Nội dung đề câ ̣p

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (Trang 52)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2 Nội dung đề câ ̣p

Hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận xuất hiện phong phú qua các chủ đề do BMĐT khai thác. Ngoài các bài chuyên sâu tập trung vào việc mô tả thực trạng và tìm giải pháp cho bảo tồn các giá trị của di sản văn hóa như “Di sản mà biết nói năng” của tác giả Nhất Ngôn trên Vietnamnet vào ngày 24/3/2014, hay bài phỏng vấn “Là người Việt, phải có trách nhiệm với niềm tự hào dân tộc” của tác giả Trúc Linh phỏng vấn GS. Dương Trung Quốc vào ngày 30/3/2013 trên Dân trí... các bài viết trực tiếp trên các báo mạng điện tử quảng bá hình ảnh di sản văn hóa dưới nhiều góc nhìn và chủ đề khác nhau căn cứ theo các tiêu chí và cách phân chia chuyên mục của tờ báo đó.

Sau khi khảo sát, có năm chủ đề về di sản văn hóa thế giới được các báo quan tâm, đó là: Các giá trị toàn cầu nổi bật và thông tin cơ bản về di sản, thực trạng bảo tồn di sản, các sự kiện đang diễn ra hoặc có ảnh hưởng trực tiếp tới di sản (festival Huế thường niên, lễ hội giao lưu văn hóa, đời sống xã hội như các hiện tượng thiên tai, lũ lụt, cháy nổ, di sản nhận danh hiệu...), văn hóa ẩm thực, các thông tin du lịch và các chương trình khuyến mãi tới di sản.

45 0 10 20 30 40 50 60 Giá trị toàn cầu, thông tin

cơ bản Thực trạng bảo tồn Sự kiện Ẩm thực Du lịch 16 3 22 3 15 14 3 18 0 11 10 8 11 1 27 VNE Dantri VNN

Bảng 2. 3:Biểu đồ mô tả các chủ đề quảng bá về di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận trên báo mạng điện tử theo chủ đề (2013)

Trong số đó, các thông tin về du lịch là chủ đề được các báo quan tâm nhiều nhất với 53 bài viết, theo sát là các sự kiện đang diễn ra tại từng di sản với 51 bài. Như đối với Cố đô Huế , đa ̣i lễ kỷ niê ̣m 20 năm nơi đây được công nhâ ̣n là Di sản thế giới được các báo đề câ ̣p liên tu ̣c , gắn chă ̣t với các sự kiê ̣n bên lề như báo Dân trí với chùm báo v iết về sự kiê ̣n : “Festival Huế 2014: Di sản văn hóa với hô ̣i nhâ ̣p và phát triển” , Cố đô Huế và 20 năm Di sản văn hóa thế giới” , Bảo tồn bền vững các khu di sản Việt Nam nhìn từ Cố đô Huế” , “Cố đô Huế – 20 năm bảo tồn phá t huy giá tri ̣ di sản” . Các giá trị toàn cầu nổi bật chiếm 40 bài viết trong tổng số, xếp ở vị trí thứ ba. Chủ đề về ẩm thực không được quan tâm nhiều lắm, chỉ có 4 bài viết trong cả năm 2013 với các món ăn truyền thống ta ̣i Hô ̣i An và Huế .

Mức độ đề cập của các báo về các chủ đề liên quan tới di sản văn hóa như biểu đồ thể hiện là điều dễ giải thích. Do định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa nên các thông tin về văn hóa thường đi liền với các thông tin quảng bá du lịch. Điều này vừa giúp hình ảnh các di sản văn hóa đến với công chúng rộng

