7. Cấu trúc luận văn
2.3.3 Hình thức thể hiện
Hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận được thể hiện qua nhiều hình thức hấp dẫn trên báo mạng điện tử, từ tin thông tấn
49
theo sự kiện và hoạt động, tới các bài truyền thông về vẻ đẹp văn hóa, thắng cảnh, ẩm thực và con người ở di sản, thực trạng bảo tồn và các danh hiệu nhận được, thậm chí có cả bài viết cảm nhận. Trong đó, tin thông tấn chiếm tới hơn 70% với nhiều nô ̣i dung và chủ đề được đề câ ̣p như câ ̣p nhâ ̣t tình hình phòng chống lu ̣t bão tại Hội An, ghi nhâ ̣n thực tra ̣n Tháp Chăm Mỹ Sơn bi ̣ tàn phá hay theo sát các diễn biến các sự kiê ̣n kỹ niê ̣m 20 năm Cố đô Huế được vinh danh là Di sản thế giới.
Ngoài các bài viết đơn thuần , các BMĐT tận dụng lợi thế về tính đa phương tiê ̣n với clip ngắn dưới da ̣ng phóng sự hoă ̣c phỏng vấn được đính kèm trong các bài viết như “Nụ cười du khách trong nắng Hội An” trên báo VnExpress . Các clip đươ ̣c quay đơn giản nhưng được xử lý và biên tâ ̣p khá tốt về mă ̣t hình ảnh , thể hiê ̣n được vẻ đẹp và các góc nhìn độc đáo về các di sản. Hình ảnh cũng được dùng một cách tối đa nhằm minh họa cho các nội dung của bài viết. Có một số bài viết đơn thuần là tin ảnh hoặc clip như bài “Buổi sớm bình yên ở Hội An” của tác giả Vũ Minh Quân trên VnExpress vào 11/2013. Tuy vâ ̣y, lợi thế này chưa được các báo ma ̣ng điê ̣n tử tâ ̣n du ̣ng triê ̣t để chỉ với 5-6 bài viết trên tổng số 153 bài.
Hệ thống ngôn ngữ báo chí trên báo mạng điện tử cũng được sử dụng linh hoạt, ngắn gọn và dễ hiểu, kết hợp với cấu trúc bài viết theo hình kim tự tháp ngược để phù hợp với công chúng báo mạng, vốn ít thời gian dành cho các việc tiếp nhận thông tin. Chỉ có một vấn đề cần lưu ý là một số tựa đề cho bài báo vẫn còn dài dòng, không hấp dẫn và không liên quan mật thiết tới nội dung bài báo hoặc tệ hơn là giật tít, câu khách như bài viết “Muốn đắt khách phải cho thần tài sờ ngực” do Vietnamnet dẫn lại bài từ GDTD.
Mô ̣t điểm cần lưu ý là c ác bài dẫn lại cũng được sử dụng trên các trang báo khảo sát. Do đặc điểm của loại hình báo mạng điện tử, ta ít thấy các bài viết và phân tích sâu ở trên các báo khảo sát. Chỉ có 11 bài viết như vậy trên tổng số 153 bài. Vietnamnet là tờ báo có đa số các bài phân tích hấp dẫn (10/11 bài) nhưng 30% trong số đó lại dẫn từ các báo giấy và tạp chí. Có thể kể ra đây một số bài như “Cảnh báo hi ện tượng xếp hàng ứng thí dẫn từ KTDT , “Nỗi buồn di sản” dẫn từ SGTT, hay “Tầm xuân ơi” dẫn từ TuanVietnam . Để gia tăng hơn nữa tác động tới
50
nhóm công chúng lớn nhất vốn có hiểu biết về di sản, việc tăng số lượng các bài viết sâu thế này là điều các báo cần hết sức lưu ý trong thời gian tới thay vì chỉ đi trích dẫn một cách có chọn lọc từ các báo giấy hoặc các BMĐT khác .
