Vai trò và chức năng của báo mạng điện tử trong quan hê ̣ truyền thông –

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (Trang 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.4 Vai trò và chức năng của báo mạng điện tử trong quan hê ̣ truyền thông –

Xem xét vai trò và chức năng của báo ma ̣ng điê ̣n tử trong mối quan hê ̣ truyền thông – văn hóa giữa báo ma ̣ng điê ̣n tử và di sản văn hóa được UNESCO công nhâ ̣n chính là đánh giá viê ̣c quảng bá các di sản văn hóa nói trên thông qua báo ma ̣ng điê ̣n tử. Quảng bá, theo từ điển Hán Việt, có nghĩa là “phổ biến rộng rãi bằng các phương tiện thông tin”. Quảng bá hình ảnh có nghĩa là phổ biến rộng rãi hình ảnh của sự vật, hiện tượng, con người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hay nói theo ngôn ngữ chuyên ngành, là quá trình truyền thông đại chúng về các sự vật, hiện tượng, con người đó. Báo chí tham gia và giữ vai trò trung tâm trong công tác truyền thông đại chúng – quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận là thể hiện đúng bản chất và các chức năng cơ bản của hoạt động báo chí. Báo mạng điện tử là một trong những loại hình báo chí, cũng mang đầy đủ những đặc điểm này, bao gồm:

Thứ nhất, chức năng thông tin – giao tiếp, đảm bảo nhu cầu thông tin ngày càng cao của con người. Thông tin trên các loại hình báo chí không chỉ trở thành sức mạnh chính trị trong cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng, đối với sự phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ, góp phần hình thành diện mạo văn hóa quốc gia cũng như nhân cách của mỗi con người, mà còn ngày càng đi sâu vào đời thường, đi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống cá nhân và cộng đồng. Thông tin báo chí có thể là các thông tin thời sự - chính trị, thông tin – chỉ dẫn, thông tin – tư vấn, thông tin –

27

quảng cáo, thông tin – giải trí được báo chí mang lại cho công chúng một cách khách quan, chân thực, mới mẻ và nhiều chiều dưới các góc nhìn và cách thức thể hiện phong phú. Thông qua báo chí mà người trong nước và ngoài nước mới hiểu được cái hay cái đẹp của tuồng, chèo, múa rối nước, ca trù, bài chòi, ví dặm, ca Huế, hát xẩm và các loại hình âm nhạc dân gian đặc sắc như: Đàn đá Khánh Sơn, Nhã nhạc Cung đình Huế, mới biết tới những phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Động Phong Nha - Kẻ Bàng, chùa Hang Bích Động Ninh Bình, Thành Nhà Hồ - Thanh Hoá mà UNESCO đã công nhận là di sản của thế giới.

Thứ hai, chức năng tư tưởng. Báo chí tham gia vào quá trình tuyên truyền, quảng bá hệ tư tưởng, làm cho hệ tư tưởng ngày càng lan truyền rộng rãi và chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của nhân dân. Mỗi nền báo chí, mỗi cơ quan báo chí có khuynh hướng tư tưởng chủ đạo – khuynh hướng tư tưởng chiếm ưu thế của mình; thể hiện ở chỗ nó phụng sự cho hệ tư tưởng của giai cấp nào đó. Báo chí bám sát thực tiễn xã hội và định hướng dư luận xã hội theo luồng tư tưởng của giai cấp mà nó phụng sự. Đối với di sản văn hóa, báo chí hướng dư luận xã hội tới việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thứ ba, chức năng khai sáng, giải trí. Khai sáng là làm cho dân được mở mang, gắn liền với khái niệm văn hóa với hai thành tố trung tâm là khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo. Báo chí, với vai trò là phương tiện truyền thông đại chúng lớn nhất trong xã hội, thực hiện chức năng văn hóa thể hiện qua một số phương thức cơ bản:

+ Thứ nhất, là tham gia bảo tồn hệ thống các giá trị văn hóa thông qua giáo dục truyền thống. Hệ thống giá trị văn hóa truyền thông cần được chọn lọc, phân loại để xác định nội dung và phương thức giáo dục cho các thế hệ người Việt, nhất là thế hệ trẻ, thông qua các kênh như nhà trường, các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị, qua các phương tiện truyền thông đại chúng và báo chí. Việc giáo dục hệ thống văn hóa này cần được phân cấp cho các nhà trường phổ thông, đại học; hệ thống báo chí cũng cần bám sát hệ giá trị, chương trình và kế hoạch giáo dục trong

28

nhà trường để có phương thức chuyển tải phù hợp với nhóm đối tượng và địa bàn công chúng.

+ Thứ hai, cổ vũ, khích lệ năng lực sáng tạo giá trị mới; đồng thời truyền bá và nhân rộng nhân tố mới, giá trị mới, động viên tính tích cực xã hội của con người. Phát hiện, bảo vệ, ủng hộ, truyền bá, nhân rộng cái mới, năng lực sáng tạo giá trị mới của cá nhân và cộng đồng thông qua dư luận xã hội vì lợi ích của cộng đồng và sự phát triển bền vững của xã hội là trách nhiệm xã hội của nhà báo.

+ Thứ ba, phê phán các thói hư tật xấu, các biểu hiện bảo thủ, trì trệ, đấu tranh chống các hiện tượng phi văn hóa… là phương thức quan trọng của báo chí trong quá trình tham gia phát triển văn hóa, giáo dục.

+ Thứ tư, giao lưu văn hóa với các dân tộc, các cộng đồng trên thế giới. Đó là quá trình tiếp biến văn hóa qua các loại hình báo chí – truyền thông.

Thứ tư, chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội. Báo chí đảm bảo dòng thông tin hai chiều từ chủ thể và khách thể quản lý, bảo đảm cho các quyết định quản lý được thông suốt và thực thi trong thực tế. Đồng thời, góp phần khơi thức, tập hợp nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của toàn dân, trước hết là đội ngũ chuyên gia và trí thức, góp ý cho các quyết sách lớn của Nhà nước trong quá trình xây dựng và thực hiện nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Có thể nói báo chí là áp lực góp phần thúc đẩy việc ra đời của Luật Di sản Văn hoá mà Quốc hội đã thông qua năm 2001. Trong vài ba thập kỷ qua đã có hàng trăm bài viết trên các mặt báo, trên các màn ảnh nhỏ của các đài truyền hình, đài phát thanh đã lên tiếng phê phán những di sản văn hoá bị xâm phạm, bị phá hoại như Nàng Tô Thị (Lạng Sơn), Chùa Hương, Chùa Dâu, Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)… Cũng nhờ báo chí lên tiếng phê phán mà nạn phá tuồng, chèo, cải lương và các loại hình nghệ thuật truyền thống khác được hạn chế, nạn “cải tiến” nghệ thuật dân tộc quá đà, làm mất bản sắc, được chững lại... Nhờ có tiếng nói của báo chí của các cơ quan chức năng của Nhà nước mới biết và mới thật sự chuyển biến trong viê ̣c quan tâm vào bảo vệ, đầu tư phục hồi những di tích bị hư hỏng, bị xuống cấp

29

và bị mất mát, đồng thời cũng thông qua báo chí mà nhân dân mới biết được cái quý, cái đẹp, cái giá trị muôn đời của các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc. Bất kỳ tờ báo nào kể cả chính trị, kinh tế và quân sự đều có những chương mục diành riêng cho văn hoá, trong đó ít nhiều có nói về di sản văn hoá dân tộc, khi thì tôn vinh, ca ngợi các giá trị của di sản, lúc thì phê phán những hành vi làm tổn hại di sản văn hoá dân tộc, có báo còn mạnh mẽ quyết liệt trong việc phê phán những hành vi xâm hại di sản.