46

rãi hơn do nhu cầu về thông tin du lịch và khám phá tại Việt Nam rất lớn, vừa giúp thúc đẩy du lịch phát triển, đặc biệt là với các quốc gia Á Đông như Việt Nam. Thêm vào đó, chi phí quảng cáo nuôi sống báo chí nên dễ hiểu khi họ phải phân bổ nhân sự và không gian tin tức trên trang cho phù hợp với yêu cầu đặt bài từ phía các đơn vị du lịch. Nhưng, một điều rất đáng mừng là các báo mạng điện tử được khảo sát đều cân đối rất tốt giữa vấn đề quảng cáo cho du lịch và quảng bá hình ảnh và các giá trị di sản. Với 54 bài viết về hai chủ đề then chốt gồm các giá trị toàn cầu nổi bật, các thông tin về di sản và thực trạng bảo tồn di sản, các báo mạng điện tử vẫn chứng minh được vai trò tiên phong của mình trong việc quảng bá hình ảnh di sản.

Bảng 2. 4: Biểu đồ mô tả các chủ đề quảng bá về di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận trên báo mạng điện tử theo từng di sản (2013)

Với các chủ đề được đề cập ở trên, dễ thấy trong buổi đồ số 4, thông qua các trang báo mạng, người đọc có góc nhìn toàn cảnh về Phố cổ Hội An như cảnh đẹp, giá trị văn hóa, công tác bảo tồn, đời sống và thời sự do 5 chủ đề nói trên về Hội An đều được các báo khai thác triệt để với các bài viết như “”Vẻ đe ̣p đô thi ̣ cổ Hô ̣i An , “Các món ăn đường phố ở Hô ̣i An” , “Thù chơi lồng đèn của người Hô ̣i An” trên báo VnExpress hay “Chuyện thú vị xung quanh những con hẻm ở Hội An” “Quảng Nam ra mắt không gia n đo ̣c Hô ̣i An” trên Dân trí hay chùm bãi phản ánh tình hình

47

bão lũ tại Hội An của Vietnamnet. Hình ảnh Tháp Chăm Mỹ Sơn và Cố đô Huế xuất hiện khá nghèo nàn nhưng các bài viết về thực trạng bảo tồn ở hai di sản này lại chiếm hai vị trí cao nhất với 8 bài viết cho Tháp Chăm Mỹ Sơn và 2 bài viết cho Cố đô Huế. Điển hình là bài viết “Quảng Nam nhâ ̣n lỗi vu ̣ phá Thánh đi ̣a Mỹ Sơn” , “Di tích Mỹ Sơn bị xâm hại, ai chi ̣u trách nhiê ̣m” trên báo Vietnamnet.

Với 5 chủ đề nói trên, căn cứ theo tiêu chí và yêu cầu của từng chuyên mục, báo mạng điện tử thường sắp xếp các bài viết về di sản vào các chuyên mục văn hóa, du lịch, thời sự - sự kiện xã hội, giải trí, cộng đồng viết và thậm chí cả khoa học như bài viết “Kiến trúc lớn thời Lý phát lộ ở Hoàng thành Thăng Long” của tác giả Quỳnh Trang trên báo VnExpress vào 12/12/2014. Việc đặt các chủ đề này ở nhiều chuyên mục khác nhau giúp đa dạng hóa công chúng tiếp nhận các thông tin về di sản văn hóa. Không chỉ tác động vào nhóm công chúng “ruột” vốn có sự quan tâm và kiến thức về di sản văn hóa, các báo sẽ thu hút được một lượng công chúng không nhỏ khi họ tiếp nhận thông tin một cách vô tình và thụ động khi truy cập các chuyên mục mình thường đọc. Đây cũng là một cách “quảng cáo” khéo léo cho các bài viết về di sản văn hóa. Tuy nhiên, để làm được điều này, các báo phải trau chuốt về nội dung và hình thức để hấp dẫn công chúng ngay từ lần đầu họ nhìn thấy các thông tin đó. Đồng thời, việc đặt các bài viết ở nhiều chuyên mục khác nhau cũng cho thấy sức hấp dẫn của chủ đề di sản với báo mạng điện tử.

