luận văn, nhằm đảm bảo được tính tiêu biểu và các phân tích sâu sắc của luận văn đóng góp cho đề tài này, luận văn sẽ chỉ tập trung nghiên cứu 5 di sản văn hóa vật thể trong danh sách Di sản Thế giới – gọi tắt là các

Di sản Văn hóa Thế giới, bao gồm: Quần thể Di tích Cố đô Huế, Khu Di tích Chăm

Mỹ Sơn, Khu Phố cổ Hội An, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội,

Di tích Thành Nhà Hồ

Trang 23

15

 Di sản Văn hóa Thế giới

Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam gồm danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận tại Việt Nam

Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất Để được ghi vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO, hạng mục về văn hóa, một di sản văn hóa phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn4 theo Công ước về Di sản Thế giới đã được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO xét duyệt, gồm:

(i) là một tuyệt tác của thiên tài sáng tạo;

(ii) thể hiện sự giao thoa quan trọng của các giá trị nhân văn, qua một thời kỳ hay trong một khu vực văn hoá của thế giới, về những phát triển trong kiến trúc, hoặc công nghệ, nghệ thuật xây dựng đền tháp, quy hoạch thành phố hay thiết kế cảnh quan;

(iii) chứa đựng một minh chứng duy nhất hoặc ít nhất cũng hết sức khác biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh hiện vẫn đang tồn tại hoặc đã diệt vong; (iv) là một ví dụ nổi bật về một loại công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc, kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn quan trọng trong lịch sử nhân loại;

(v) là một ví dụ nổi bật về một hình thức cư trú truyền thống của con người, việc sử dụng đất đai hay biển cả, đại diện cho một (hay nhiều) nền văn hoá, hoặc sự tương tác giữa con người và môi trường đặc biệt là khi nó đã trở nên dễ tổn thương do ảnh hưởng của những đổi thay không thể đảo ngược;

(vi) có liên hệ trực tiếp hoặc có liên quan đến những sự kiện hay các truyền thống sinh hoạt, với các ý tưởng, hay các tín ngưỡng, với các công trình nghệ thuật hay văn học có ý nghĩa nổi bật toàn cầu (Ủy ban cho rằng tiêu chí này tốt nhất là sử dụng kết hợp với các tiêu chí khác);

4

[44, tr 14]

Trang 24

16

1.3 Các yếu tố của quan hệ truyền thông - văn hóa giữa báo ma ̣ng điê ̣n tử và di sản văn hóa được UNESCO công nhận

1.3.1 Môi trường truyền thông

Bất cứ quá trình truyền thông nào cũng xảy ra trong mô ̣t môi trường truyền thông xác định Môi trường ấy bao gồm các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên – kỹ thuật và các yếu tố thuộc môi trường tâm lý – xã hội Để mang lại hiệu quả cho công tác quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận trên BMĐT, có ba vấn đề thuộc môi trường truyền thông cần lưu ý:

 Thứ nhất, định hướng của Đảng và sự quản lý của Nhà nước

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ ra định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam và môi trường truyền thông cho việc quảng bá các giá trị văn hóa như sau: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao… Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tiếp tục khẳng định vai trò của văn hóa với nhiệm vụ cụ thể cho công tác quảng bá di sản là: “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát

Trang 25

17

triển du lịch Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy

cơ mai một Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam” Đồng thời, quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển và hiệu quả của công tác văn hóa Trong đó,

“Chú trọng công tác quản lý các loại hình thông tin trên mạng Internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế đầu tư theo hướng ưu tiên các cơ quan báo chí, truyền thông chủ lực Các cơ quan truyền thông phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chủ yếu; nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng chỉ rõ phương hướng chăm lo phát triển nền văn hóa Việt Nam tới năm 2020 Trong đó nêu rõ, để bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá cần phát triển hệ thống thông tin đại chúng và báo chí, trong

đó báo mạng điện tử và internet là những yếu tố mới cần được chú trọng Báo cáo nêu rõ: “Phát triển và mở rộng việc sử dụng internet, đồng thời có biện pháp quản

lý, hạn chế mặt tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lợi dụng internet để truyền bá tư tưởng phản động, lối sống không lành mạnh”

Về mặt thực tiễn, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản cuộc sống của con người ở mọi nơi trên thế giới, trong đó báo chí và truyền thông là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ nhanh và nhạy nhất Khoa học công nghệ đã thúc đẩy báo mạng điện tử trở thành lực lượng quan trọng trong hệ thống báo chí Việt Nam Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, cũng trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” (VTV1, 15/6/2014), cho biết, mặc dù có những bất cập và hạn chế trong quá trình chuyển tải

và tính chất thông tin, báo mạng điện tử sẽ trở thành chủ lực trong các loại hình báo chí Việt Nam, đóng góp tích cực vào công tác tuyên truyền và truyền thông đại chúng Để làm được điều đó, ngoài một số ít các văn bản quy phạm pháp luật hiện

có quy định các hoạt động của báo mạng điện tử và mạng internet, Dự thảo Luật

Trang 26

18

Báo chí sửa đổi, dự kiến được Bộ Thông tin và Truyền thông trình Quốc hội vào năm 2015, sẽ góp phần xây dựng hành lang pháp lý và các thể chế cần thiết cho việc phát triển báo mạng điện tử Từ đó, đóng góp nhiều hơn vào công tác văn hóa nói chung và việc quảng bá hình ảnh các di sản vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận nói riêng

 Thứ hai, phương tiện và vật chất kỹ thuật

Tuy 30 năm sau khi ra đời internet mới có mặt ở Việt Nam, nhưng tới năm

2014, số người sử dụng internet ở Việt Nam đã chiếm tới 33,11% tổng dân số, riêng

12 thành phố có tỷ lệ người sử dụng Internet hơn 50%, cao nhất là Hà Nội với hơn 64%, nhu cầu sử dụng Internet của xã hội ngày càng trở nên thiết yếu Sự ra đời và phát triển vượt bậc của báo mạng điện tử nối mạng internet cùng khả năng tích hợp nhiều loại hình báo chí trên một thiết bị truyền thông hiện đại tạo ra khả năng to lớn cho việc truyền tải, thu nhận thông tin của các cơ quan báo chí và công chúng của báo chí Cả nước hiện có hơn 60 báo mạng điện tử, trong đó có 16 báo, tạp chí độc lập, gần 300 trang tin của cơ quan báo chí và hơn 280 trang thông tin điện tử tổng hợp; 63 trong số 63 tỉnh, thành phố, 22 trong số 22 bộ, ngành đã có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử; hơn 230 mạng xã hội đăng ký hoạt động

Báo cáo mới nhất vào năm 2013 của eMarketer, một hãng nghiên cứu đến từ

Mỹ, cho thấy dịch vụ internet ở Việt Nam đang phát triển đă ̣c biê ̣t nhanh chóng , một phần lớn là nhờ sự sôi động của thị trường điện thoại và cơ sở hạ tầng được đầu

tư đúng mức Cụ thể, số liệu thống kê về internet hiện nay của eMarketer cho thấy:

Tỷ lệ thâm nhập internet tại Việt Nam đạt 35,6%; Có khoảng 5,3 triệu thuê bao internet băng thông rộng tính đến tháng 12/2012; 40% lượng người trực tuyến có độ tuổi từ 15 đến 24; 85% người dùng sử dụng internet để đọc tin tức, 77% check mail, 71% lướt web, 69% dành cho công việc hoặc nghiên cứu và 66% để giải trí; Xem video trực tuyến là hoạt động giải trí phổ biến nhất với tỷ lệ thâm nhập đạt 90,2%; Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất khi tăng thêm 88% từ 10/2011 đến 10/2012 Đồng thời, thị trường điện thoại di động cũng phát triển không ngừng Sự tăng trưởng của thị trường di động được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các công ty viễn thông,

Trang 27

19

khi đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng và giữ được mức giá thấp cho người sử dụng Điều này giúp cho Việt Nam trở thành nước có dịch vụ di động và 3G đáng tin cậy nhất khu vực Đông Nam Á Tính đến tháng 12/2012, có khoảng 121,7 triệu thuê bao di động (cao hơn 30 triệu so với 92,5 triệu dân); 30% người sử dụng điện thoại đang sở hữu điện thoại thông minh; khu vực đô thị có đến 60% người đang sử dụng 3G; 6% người sử dụng mạng xã hội kiểm tra tài khoản bằng điện thoại mỗi ngày - so với 52,1% lượng người sử dụng máy tính để kiểm tra

Với báo mạng điện tử, dịch vụ lưu trữ, chất lượng mạng internet, an ninh và bảo mật và các thiết bị truy cập mạng là những yếu tố cần quan tâm hàng đầu Ngoài ra, các yêu cầu về kỹ thuật cho một trang báo mạng điện tử cũng cần được chú trọng, như: các sản phẩm mã nguồn mở đã được thử nghiệm, kiểm chứng và chứng minh; công cụ sản xuất tin bài trung tâm và một hệ thống quản lý nội dung dựa trên nền web; kỹ thuật giải mã đa phương tiện nhanh chóng, dễ sử dụng, có thể truyền đi âm thanh và hình ảnh tới các thiết bị xem tin đa phương tiện theo yêu cầu;

cơ sở dữ liệu trung âm để lưu trữ và cung cấp nội dung; trang web có chức năng liên kết với các mạng xã hội cho phép người đọc lưu trữ, chia sẻ, tái sử dụng và bình luận; cơ cấu máy chủ, công suất và server; hệ thống bảo mật mạnh mẽ

Sự phát triển mạnh mẽ của internet và cơ sở hạ tầng viễn thông tại Việt Nam tạo điều kiện về môi trường kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của báo mạng điện

tử, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác quản lý, đă ̣c biê ̣t là v ấn đề an ninh mạng Theo đánh giá của Tiến sĩ Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCERT (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) thì khoảng 30% các website ở Việt Nam từng bị tấn công và nguy cơ tiếp tục bị tấn công vẫn rất cao Nguyên nhân là do ở Việt Nam dùng rất nhiều nền tảng làm các trang web khác nhau: từ mã nguồn mở đến mã nguồn thương mại hoặc trên nền những công cụ xây dựng web sever khác nhau cũng như các hệ thống và phần mềm không bản quyền Trong tháng 7/2013, việc vào một trang như VietNamNet, Tuổi trẻ, Dân trí, Kênh 14 thường bị gián đoạn Đôi lúc, độc giả khi truy cập chỉ thấy

