1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BẢN SẮC VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

21 504 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 38,73 KB

Nội dung

Qua hàng nghìn năm lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống Việt Namnhư chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng đồng được lưu truyềnphát triển tạo thành một hệ giá trị mới c

Trang 1

và công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực tin học và viễn thông Quá trìnhnày đã dẫn đến sự hình thành “nền kinh tế toàn cầu” trên một phạm vi rộng lớn,

có quy mô toàn thế giới và phát triển với một tốc độ “nhanh đến chóng mặt”, vớimột cường độ mạnh chưa từng thấy Toàn cầu hoá đã và đang tác động mạnh

mẽ đến mọi mặt trong đời sống xã hội của các quốc gia, dân tộc Xét về lĩnhvực văn hoá, toàn cầu hoá không chỉ tạo ra cơ hội cho các quốc gia, dân tộc

mở rộng sự giao lưu, hiểu biết và xích lại gần nhau, mà còn đặt những giá trịvăn hoá truyền thống của mỗi dân tộc trước nhiều thách thức to lớn

Đối với nền văn hoá Việt Nam theo nghị quyết Trung Ương 5 (khoá VIII)

đã khẳng định: mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và phát triển,dân tộc và quốc tế là thống nhất hữu cơ Vì vậy, phát triển tất yếu đặt ra yêu cầu

là phải kế thừa Kế thừa là mối liên hệ giữa những giai đoạn của quá trình pháttriển, trong đó cái mới lọc bỏ cái cũ, giữ lại trong mình một số yếu tố của cái cũ,tức là bảo toàn yếu tố tốt này hay yếu tố tốt khác của hệ thống, chứ không phủđịnh toàn bộ, phủ định sạch trơn Như vậy kế thừa là cơ sở không thể thiếu đượccủa sự phát triển bền vững Vì thế trong xu thế toàn cầu hoá để có thể hoà nhậpgiao lưu với các nước trên thế giới chúng ta phải mở cửa giao lưu về kinh tế và

văn hoá tuy nhiên trong quá trình giao lưu đó vấn đề đặt ra là phải giữ gìn và

phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam

Trang 2

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

1 Văn hóa truyền thống và những đặc trưng cơ bản của văn hóa truyền thống

Trong nghiên cứu về văn hóa nhiều học giả cho rằng văn hóa (hiểu theonghĩa rộng) nói chung bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần Theonghĩa rộng nhất của nó, văn hóa bao gồm những sáng tạo phong phú về vật chất

và tinh thần của con người trong quá trình cải tạo hiện thực khách quan Nhữngtri thức, các kết quả của hoạt động cải tạo xã hội và tự nhiên là thành phần củavăn hóa Văn hóa không tự hạn chế vào một số biểu hiện của đời sống tinh thần

Nó là toàn bộ cuộc sống; cả vật chất, tinh thần của từng cộng đồng người Nhưvậy, có thể khẳng định rằng: tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là vănhóa Văn hóa tinh thần cũng được hiểu theo hai nghĩa cơ bản rộng và hẹp Theonghĩa rộng, văn hóa được hiểu là toàn bộ những giá trị, những hoạt động tinhthần của con người Có quan điểm cho rằng: Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng nhấtcủa nó là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,luật pháp, phong tục và những khả năng và tập quán khác mà con người có đượcvới tư cách là một thành viên của xã hội Việc coi văn hóa tinh thần chỉ là tổnghợp những giá trị tinh thần là phiến diện Văn hóa tinh thần như là sự hoạt độngsáng tạo tích cực của con người, như là sự sản xuất cất giữ và sử dụng những giátrị tinh thần

Theo nghĩa hẹp, các tác giả cho rằng văn hóa tinh thần là những dấu ấntinh thần, những giá trị tinh thần đặc thù của một quốc gia dân tộc nhằm phânbiệt dân tộc này với dân tộc khác Tiêu biểu cho cách hiểu này là khái niệm vănhóa của UNESCO được thừa nhận rộng rãi: Văn hóa là “tổng thể sống động cáchoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn

ra trong hiện tại Qua hàng thế kỷ các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nênmột hệ thống các giá trị, truyền thống thị hiếu thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên

đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”

Trang 3

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do conngười, loài người sáng tạo, tích lũy thông qua hoạt động thực tiễn trong suốt quátrình lịch sử của mình Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên và văn hóa

là sản phẩm đặc sắc nhất của con người Có thể nói văn hóa là sự hóa thân củađời sống, nó thấm vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nó xuyên suốt cơthể xã hội, nó biểu hiện trình độ người, trình độ xã hội, văn minh quốc gia, vănminh nhân loại

Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những văn hóatruyền thống đặc trưng riêng của mình Hệ thống giá trị đó chính là sự kết tinhtất cả những gì tốt đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nênbản sắc riêng của một dân tộc Giá trị văn hóa truyền thống đó được truyền lạicho thế hệ sau và trở thành một động lực nội sinh để phát triển đất nước

Vậy, văn hóa truyền thống là gì? Theo giáo sư Trần Văn Giàu: “Giá trịtruyền thống được hiểu là những cái tốt, bởi vì những cái tốt mới được gọi là giátrị Thậm chí không phải bất cứ cái gì tốt đều được gọi là giá trị; mà phải là cáitốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫnnhận định, đánh giá và dẫn dắt hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ

ý nghĩa của khái niệm “giá trị truyền thống” GS.TSKH Trần Ngọc Thêm chorằng: “Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinhnghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạotrong cộng đồng người qua không gian và được cố định hóa dưới dạng nhữngphong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…”

Một khái niệm khác: “Nền văn hóa được truyền lại được gọi là truyềnthống văn hóa Như vậy, nó phản ánh được những thành tựu co n người, tích tậpđược trong quá trình tìm hiểu, thực hiện và truyền bá ý nghĩa sâu lắng nhất củacuộc sống Đó chính là truyền thống theo nghĩa hài hòa của nó như là một hiệnthân của trí tuệ” Theo TS Trần Nguyên Việt thì: “Theo đó, có thể coi truyềnthống là một bộ phận tương đối ổn định của ý thức xã hội, được lặp đi lặp lạitrong suốt tiến trình hình thành và phát triển của các nền văn hóa tinh thần và

Trang 4

vật chất, là một giá trị nhất định đối với từng nhóm người, từng giai cấp, cộngđồng và xã hội nói chung” Như vậy, có thể khái quát văn hóa truyền thống cónhững tính chất cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tính giá trị Cũng như văn hóa nói chung, văn hóa truyềnthống mang tính giá trị Văn hóa truyền thống trở thành một bộ phận thiết yếucủa cuộc sống và góp phần phát triển cuộc sống Văn hóa truyền thống mangtính giá trị bởi vì nó là chuẩn mực, là thước đo cho hành vi đạo đức, cho nhữngquan hệ ứng xử giữa người và người trong một cộng đồng, một giai cấp, mộtquốc gia, một dân tộc nhất định Giá trị văn hóa truyền thống của một dân tộc

là những nguyên lý đạo đức lớn mà con người trong một nước thuộc các thờiđại, các giai đoạn lịch sử đều dựa vào để phân biệt phải trái, đúng, sai để địnhhướng cho các hoạt động vì mục đích xây dựng cuộc sống tự do và tiến bộ củadân tộc đó

Thứ hai, tính lưu truyền Văn hóa ra đời, phát triển trong suốt chiều dàilịch sử của dân tộc Những giá trị của nó được chuyển giao tiếp nối, qua nhiềuthế hệ và giá trị văn hóa truyền thống đó được giữ gìn phát huy lên một tầm caomới Qua hàng nghìn năm lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống Việt Namnhư chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng đồng được lưu truyềnphát triển tạo thành một hệ giá trị mới của dân tộc Việt Nam

Thứ ba, tính ổn định Những giá trị của văn hóa truyền thống được gạnlọc, khẳng định qua nhiều thế hệ, nó trở thành cái chân, cái thiện, cái mỹ đượclịch sử thừa nhận Nó là một trong những hệ giá trị của văn hóa dân tộc, mộtthành tố ổn định của ý thức xã hội Văn hóa truyền thống trở thành những khuônmẫu được cố định hóa dưới dạng nghệ thuật, phong tục tập quán, nghi lễ, dưluận xã hội, pháp luật…Ở Việt Nam đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyềnthống “lá lành đùm lá rách” trở thành những giá trị ổn định Nó là những thước

đo, khuôn mẫu đánh giá nhân cách con người, hành vi của mỗi cá nhân và cảcộng đồng xã hội.Như vậy, tính giá trị, tính ổn định và tính lưu truyền đã tạo nêndáng vẻ riêng của văn hóa truyền thống Việt Nam Trong những cuộc đụng đầu

Trang 5

lịch sử với những kẻ thù hung bạo nhất, dân tộc ta tìm thấy sức mạnh vĩ đạitrong những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam Giữa truyền thống và truyềnthống văn hóa có mối quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất Truyền thốngmang trong nó tính hai mặt Một mặt, truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìnnhững gì quý giá, là cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển của cộng đồng dântộc, ở góc độ này truyền thống mang những giá trị tích cực, là chỗ dựa khôngthể thiếu của dân tộc trên con đường đi đến tương lai Mặt khác, truyền thốngcòn là nơi dung dưỡng duy trì, làm sống lại mặt bảo thủ lạc hậu khi điều kiện vàhoàn cảnh đã thay đổi Mặt này góp phần kìm hãm, níu kéo làm chậm trễ sựphát triển của một quốc gia dân tộc Như vậy, văn hóa truyền thống là một bộphận của truyền thống, là mặt tích cực, mặt giá trị của truyền thống.Vì vậy, khinói đến văn hóa truyền thống là nói đến những truyền thống đã được lịch sửđánh giá, khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng trongmộtgiai đoạn lịch sử nhất định Đồng thời, khi xem xét đánh giá truyền thống vàcác giá trị văn hóa truyền thống cần phải có quan điểm biện chứng, quan điểmlịch sử cụ thể nghĩa là phải đặt chúng trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sửnhất định của cả quá khứ và hiện tại.

2 Quan niệm về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống Việt Nam với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam luôn luôn gắn liền vớiquá trình bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Trong lịch sử bảotồn và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc, Việt Nam luôn luôn thể hiện bảnlĩnh vững vàng trước sự du nhập của những trào lưu văn hóa ngoại lai

Hiện nay, xu thế mở cửa, giao lưu, hội nhập văn hóa ngày càng trở nênsâu rộng, bản lĩnh văn hóa Việt Nam đang phái đối mặt trực tiếp với nhữngthách thức lớn, liên quan đến sự sống còn của dân tộc Trong việc xử lý mốiquan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vớitiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc

Trang 6

tế có ý nghĩa to lớn Điều trước tiên là cần phân tích bối cảnh toàn cầu hóa vàhội nhập quốc tế có liên quan như thế nào đến việc xử lý mối quan hệ giữa bảotồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với tiếp thu tinh hoa vănhóa nhân loại Điều đáng chú ý là trong quá trình toàn cầu hóa, các nước pháttriển đang muốn áp đặt các giá trị văn hóa của rmình cho toàn thế giới Cơ hội

mà toản cầu hóa đem lại cho các nước khác nhau không phải như nhau Điều đó

có nghĩa là toàn cầu hóa sẽ đem lại cho các nước nghèo, đang phát triển nhiềuthách thức hơn so với cơ hội Đứng về khía cạnh văn hóa, toàn cầu hóa mang lạihai bất lợi cho Việt Nam: Những sản phẩm và dịch vụ văn hóa của chúng ta rấtkhó thâm nhập vào thị trường của các nước phát triển và không thể cạnh tranhnổi với các sản phẩm và dịch vụ văn hóa của các nước phát triển; Toàn cầu hóa