Thứ năm là chức năng kinh tế - dịch vụ, trong đó quảng cáo là vấn đề quan trọng. Quảng cáo là một chức năng xã hội của báo chí, tạo ra nguồn thu cho báo chí phát triển nhưng cũng cần có những quy định cụ thể từ các cơ quan quản lý và cơ quan báo chí để vẫn đảm bảo tốt các chức năng xã hội cơ bản khác. Với BMĐT, chức năng này còn cần được đă ̣t trong mô ̣t chế tài và quy đi ̣nh phù hợp để giảm thiểu tình tra ̣ng thương ma ̣i hóa hiê ̣n đang diễn ra tràn lan ở rất nhiều tờ báo.

30

Tiểu kết chƣơng 1

Các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận, nằm trong hệ thống các di sản văn hóa Việt Nam, “là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự

nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”.5 Do đó, công tác bảo tồn, kế thừa,

phát huy những giá trị của các di sản này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả xã hội, song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của đất nước.

Nhiệm vụ xuyên suốt nền báo chí hiện đại Việt Nam từ khi ra đời, là truyền thông về giá trị bản sắc của nền văn hóa Việt Nam, trong đó không thể kể đến việc quảng bá của các di sản văn hóa Việt Nam nói chung và di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận nói riêng. Báo mạng điện tử, với những ưu thế về loại hình trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin, trở thành kênh truyền thông chủ lực và hiệu quả nhất, phổ biến rộng rãi hình ảnh của các di sản nói trên. Bên cạnh việc thể hiện các ưu thế về loại hình, trong quá trình này, báo mạng điện tử cũng bộc lộ rõ nét các đặc điểm và thực hiện các chức năng cơ bản của hoạt động báo chí nói chung trong truyền thông đại chúng. Trong đó, các chức năng thông tin, văn hóa và giáo dục, quản lý, giám sát và phản biện xã hội là những chức năng được thể hiện rõ rệt nhất.

Hệ thống các khái niệm được trình bày trong chương 1 sẽ là cơ sở lý luận để luận văn tiếp tục nghiên cứu đề tài “Báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận” ở các chương tiếp theo.

31

Chƣơng 2: PHÂN TÍCH THƢ̣C TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ VIỆC QUẢNG BÁ CÁC DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN TRÊN

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 2.1 Các di sản văn hóa vật thể đƣợc UNESCO công nhận

Quần thể di tích Cố đô Huế

Hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Cartagena (Colombia) ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã công nhận Quần thể Di tích Cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (iii): Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất mà đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX, và tiêu chuẩn (iv): Quần thể di tích Huế là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.

Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên cuốn hút.

Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy quanh thành phố từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử Cấm thành Huế, ba vòng thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành, nơi ở của Hoàng gia. Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung

32

Khôn Thái, lầu Kiến Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản. Về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là một trong những thành tựu của nền kiến trúc cổ Việt Nam. Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ trong lòng nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với chế độ quân chủ nhà Nguyễn, cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hòa trong bố cục.

Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng hoang vu u tịch. Kể từ năm 1992, cứ hai năm một lần, tại nơi đây lại diễn ra Festival Huế, một sự kiện lớn nhằm tôn vinh các di sản của Cố đô. Ngày 7 tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.

Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn

Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa: Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.

Khu di tích Chăm Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam, cách Trà Kiệu- kinh thành cũ của vương quốc Chămpa xưa 20km về phía Tây.

33

Đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng để thờ chính vị vua của vương quốc Chăm-pa. Tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa và chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ, các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại của ngọn núi Mê-ru ở Ấn Độ và tượng Liga thể hiện cho sự kết hợp giữa yếu tố vương của Chămpa và thần Shiva của Ấn Độ. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, hầu hết được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế, thể hiện sự giao lưu tiếp biến theo các thời kỳ khác nhau của văn hóa Chăm-pa với các luồng văn hóa khác. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo, kết hợp hài hòa với kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chămpa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, ngoài các chuyển biến về văn hóa, các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (Trang 34)