1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch gắn bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương

34 916 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 429,34 KB

Nội dung

Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch tại Hải Dương, việc khai thác gia trị văn hoá lịch sử tại các di tích trong phát triển du lịch; Nhận diện các vấn đề đặt ra cho công tác bảo tồn di

Trang 1

Phát triển du lịch gắn bảo tồn và phát huy giá trị

của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương

Abstract Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về bảo tồn di sản văn hóa Nghiên cứu hoạt động

bảo tồn di sản và mối tương quan trong khai thác di sản để phục vụ phát triển du lịch cả tích cực và tiêu cực tại các di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch tại Hải Dương, việc khai thác gia trị văn hoá lịch sử tại các di tích trong phát triển du lịch; Nhận diện các vấn đề đặt ra cho công tác bảo tồn di sản văn hóa tại các di tích này Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch vào quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích CônSơn, Kiếp Bạc, Chu Văn

An, Văn Miếu Mao Điền của tỉnh Hải Dương

Keywords Du lịch; Di sản văn hóa; Văn hóa vật thể; Hải dương; Bảo tồn văn hóa

Content

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Di tích chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, đền Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền là các

di tích lịch sử văn hóa và danh thắng đặc biệt quan trọng của quốc gia Mảnh đất này, từng in dấu những kỷ niệm sâu sắc về Bác Hồ, về các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ta và nhiều bạn bè quốc tế Uy đức của họ đã góp phần hun đúc nên hồn thiêng sông núi, để lại tiếng vang muôn thuở Vì vậy, Hải Dương một trong những cái nôi sản sinh và hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của cư dân châu thổ Bắc Bộ

Hoạt động du lịch và hoạt động bảo tồn phải luôn luôn tồn tại song song trong quỹ đạo của lịch sử và xã hội Với định hướng như vậy, đề tài tập trung nghiên cứu vai trò tích cực của hoạt động du lịch trong việc phát huy các giá trị lịch sử văn hoá tiêu biểu của di

Trang 2

sản, hoá tại một số di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương như di tích chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, đền Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền Đây là một trong những cụm

di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia Hiện nay các di tích này chưa thực

sự phát huy hết được những giá trị nổi bật và chưa có sự gắn kết nhiều với hoạt động du lịch Những giá trị văn hoá tiêu biểu của các di tích lịch sử có sự thuận lơi của giao thông

đi lại cùng với quy hoạch đặt nó trong sự phát triển của du lịch chắc chắn sẽ góp phần bảo tồn và làm cho hoạt động du lịch Hải Dương thêm phát triển Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản tại đây, người viết đã chọn đề tài:

“Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương ” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành du lịch học của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp có thể vận dụng góp phần phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc, Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền tại Hải Dương

2.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về bảo tồn di sản văn hóa

- Nghiên cứu hoạt động bảo tồn di sản và mối tương quan trong khai thác di sản để phục vụ phát triển du lịch cả tích cực và tiêu cực tại các di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương

- Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch tại Hải Dương, việc khai thác gia trị văn hoá lịch sử tại các di tích trong phát triển du lịch; Nhận diện các vấn đề đặt ra cho công tác bảo tồn di sản văn hóa tại các di tích này

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch vào quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích CônSơn, Kiếp Bạc, Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền của tỉnh Hải Dương

3 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương bao gồm cụm di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền; Trong điều kiện có thể mở rộng đến các đối tượng quản lý khác để so sánh

Trang 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa du lịch và di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể về cả lý luận và thực tiễn Các nghiên cứu thực tiễn được tiến hành tại các điểm di tich tại Hải Dương Nơi đây lưu giữ những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú và đa dạng

Nghiên cứu các di tích lịch sử và danh thắng Côn Sơn ,Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn

An, Văn Miếu Mao Điền và hoạt động du lịch, bảo tồn của các di tích từ khi có Luật Di sản đến nay (2001 trở lại đây)

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp

- Phương pháp khảo sát thực tế tại khu di tích

- Phương pháp chuyên gia:

5 Bố cục của luận văn

Ngoài mỏ đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn di sản văn hóa trong kinh doanh du lịch

- Chương 2: Thực trạng bảo tồn di sản và khai thác du lịch tại các di tích tiêu biểu ở

Hải Dương

- Chương 3: Định hướng và giải pháp góp phần phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Hải Dương

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ TRONG KINH

DOANH DU LỊCH 1.1 Định nghĩa về Di sản văn hóa

Trong Điều 1 của Luật Di sản văn hóa : “Di sản văn hóa gồm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [40,12]

Như vậy di sản văn hóa được khái quát lại là tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết và đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của hiện tại [60,3]

Di sản văn hóa vật thể là: “ DSVH vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch

sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền lâu đời trong đời sống của các dân tộc, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, các công trình xây dựng kiến trúc, mỹ thuật, các danh lam thắng cảnh, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [40,13]

