7. Cấu trúc luận văn
1.3.3 Năng lực văn hóa và truyền thông
Để làm tốt công tác quảng bá văn hóa, người làm báo nói chung và báo ma ̣ng điê ̣n tử nói riêng cần trang bi ̣ cho mình các kiến thức về văn hóa và truyền thông .
Năng lực văn hóa ở đây được hiểu là trình độ hiểu biết về văn hóa và các giá trị văn hóa của người làm báo, trong đó có hiểu biết về di sản văn hóa. Chiều sâu và phông nền văn hóa có vai trò quyết định trong hiệu quả quảng bá hình ảnh các di sản của nhà báo, đặc biệt là đối với loại hình đặc thù như báo mạng điện tử. “… Để có thể làm tốt công tác bảo tồn và bảo vệ di sản thì trước hết chúng ta phải có kiến thức, sự hiểu biết để hợp tác với các chuyên gia nhằm tôn tạo, trùng tu hay bảo vệ di sản một cách tốt nhất. Những nhà báo là chính những người góp phần bảo vệ cho các di sản Việt Nam thông qua việc tuyên truyền tới công chúng”, bà Katherin Muller-Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, nhận xét. Chia sẻ các quan điểm đó, ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TTTT) cũng cho
25
rằng, báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải những công ước của UNESCO về di sản, ý nghĩa của việc bảo vệ di sản đến công chúng bởi công chúng mới là người giữ gìn di sản.
Ngoài năng lực văn hóa , những người làm báo đóng góp vào viê ̣c quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa cần có vốn kiến thức về truyền thông . Năng lực truyền thông ở đây được hiểu là trình độ hiểu biết về áp dụng các kỹ năng và công cụ truyền thông trong quá trình quảng bá văn hóa và các giá trị của di sản văn hóa. Đó là khả năng trả lời và thực hiện các câu hỏi: Ai, Để làm gì, Cái gì, Khi nào và Như thế nào trong quá trình tác nghiệp của nhà báo. Cụ thể, nó bao gồm sự hiểu biết về thói quen và nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng, sự kết hợp linh hoạt các hình thức thể hiện sẵn có trên internet, khả năng viết và hoạch định số lượng bài viết và điểm rơi cho các thông điệp hay phối hợp với các báo mạng khác để đạt được hiệu quả truyền thông mong muốn. Để làm được điều này, cần nhất là phải có một chiến lược truyền thông tổng thể trong việc quảng bá các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, điều mà các nhà quản lý Việt Nam vẫn đang băn khoăn đi tìm lời giải.
Một vấn đề nữa trong năng lực truyền thông của các báo mạng điện tử đó là mâu thuẫn giữa khả năng ứng dụng đa phương tiện và chất lượng thông tin của nhà báo. Sẽ là bình thường nếu người ta hình dung về một nhà báo hiện đại là người vừa sử dụng máy tính bảng vừa dùng điện thoại di động định vị vệ tinh, lại có thể thêm một máy ảnh, một camera... Tuy vâ ̣y, điều này la ̣i làm nảy sinh nhiều điều bất câ ̣p . Tạp chí Văn nghệ số 25/2013 nhận xét: “Công nghệ có thể giúp cá nhân thích ứng và mở rộng các kỹ năng trong những điều kiện nhất định, song cũng vì thế, nó rất có nguy cơ làm thui chột các năng lực tự nhiên ở con người. Đáng lẽ một nhà báo có thể trở thành một cây bút viết phóng sự sắc sảo và chỉ cần như thế là đủ thì anh ta lại trở thành một nhà báo đa phương tiện. Thay vì tập trung mọi năng lực để sáng tạo những tác phẩm có tầm cỡ thì anh ta lại chỉ có thể viết được những phóng sự kha khá bởi còn phải phân phối khả năng cho việc xử lý những công việc khác như chụp ảnh, quay phim, ứng dụng phần mềm công nghệ để xử lý sản phẩm. Bởi vì anh ta càng ngày càng phải tăng năng suất làm việc để kịp thời phục vụ công chúng
26
đang đòi hỏi rất cao trong hưởng thụ”. Trong khi đó, các sản phẩm báo chí có liên quan tới di sản văn hóa đòi hỏi phải là các sản phẩm được trau chuốt, mang tính phản biện sâu sắc và ghi dấu ấn trong lòng người đọc. Vậy, có khi nào chính truyền thông đa phương tiện, một năng lực nổi trội của báo mạng điện tử trong kỷ nguyên số, đã làm mai một dần các giá trị văn hóa và di sản, sự yêu thích của công chúng dành cho di sản văn hóa và sự tha hóa của của một thế hệ? Câu trả lời sẽ có ở chương tiếp theo, khi luận văn bàn tới các giải pháp quảng bá di sản văn hóa trên các trang báo mạng điện tử.
1.4 Vai trò và chức năng của báo mạng điện tử trong quan hê ̣ truyền thông – văn hóa giƣ̃a báo ma ̣ng điê ̣n tƣ̉ và di sản văn hóa đƣơ ̣c UNESCO công nhâ ̣n