Trang 28

20

trình duyệt hiện lên dòng thông báo 503 Service Unavailable (máy chủ web tạm thời không hoạt động) hoặc tốc độ truy cập chậm và không ổn định

Thực tế này đặt ra câu hỏi lớn đối với những người xây dựng cơ sở hạ tầng

và kỹ thuật cho internet tại Việt Nam khi internet, các thiết bị điện thoại thông minh

và các hoạt động thông tin, thương mại trên nền công nghệ số chưa hề có dấu hiệu dừng lại

 Thứ ba, đối tƣợng tiếp nhâ ̣n thông tin

Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí mới mẻ, mang những đặc điểm riêng khác biệt so với các loại hình báo chí truyền thống Đó là sự mới mẻ, tính hiện đại với những ứng dụng kỹ thuật và phương tiện thông tin tiên tiến… Chính sự khác biệt này đã quy định cho báo mạng một đối tượng độc giả riêng, khác với các loại hình báo chí truyền thống như đã trình bày ở trên, bao gồm:

- Độc giả báo mạng điện tử có trình độ nhất định so với mặt bằng xã hội: Do

tính đặc thù của mình mà báo mạng điện tử đặt ra những yêu cầu nhất định đối với độc giả của mình, và yêu cầu đầu tiên là vấn đề trình độ của độc giả Điều này có thể dễ dàng nhận thấy bởi hầu hết những người truy cập internet cũng như theo dõi thông tin trên báo mạng điện tử đều là những người có trình độ nhất định Ở nước

ta, gần như 100% độc giả báo mạng internet thuộc những đối tượng tri thức sống, làm việc, học tập ở những trung tâm thành phố lớn Họ là những nhà hoạt động chính trị, xã hội, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, kinh doanh, giáo viên học sinh sinh viên…công việc và nhu cầu sống của họ quy định việc thường xuyên tiếp xúc

và theo dõi những thông tin trên báo mạng điện tử, hơn thế nữa để có thể sử dụng

và theo dõi những thông tin trên báo mạng điện tử cũng đòi hỏi những độc giả này

có sự hiểu biết về internet, về máy tính…chính vì vậy có thể nói công chúng báo mạng điện tử ở Việt Nam là những người có mặt bằng tri thức khá cao trong xã hội

và xét về địa điểm công chúng báo mạng là những người tập trung hầu hết ở các thành phố lớn

- Độc giả báo mạng có điều kiện và khả năng sử dụng công nghệ hiện đại:

Đặc trưng của loại hình báo mạng điện tử là được xây dựng trên nền tảng và kỹ

Trang 29

21

thuật internet, máy vi tính và các thiết bị công nghệ cao Độc giả muốn tiếp nhận những thông tin báo mạng điện tử bên cạnh việc biết chữ như báo in thì cần phải có những điều kiện công nghệ và khả năng về công nghệ nhất định Đó là cần có trang thiết bị máy tính và kết nối internet để có thể truy cập vào các trang báo điện tử, tiếp

đó là công chúng báo mạng cần có những hiểu biết, khả năng về công nghệ để có thể sử dụng máy vi tính và xử lý những vấn đề tin học trong quá trình tiếp nhận thông tin từ báo mạng điện tử Yêu cầu này đã khiến cho công chúng báo mạng điện

tử có một sự chọn lọc nhất định trong xã hội, họ là những người có điều kiện để có thể trang bị cho mình những trang thiết bị kỹ thuật như internet và lắp đặt internet

để có thể tiếp nhận thông tin từ báo mạng hoặc là đủ điều kiện để có thể tiếp nhận thông qua những dịch vụ internet có trả phí, đó còn là những công nhân viên chức làm việc tại các văn phòng, cơ quan…những địa điểm có trang bị đầy đủ máy tính

và nối mạng Ngoài ra còn vấn đề sử dụng công nghệ, có thể nói công nghệ vào Việt Nam khá muộn chính vì vậy ở Việt Nam lực lượng tiếp nhận và có những kỹ năng về công nghệ hầu hết là những người trẻ, có độ tuổi trung bình dưới 40 tuổi chính vì vậy, lực lượng công chúng báo mạng điện tử xét về độ tuổi là những người trẻ, lực lượng trẻ trong xã hội

- Độc giả báo mạng điện tử thường có quỹ thời gian hạn hẹp: Một trong

những khả năng ưu thế của báo mạng điện tử so với các loại hình báo chí khác là khả năng cung cấp lượng thông tin lớn, nhanh chóng và cập nhật Đặt trong điều kiện cuộc sống hiện đại khi mà thời gian diành cho việc tiếp nhận thông tin không nhiều, có thể thấy rõ ưu thế của báo mạng điện tử Công chúng báo mạng điện tử là những người muốn tiếp thu thông tin một cách nhanh chóng, tức họ là những người

có ít thời gian dành cho việc tiếp nhận thông tin hằng ngày, đó là những người làm việc tại các công sở, là những người nghiên cứu, họ muốn có thông tin trong một khoảng thời gian ngắn nhưng được chắt lọc và đầy đủ, phục vụ tốt nhu cầu, và thích hợp nhất chính là báo mạng điện tử, khi họ không phải mất quá nhiều thời gian với một tờ báo in hay có thể để mắt theo dõi như truyền hình, phát thanh