1.2 Vai trò của di sản văn hoá trong kinh doanh du lịch

Di sản văn hóa là nguồn lực cho phát triển du lịch

Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch Môi trường thiên nhiên và môi trường văn hóa, nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch vì chúng chính là nguồn tài nguyên, là yếu tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch

Di sản văn hóa còn góp phần cấu thành nên môi trường văn hóa cho hoạt động du lịch Văn hóa làm cho khách du lịch sung sướng, vừa lòng, có những tình cảm tốt lành, những kỷ niệm đẹp cho khách sau những chuyến đi thú vị

1.3 Các nguyên tắc của bảo tồn di sản văn hoá và bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch

1.3.1 Nguyên tắc ba ̉ o tồn di sản văn hóa

Di sản văn hóa cần được bảo vệ vì nó là một thành tố quan trọng trong việc hình thành nên bản sắc văn hóa của một cộng đồng

Trang 5

Bảo tồn các di sản văn hóa là một hoạt động nhằm mục đích lưu giữ , bảo vệ các di sản văn hóa đang có nguy cơ biến mất vì lý do này hay lý do khác Bảo tồn bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như việc điều tra, nghiên cứu, bảo quản, tu bổ, phục dựng Bảo tồn được coi là một lĩnh vực khoa học chuyên ngành với những yêu cầu về kỹ năng riêng biệt Bên cạnh đó việc bảo tồn các di sản văn hóa vật thể phải tuân thủ các nguyên tắc về việc trùng tu, tôn tạo, bảo quản

Khi bảo tồn di sản văn hóa, mỗi cá nhân, tổ chức cần phải hiểu di sản là tài sản, niềm

tự hào, nền văn hóa của chính người dân sở tại Chính vì điều này mà nguyên tắc đầu tiên trong bảo tồn di sản văn hóa cần phải đảm bảo , đó là cân bằng lợi ích giữa bảo tồn văn

hóa và lợi ích kinh tế

Di sản văn hóa cần được nhìn nhận như một bộ phận hữu cơ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế và di sản văn hóa là hai yếu tố tương tác, phụ thuộc và bổ sung cho nhau Và do đó, việc bảo tồn di sản văn hóa không được cản trở, mà ngược lại, còn phải tạo ra động lực cho phát triển xét dưới góc độ tác động tới việc hình thành nhân cách con người và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ trực tiếp cho phát triển

Di sản văn hóa phải được gắn với con người và cộng đồng cư dân địa phương (với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu tài sản văn hóa), coi việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của đông đảo công chúng trong xã hội là mục tiêu hoạt động

1.3.2 Nguyên tắc ba ̉ o tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du li ̣ch

Khi gắn kết các di sản với hoạt động du lịch, không thể chỉ nhìn thấy Di sản là những giá trị được hình thành qua quá trình lịch sử, phản ánh đời sống của cộng đồng;

bao gồm những giá trị vật thể và phi vật thể

Khai thác và phát huy di sản văn hóa phải được coi là một nguồn tài nguyên tạo nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững

Phát triển du lịch bền vững cũng được coi là nguyên tắc cần đảm bảo trông bảo tồn

di sản văn hóa

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong kinh doanh du lịch và bảo tồn di sản là rất quan trọng nó được thể hiện ở việc cư dân địa phương được tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch

Trang 6

1.4 Mối quan hệ giữa du lịch và bảo tồn di sản văn hoá

1.4.1 Những tác động tích cực của du lịch tới bảo tồn các di sản

Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp vào việc chấn hưng và bảo tồn các di sản văn hóa Doanh thu của các hoạt động du lịch được sử dụng cho việc tu bổ các di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục các di sản văn hóa Du lịch góp phần làm cho các di tích sống lại, vì du lịch không chỉ đưa di sản văn hóa đến với công chúng mà còn tiếp sức cho di sản bằng nguồn lợi ích mà nó khai thác từ di sản, góp phần tái tu bổ di tích

1.4.2 Những tác động tiêu cực của du lịch tới bảo tồn các di sản

Đối với các di sản văn hóa vật thể đặc biệt là những di sản có giá trị toàn cầu nổi bật thì khách tham quan du lịch và sự bùng nổ số lượng khách tham quan đã và đang trở thành mối nguy cơ đe dọa việc bảo vệ các di sản

Hoạt động du lịch ồ ạt có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự nhiên Sự tập trung quá nhiều người và thường xuyên tại địa điểm du lịch làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi và đi đến chỗ bị huỷ hoại Mặt khác, do số lượng công trình phục vụ khách tăng lên nhanh chóng tại các điểm du lịch, đặc biệt là tại các điểm có di sản vượt quá khả năng chịu tải của cơ sở hạ tầng nên chúng bị xuống cấp trầm trọng, góp phần gia tăng mức ô nhiễm môi trường