Về mặt tương tác, ở tất cả các báo đều đặt hệ thống email liên hệ với tòa soạn, các link dẫn và chia sẻ bài báo tới các trang mạng xã hội như facebook, youtube và bình luận trực tiếp về bài báo trên trang của mình. Facebook của VnExpress có khoảng 1 triệu người theo dõi hàng ngày, góp phần tăng số lượng bạn đọc cho tờ báo cũng như các chuyên mục về di sản văn hóa. Thế mạnh về tương tác này cùng với việc tích hợp nhiều loại hình báo chí trong một cần được báo mạng điện tử triệt để khai thác để mang lại hiệu quả truyền thông cao nhất. Ngoài hệ thống phóng viên và biên tập viên chủ lực theo dõi mảng văn hóa và di sản văn hóa trên từng báo như Vũ Trung (Vietnamnet), Đại Dương (Dân trí) và Nguyễn Đông (VnExpress), các báo mạng điện tử còn được sự hỗ trợ rất lớn từ cộng tác viên và bạn đọc. Trong đó, VnExpress có hẳn chuyên mục “Cộng đồng mạng” để cộng tác viên và bạn đọc tham gia viết bài, chia sẻ thông tin, thậm chí là hỏi đáp và tư vấn. Lực lượng cộng tác viên của tờ này cũng rất nhiệt tình và có tính “tác chiến” cao tại hiện trường thông qua hàng loạt các bài cảm nhận về vẻ đẹp Hội An như “Hoa cúc Hô ̣i An chờ đón Tết”, “Đến Hô ̣i An đừng đến mô ̣t mình” trên VnExpress, các clip ghi lại hình ảnh cơn lũ tràn qua đây vào năm 2013 hay các bức ảnh ghi lại các du khách nước ngoài thăm quan Hội An bất chấp cơn lũ.
2.3.4 Mƣ́c đô ̣ thay đổi nhâ ̣n thƣ́c và hành vi của công chúng
Công chúng chính là người đánh giá tốt nhất mức độ hiệu quả việc quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận trên BMĐT, đă ̣c biê ̣t là qua sự thay đổi về nhâ ̣n thức và hành vi đối với các di sản v ăn hóa. Với mong muốn đánh giá hiệu việc quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận qua các bài viết trên báo mạng điện tử, người làm luận văn đã thực hiện một khảo sát với nhóm đối tượng công chúng trẻ gồm 100 sinh viên và nhân viên văn phòng ở độ tuổi 17-40. Khảo sát này được thực hiện để chỉ ra thực trạng quảng bá các di sản, từ đó tìm ra cách tiếp cận về nội dung
51
và hình thức của báo mạng điện tử sao cho phù hợp với công chúng và đạt hiệu quả cao nhất về mặt truyền thông (đưa thông tin về di sản văn hóa, thay đổi nhận thức, cải thiện hành vi của công chúng). Bảng khảo sát đã đưa ra rất nhiều kết quả thú vị về mức độ quan tâm của công chúng với các thông tin về di sản văn hóa trên báo mạng điện tử.6
Thông thường, có 3 giai đoạn trong truyền thông: trước, trong và sau truyền thông. Giai đoạn trong truyền thông là giai đoạn mà tất cả các công cụ và nguồn lực, các sự kiện truyền thông diễn ra với tần suất cao nhất, mang lại cho công chúng lượng thông tin lớn nhất với nhiều hình thức khác nhau. Với việc quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa, có 3 giai đoạn truyền thông tương ứng đó là trước khi được công nhận di sản, trong giai đoạn được công nhận di sản và sau khi được công nhận di sản. Cần lưu ý là vào thời điểm năm 2013, tất cả các di sản trong danh sách cần khảo sát (Cố đô Huế, Tháp Chăm Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ) đều đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Do vậy, cách thức và hiệu quả quảng bá hình ảnh di sản văn hóa trong giai đoạn này mang những đặc trưng của thời kỳ “hậu công nhâ ̣n” và sẽ chứng tỏ tính bền vững, liên tục và chiều sâu của các thông tin về hình ảnh di sản.
Về thành phần công chúng được khảo sát:
Có gần 70% số người được phỏng vấn ở độ tuổi từ 17 – 24 và hơn 30% ở độ tuổi từ 24 – 40. Đây là độ tuổi có thời gian tiếp xúc với báo mạng điện tử nhiều nhất và tích cực nhất (vì theo khảo sát của eMarketer thì 40% công chúng báo mạng điện tử Việt Nam ở độ tuổi từ 15 -24 tuổi). Gần 65% trong số họ sống ở miền Bắc, 27% ở miền Trung và gần 9% sống ở miền Nam. Trong đó, nhân viên văn phòng chiếm 36%, bao gồm: công chức nhà nước, nhân viên tổ chức phi chính phủ và các công ty; sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn chiếm 64% gồm sinh viên các trường đại học, cử nhân (đã hoàn thành chương trình đại học) và học viên đang tham gia các lớp cao học.
52
Về mức độ quan tâm của công chúng tới các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận:
Theo kết quả khảo sát, có tới 55% số người được hỏi cho biết họ quan tâm tới các thông tin về di sản văn hóa thế giới Việt Nam, nhưng chỉ có 11% là cho biết họ có hiểu biết về các di sản này, 44% trong số đó thì chưa tự tin lắm với vốn kiến thức của mình về di sản. 40% công chúng được hỏi tiếp nhận thông tin về di sản một cách thụ động “thấy có thì đọc”. Chỉ có hơn 4% số công chúng không quan tâm lắm tới các di sản. Từ các con số này có thể thấy, gần 96% công chúng sẽ sẵn sàng tiếp nhận các thông tin về di sản văn hóa nếu nó hấp dẫn và có hàm lượng nội dung cao.
Về hiệu quả truyền thông qua các báo mạng điện tử được khảo sát:
Có tới 52% công chúng được khảo sát cho biết họ hay truy cập vào VnExpress nhất để đọc các thông tin về di sản văn hóa. Đây là con số đáng tự hào, đánh giá chính xác những nỗ lực và đóng góp của VnExpress trong suốt năm 2013 khi đưa tin và quảng bá về hình ảnh các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam. Dân trí đứng thứ hai với gần 30% và báo Vietnamnet xếp hạn cuối cùng nhưng với tỉ lệ khá sát nút gần 20% số công chúng thường xuyên truy cập nhất.
Qua khảo sát, sở dĩ VnExpress hấp dẫn được lượng công chúng lớn như trên khi viết về các vấn đề di sản văn hóa là bởi các nguyên nhân sau:
+Danh tiếng lâu năm
+ Nhiều thông tin đa dạng về di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam + Giao diện dễ sử dụng
+ Tốc độ cập nhật tin nhanh hơn so với các báo khác + Thông tin chính thống
+ Thông tin đầy đủ
+ Nhiều bài viết sâu sắc và nhiều nhà báo uy tín về văn hóa và xã hội
Các nguyên nhân này sẽ được người viết luận văn sử dụng ở chương 3 như căn cứ thực tiễn để đề ra các giải pháp thúc đẩy việc quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam trên báo mạng điện tử.
53
86% độc giả được hỏi cho biết các giá trị toàn cầu nổi bật và thông tin cơ bản về di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam; và vận động để một di tích nhận được danh hiệu di sản văn hóa thế giới là hai chủ đề được chia sẻ thường xuyên nhất trên 3 tờ báo mạng điện tử nói trên trong năm 2013. Các thông tin về du lịch chiếm vị trí thứ hai. Thực trạng bảo tồn di sản và các sự kiện diễn ra tại di sản cùng đồng hạng ba trong số các chủ đề thường xuyên về di sản văn hóa trên báo mạng tử. Ẩm thực đứng ở vị trí cuối cùng.
Nhận định này của độc giả được khảo sát đã chứng tỏ tính chuẩn xác của luận văn khi phân tích cụ thể hiệu quả truyền thông hình ảnh các di sản văn hóa nói trên ở mục 2.4.
Về hiệu quả quảng bá:
73% người được hỏi cho rằng việc quảng bá hình ảnh di sản văn hóa trên báo mạng điện tử cũng có hiệu quả nhưng chưa nhiều. 25% cho rằng chưa hiệu quả và hơn 2% thậm chí còn cho rằng các thông tin này mang tác động ngược, làm xấu đi hình ảnh các di sản văn hóa.
Nguyên nhân của hiệu quả quảng bá thấp này xuất phát từ việc:
+ Mức độ phổ cập internet và báo mạng điện tử chưa nhiều, tập trung ở thành phố, với đối tượng tiếp nhận chính là giới trẻ và dân văn phòng
+ Tần suất thông tin thấp, lại bị ngắt quãng do phụ thuộc vào các sự kiện và các hoạt động liên quan tại di sản văn hóa đó
+ Nội dung không hấp dẫn, chưa sát với thực tế của di sản hoặc bị sai lệch + Chưa có chiến lược truyền thông
+ Chưa đánh giá được nhu cầu của công chúng về nội dung thông tin và hình thức thể hiện (như thông tin về di sản văn hóa gắn với các loại hình âm nhạc dân tộc thì không thể thu hút người trẻ).