Trang 30

22

- Độc giả báo mạng điện tử là những người có nhu cầu thông tin cao: Báo

mạng điện tử không giống các loại hình báo chí khác vì nó mang một lượng thông tin khổng lồ, không bị giới hạn bới bất cứ điều gì Độc giả có thể tìm thấy “một vũ trụ thông tin” trên internet, nó tạo thế mạnh cho báo mạng điện tử khi thu hút những công chúng có nhu cầu thông tin cao Đó là những người lao động trí óc, như những người nghiên cứu, học tập hoặc những nhà kinh doanh, công chức, nhân viên văn phòng… Họ cần tìm thông tin để đáp ứng nhu cầu của mình, và họ tìm thấy điều đó

ở báo mạng điện tử

1.3.2 Chiến lƣợc truyền thông

Truyền thông, quảng bá hình ảnh và marketing trong lĩnh vực di sản văn hoá

là khía cạnh rất ít được đề cập tại Việt Nam Vậy nên dễ giải thích khi chưa hề có một chiến lược truyền thông mang tầm quốc gia để quảng bá các di sản thế giới tại Việt Nam, dù rằng thực tiễn đã đặt ra nhu cầu trước mắt và một vài định hướng đã nằm rải rác trong các văn bản của các cơ quan chuyên trách về du lịch, về văn hóa

và báo chí Và câu hỏi cấp thiết được đặt ra là: làm sao để có thể quảng bá những di sản văn hóa rộng rãi hơn hay nói cách khác là tiếp thị di sản văn hóa thế nào?

Tính tới tháng 6/2014, Việt Nam có 8 di sản thế giới, khoảng 4 vạn di tích và hàng triệu cổ vật đang được lưu giữ trong các bảo tàng Với lượng di sản lớn như vậy, ngoài chuyện bảo tồn, công tác marketing và tiếp thị có ý nghĩa vô cùng quan trọng TS Đặng Văn Bài, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, trong buổi hô ̣i thảo chuyên đề ARTKETING diễn ra tại Hà Nội vào tháng 4/2005 thừa nhận: "Dưới góc

độ tiếp cận về marketing trong lĩnh vực di sản văn hóa thì những mục tiêu lớn chỉ

có thể đạt đuợc khi chúng ta có đuợc một chiến lược lâu dài về tiếp thị di sản văn hóa Chúng ta cần nhận thức marketing di sản văn hóa như là một loại công cụ hữu hiệu để góp phần tôn vinh di sản văn hóa dân tộc"

Cũng chia sẻ quan điểm về vấn đề này, trong bài viết “Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước” của tác giả Nguyễn Thế Hùng trên tạp chí Di sản Văn hóa số 20 – 2007, tác giả cho rằng: “Đối với di sản văn hóa truyền thống, chúng ta không nên chỉ dừng lại ở việc “bảo vệ, giữ gìn” mà

Trang 31

23

coi việc phát huy tác dụng thực tế của các tài sản văn hóa, đặc biệt là trong nhận thức và giáo dục mới là công việc quan trọng Việc bảo tồn di sản văn hóa không thể chỉ đóng khung trong phạm vi bảo tàng Những giá trị văn hóa truyền thống sẽ chết nếu nó không được làm sống lại trong đời sống cộng đồng của cư dân quốc gia, dân tộc đó Chính vì thế, chúng ta cần tìm mọi biện pháp để giúp nhiều người hiểu

rõ hơn về tính lịch sử cũng như giá trị văn hóa của những di sản văn hóa truyền thống Đặc biệt là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống”

Theo nhận định từ “Công ước quốc tế về Du lịch văn hóa” được Hội đồng quốc tế về Di tích và Di chỉ (ICOMOS) thông qua tại kỳ họp Đại Hội Đồng lần thứ

12 ở Mexico năm 1999, du lịch được coi là một trong những phương tiện hàng đầu

để quảng bá và trao đổi văn hóa, du lịch là động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản văn hóa và di sản thiên nhiên và đã thành một phức hợp đóng một vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, sinh thái và thẩm mỹ

Vì vậy, các hoạt động du lịch và các chương trình xúc tiến du lịch phải gắn kết, bảo

vệ và phát huy các đặc trưng của di sản thiên nhiên và văn hóa Cũng tuân theo xu hướng khách quan đó, tại Việt Nam, các bước đi nhằm đẩy mạnh quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận qua báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử, thường được xây dựng chung trong chiến lược phát triển

du lịch và quảng bá hình ảnh của quốc gia hoặc của từng tỉnh có di sản

Quyết định 201/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 22/1/2013 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030” cho thấy một trong những quan điểm phát triển của

du lịch là: Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản,

lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống Quyết định này cũng chỉ ra nhóm giải pháp

về xúc tiến, quảng bá cho du lịch dựa trên nền tảng các di sản văn hóa Thông qua các văn bản hướng dẫn như quyết định kể trên, các cơ quan và đơn vị chức năng chuyên trách, các tổ chức chuyên môn đã được thành lập để phụ trách riêng công

Trang 32

24

tác quảng bá các di sản văn hóa, như Ban Chỉ đạo quốc gia về việc bầu chọn Kỳ quan thiên nhiên thế giới của Việt Nam (8/8/2008), Trung tâm Truyền thông Di sản văn hóa Việt (3/2/2012) do Viện Bảo tồn Di tích phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Tài năng thành lập Sự ra đời của các đơn vị này cùng với các hướng dẫn nói trên đã tạo ra thành công của Chiến lược du lịch quốc gia và quảng bá hình ảnh quốc gia mang tên “Vẻ đẹp tiềm ẩn” từ năm 2006 -2010, “Vẻ đẹp bất tận” từ năm

2011, xây dựng “Con đường di sản miền Trung” hay thương hiệu thành phố Huế gắn với các giá trị cốt lõi về di sản Gần đây nhất, công tác quảng bá hình ảnh di sản

đã góp phần đưa quần thể danh thắng Tràng An trở thành một trong những di sản thế giới vào năm 2014

Nhưng, bên ca ̣nh những thành công nói trên, những bất cập trong khi chưa

có một chiến lược tổng thể quảng bá các di sản văn hóa ở Việt Nam vẫn còn đó Đó

là tình trạng riêng lẻ, ngắt quãng và thiếu đi ̣nh hướng truyền thông trong viê ̣c quảng

bá Và hiển nhiên, điều này sẽ tạo ra một kết quả yếu kém đối với hình ảnh các di sản văn hóa với công chúng cả trong và ngoài nước mà chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn

ở chương sau

1.3.3 Năng lực văn hóa và truyền thông

Để làm tốt công tác quảng bá văn hóa, người làm báo nói chung và báo ma ̣ng điê ̣n tử nói riêng cần trang bi ̣ cho mình các kiến thức về văn hóa và truyền thông

Năng lực văn hóa ở đây được hiểu là trình độ hiểu biết về văn hóa và các giá trị văn hóa của người làm báo, trong đó có hiểu biết về di sản văn hóa Chiều sâu và phông nền văn hóa có vai trò quyết định trong hiệu quả quảng bá hình ảnh các di sản của nhà báo, đặc biệt là đối với loại hình đặc thù như báo mạng điện tử “… Để

có thể làm tốt công tác bảo tồn và bảo vệ di sản thì trước hết chúng ta phải có kiến thức, sự hiểu biết để hợp tác với các chuyên gia nhằm tôn tạo, trùng tu hay bảo vệ di sản một cách tốt nhất Những nhà báo là chính những người góp phần bảo vệ cho các di sản Việt Nam thông qua việc tuyên truyền tới công chúng”, bà Katherin Muller-Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, nhận xét Chia sẻ các quan điểm đó, ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TTTT) cũng cho

Trang 33

25

rằng, báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải những công ước của UNESCO về di sản, ý nghĩa của việc bảo vệ di sản đến công chúng bởi công chúng mới là người giữ gìn di sản

Ngoài năng lực văn hóa , những người làm báo đóng góp vào viê ̣c quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa cần có vốn kiến thức về truyền thông Năng lực truyền thông ở đây được hiểu là trình độ hiểu biết về áp dụng các kỹ năng và công cụ truyền thông trong quá trình quảng bá văn hóa và các giá trị của di sản văn hóa Đó là khả năng trả lời và thực hiện các câu hỏi: Ai, Để làm gì, Cái gì, Khi nào và Như thế nào trong quá trình tác nghiệp của nhà báo Cụ thể, nó bao gồm sự hiểu biết về thói quen

và nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng, sự kết hợp linh hoạt các hình thức thể hiện sẵn có trên internet, khả năng viết và hoạch định số lượng bài viết và điểm rơi cho các thông điệp hay phối hợp với các báo mạng khác để đạt được hiệu quả truyền thông mong muốn Để làm được điều này, cần nhất là phải có một chiến lược truyền thông tổng thể trong việc quảng bá các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, điều mà các nhà quản lý Việt Nam vẫn đang băn khoăn đi tìm lời giải

Một vấn đề nữa trong năng lực truyền thông của các báo mạng điện tử đó là mâu thuẫn giữa khả năng ứng dụng đa phương tiện và chất lượng thông tin của nhà báo Sẽ là bình thường nếu người ta hình dung về một nhà báo hiện đại là người vừa

sử dụng máy tính bảng vừa dùng điện thoại di động định vị vệ tinh, lại có thể thêm một máy ảnh, một camera Tuy vâ ̣y, điều này la ̣i làm nảy sinh nhiều điều bất câ ̣p Tạp chí Văn nghệ số 25/2013 nhận xét: “Công nghệ có thể giúp cá nhân thích ứng

và mở rộng các kỹ năng trong những điều kiện nhất định, song cũng vì thế, nó rất có nguy cơ làm thui chột các năng lực tự nhiên ở con người Đáng lẽ một nhà báo có thể trở thành một cây bút viết phóng sự sắc sảo và chỉ cần như thế là đủ thì anh ta lại trở thành một nhà báo đa phương tiện Thay vì tập trung mọi năng lực để sáng tạo những tác phẩm có tầm cỡ thì anh ta lại chỉ có thể viết được những phóng sự kha khá bởi còn phải phân phối khả năng cho việc xử lý những công việc khác như chụp ảnh, quay phim, ứng dụng phần mềm công nghệ để xử lý sản phẩm Bởi vì anh

ta càng ngày càng phải tăng năng suất làm việc để kịp thời phục vụ công chúng

Trang 34

26

đang đòi hỏi rất cao trong hưởng thụ” Trong khi đó, các sản phẩm báo chí có liên quan tới di sản văn hóa đòi hỏi phải là các sản phẩm được trau chuốt, mang tính phản biện sâu sắc và ghi dấu ấn trong lòng người đọc Vậy, có khi nào chính truyền thông đa phương tiện, một năng lực nổi trội của báo mạng điện tử trong kỷ nguyên

số, đã làm mai một dần các giá trị văn hóa và di sản, sự yêu thích của công chúng dành cho di sản văn hóa và sự tha hóa của của một thế hệ? Câu trả lời sẽ có ở chương tiếp theo, khi luận văn bàn tới các giải pháp quảng bá di sản văn hóa trên các trang báo mạng điện tử

1.4 Vai trò và chức năng của báo mạng điện tử trong quan hê ̣ truyền thông – văn hóa giữa báo ma ̣ng điê ̣n tử và di sản văn hóa đươ ̣c UNESCO công nhâ ̣n

Xem xét vai trò và chức năng của báo ma ̣ng điê ̣n tử trong mối quan hê ̣ truyền thông – văn hóa giữa báo ma ̣ng điê ̣n tử và di sản văn hóa được UNESCO công nhâ ̣n chính là đánh giá viê ̣c quảng bá các di sản văn hóa nói trên thông qua báo ma ̣ng điê ̣n tử Quảng bá, theo từ điển Hán Việt, có nghĩa là “phổ biến rộng rãi bằng các phương tiện thông tin” Quảng bá hình ảnh có nghĩa là phổ biến rộng rãi hình ảnh của sự vật, hiện tượng, con người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hay nói theo ngôn ngữ chuyên ngành, là quá trình truyền thông đại chúng về các sự vật, hiện tượng, con người đó Báo chí tham gia và giữ vai trò trung tâm trong công tác truyền thông đại chúng – quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận là thể hiện đúng bản chất và các chức năng cơ bản của hoạt động báo chí Báo mạng điện tử là một trong những loại hình báo chí, cũng mang đầy đủ những đặc điểm này, bao gồm:

Thứ nhất, chức năng thông tin – giao tiếp, đảm bảo nhu cầu thông tin ngày càng cao của con người Thông tin trên các loại hình báo chí không chỉ trở thành

sức mạnh chính trị trong cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng, đối với sự phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ, góp phần hình thành diện mạo văn hóa quốc gia cũng như nhân cách của mỗi con người, mà còn ngày càng đi sâu vào đời thường, đi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống cá nhân và cộng đồng Thông tin báo chí có thể

là các thông tin thời sự - chính trị, thông tin – chỉ dẫn, thông tin – tư vấn, thông tin –

Trang 35

27

quảng cáo, thông tin – giải trí được báo chí mang lại cho công chúng một cách khách quan, chân thực, mới mẻ và nhiều chiều dưới các góc nhìn và cách thức thể hiện phong phú Thông qua báo chí mà người trong nước và ngoài nước mới hiểu được cái hay cái đẹp của tuồng, chèo, múa rối nước, ca trù, bài chòi, ví dặm, ca Huế, hát xẩm và các loại hình âm nhạc dân gian đặc sắc như: Đàn đá Khánh Sơn, Nhã nhạc Cung đình Huế, mới biết tới những phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Động Phong Nha - Kẻ Bàng, chùa Hang Bích Động Ninh Bình, Thành Nhà Hồ - Thanh Hoá mà UNESCO đã công nhận là di sản của thế giới

Thứ hai, chức năng tư tưởng Báo chí tham gia vào quá trình tuyên truyền, quảng bá hệ tư tưởng, làm cho hệ tư tưởng ngày càng lan truyền rộng rãi và chiếm

ưu thế trong đời sống tinh thần của nhân dân Mỗi nền báo chí, mỗi cơ quan báo

chí có khuynh hướng tư tưởng chủ đạo – khuynh hướng tư tưởng chiếm ưu thế của mình; thể hiện ở chỗ nó phụng sự cho hệ tư tưởng của giai cấp nào đó Báo chí bám sát thực tiễn xã hội và định hướng dư luận xã hội theo luồng tư tưởng của giai cấp

mà nó phụng sự Đối với di sản văn hóa, báo chí hướng dư luận xã hội tới việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Thứ ba, chức năng khai sáng, giải trí Khai sáng là làm cho dân được mở

mang, gắn liền với khái niệm văn hóa với hai thành tố trung tâm là khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo Báo chí, với vai trò là phương tiện truyền thông đại chúng lớn nhất trong xã hội, thực hiện chức năng văn hóa thể hiện qua một số phương thức

cơ bản:

