Về năng lực văn hóa và truyền thông

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (Trang 92)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3 Về năng lực văn hóa và truyền thông

Th nhất, người làm báo mạng điện t phải có kiến thc, k năng

nghip v vbáo mạng điện tvà truyền thông

Với đặc thù của mình, người làm báo mạng điện tử cần có tác phong nhanh nhẹn, khả năng tác nghiệp mọi lúc mọi nơi, mạng lưới cung cấp thông tin rộng gồm cộng tác viên và các nguồn tin trên mạng, kỹ năng ứng dụng đa phương tiện trong công việc. Tính cập nhật cao của báo mạng điện tử khiến các phóng viên phải thành thạo đến mức nhuần nhuyễn kỹ năng viết báo và tổng hợp, đặc biệt là hình thức tin thông tấn, để có thể hoàn thiện bài viết nhanh nhất và chất lượng nhất ngay tại hiện trường và chuyển về toà soạn. Các bài viết phản ánh tình hình bão lũ tại Hội An trong năm 2013 như “Người dân Hô ̣i An sơ tán chằng chống nhà cửa” (VnExpress), “Nhiều vùng ta ̣i Huế bi ̣ cô lâ ̣p, phố cổ Hô ̣i An xác xơ” (Dân trí) cho thấy sự năng nổ và nhiệt tình tác nghiệp trong mọi tình hình và điều kiện của BMĐT . Bên cạnh đó, khi tác nghiệp và khai thác các vấn đề về di sản văn hóa, phóng viên cần linh hoạt, nhạy cảm và tránh máy móc nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ Luật Báo chí và các quy định dành cho báo mạng điện tử. Hệ thống Ban Biên tập và các bộ phận hỗ trợ kỹ thuật cũng cần có người túc trực 24/24 để kịp đẩy tin, bài lên hệ thống mạng internet. Đây là những kỹ năng cơ bản mà người làm báo mạng điện tử phải có, phải thành thạo để có thể chủ động tác nghiệp, khai thác được lượng thông tin tối đa từ thực tế cuộc sống.

85

Thhai, người làm báo mạng điện ttham gia vào công tác quảng bá

di sản văn hóa vật th Việt Nam được UNESCO công nhận phi am hiu v văn

hóa và di sản văn hóa

Ở góc độ khách quan, thực trạng năng lực và hiểu biết về văn hóa và di sản văn hóa của các báo mạng điện tử Việt Nam còn nhiều vấn đề cần bàn cãi. Nhà báo Dương Phước Thu thuộc Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế trong bài viết về “Trách nhiê ̣m xã hô ̣i và đa ̣o đức nhà báo khi viết về bảo tồn văn hóa dân tô ̣c ” trên diễn đàn nghebao.org (1/2014) nhận xét: “Khi viết về các hiện tượng văn hóa và di sản, hiện nay vẫn có tình trạng một tờ báo mà “người viết mới thấy hiện tượng, chưa biết đúng sai”, không cần kiểm chứng thông tin đã cho công bố, ngay lập tức nhiều nhà báo khác cứ thế “chia sẻ” theo nhau đăng tải và còn bình luận mở rộng thêm làm cho xã hội bất yên, gây nguy hại cho sự ổn định nhiều mặt của đất nước. Nhà báo, trước hết là một công dân, công dân am hiểu văn hóa, lịch sử và chính trị thì phải biết đắn đo, đặt mình vào phía đối tượng khai thác, vào lợi ích quốc gia”. Theo ông, báo chí viết về bảo tồn văn hóa dân tộc, không có nghĩa là cổ xúy để giữ lại những gì “được gọi là cổ hủ, lạc hậu” của quá khứ hay xóa bỏ tất cả để rồi xây dựng mới. Phải cân nhắc, suy xét đến ngọn nguồn thì đấy cũng là vấn đề đạo đức của nhà báo, bởi góc nhìn của họ với vai trò là người chiến sỹ trên mặt trận văn hóa sẽ quyết định tác động tiêu cực hay tích cực lên các nhóm công chúng và dư luận xã hội.

Để có được chất liệu cho các bài viết của mình, đội ngũ những người làm báo mạng phải thường xuyên tham gia các lớp đào tạo về văn hóa và di sản văn hóa. Trước khi viết hay và hấp dẫn về một lĩnh vực, người làm báo cần viết đúng, chính xác và đầy đủ về lĩnh vực đó trước, từ đó trở thành cầu nối giúp công chúng tiếp cận vấn đề một cách dễ hiểu và dễ chấp nhận. Người làm báo đa phần không phải chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa và di sản văn hóa, do đó, khi được phân công theo dõi, tuyên truyền về các di sản văn hóa, bản thân họ cần tự học hỏi và tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Nhà báo cần phải giữ vững bản lĩnh, cần “tư duy minh triết” khi viết về vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc để bảo vệ những giá trị văn hóa và di sản văn hóa trong

86

xã hội công nghệ hiện đại dễ cuốn con người theo lối sống vật chất và xa rời các giá trị truyền thống. Do nội hàm văn hóa Việt Nam rất rộng và đa diện theo từng vùng miền, nên trước một hiện tượng văn hóa người viết phải đắn đo, cân nhắc, mình viết điều này vì ai, với mục đích gì và cống hiến gì cho đất nước, không thể đánh đồng xem tất cả cái gì của hôm nay đều lạc hậu, đều đáng phê phán, bài xích, xóa bỏ. Báo chí cùng cần hành xử văn hóa với các hiện tượng về văn hóa để hướng tới sự phát triển và mở đường cho văn hóa phát triển nhưng vẫn không làm mất đi hồn cốt của văn hóa Việt và các di sản văn hóa của dân tộc. Để có được một sự chuẩn mực và khách quan khi viết về bảo tồn văn hóa dân tộc, ngoài trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân, đạo đức nghề nghiệp, nhà báo cần trang bị cho mình một phông văn hóa, phải am hiểu sâu về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng nói chung và văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, tập quán của từng vùng miền, đâu là bản sắc cội nguồn, đâu là giao thao hội nhập để khi xuống bút thì không còn bỡ ngỡ về ngôn từ cũng như ẩn ngữ của loại hình văn hóa ấy.

Bên cạnh đó, phóng viên báo chí không chỉ là người phản ánh và tái tạo hiện thực, phát hiện, giải thích và dự báo chiều hướng phát triển của những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, mà trên một mức độ lớn còn quyết định trước thay đổi nhận thức, cải biến hành vi của các thành viên trong xã hội và các cơ quan, tổ chức xã hội. Nhiệm vụ này đòi hỏi phóng viên báo chí phải nâng cao hơn nữa năng lực tư duy thể hiện bản lĩnh của một chiến sĩ cách mạng trong công tác quảng bá hình ảnh di sản văn hóa với vũ khí sắc bén chính là cây bút, trang giấy.

“Lao động báo chí là hoạt động lao động sáng tạo”, vì vậy người phóng viên không nên bằng lòng với những gì mình đang có mà phải luôn tự đổi mới bản thân, phải luôn nỗ lực, tìm ra cách nhìn nhận vấn đề hay, khác lạ, cách thể hiện bài viết một cách dung dị, dễ tiếp thu và lay động lòng người, nhằm đạt được hiệu quả thông tin cao và làm chủ được nội dung cũng như cách thể hiện các chương trình, tác phẩm của mình. Ngoài ra, phóng viên báo chí cần trau dồi các kỹ năng nghề nghiệp cũng như trình độ ngoại ngữ để hỗ trợ đắc lực và hiệu quả hơn trong quá trình tác nghiệp.

87

Th ba, người làm báo mạng điện t cần nâng cao trách nhiệm trong

vic quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa vật th Việt Nam được UNESCO công

nhn

Văn hóa và báo chí là hai lĩnh vực song hành vì sự phát triển của xã hội. Người làm văn hóa và ngưới làm báo chí đều phải là chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng. Trách nhiệm của báo chí trong việc quảng bá các di sản luôn cần thể hiện qua vai trò tiên phong, tích cực và hiệu quả trong công tác truyền thông hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận, đồng thời là kênh thông tin quan trọng giúp việc quảng bá di sản được thực hiện có hiệu quả và đi đúng hướng.

Có thể nói báo chí là áp lực góp phần thúc đẩy việc ra đời của Luật Di sản Văn hoá mà Quốc hội đã thông qua năm 2001. Trong vài ba thập kỷ qua đã có hàng trăm bài viết trên các mặt báo, trên các màn ảnh nhỏ của các đài truyền hình, đài phát thanh đã lên tiếng phê phán những di sản văn hoá bị xâm phạm, bị phá hoại như Nàng Tô Thị (Lạng Sơn), Chùa Hương, Chùa Dâu, Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)… Cũng nhờ báo chí lên tiếng phê phán mà nạn phá tuồng, chèo, cải lương và các loại hình nghệ thuật truyền thống khác được hạn chế, nạn “cải tiến” nghệ thuật dân tộc quá đà, làm mất bản sắc, được chững lại... Nhờ có tiếng nói của báo chí của các cơ quan chức năng của Nhà nước mới biết và mới thật sự chuyển biến trong viê ̣c quan tâm vào bảo vệ, đầu tư phục hồi những di tích bị hư hỏng, bị xuống cấp và bị mất mát, đồng thời cũng thông qua báo chí mà nhân dân mới biết được cái quý, cái đẹp, cái giá trị muôn đời của các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc. Bất kỳ tờ báo nào kể cả chính trị, kinh tế và quân sự đều có những chương mục diành riêng cho văn hoá, trong đó ít nhiều có nói về di sản văn hoá dân tộc, khi thì tôn vinh, ca ngợi các giá trị của di sản, lúc thì phê phán những hành vi làm tổn hại di sản văn hoá dân tộc, có báo còn mạnh mẽ quyết liệt trong việc phê phán những hành vi xâm hại di sản.