Tuy nhiên, cũng nên lưu ý việc lựa chọn chuyên mục cho các chủ đề để tránh nhầm lẫn. Một số báo thường đặt bài viết vào sai chuyên mục, như bài “Sắc xanh Hội An trên tạp chí nước ngoài” của tác giả Hương Thu trên VnExpress vào ngày 30/5/2013 được đặt ở mục Khoa học thay vì Du lịch. Nguyên nhân của việc này có thể do tiêu chí các chuyên mục, do nội dung các bài báo về di sản vốn chứa đựng trong đó nhiều chủ đề, như bài “Bên trong căn hầm bí mật dưới Hoàng thành Thăng Long” trên Dân trí viết về cả văn hóa, du lịch và vấn đề bảo tồn nên rất khó xếp vị trí chuyên mục. Cũng có một nguyên nhân khác là các báo muốn thu hút độc giả nên có sự sắp xếp chuyên mục theo ý đồ của Ban Biên tập.

48

Ngoài các ưu điểm nói t rên về mă ̣t nô ̣i dung , qua khảo sát các BMĐT nói trên, có thể thấy việc quảng bá hình ảnh di sản văn hóa trên BMĐT hiê ̣n nay không có một chiến lược tổng thể. Cố đô Huế có thể là mô ̣t trường hợp điển hình để phân tích. Mặc dù năm 2013 đánh dấu 20 năm Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới, số lượng bài viết về di sản này chỉ đứng ở vị trí cuối cùng với 30 bài viết cho cả năm. Các chủ đề được phản ánh về Cố đô Huế cũng không phong phú như các di sản khác, chỉ tập trung vào các thông tin quảng bá du lịch như “Trải nghiê ̣m với tuần lễ vàng ta ̣i di sản Huế” “Cố đô Huế đón du khách thứ 2 triê ̣u trong năm 2013” trên báo Dân trí . Thêm vào đó, khi đưa tin về lễ kỷ niệm 20 năm của mảnh đất này, Dân trí là tờ duy nhất đăng thông tin với 2 bài liên tục trong ngày 14 và 23/9/2013 với bài viết”Cố đô Huế và 20 năm di sản văn hóa thế giới” và Festival Huế 2014: Di sản văn hóa với hô ̣i nhâ ̣p và phát triển” , dù sự kiện này được tổ chức rầm rộ trong tháng 9/2013 với nhiều sự kiện văn hóa và lễ hội khác nhau. Thực trạng này cũng xảy ra tương tự với các di sản khác. Hội An dù có tới hơn 70 bài viết trên các báo nhưng ta vẫn không thấy được bóng dáng chiến lược truyền thông tổng thể để quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa thế giới này bởi các bài viết được đăng không có tính liên tu ̣c về mă ̣t chủ đề , không được tính toán về nội dung, hình thức thể hiện, chủ đề truyền thông, thời điểm xuất bản bài hay vị trí đặt bài trên trang. Hôm trước Vietnamnet có thể đưa mô ̣t bài về ẩm thực “Về Hô ̣i An ăn xíu mà gánh” , hôm sau có thể là mô ̣t tin tức thời sự “Cháy cửa hàng lưu niê ̣m ta ̣i đô thi ̣ cổ Hô ̣i An”, hôm sau nữa la ̣i là “Những cái giếng có hồn ở Hô ̣i An” . Dù tần suất bài viết nhiều nhưng cách đưa thông tin không có kế hoa ̣ch cu ̣ thể , chạy theo sự kiện hoặc mang tính chất “trám chỗ” khi chuyên mu ̣c thiếu bài thế này khiến cho hình ảnh của di sản không được truyền tải mô ̣t cách hiê ̣u quả nhất tới đô ̣ c giả. Đây là vấn đề lớn nhất đối với việc quảng bá di sản văn hóa tại Việt Nam, khiến cho hiệu quả truyền thông bị sụt giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)