7. Cấu trúc luận văn
3.2.2 Về môi trƣờng kỹ thuật
Các yếu tố về kỹ thuật cho sự phát triển của báo mạng điện tử chỉ được đảm bảo khi cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia phát triển một cách bền vững, với 8 yếu tố then chốt: Trước hết, hạ tầng viễn thông này phải là cơ sở hạ tầng hiện đại đồng bộ, băng thông rộng, tốc độ cao, vùng bao phủ rộng. Thứ hai, cơ sở hạ tầng đó phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của mọi người dân. Thứ ba, chất lượng dịch vụ phải ổn định và đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia. Thứ tư, giá cước của tất cả các dịch vụ trên nền hạ tầng đó phải hợp lý và phù hợp với thu nhập để đảm bảo quyền truy cập của mọi người dân. Thứ năm, sự phát triển của hạ tầng viễn thông phải gắn liền với việc giảm khoảng cách số, giảm sự khác biệt giữa các vùng miền. Thứ sáu, phát triển cơ sở hạ tầng phải gắn với việc bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên viễn thông. Thứ bảy là cơ sở hạ tầng đó phải tuyệt đối an toàn, an ninh thông tin. Và cuối cùng, hạ tầng cơ sở viễn thông của một quốc gia phát triển bền vững nghĩa là nó bảo đảm được sự phát triển ổn định của thị trường viễn thông, trên cơ sở hài hoà lợi ích của xã hội, doanh nghiệp và người sử dụng.
Chỉ thị số 422/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông đã chỉ ra rằng: “Trong những năm gần đây, sự phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông đã góp phần thúc đẩy các dịch vụ viễn thông phát triển vượt bậc, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển viễn thông nhanh trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, việc phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm máy; cống, bể cáp; cột ăng ten; cột dây thông tin) vẫn còn nhiều hạn chế như: nhận thức chưa thống nhất; cơ chế, chính sách, quy hoạch, tiêu chuẩn, quy
83
chuẩn kỹ thuật còn thiếu và chưa đồng bộ; một số quy định quản lý chưa cụ thể và sử dụng chưa hiệu quả; công tác thực thi pháp luật còn nhiều bất cập”. Để giải quyết các thực trạng trên, ngành viễn thông Việt Nam phải thực hiện những giải pháp đồng bộ như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về viễn thông và Internet, nhất là các quy định về an toàn và an ninh thông tin, bao gồm: cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet, phát triển và quy hoạch số lượng doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng kết hợp với cung cấp các dịch vụ khác; tận dụng cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet sẵn có, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước; sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên viễn thông và các nguồn lực quốc gia. Tại các vùng sâu vùng xa, cần có chính sách và chế độ để người dân có phương tiện tiếp cận với các thông tin từ báo mạng điện tử như cấp máy tính và nối mạng internet đặt tại các trường học, ủy ban nhân dân, các trung tâm học tập cộng đồng cho người dân tới sử dụng... Điều này càng cần phải chú trọng với các di sản văn hóa ở các địa phương còn nhiều khó khăn về kinh tế và cơ sở ha ̣ tầng như Thành nhà Hồ hay Tháp Chăm Mỹ Sơn , bởi người dân đi ̣a phương chính là đối tượng đầu tiên cần phải có hiể u biết cũng như ý thức bảo tồn và phát huy giá tri ̣ của di sản ta ̣i chính quê hương mình.
Thứ h ai là, các cơ quan chức năng cần cân đối lại giá cước dịch vụ viễn thông và Internet trên cơ sở giá thành và quan hệ cung cầu trên thị trường, đặc biệt đối với các vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh cần có chính sách trợ giá phù hợp. Cùng với đó , cần đẩy mạnh công tác xây dựng tiêu chuẩn trong lĩnh vực viễn thông và Internet phù hợp với pháp luật Việt Nam, thông lệ và quy định quốc tế.
Thứ ba là, tăng cường quản lý chất lượng mạng lưới, dịch vụ viễn thông và Internet thông qua hình thức công bố chất lượng trên cơ sở các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng hoặc do các doanh nghiệp viễn thông và Internet tự nguyện áp dụng.
Thứ tư là, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông thuê hạ tầng của các ngành khác như truyền hình, điện lực để thiết lập mạng cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet.
84
Thứ năm là, nghiên cứu thử nghiệm các hệ thống tài nguyên mới như Ipv6, ENUM… nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển nhanh của mạng lưới và dịch vụ. Xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2006-2010 nhằm từng bước nâng cao mức độ phổ cập dịch vụ và giảm khoảng cách phát triển về viễn thông và Internet giữa các vùng, miền trong cả nước.
Chỉ khi các yếu tố phương tiện và vật chất kỹ thuật nói trên được đảm bảo, báo mạng điện tử mới có được môi trường truyền thông phù hợp để phát triển và đóng góp vào công tác quảng bá các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận.