Số lƣơ ̣ng bài viết

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (Trang 50)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1 Số lƣơ ̣ng bài viết

Có thể thấy hình ảnh các di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận xuất hiện với số lượng và tần suất lớn trên các báo mạng điện tử. Với các từ khóa cơ bản “di sản”, “di sản thế giới”, “văn hóa”, “di sản văn hóa thế giới” và tên các di sản văn hóa thế giới nói trên, trong năm 2013, trên 3 báo mạng điện tử VnExpress, Dân trí, Vietnamnet, người làm luận văn nhận thấy có tổng số 153 bài viết về các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận.

38% 33%

29%

Số lượng bài về DSVHTG trên

BMDT (2013)

VNE Dân trí VNN

Bảng 2. 1: Biểu đồ số lượng bài về Di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận trên báo mạng điện tử (2013)

43

Trong số 153 bài viết trên 3 báo, có 137 bài viết trực tiếp và 11 bài viết gián tiếp về các di sản. VnExpress dẫn đầu trong việc chia sẻ thông tin tới độc giả với 59 bài viết, chiếm 39% tổng số bài trong năm 2013. Theo sau sát nút là Dân trí với 50 bài viết và Vietnamnet với 44 bài viết. Mức độ chênh lệch về số lượng bài viết giữa các báo không lớn cho thấy sự quan tâm gần như đồng đều của các báo đối với vấn đề văn hóa và di sản văn hóa. Cũng dễ thấy là công chúng báo mạng điện tử được “no nê” thông tin về di sản trong năm 2013 vì trung bình một tháng, mỗi báo mạng điện tử có khoảng 4 bài viết về vấn đề này. Có thể kể ra một số bài viết tiêu biểu như “Hô ̣i An câu chuyê ̣ n của hơn trăm năm trước” , “Xung đô ̣t ta ̣i di tích do cách quản lý” (Vietnamnet); “Hồn giếng hồn người đất Hô ̣i An” , “Bên trong căn hầm bí mâ ̣t dưới Hoàng thành Thăng Long” . “Cố đô Huế và 20 năm di sản văn hóa thế

giới” (Dân trí ); “Khái quát tổng thể di sản văn hóa Thành nhà Hồ trong 7 năm

(VnExpress), “Di tích Mỹ Sơn bi ̣ xâm ha ̣i ai chi ̣u trách nhiê ̣m” , “Xung đô ̣t ta ̣i di tích do cách quản lý (Vietnamnet)…

Bảng 2. 2: Biểu đồ mô tả mức độ quan tâm của các cơ quan báo mạng điện tử đối với việc quảng bá di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (2013)

44

Với số lượng bài viết lớn như vậy, các báo mạng điện tử lại có sự quan tâm khác nhau đối với từng di sản. Phố cổ Hội An là di sản được “ưu ái nhất” với 76 bài viết, chiếm 55% tổng số các bài viết về di sản trên báo mạng điện tử trong năm 2013. Trong đó, số bài viết do VnExpress thực hiện chiếm tới hơn 40%. VnExpress cũng là tờ báo dành nhiều bài viết nhất về di sản văn hóa cho phố cổ Hội An. Hoàng thành Thăng Long, mặc dù mới được công nhận là di sản văn hóa thế giới trong năm 2010, nhưng lại ít được báo giới quan tâm nhất với 15 bài viết, chiếm 8% tổng số bài trong năm 2013. Thành nhà Hồ xếp vị trí thứ 2 về mức độ được quan tâm, chiếm 15% số lượng bài. Tháp Chăm Mỹ Sơn và Cố đô Huế đồng hạng ba với 30 bài cho cả hai di sản. Ngoài việc là di sản ít được báo mạng điện tử quan tâm nhất trong năm 2013, Cố đô Huế còn là di sản ít có thông tin được chia sẻ nhất trên Vietnamnet với 2 bài trên tổng số 15 bài.

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)