Về mức độ tác động tới công chúng:
Đa phần công chúng được h ỏi đều cảm thấy có thêm hiểu biết về các di sản văn hóa sau khi tiếp nhâ ̣n các thông tin trên BMĐT . Gần 60% công chúng sau khi tiếp cận các thông tin về di sản văn hóa sẽ hào hứng tìm thêm thông tin, chia sẻ trực
54
tiếp với người thân bạn bè hoặc qua các trang mạng xã hội. Trong số 60% đó, việc chia sẻ qua trang mạng được hơn một nửa số công chúng ủng hộ. Điều này cho thấy việc nâng cao tính tương tác của công chúng đối với các sản phẩm báo chí trên mạng internet là một điều cần thiết, nhất là đối với văn hóa và các vấn đề về di sản văn hóa – vốn là những vấn đề cần được sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội.
Mở rô ̣ng ra , một vấn đề nữa cần đề cập là sự thay đổi về mặt hành vi của công chúng . Tại một số Di sản như Thành Nhà Hồ , công chúng – người dân đi ̣a phương và khách thanh quan chính là những người phát hiê ̣n ra viê ̣c di sản này bi ̣ đào bới và bê tong hóa mô ̣t phần suối cổ Khe Thẻ Mỹ Sơn với sự cho phép của Ban Quản lý Mỹ Sơn và UBND huyện Duy Xuyên. Cách công chúng và dư luận phản ứng, lên án và tố cáo các hành vi sai pha ̣m nói trên cho thấy sự thay đổi về nhâ ̣n thức và hành vi trong viê ̣c bảo tồn các di sản văn hóa , sự thay đổi có công rất lớn từ công tác giáo dục trên các Phương tiện truyền thông mà BMĐT là một trong những thành phần tích cực nhất . Vietnamnet đã có mô ̣t loa ̣t bài về vấn đề này như “Quảng Nam nhâ ̣n lỗi vu ̣ phá Thánh đi ̣a Mỹ Sơn” , “Di tích Mỹ Sơn bi ̣ xâm ha ̣i ai chi ̣u t rách nhiê ̣m”, “Bí thư , Chủ tịch nhận lỗi đào bới di tích Mỹ Sơn” , “Ngang nhiên phá Thánh địa Mỹ Sơn”.
Về giải pháp tăng cường hiệu quả do công chúng đề xuất:
Theo nhóm công chúng được khảo sát, họ mong muốn các thông tin về di sản văn hóa trên báo mạng điện tử đáp ứng các nhu cầu sau của mình. Đây cũng sẽ là những căn cứ thực tiễn để người làm luận văn đề xuất các giải pháp ở chương 3.
Về nội dung đề cập Vềhình thức thể hiện
+ Nội dung có chiều sâu
+ Nội dung mang tính chính xác
+ Đa dạng hóa đề tài, cần đề cập nhiều hơn về hiện trạng di sản, công tác phát triển và bảo tồn di sản cũng như các thông tin du lịch và ẩm thực hướng tới
+ Tiêu đề hấp dẫn
+ Cách viết ngắn gọn, súc tích
+ Nhiều ảnh minh họa mang tính thẩm mỹ và khoa học
+ Cỡ chữ to. Trình bày hấp dẫn
55 giới trẻ
+ Nội dung cần khai thác sâu tính độc đáo riêng có của di sản
+ Nội dung cần hướng tới cả đối tượng là người dân đang sống tại khu vực có di sản, sự thay đổi của họ trước và sau khi di sản được công nhận
+ Có chiến dịch truyền thông cụ thể
hình thức như hỏi đáp, chia sẻ thông tin, mời công chúng cộng tác viết bài và tham gia sự kiện có liên quan tới di sản, các chương trình giáo dục về di sản, chia sẻ bài viết với các mạng xã hội, tạo một chuyên đề xuyên suốt hoặc đươ ̣c lă ̣p la ̣i nhiều lần để độc giả dễ theo dõi (ba BMĐT đươ ̣c khảo sát đều làm rất tốt việc này)
+ Các clip được thực hiện chuyên nghiệp