Một điều đáng lưu ý là, hoạt động bảo tồn có thể vẫn diễn ra dù có hay không hoạt động khai thác du lịch bởi lẽ chúng ta bảo tồn di sản trước hết vì chính bản thân giá trị văn hóa của di sản ấy Tuy nhiên du lịch sẽ thể hiện vai trò của mình như một cầu nối

Trang 7

sống động đưa di sản vào dòng chảy hiện đại thay vì chỉ đơn thuần là một minh chứng cho quá khứ

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG BẢO TỒN DI SẢN VÀ KHAI THÁC DU LỊCH TẠI

CÁC DI TÍCH TIÊU BIỂU Ở HẢI DƯƠNG 2.1 Khái quát về tỉnh Hải Dương

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

- Dân cư và phân bố dân cư

- Mạng lưới giao thông

- Hệ thống thông tin liên lạc

- Hệ thống điện

- Về kinh tế

2.2 Các di sản văn hoá vật thể tiêu biểu tại tỉnh Hải Dương

2.2.1 Di tích chùa Côn Sơn

Khu di tích Côn Sơn có hai dãy núi Kỳ Lân và Ngũ Nhạc, gồm chùa Côn Sơn, Bàn

Cờ tiên, Thạch Bàn, Giếng Ngọc, am Bạch Vân, đền Nguyễn Trãi, động Thanh Hư, cầu Thấu Ngọc, có Ngũ Nhạc linh từ

* Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn nhìn về hướng Đông Nam, tên chữ là “Thiên Tư Phúc tự”, nghĩa là ngôi chùa được trời ban phúc lành, thời Trần thuộc xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn, nay

thuộc phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Năm 1962, thực hiện Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ các di sản văn hoá dân tộc, khu di tích Côn Sơn được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia

Năm 1992, khu di tích này được xếp hạng là di tích lịch sử - danh thắng đặc biệt quan trọng quốc gia

Trang 8

Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hoá của khu di tích Côn Sơn trong công cuộc đổi mới, mở rộng giao lưu quốc tế là việc làm có ý nghĩa chiến lược, cấp thiết được Đảng và Nhà nước quan tâm

* Đền Thanh Hư

Đền Thanh Hư thờ Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán thuộc quần thể di tích Côn Sơn Trần Nguyên Đán (1325 - 1390) hiệu là “Băng Hồ”, con của Uy Túc hầu Trần Văn Bích - chắt của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) Trần Nguyên Đán thuộc họ Tôn Thất, nên từ sớm được bổ nhiệm làm quan theo quy chế tập chức

Hơn 30 năm làm quan, Trần Nguyên Đán là Tướng quốc của ba triều vua: Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông

* Di tích miếu Ngũ Nhạc

Miếu được xây dựng trên năm đỉnh núi Ngũ Nhạc thuộc thôn An Mô, xã Lê Lợi, thị

xã Chí Linh Núi có chiều dài 4390 m đỉnh cao nhất là 238 m Trải qua bao năm tháng cùng sự phá hoại của thời gian, mưa nắng, những miếu thờ trên đỉnh Ngũ Nhạc chỉ còn là những ban thờ lộ thiên kiến trúc đơn sơ bằng đá trát vữa vôi có hình chữ nhật với chiều dài 3m,rộng 2m, cao 1m Đây thực sự là những di tích quý giá cần được khôi phục

Sau hơn một năm thi công, ngày 16 tháng giêng năm Bính Tuất (tức ngày 13/2/2006) lễ khánh thành năm miếu thờ trên núi Ngũ Nhạc cùng hệ thống đường bộ hành lên núi đã được

tổ chức Các ngôi miếu đều quay về hướng Nam - nơi có hồ Côn Sơn quanh năm nước biếc

cho viên ngọc sáng lấp lánh dưới chân núi

* Suối Côn Sơn

Suối bắt nguồn bởi 2 dãy núi Côn Sơn và Ngũ Nhạc, dài khoảng 3km uốn lượn tạo nhiều ghềnh thác kế tiếp nhau rồi đổ ra hồ Côn Sơn Dòng suối hẹp, cây cối um

Trang 9

tùm mang dáng vẻ hoang sơ, thơ mộng Suối Côn Sơn đã đi vào thơ ca Nguyễn Trãi:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm; Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Suối Côn Sơn chảy rì rào quanh năm suốt tháng, bên suối có hai tảng đá lớn tương đối bằng phẳng gọi là Thạch Bàn

* Bàn Cờ Tiên

Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, không biết từ bao giờ nhân dân trong vùng gọi là Bàn Cờ Tiên Tương truyền ở đây có nền của Am Bạch Vân, một kiến trúc cổ được xây dựng từ thế kỷ XIV nhà Trần, thời Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang tu hành ở chùa Côn Sơn Am Bạch Vân là nơi các vị cao tăng thường lên đây tu luyện, hoặc giảng kinh, thuyết pháp cho các môn đệ

* Đăng Minh Bảo Tháp

Sau khi Sư tổ Huyền Quang viên tịch tại chùa Côn Sơn (1334), Vua Trần Minh Tông cúng dường 10 lạng vàng xây tháp cho thiền sư, lấy tên là Đăng Minh Bảo Tháp, đặc phong tự pháp Huyền Quang tôn giả

* Nền nhà Nguyễn Trãi

Phía sau công trình đền thờ Trần Nguyên Đán 200m, là dấu tích nền nhà cũ của Anh hùng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi Nơi đây, gần 600 năm trước (từ năm 1435 - 1442) Nguyễn Trãi đã về đây nương theo sườn núi, lấy cây rừng đá núi dựng nên nếp nhà đơn sơ nhưng ấp ủ trong đó là một con người có tâm hồn, nhân cách, tài năng

Đền thờ Ức Trai được xây dựng trên diện tích một vạn m2 chia cắt bằng năm cung bậc cao thấp trải dài kế tiếp nhau

Ngôi đền được xây dựng ở cung bậc thứ 5, theo kiến trúc thời Lê, đề tài trang trí trên các bức cốn, đầu dư, xà nách là "Tứ linh hội hợp", trên các cánh cửa trạm đề tài: "Tứ quý uyên ương" Hoành phi câu đối trong đền do Viện Nghiên cứu Hán nôm sưu tầm tuyển chọn Nội dung của hoành phi câu đối thể hiện tâm hồn, nhân cách cao đẹp, tài năng và công đức

Trang 10

lớn của Nguyễn Trãi, đồng thời thể hiện thái độ tôn vinh, tấm lòng biết ơn đối với Nguyễn Trãi

* Lễ hội chùa Côn Sơn

Từ xưa, chùa Côn Sơn đã nổi tiếng là một trong 3 chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm Năm 1328, thiền sư Huyền Quang - vị tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm đã về đây trụ trì,

tu hành và phát triển thiền phái Ngày 23 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334) nhà sư viên tịch tại chùa Côn Sơn

Ngày viên tịch của Huyền Quang là ngày giỗ tổ của chùa Côn Sơn, cũng vì thế mà Côn Sơn trở thành chốn Phật tổ của thiền phái này Ngày giỗ tổ sau trở thành ngày hội truyền thống

* Rước nước là một nghi lễ quan trọng trong lễ hội Côn Sơn

* Các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật… thể hiện sự khéo léo, tài hoa của ngưòi xứ Đông: Thi nấu cơm, múa rối, đập niêu, chọi gà, cờ tướng… Các trò chơi đậm chất dân gian này ngoài ý nghĩa giáo dục sâu sắc, còn tạo chiều sâu tinh thần cho lễ hội

2.2.2 Di tích lịch sử đền thờ Kiếp Bạc

Xung quanh đền Kiếp Bạc là hệ thống di tích đền, chùa Nam Tào - Bắc Đẩu, Sinh Từ, Hang Tiền, Hố Thóc, Xưởng Thuyền, Hành Cung, Viên Lăng, Ao Cháo Thời Trần đây là những công trình kiến trúc bề thế, nguy nga nhưng hiện nay nhiều di tích chỉ còn là phế tích Qua các cuộc khai quật khảo cổ học cho thấy đây là di sản quí giá về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học của khu di tích Kiếp Bạc:

* Đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc thờ anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia, thời Trần thuộc hương Vạn Kiếp, lộ Lạng Giang, tời Lê, Nguyễn thuộc trấn Kinh Bắc( nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương)

Đền tựa lưng (chẩm) vào núi trán Rồng Hai bên tả, hữu là 2 dãy núi rộng mở thế tay ngai, long mạch toả ra hình rồng uốn khúc từ đỉnh dãy núi Rồng kéo thành "tay Long" núi Nam Tào (Dược Sơn) chầu bên tả và "tay Hổ" núi Bắc Đẩu bao bên hữu

Nghi môn đền là công trình kiến trúc đồ sộ hoàng tráng, thiết kế kiểu cổng thành dạng bức cuốn thư với ba cửa vòm và hai trụ biểu lớn Qua nghi môn là tả - hữu Thành Các Công trình được tôn tạo thời Nguyễn, là nơi các quan hàng tỉnh về nghi ngơi, chuẩn

bị các kỳ lễ hội

Trang 11

Đền chính gồm: Tiền tế, Trung từ, Hậu cung Trong đền còn lưu giữ nhiều hiện vật,

cổ vật quý như 5 pho tượng đồng, sơn son thiếp vàng, đúc cuối thế kỷ XIX, hoành phi, câu đối, bia đá đặc biệt là Thánh Ấn nhà Trần Ấn "sát quỷ, trừ tà" của Đức Thánh Trần được dân gian truyền tụng và gìn giữ, là bảo vật của muôn đời Bất cứ ai hành hương về đền Kiếp Bạc đều mong xin được ấn dấu nhà Ngài, mang bên mình cầu an

