Về công chúng của báo mạng điện tử

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (Trang 97)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.4 Về công chúng của báo mạng điện tử

Công chúng của báo chí nói chung thuộc tất cả các thành phần cư dân trong xã hội có liên quan đến báo chí, trong đó có cả người làm báo. Trong xã hội, mỗi người đều có sinh hoạt, sở thích, kinh nghiệm riêng, trình độ văn hóa và sự hiểu biết cũng khác nhau. Những cái riêng đó, cái khác nhau đó đều có ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận cùng một thông tin. Vì thế, ta có thể nói ý đồ đưa ra một thông tin với hiệu quả thực tế của nó với người đọc thường là không nhất trí với nhau. Song, muốn hoạt động báo chí đạt hiệu quả cao, khoảng cách giữa ý đồ và hiệu quả giảm tới mức thấp nhất, chúng ta cần biết đến đối tượng và mối quan tâm của họ về thông tin do báo chí cung cấp.

90

Đặc điểm nổi bật nhất của BMĐT và công chúng BMĐT là tính tương tác rất cao. Đạt được tính tương tác cao như vậy là do tốc độ truy cập nhanh, hình ảnh và quảng cáo của báo mạng điện tử không kém phần bắt mắt, khả năng tương tác thuận tiện, nhanh chóng thông qua hệ thống thư điện tử gửi tới cơ quan báo chí, các box phản hồi (comment) đặt ngay dưới nội dung các bài viết, các cuộc giao lưu trực tuyến, các diễn đàn mở, đường dây nóng, bình chọn, thăm dò dư luận... Hơn thế nữa, Internet còn lập trình nên các mạng xã hội như facebook, zingme, blog, yahoo… giúp cho công chúng trong và ngoài nước có thể trao đổi, trò chuyện một cách dễ dàng. Các báo mạng điện tử hiện nay đa phần đều có các diễn đàn hoặc các mạng xã hội như VnExpress có facebook với khoảng một triệu người like và theo dõi thông tin, gia tăng đáng kể số lượng người tiếp nhận thông tin và truy cập vào website thông qua facebook. Đối với mỗi tòa soạn báo, hoạt động tương tác góp phần giúp các cơ quan báo chí nói chung, mỗi nhà báo nói riêng có được các số liệu để hiểu hơn về nhu cầu thông tin của công chúng, cũng như nhận lại một lượng thông tin rộng lớn, có giá trị đặc biệt từ phía bạn đọc. Phóng viên có thể kiểm định dựa trên việc nắm thông tin cá nhân do bạn đọc cung cấp, sau đó tự tìm hiểu và kiểm tra tính đúng đắn của thông tin, hoặc tiếp tục đề nghị bạn đọc cung cấp thêm thông tin, từ đó có thể sử dụng thông tin này một cách hiệu quả nhất. Đối với công chúng, hoạt động tương tác giúp họ gần gũi hơn với cơ quan báo chí. Họ được bày tỏ quan điểm, cung cấp thông tin, góp ý kiến phản hồi ngay sau khi bài báo được đưa lên mạng internet. Thay vì phải chờ đợi, họ được sự phúc đáp gần như ngay lập tức của cơ quan báo chí, ít nhất là bằng thông tin tự động “Tòa soạn đã nhận được góp ý của bạn” ngay sau khi họ phản hồi. Điều này đã làm cho bạn đọc báo mạng điện tử cảm thấy gần gũi, thân thiện hơn với tờ báo. Trong công tác văn hóa và quảng bá các giá trị di sản, tính tương tác của báo mạng điện tử càng chứng tỏ được vị thế của mình khi tại một số địa phương, công chúng chính là những người đầu tiên phát hiện và cung cấp cho cơ quan báo chí những hiện tượng tiêu cực tại các di sản, kêu gọi sự quan tâm của xã hội trước sự xuống cấp của các di sản... Công chúng của báo mạng điện tử không chỉ là người hưởng thụ các thông tin do báo chí

91

cung cấp mà còn là một lực lượng góp phần tạo thành các thông tin đó. Và sử dụng lực lượng này ra sao cho hiệu quả là nhiệm vụ không thể coi nhẹ đối với các cơ quan báo chí và những người làm công tác quảng bá di sản.

Các BMĐT cần dựa vào đặc điểm nói trên để lựa chọn cách thức tiếp cận công chúng của mình. BMĐT cần cập nhật thông tin, sự kiện theo từng giờ, thậm chí tường thuật trực tiếp và theo sát những diễn biến dù là nhỏ nhất của thực tiễn xã hội ở tất cả các khía cạnh khác nhau. Khẩu hiệu của các báo VnExpress, Vietnamnet và Dân trí cũng như nhiều tờ báo mạng điện tử khác đều là tiếp cận công chúng 24h một ngày, 7 ngày một tuần. Chỉ cần có máy tính, laptop, các thiết bị điện thoại thông minh với sóng wifi hoặc 3G là người đọc có thể kết nối với các trang báo mạng điện tử và nắm cả “một vũ trụ thông tin” trong tầm tay. Tuy vậy, việc theo sát diễn biến thực tiễn đời sống – xã hội sẽ khiến các báo mạng điện tử hiện nay tại Việt Nam rơi vào tình trạng đảm bảo số lượng và tính cập nhật nhưng không đảm bảo chất lượng và chưa có nhiều bài sâu. Nhiều báo mạng điện tử, thay vì định hướng dư luận xã hội theo các giá trị chân thiện mỹ và lối sống văn hóa lành mạnh, thì lại bị cuốn theo xu hướng thị trường với nhiều chiêu trò giật tít, câu khách với các chủ đề cướp – giết – hiếp tràn ngập mặt báo. Theo một điều tra của Emarketer về công chúng báo mạng điện tử tại Việt Nam vào năm 2012, 40% những người truy cập internet là người trẻ, ở độ tuổi từ 15-24. Số liệu trên cùng với xu hướng cập nhật thông tin của BMĐT cảnh tỉnh những người làm báo và các cơ quan chức năng về vai trò định hướng thông tin cho công chúng báo mạng điện tử, vì với lứa tuổi nói trên, nhận thức của công chúng chưa hoàn chỉnh, dễ bị ảnh hưởng không tốt từ các luồng tư tưởng độc hại.

Do vâ ̣y, trước hết, công chúng của báo mạng điện tử cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng để có cách tiếp cận thông tin văn hóa đúng mực. Để ngăn chặn những hiện tượng, hành vi tiêu cực của đối tượng công chúng này, PGS.TS Chung Á, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Xã hội học Việt Nam khi đươ ̣c phỏng vấn trong bài viết “Để miễn di ̣ch với mă ̣t trái của ma ̣ng xã hô ̣i ” trên báo tiengchuong.vn (9/2013) cho biết, cần giáo dục về đạo đức, lối sống và tình yêu văn hóa, tình yêu di

92

sản văn hóa cho những người trẻ tuổi từ gia đình, nhà trường và đoàn thể xã hội. Tình yêu đối với văn hóa dân tộc chính là nền tảng để công chúng trẻ tiếp cận các thông tin từ báo mạng điện tử đúng cách và làm giàu vốn hiểu biết của mình về văn hóa và di sản văn hóa Việt Nam.

Báo mạng điện tử cũng cần lưu ý đến nhóm công chúng ở nông thôn và các vùng miền xa, những nơi mà điều kiện vật chất kỹ thuật cũng như trình độ dân trí chưa cho phép họ tiếp cận với dòng thông tin khổng lồ từ internet, nhưng họ lại chính là những người gìn giữ các giá trị văn hóa và di sản tại chính nơi họ đang sống. Với đối tượng công chúng này, ngoài việc cải thiện các điều kiện kỹ thuật, phủ sóng internet rộng rãi hơn thì việc BMĐT có cách viết gần gũi, rõ ràng và dễ hiễu hơn cũng sẽ giúp họ tiếp nhận các thông tin dễ dàng hơn.

Với các nhóm công chúng ở nước ngoài, báo mạng điện tử cần tăng cường hoàn thiện các phiên bản tiếng Anh, kết nối với các thông tin về du lịch và dịch vụ tại Việt Nam để quảng bá văn hóa và giá trị di sản, đồng thời tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển và mang lại nguồn thu về kinh tế. Việc làm này vẫn phải tuân thủ các quy định về bảo tồn giá trị di sản văn hóa của Việt Nam.

Thêm vào đó, các BMĐT cũng cần phát triển tính năng tương tác với công chúng để giúp họ tham gia tích cực và có định hướng hơn nữa vào hoạt động báo chí. Để phát triển tính năng tương tác này và chống lại những tác động tiêu cực của nó, các báo cần chú trọng: Thứ nhất, mỗi tòa soạn báo mạng điện tử cần xây dựng một bộ phận tiếp nhận phản hồi chuyên nghiệp. Thứ hai, các báo mạng điện tử khi thiết kế, xây dựng giao diện, cần chú ý đến khả năng tương tác với công chúng. Thứ ba, nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí về vai trò quan trọng của hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử. Thứ tư, chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Thứ năm, tạo dựng lòng tin với công chúng thông qua tăng cường chất lượng nội dung các bài viết. Đa phần báo mạng điện tử tại Việt Nam đã làm được điều này với các tính năng bình luận, tính năng chia sẻ bài báo trên các mạng xã hội hay mạnh hơn là việc người đọc tham gia cung cấp thông tin và cộng tác viết bài cho báo chí như chuyên mục Cộng đồng của VnExpress.

94

Tiểu kết chƣơng 3

Trong dòng chảy của xã hội hiện đại, các giá trị văn hóa và di sản văn hóa không chỉ cần được bảo tồn mà còn phải phát huy giá trị và được quảng bá một cách có hiệu quả thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Báo mạng điện tử trở thành cây cầu nối cho mạch nguồn văn hóa và các giá trị di sản trong tâm thức người Việt hòa vào dòng chảy lớn của thời đại và trường tồn cùng lịch sử dân tộc và thế giới.

Để làm được điều đó, cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn và không ngừng điều chỉnh giữa hai yếu tố: di sản văn hóa mang tính sâu sắc và trừu tượng và báo mạng điện tử mang tính cập nhật, “thời thượng”. Trọng trách này được đặt lên vai những người làm báo mạng điện tử. Bản thân họ, với vai trò là chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa và tư tưởng, cần phải có sự trau dồi và tăng cường năng lực không mệt mỏi. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm báo mạng điện tử phải tăng về lượng đồng thời đảm bảo về chất với những kỹ năng báo chí thuần thục và nhuần nhuyễn, khả năng sử dụng các phương tiện công nghệ trong tác nghiệp mọi lúc, mọi nơi ở nhiều vai trò khác nhau, dựa trên một phông văn hóa sâu, am tường về các giá trị di sản văn hóa Việt Nam nói chung và di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận nói riêng.

Ngoài đội ngũ nhân lực mạnh, báo mạng điện tử còn phải được đặt trong một môi trường truyền thông phù hợp với hành lang pháp lý chặt chẽ, quy định quyền hạn và nghĩa vụ của những người “làm báo về văn hóa” để họ có điều kiện tác nghiệp và hành xử một cách “có văn hóa” đối với các vấn đề về văn hóa. Một chiến lược quảng bá tổng thể hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận là điều mà những người làm công tác văn hóa, báo chí, truyền thông cần phải ngồi lại với nhau và cho ra đời sớm để trở thành kim chỉ nam cho việc thực hiện tin, bài trên các trang báo mạng điện tử. Công nghệ phát triển đồng nghĩa với phương tiện kỹ thuật cho báo mạng điện tử cũng cần được tăng cường về mọi mặt để người làm báo tự tin hơn trong suốt quá trình tác nghiệp khai thác và chuyển tải tối đa lượng thông tin khổng lồ về văn hóa và di sản văn hóa tại Việt Nam.

95

Những nền tảng về nhân lực và vật lực cùng các định hướng phát triển cho mảng văn hóa của báo điện tử nói trên chính là nguyên liệu cần thiết để cho ra đời những sản phẩm báo mạng điện tử chất lượng về nội dung, phong phú về đề tài và hấp dẫn về hình thức, góp phần mang hình ảnh của các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam cũng như hình ảnh văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới, đúng với phương châm của một nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

96

KẾT LUẬN

Xét một cách toàn diện, việc quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa Việt Nam nói chung và di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận nói riêng là một trách nhiệm lớn lao đối với toàn lực lượng báo chí. Điều này không chỉ mang ý nghĩa dân tộc và thời đại, mà còn là minh chứng cho lịch sử hào hùng của dân tộc với những giá trị văn hóa, đời sống, chính trị, kinh tế, xã hội được lưu giữ qua ngàn đời.

Báo mạng điện tử ra đời muộn nhất nhưng tốc độ phát triển của nó thì lại gấp nhiều lần so với các loại hình khác. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh: Báo mạng điện tử là một “cây bút thần kỳ” thay vì chỉ là ngòi bút giản đơn như trước đây cho những người làm báo - những chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng và văn hóa. Với công nghệ hiện đại, mức độ lan truyền thông tin nhanh chóng, tích hợp nhiều loại hình báo chí trong một với hình ảnh, âm thanh và nội dung, tính tương tác cao, báo mạng điện tử không chỉ là nguồn cung cấp thông tin mà còn trở thành diễn đàn cho công chúng chia sẻ và bày tỏ quan điểm trước các vấn đề của xã hôi, trong đó có di sản văn hóa. Thế nhưng, sử dụng “cây bút thần kỳ” này ra sao cho hiệu quả thì lại là bài toán không dễ giải của những người định hướng và những người trực tiếp làm công tác văn hóa và báo chí.

Trong suốt những năm vừa qua, không thể phủ nhận vai trò của báo mạng điện tử trong việc quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa Việt Nam. Nhờ có báo ma ̣ng điê ̣n tử, hình ảnh của các di sản văn hóa vật thể Việt Nam đươ ̣c UNESCO công nhâ ̣n trở nên đe ̣p hơn trong mắt ba ̣n bè quốc tế với nhiều khía ca ̣nh đề câ ̣p từ văn hóa, đời sống, xã hội cho tới du li ̣ch, kinh tế và giải trí. Sự phát triển ma ̣nh mẽ của internet cũng giúp báo ma ̣ng điê ̣n tử chia sẻ và quảng bá hình ảnh các di sản này rô ̣ng rãi trên toàn cầu. Báo mạng điện tử còn góp phần tích cực và công tác bảo tồn và phát huy các giá tri ̣ của di sản văn hóa thông qua viê ̣c phản ánh những mă ̣t còn ha ̣n chế và chia sẻ bài ho ̣c kinh nghiê ̣m từ các trường hợp điển hình. Từ đó, góp phần vào việc thay đổi tư duy và tác động tới các chính sách cũng như cách vận hành và quản lý của các cơ quan chức năng đang thực hiện công tác bảo tồn.

97

Thành tựu nhiều là vậy nhưng cũng không thể bỏ qua những vấn đề còn tồn tại của báo mạng điện tử trong việc quảng bá di sản văn hóa. Với mô ̣t vấn đề nhiều chiều sâu như văn hóa và di sản, cách tiếp cận nhanh và thường xuyên của báo mạng điện tử đôi khi khiến chất lươ ̣ng các bài viết không đa ̣t yêu cầu với hàm lượng thông tin quá ít ỏi. Mô ̣t số báo ma ̣ng điê ̣n tử, do cha ̣y theo xu hướng thi ̣ trường, vẫn chưa ưu tiên nhiều cho các chủ đề về văn hóa và di sản, chưa có đô ̣i ngũ người làm báo chuyên biê ̣t cho mảng công việc này. Từ đó dẫn tới các bài viết cẩu thả, nông ca ̣n, sai đi ̣nh hướng, sai sự thâ ̣t, thâ ̣m chí phu ̣c vu ̣ cho các mu ̣c đích cá nhân. Xu hướng câu khách, giâ ̣t tít mô ̣t cách rẻ tiền, dù ít, nhưng vẫn xuất hiê ̣n rải rác trên các báo ma ̣ng điê ̣n tử.

Việc cải thiện từng bước các vấn đề về định hướng, nhân lực, môi trường truyền thông, chất lượng của nội dung và hỉnh thức các sản phẩm báo mạng điện tử đòi hỏi nhiều nỗ lực và thời gian với sự tham gia của nhiều bên liên quan. Trong đó, việc tăng cường kiến thức về văn hóa và nghiệp vụ báo chí là vấn đề quan trọng hàng đầu. Phông

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)