Để tiếp nối những thành tựu đã đa ̣t được ở trên , người làm báo phải luôn tìm tòi, sáng tạo, không chỉ phát hiện đề tài mà còn tìm cách thể hiện nó như thế nào để

88

người đọc dễ tiếp nhận. Mỗi nhà báo trước khi đặt bút viết phải luôn tự nhắc nhở mình: Viết cho cho ai? Viết cái gì? Viết để làm gì? Và viết như thế nào? Đồng thời, nhà báo phải có cái nhìn toàn diện, nhìn rõ, nhìn đúng sự việc; Muốn viết một vấn đề gì đó, nhà báo “phải nhìn tận mắt, nghe tận tai” rồi mới cầm bút để viết. Nhà báo phải có quan điểm rõ ràng, có chính kiến, đặt lợi ích của tập thể, của nhân dân của dân tộc lên đầu trang viết. Người viết có đạo đức thì bài viết có hồn, sẽ đọng mãi trong lòng độc giả và tất yếu có tác dụng rất lớn. Còn nếu đi ngược lại những tiêu chí đó, bài viết sẽ trở nên phản tác dụng.

Nhà báo - người truyền tin, đôi khi vô tình, cũng có khi vì lợi ích cá nhân mà viết không đúng sự thâ ̣t . Chẳng hạn như: “Ngôi chùa này, căn miếu này, mái đình làng nọ, lễ hội này, làn điệu này, sắc phục này… có từ rất lâu đời, ước đến ngàn năm tuổi, nhưng do thời gian mai một…”, thế là địa phương mà tờ báo đưa tin ấy đưa tin lại dựa vào đấy để chạy xin “chủ trương” xây dựng lại, phục dựng lại, với lý lẽ “Đây là thông tin do báo chí của Đảng, của Nhà nước, của các bộ ngành phát hiện ra”. Những trường hợp như vậy của báo chí đã gây khó khăn cho các ngành qu ản lý và đánh mất niềm tin nơi công chúng. Thực trạng này diễn ra ở tất cả các loại hình báo chí, trong đó, nhức nhối nhất là báo mạng điện tử. Do đó, những người làm báo phải luôn đấu tranh với chính mình và t ự răn mình không được lợi dụng nghề nghiệp, dùng phương tiện hành nghề phục vụ lợi ích cá nhân, hạ thấp giá trị hoặc “tô hồng” hiện thực khi viết về các di sản văn hóa. Trách nhiệm của nhà báo còn thể hiện ở việc bày tỏ chính kiến, dám lên án, phê phán cái tiêu cực, ủng hộ cái tích cực, đồng thời cần nêu được định hướng, mở ra lối đi mới cho người đọc, đừng vì lợi ích cá nhân mà bẻ cong ngòi bút, cái đáng chê mình lại khen, lại bảo vệ và ngược lại.

Thứ tư, báo mạng điện tử phải không ngừng đổi mới cách viết về vấn đề di

sản văn hóa thế giới tại Việt Nam từ nội dung đến hình thức

Văn hóa vốn là một vấn đề rất hấp dẫn và sinh động, BMĐT thì luôn được cập nhật theo những diễn biến mới nhất của đời sống xã hội. Do vậy, để chuyển tải được các thông tin về di sản văn hóa tới công chúng qua báo mạng điện tử, những người làm báo phải không ngừng đổi mới để sinh động hóa nội dung và hình thức

89

phản ánh, thu hút sự quan tâm của đối tượng bạn đọc. Hình ảnh các di sản xuất hiê ̣n với những khung hình đe ̣p và ấn tượng trên cả 3 báo VnExpress , Dân trí và Vietnamnet trong năm 2013 với nhiều khía ca ̣nh được đề câ ̣p trên nhiều thể loa ̣i báo chí là minh chứng cho sự đổi mới không n gừng của các báo. Bên cạnh các tin thông tin dày đặc trên báo mạng điện tử, phóng viên và biên tập viên cũng cần những bài bình luận phân tích sắc sảo về các giá trị của di sản văn hóa và các vấn đề mà di sản văn hóa và công tác bảo tồn đang gặp phải đặt trong mối quan hệ với bối cảnh trong nước và quốc tế, như tình hình kinh tế với vấn đề quản lý và phát triển bền vững di sản trong bài viết “Di sản mà biết nói năng” của Vietnamnet . Qua đó, báo chí đề ra các giải pháp mang tính xã hội cho công tác bảo tồn di sản văn hóa. Từ đó, giúp công chúng có cái nhìn toàn cảnh và sâu sắc về việc gìn giữ các di sản văn hóa cũng như các giá trị văn hóa khác của dân tộc.

Để chuyển tải nội dung về di sản văn hóa đến công chúng một cách hiệu quả, bên cạnh nội dung phong phú, đa dạng thì hình thức thể hiện cũng cần phải được chú trọng. Thay vào những tin bài dày đă ̣c chữ là nh ững hỉnh ảnh đẹp, giàu giá trị thông tin, là những biểu bảng, bản đồ có tác dụng “hơn cả ngàn từ”. Tính đa phương tiện với hình ảnh, video clip, tính tương tác của báo chí cần được triệt để thể hiện ở đây.

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (Trang 92)