* Đền và chùa Nam Tào, Bắc Đẩu

Trên hai ngọn núi Nam Tào, Bắc Đẩu có ngôi đền và ngôi chùa dựng từ thời Trần, thờ phật và thờ thần Nam Tào (cầm sổ sinh), Bắc Đẩu (cầm sổ tử) tượng trưng cho thị giả giúp Đức Thánh Trần coi sóc chúng sinh

Đền, chùa Nam Tào - Bắc Đẩu, đặt trong sự đối ứng với đền Kiếp Bạc đã thể hiện

sự tôn vinh, ngưỡng vọng của nhân dân đối với Trần Hưng Đạo, tôn ông là vị Thánh sánh với Ngọc Hoàng thượng đế trên thiên đình Nam Tào - Trần Hưng Đạo - Bắc Đẩu xuất hiện dưới hạ giới là hiện tượng hiếm thấy, mang đậm mầu sắc đạo giáo

* Dược Sơn

Dược Sơn (núi thuốc) là nhánh núi phía Nam đền Kiếp Bạc với diện tích xấp xỉ 10.000m2 Thời Trần, Trần Hưng Đạo với tư tưởng người Nam dùng thuốc nam đã cho trồng những cây thuốc nam, vị thuốc quý để chữa bệnh trị thương cho quân sỹ

* Viên Lăng

Viên Lăng nằm ở gò đất nhỏ hình tròn, cách đền Kiếp Bạc khoảng 200m về phía Đông Nam Xung quanh Viên Lăng là ruộng trũng, phía trước nhìn ra sông Thương, phía sau là dãy núi Rồng bao bọc Viên Lăng được ví như một viên ngọc mà rồng (núi rồng) luôn ở tư thế lao xuống muốn càm ngọc

Là một địa điểm đẹp, tương truyền xưa kia lăng mộ Trần Hưng Đạo được táng ở đây Năm 2000 khảo cổ học đã phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc nhà ở và một số hiện vật thời Trần

* Sinh Từ

Năm 2000, Viện Bảo Tàng lịch sử Việt Nam đã tổ chức thám sát khảo cổ học tại di tích Sinh Từ Nơi đây trong sử sách, nhân dân vẫn nhắc nhớ về phủ đệ cũ và vị trí ngôi đền thờ Hưng Đạo Đại Vương khi Người còn sống đã được vua Trần cho xây dựng

* Cồn Kiếm

Trên sông Lục Đầu, trước cửa đền Kiếp Bạc có một cồn cát chạy dài 200m hình như lưỡi kiếm nằm xuôi dòng nước, gọi là Cồn Kiếm Cồn Kiếm ngày nay vẫn còn trên dòng

Trang 12

sông Lục Đầu về phía nam trước cửa đền Kiếp Bạc Nhân gian cho rằng Người đã thả kiếm xuống dòng sông, nhờ nước sông Lục Đầu hay siêu thực hơn lấy cái Đức của trời đất (Thiên Đức, Nhật Đức, Nguyệt Đức, Minh Đức) gột rửa chiến tranh để gìn giữ nền thái

bình muôn thuở Đó cũng là cổ mẫu từ huyền thoại - huyền tích với biểu trưng của kim và

thuỷ (kim sinh thuỷ) nhằm cầu mưa, chống lũ lụt hay cầu mùa màng của cư dân nông nghiệp cổ

* Lễ hội đền Kiếp Bạc

Lễ hội truyền thống đền Kiếp Bạc chiếm một vị trí quan trọng, là điểm hẹn thiêng liêng

của đồng bào cả nước: “Dù ai buôn bán gần xa; Hai mươi tháng tám giỗ Cha thì về”

Hơn 700 năm qua, lễ hội truyền thống đền Kiếp Bạc - kỷ niệm ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn vẫn gìn giữ, bảo lưu và phát huy giá trị đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn của kì "Quốc lễ" Lệ xưa, đến ngày kị của Đức Thánh, triều đình đều cử các quan đại thần, các quan phủ, trấn vùng lân cận về dự tế, lễ

Ngày 15 tháng 8 âm lịch hai làng VạnYên và Dược Sơn làm lễ tế cáo yết (xin mở cửa đền) Ngày 18 tháng 8 âm lịch Nhà nước tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm, khai ấn Đức Thánh, cùng quốc tế ban ấn Ngày 20 tháng 8 âm lịch diễn ra nghi lễ rước kiệu Đức Thánh của hai làng và nhân dân thập phương

2.2.3 Đền thờ Chu Văn An

Đền thờ Chu Văn An được xây dựng trên địa phận xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nơi địa linh, nhân kiệt, sản sinh nhiều nhân tài, đồng thời còn là nơi hun đúc những tâm hồn lớn với ý chí phi thường

Tổng thể của khu di tích bao gồm các hạng mục công trình như Điện Lưu Quang,

ao Miết Trì, nền Đền Thờ và nhà bia cũ, hai nhà bia mới, hai nhà Giải Vũ, Đền thờ chính, khu lăng mộ Chu Văn An

* Điện Lưu Quang

Điện Lưu Quang được xây dựng trên nền nhà cũ mà Chu Văn An xưa kia đã dùng

để dạy học khi từ quan về ở ẩn Do thời gian và chiến tranh nhà cũ của Ông nay đã không còn nữa, chỉ còn lại nền nhà Cho tới năm 1998 ngành Giáo Dục Đào Tạo Hải Dương đã công đức và cho xây dựng lại

* Ao Miết Trì

Tử điện Lưu Quang đi xuống khoảng chừng 10m là ao Miết Trì

* Nền nhà cũ đền thờ thầy Chu Văn An

Trang 13

Đền thờ cũ bị dời bỏ, nay chỉ con lại nền móng và nhà bia Thay vào đó là đền thờ

mới với kiến trúc thời Lê Trước đây đền cũ được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Đinh

với hai lớp, lớp ngoài cùng là tiền đường với 3 ban thờ, ban giữa là thờ Công Đồng, bên trái là ban thờ các học trò của Chu Văn An và bên phải là ban thờ Sơn Thần, bên trong là hậu cung với ban thờ Chu Văn An và gia tiên họ Chu Bên cạnh đền cũ là nhà bia cũ, tại đây có đặt năm tấm bia đại cổ được tìm thấy khi khai quật khu di tích

* Nhà bia và nhà Giải Vũ

Hai nhà bia này cùng với hai nhà Giải Vũ được khánh thành cùng với đền thờ chính vào ngày 04/ 01/ 2008 Hai nhà Giải Vũ là nơi dừng chân, đón tiếp du khách thập phương khi đến thăm đền, đồng thời cũng là nơi trưng bày hiện vật được tìm thấy để chứng minh thầy giáo Chu Văn An đã từng sống và dậy học tại đây sau khi từ quan về ở ẩn Ở giữa hai nhà Giải Vũ là bức bình phong khổng lồ hay còn gọi là chiếu đá, toàn bộ đều được làm bằng đá xanh được chuyển từ Thanh Hoá ra

* Đền thờ chính Chu Văn An

Đền thờ chính được xây dựng với lối kiến trúc hình chữ Đinh, hai tầng tám mái, được lợp bằng ngói mũi hài Đền thờ chính bao gồm 5 gian tiền tế và một gian hậu cung đây là kiểu kiến trúc tiêu biểu cho kiểu kiến trúc chùa ở nước ta Phía trên của đền là hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt, hình tượng này gắn liền với tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước

Gian tiền đường của đền thờ chính gồm 5 gian, gian chính giữa là ban thờ công đồng, 2 gian bên cạnh là hai lối đi vào trong gian hậu cung, gian ngoài cùng bên trái là ban thờ các học trò của Chu Văn An, gian ngoài cùng bên phải là ban thờ sơn thần

* Lăng mộ thầy Chu Văn An

Mộ của Chu Văn An nằm giữa rừng thông bạt ngàn trên dãy núi Phượng Hoàng Mộ thầy Chu Văn An được xây dựng theo hình vuông với quan niệm trời tròn đất vuông, phía dưới là hình các con vật minh triết như rồng, phượng, hình tượng con kỳ lân được cách điệu tạo vẻ linh thiêng cho khu mộ Phía trong là hình cuốn sách với bốn góc lăng mộ là hình các đầu bút long

2.2.4 Văn Miếu Mao Điền

Văn Miếu Mao Điền là một trong 6 Văn Miếu còn sót lại trên đất nước ta Văn Miếu Mao Điền tồn tại khá nguyên vẹn tới năm 1947, song đến năm 1948, giặc Pháp chiếm đóng và lập quận Mao Điền Do năm tháng chiến tranh, vào những năm 1980 – 1990, Văn

Trang 14

Miếu Mao Điền đã bị xuống cấp nghiêm trọng, hầu hết đồ thờ bị phá huỷ hoặc thất lạc Năm 1991, cán bộ và nhân dân xã Cẩm Điền đã đóng góp công đức tu bổ cấp thiết khu di tích Năm 1992, bộ Văn Hoá Thông Tin đã ra quyết định số 97/QĐ - VH xếp hạng Văn Miếu Mao Điền là di tích lịch sử quốc gia

Văn Miếu Mao Điền gồm các hạng mục công trình

lý cấp địa phương riêng cụ thể cho từng di tích

Bảng 2.1: Hệ thống cơ quan quản lý về du lịch tại các di tích ở Hải Dương

1 UBND tỉnh Hải Dương

3 UBND huyện Cẩm Giàng, thị

Chịu trách nhiệm trực tiếp về việc quản

lý di tích, giam sát di tích trên địa bàn quản lý

5 UBND xã Cẩm Điền (Văn Miếu Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, thị

Trang 15

Mao Điền), xã Văn An (đền thờ Chu Văn An), Cộng Hòa (Côn Sơn), Hưng Đạo (Kiếp Bạc)

xã giải quyêt các chính sách liên quan tới di tích

2.3.2 Về xây dựng sản phẩm

Xây dựng các tour du lịch về các điểm di tích văn hóa lịch sử, gắn với các điểm

di tích lịch sử văn hóa như Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, văn miếu Mao Điền và các di tích lịch sử có giá trị khác Nâng cấp các lễ hội để tăng thêm phần hấp dẫn, thu hút được khách du lịch tới tham quan

Khai thác các gía trị văn hóa của di sản thành các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của vùng vào phục vụ khách du lịch dựa trên cơ sở xem xet các giá trị của các di tích bao gồm:

Xây dựng các tour du lịch văn hóa, tín ngưỡng để đến với các di tích Vì vậy, các tour du lịch khởi hành hàng ngày đưa khách tới tham quan các di tích này có nhiều loại tour khác nhau

Từ đây, dựa trên các giá trị văn hóa của các di tích các công ty lữ hành trên địa bàn Hải Dương và các tỉnh có thể tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa cho tour du lịch Như các tour du lịch liên hoàn

2.3.3 Về du khách

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong những địa chỉ du lịch, với vị thế là khu

di tích lịch sử nổi tiếng của cả nước, hàng năm Côn Sơn - Kiếp Bạc tiếp đón hàng vạn du khách tìm về Chính vì vậy nhiệm vụ đón tiếp khách chu đáo, an toàn được ưu tiên số một

Bảng 2.2: Số liệu khách tham quan khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền Chu Văn

An, Văn Miếu Mao Điền (2007 – 9/2011)

Đơn vị tính: lượt khách

Năm

Di tích Côn Sơn- Kiếp bạc Di tích đền Chu Văn An

Di tích Văn Miếu Mao

Điền

Lượt khách (triệu người)

Gia tăng (%)

Lượt khách (triệu người)

Gia tăng (%)

Lượt khách (triệu người)

Gia tăng (%)

Trang 16

(Nguồn: Ban QLDT Côn Sơn - Kiếp Bạc, Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền)

2.3.4 Về hiệu quả kinh tế xã hội

Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc còn khai thác nguồn vốn tự thu như: Két công đức và lệ phí tham quan để tu sửa, xây dựng, tôn tạo các công trình phụ trợ của di tích, nhằm phục vụ cho sự đi lại, nghỉ ngơi và tham quan, thắp hương tưởng niệm của nhân dân

Bảng 2.3: Doanh thu khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền Chu Văn An, Văn Miếu

Gia tăng (%)

Doanh thu (tỷ đồng)

Gia tăng (%)

Doanh thu (triệu đồng)

Gia tăng (%)

2007 9.308.408.000 100,0 1.000.000.000 100.0 600.000.000 100.0

2008 11.579.566.400 124,3 1.020.000.000 103,5 750.000.000 135,9

2009 18.541.816.100 160,1 1.050.000.000 108,4 890.000.000 119,5

2010 20.371.356.000 109,8 1.250.000.000 111,1 970.000.000 116,3

Trang 17

9/2011 18.150.425.000 66,0 400.000.000 32,5 150.000.000 15,5

(Nguồn: Ban QLDT Côn Sơn - Kiếp Bạc, Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền)

2.4 Mối tương tác giữa bảo tồn di sản và hoạt động du lịch tại Hải Dương

2.4.1 Khái quát hiện trạng hoạt động du lịch tại Hải Dương

2.4.1.1.Khách du lịch

Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh du lịch hàng năm của Sở VHTT&DL Hải Dương, vào năm 2010, tăng trưởng trung bình là 17,9% Khách không lưu trú tăng từ 797.000 lượt năm 2006 lên 1.633.130 lượt vào năm 2010 tăng trưởng trung bình đạt 21,2%/năm

Khách quốc tế đến Hải Dương chủ yếu với mục đích công vụ, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu thị trường kinh doanh, mở rộng đầu tư, tìm kiếm đối tác kết hợp thăm than, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng…

Đối với khách du lịch nội địa, số lượng khách không ngừng tăng, song khách du lịch lưu trú chủ yếu vẫn là khách công vụ , khách của các bộ ngành, đoàn thể đến dự các hội nghị, hội thảo, các giải thể thao kết hợp du lịch chiếm 55% (du lịch Mice); nghiên cứu khoa học chiếm 15% , du lịch thuần túy chiếm 23%, khác chiếm 7 %, đối tượng khách này phần lớn chi tiêu cho lưu trú, chi tiêu cho mua sắm và vui chơi giải trí thấp

2.4.1.2 Doanh thu du lịch

Theo thống kê của Sở VHTT & DL Hải Dương, doanh thu du lịch tăng từ 390 tỷ đồng năm 2006 lên 727,9 tỷ đồng vào năm 2010, giai đoạn 2006 – 2010 có mức tăng trưởng trung bình là 16,8 %

Bảng 2.4: Doanh thu du lịch Hải Dương

Ngày đăng: 25/09/2016, 18:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Trần Thúy Anh (chủ biên,2004) Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng xử văn hóa trong du lịch
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
5. Phó Đức An (2004), Để lễ hội luôn lành mạnh,- In trong: Báo văn hóa, số 970, tr.8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để lễ hội luôn lành mạnh
Tác giả: Phó Đức An
Năm: 2004
6. Đặng Văn Bài (1995), “Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di tích”, Tạp chí Văn hóa thông tin (Số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di tích
Tác giả: Đặng Văn Bài
Năm: 1995
8. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chí Linh (1996), Lịch sử đảng bộ Chí Linh, Tập I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đảng bộ Chí Linh
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chí Linh
Năm: 1996
9. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chí Linh (2000), Lịch sử đảng bộ Chí Linh, Tập II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đảng bộ Chí Linh
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chí Linh
Năm: 2000
11. Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (2006), Di sản Hán nôm Côn Sơn – Kiếp Bạc – Phượng Sơn, Nxb. Chính Trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản Hán nôm Côn Sơn – Kiếp Bạc – Phượng Sơn
Tác giả: Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc
Nhà XB: Nxb. Chính Trị Quốc gia
Năm: 2006
14. Bảo tàng Hải Dương, Hồ sơ khoa học khu di tích Kiếp Bạc, BQL Di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ khoa học khu di tích Kiếp Bạc
16. Bảo tàng Hải Dương (1997), Hồ sơ khoa học khu di tích Văn Miếu Mao Điền 17. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nxb. Văn hoá thôngtin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ khoa học khu di tích Văn Miếu Mao Điền" 17. Trần Lâm Biền (2003), "Đồ thờ trong di tích của người Việt
Tác giả: Bảo tàng Hải Dương (1997), Hồ sơ khoa học khu di tích Văn Miếu Mao Điền 17. Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb. Văn hoá thông tin
Năm: 2003
18. Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc (1999), Truyện Hưng Đạo Đại Vương, Nxb. Văn Hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Hưng Đạo Đại Vương
Tác giả: Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc
Nhà XB: Nxb. Văn Hoá thông tin
Năm: 1999
19. Lê Quang Chắn (2006), Về đền Kiếp Bạc "Một con đường tiếp cận di sản văn hoá", Tập 3, Nxb Thế giới, Hà Nội, Tr. 141 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một con đường tiếp cận di sản văn hoá
Tác giả: Lê Quang Chắn
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2006
20. Chí Linh phong vật chí (1976) Bd, Tài liệu Thư viện Hải Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chí Linh phong vật chí
21. Chí Linh phong cảnh, Sách chép tay, Kí hiệu: Vhv.167, Tư liệu Viện Hán nôm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chí Linh phong cảnh
22. Chu Quang Chứ (1999), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb. Mỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam
Tác giả: Chu Quang Chứ
Nhà XB: Nxb. Mỹ Thuật
Năm: 1999
23. Chu Quang Chứ (1999), Di sản văn hoá dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam, Nxb. Mỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hoá dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam
Tác giả: Chu Quang Chứ
Nhà XB: Nxb. Mỹ Thuật
Năm: 1999
24. Nguyễn Viết Chức (2003), Báo cáo kết quả khảo sát về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam, Kỷ yếu hoạt động của UBGDTNTN và NĐ của Quốc hội khóa XI ( 2002- 2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả khảo sát về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Viết Chức
Năm: 2003
25. Đoàn Bá Cử (2003), “Hệ thống giá trị đặc trưng và nguyên tắc tu bổ di tích kiến trúc Việt Nam”, Tạp chí Di sản Văn hóa (Số 3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống giá trị đặc trưng và nguyên tắc tu bổ di tích kiến trúc Việt Nam
Tác giả: Đoàn Bá Cử
Năm: 2003
26. Đặng Việt Cường, “Vị thế của Côn Sơn – Kiếp Bạc trong hệ thống di tích tỉnh Đông”, Di sản Văn hoá, 1(14), Tr.31 – 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị thế của Côn Sơn – Kiếp Bạc trong hệ thống di tích tỉnh Đông”
27. Danh nhân Việt Nam qua các đời (Thời Trần), Nxb. Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh nhân Việt Nam qua các đời
Nhà XB: Nxb. Hội nhà văn
28. Di tích lịch sử văn hoá Việt Nam (1991), Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích lịch sử văn hoá Việt Nam
Tác giả: Di tích lịch sử văn hoá Việt Nam
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 1991
29. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hóa đến văn hóa học, Nxb Văn hóa thông tin. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn hóa đến văn hóa học
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin. Hà Nội
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w