+ Thứ nhất, là tham gia bảo tồn hệ thống các giá trị văn hóa thông qua giáo dục truyền thống Hệ thống giá trị văn hóa truyền thông cần được chọn lọc, phân loại để xác định nội dung và phương thức giáo dục cho các thế hệ người Việt, nhất

là thế hệ trẻ, thông qua các kênh như nhà trường, các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị, qua các phương tiện truyền thông đại chúng và báo chí Việc giáo dục hệ thống văn hóa này cần được phân cấp cho các nhà trường phổ thông, đại học; hệ thống báo chí cũng cần bám sát hệ giá trị, chương trình và kế hoạch giáo dục trong

Trang 36

28

nhà trường để có phương thức chuyển tải phù hợp với nhóm đối tượng và địa bàn công chúng

+ Thứ hai, cổ vũ, khích lệ năng lực sáng tạo giá trị mới; đồng thời truyền bá

và nhân rộng nhân tố mới, giá trị mới, động viên tính tích cực xã hội của con người Phát hiện, bảo vệ, ủng hộ, truyền bá, nhân rộng cái mới, năng lực sáng tạo giá trị mới của cá nhân và cộng đồng thông qua dư luận xã hội vì lợi ích của cộng đồng và

sự phát triển bền vững của xã hội là trách nhiệm xã hội của nhà báo

+ Thứ ba, phê phán các thói hư tật xấu, các biểu hiện bảo thủ, trì trệ, đấu tranh chống các hiện tượng phi văn hóa… là phương thức quan trọng của báo chí trong quá trình tham gia phát triển văn hóa, giáo dục

+ Thứ tư, giao lưu văn hóa với các dân tộc, các cộng đồng trên thế giới Đó

là quá trình tiếp biến văn hóa qua các loại hình báo chí – truyền thông

Thứ tư, chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội Báo chí đảm bảo

dòng thông tin hai chiều từ chủ thể và khách thể quản lý, bảo đảm cho các quyết định quản lý được thông suốt và thực thi trong thực tế Đồng thời, góp phần khơi thức, tập hợp nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của toàn dân, trước hết là đội ngũ chuyên gia và trí thức, góp ý cho các quyết sách lớn của Nhà nước trong quá trình xây dựng

và thực hiện nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”

Có thể nói báo chí là áp lực góp phần thúc đẩy việc ra đời của Luật Di sản Văn hoá mà Quốc hội đã thông qua năm 2001 Trong vài ba thập kỷ qua đã có hàng trăm bài viết trên các mặt báo, trên các màn ảnh nhỏ của các đài truyền hình, đài phát thanh đã lên tiếng phê phán những di sản văn hoá bị xâm phạm, bị phá hoại như Nàng Tô Thị (Lạng Sơn), Chùa Hương, Chùa Dâu, Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)… Cũng nhờ báo chí lên tiếng phê phán mà nạn phá tuồng, chèo, cải lương và các loại hình nghệ thuật truyền thống khác được hạn chế, nạn “cải tiến” nghệ thuật dân tộc quá đà, làm mất bản sắc, được chững lại Nhờ có tiếng nói của báo chí của các cơ quan chức năng của Nhà nước mới biết và mới thật sự chuyển biến trong viê ̣c quan tâm vào bảo vệ, đầu tư phục hồi những di tích bị hư hỏng, bị xuống cấp

Trang 37

29

và bị mất mát, đồng thời cũng thông qua báo chí mà nhân dân mới biết được cái quý, cái đẹp, cái giá trị muôn đời của các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc Bất kỳ tờ báo nào kể cả chính trị, kinh tế và quân sự đều có những chương mục diành riêng cho văn hoá, trong đó ít nhiều có nói về di sản văn hoá dân tộc, khi thì tôn vinh, ca ngợi các giá trị của di sản, lúc thì phê phán những hành vi làm tổn hại di sản văn hoá dân tộc, có báo còn mạnh mẽ quyết liệt trong việc phê phán những hành vi xâm hại di sản

Thứ năm là chức năng kinh tế - dịch vụ, trong đó quảng cáo là vấn đề quan trọng Quảng cáo là một chức năng xã hội của báo chí, tạo ra nguồn thu cho báo chí

phát triển nhưng cũng cần có những quy định cụ thể từ các cơ quan quản lý và cơ quan báo chí để vẫn đảm bảo tốt các chức năng xã hội cơ bản khác Với BMĐT, chức năng này còn cần được đă ̣t trong mô ̣t chế tài và quy đi ̣nh phù hợp để giảm thiểu tình tra ̣ng thương ma ̣i hóa hiê ̣n đang diễn ra tràn lan ở rất nhiều tờ báo

Trang 38

30

Tiểu kết chương 1

Các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận, nằm trong

hệ thống các di sản văn hóa Việt Nam, “là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”.5 Do đó, công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị của các di sản này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả xã hội, song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của đất nước

Nhiệm vụ xuyên suốt nền báo chí hiện đại Việt Nam từ khi ra đời, là truyền thông về giá trị bản sắc của nền văn hóa Việt Nam, trong đó không thể kể đến việc quảng bá của các di sản văn hóa Việt Nam nói chung và di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận nói riêng Báo mạng điện tử, với những ưu thế về loại hình trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin, trở thành kênh truyền thông chủ lực và hiệu quả nhất, phổ biến rộng rãi hình ảnh của các di sản nói trên Bên cạnh việc thể hiện các ưu thế về loại hình, trong quá trình này, báo mạng điện tử cũng bộc lộ rõ nét các đặc điểm và thực hiện các chức năng cơ bản của hoạt động báo chí nói chung trong truyền thông đại chúng Trong đó, các chức năng thông tin, văn hóa và giáo dục, quản lý, giám sát và phản biện xã hội là những chức năng được thể hiện rõ rệt nhất

Hệ thống các khái niệm được trình bày trong chương 1 sẽ là cơ sở lý luận để luận văn tiếp tục nghiên cứu đề tài “Báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận” ở các chương tiếp theo

Trang 39

31

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ VIỆC QUẢNG BÁ CÁC DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN TRÊN

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

2.1 Các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận

 Quần thể di tích Cố đô Huế

Hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Cartagena (Colombia) ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã công nhận Quần thể Di tích Cố đô Huế

là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (iii): Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất mà đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX, và tiêu chuẩn (iv): Quần thể di tích Huế là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông

Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên cuốn hút

Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy quanh thành phố từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử Cấm thành Huế, ba vòng thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành, nơi ở của Hoàng gia Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung

Trang 40

32

Khôn Thái, lầu Kiến Trung Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản Về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là một trong những thành tựu của nền kiến trúc cổ Việt Nam Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ trong lòng nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với chế độ quân chủ nhà Nguyễn, cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hòa trong bố cục

Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng hoang vu u tịch

Kể từ năm 1992, cứ hai năm một lần, tại nơi đây lại diễn ra Festival Huế, một sự kiện lớn nhằm tôn vinh các di sản của Cố đô Ngày 7 tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại

 Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn

Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn là

Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa: Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt

là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á

Khu di tích Chăm Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam, cách Trà Kiệu- kinh thành cũ của vương quốc Chămpa xưa 20km về phía Tây

Ngày đăng: 06/07/2015, 22:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa Thông tin , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2002
[3] Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: NXB Lý luận Chính trị
Năm: 2007
[5] Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2007), Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện thông báo kết luận 162 – TB/TW của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện thông báo kết luận 162 – TB/TW của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí
Tác giả: Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương
Năm: 2007
[6] Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội
Tác giả: Lê Thanh Bình
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
[7] Bộ Văn hóa Thông tin (2002), Quy chế quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên internet, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên internet
Tác giả: Bộ Văn hóa Thông tin
Năm: 2002
[8] Bộ Văn hóa Thông tin (2007), Báo cáo tình hình công tác quản lý nhà nước về báo chí, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình công tác quản lý nhà nước về báo chí
Tác giả: Bộ Văn hóa Thông tin
Năm: 2007
[10] Đức Dũng (2000), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tạo tác phẩm báo chí
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
[11] Đức Dũng (2000), Viết báo như thế nào, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết báo như thế nào
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
[12] Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận Báo chí, NXB. Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận Báo chí
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: NXB. Lao động
Năm: 2012
[14] Lê Thu Hà (2014), Sự gia tăng tính tương tác của công chúng – tương lai của báo chí, nghebao.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự gia tăng tính tương tác của công chúng – tương lai của báo chí
Tác giả: Lê Thu Hà
Năm: 2014
[15] Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: NXB ĐHQG
Năm: 2001
[15] Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Năm: 1992
[16] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí, (1999), Giáo trình cơ sở lý luận báo chí, NXB Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí
Nhà XB: NXB Văn hóa
Năm: 1999
[17] Nguyễn Quốc Hùng (2004), Tầm nhìn tương lai đối với di sản văn hóa và hệ thống bảo vệ di tích ở nước ta, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 9, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tầm nhìn tương lai đối với di sản văn hóa và hệ thống bảo vệ di tích ở nước ta", Tạp chí "Di sản Văn hóa
Tác giả: Nguyễn Quốc Hùng
Năm: 2004
[18] Nguyễn Thụy Loan (2009), Giá trị của di sản văn hoá phi vật thể ở Thăng Long – Hà Nội, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 6, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị của di sản văn hoá phi vật thể ở Thăng Long – Hà Nội, "Tạp chí "Văn hoá dân gian
Tác giả: Nguyễn Thụy Loan
Năm: 2009
[19] Nhiều tác giả (2005), Thể loại báo chí, NXB ĐHQG TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể loại báo chí
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB ĐHQG TP HCM
Năm: 2005
[20] Phạm Xuân Nam (2008), Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa
Tác giả: Phạm Xuân Nam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2008
[21] Trần Quang (2005) Các thể loại báo chí chính luận, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể loại báo chí chính luận
Nhà XB: NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
[24] Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2005), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông
Tác giả: Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang
Nhà XB: NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
[25] Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: sở lý luận báo chí truyền thông
Tác giả: Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w