có nguy cơ đe dọa làm mất bản sắc văn hóa dân tộc

Trong suốt quá trình lịch sử, văn hóa Việt Nam không những không bịmất bản sắc, mà còn tiếp thu, hoàn thiện thêm bởi các nền văn hóa nước ngoài,

cả phương Đông và phương Tây Mặc dù vậy, không có gì bảo đảm được rằngViệt Nam sẽ không đánh mất bản sắc của mình trước toàn cầu hóa hiện nay, nếunhư mỗi người, mỗi cơ quan, tổ chức không có những hành động cần thiết Tuynhiên, nói tới thách thức đó không có nghĩa là chúng ta đóng cửa lại, từ bỏ conđường hội nhập với thế giới Trong thời đại ngày nay, nếu nước nào đóng cửathì tất yếu sẽ bị cô lập và bật ra khỏi quỹ đạo phát triển của thế giới, mà ngượclại phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế và xử lý tốt mối quan hệ giữa bảotồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với tiếp thu văn hóa thếgiới Muốn xử lý tốt mối quan hệ đó, chúng ta phải tạo ra được một bản lĩnhvững vàng của một nền văn hóa bao gồm tổng hợp những nhân tố thể hiện cốtcách, khí phách, tư chất và sức mạnh khẳng định bản sắc dân tộc trước tác độngcủa các nền văn hóa khác trong giao lưu, hội nhập

Một nền văn hóa thiếu bản lĩnh dễ bị đánh mất bản sắc dân tộc và khó màbảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và lại càng khó lựa

Trang 7

chọn, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Bản sắc là hồn dân tộc và do vậy mấtbản sắc văn hóa dân tộc chẳng khác nào một người không còn thần sắc, không

đủ bản lĩnh vững vàng để chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Ở đây,chủ thể phải biết ứng xử hài hòa để văn hóa Việt Nam không cự tuyệt các giá trịvăn hóa bên ngoài theo lối cực đoan, mà sẵn sàng tiếp thu một cách có nguyêntắc, không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc Xử lý tốt mối quan hệ giữa bảotồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt nam với tiếp thu tinh hoavăn hóa nhân loại là nhằm mục đích xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc, bởi vì việc bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống chính là

để làm cho văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, còn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhânloại chính là để xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại và cũng góp phầntrở thành tinh hoa văn hóa nhân loại Đó cũng là sự kết hợp chính sách đối nộivới chính sách đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực trong lĩnh vực văn hóa

Trong lịch sử dân tộc, Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội tiếp thu nhữnggiá trị từ nhiều nền văn hóa như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ chứa đựngnhiều nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc như hiện nay Do vậy, khi xử lýmối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộcvới tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phải kết hợp được giữa tính nguyên tắcvới tính linh hoạt, nghĩa là việc bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyềnthống dân tộc phải trên cơ sở chủ động tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cáitiến bộ, tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới Muốn phát triểnvững chắc, ngoài yếu tố mang tính quyết định là dựa vào nội lực, tức là bảo tồn

và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, thì đồng thời phải quan tâmchú trọng đến nhân tố ngoại lực, tức là tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Việcgiao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế là một yếu tố quan trọng trong quá trình pháttriển văn hóa Việt Nam Thông qua giao lưu và hợp tác văn hóa mà Việt Namtiếp thu, nắm bắt được những thành tựu văn minh, những tinh hoa văn hóa củanhân loại Mở rộng giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế, Việt Nam có điều kiện để

Trang 8

phát huy lợi thế so sánh của mình, đánh giá được đúng mình và nhận thức đượcthế giới xung quanh để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những tiến bộ củathế giới nhằm mục tiêu phát triển văn hóa Việt Nam Lênin đã từng nói phảidùng cả hai tay mà lấy những cái tốt của nước ngoài Hợp tác, giao lưu văn hóađược tiến hành trên cơ sở độc lập, tự chủ thực sự của quốc gia dân tộc Ngàynay, trong quan hệ giao lưu văn hóa, các nước phải thực hiện theo nguyên tắc:tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ củacác nước khác, bình đẳng và cùng có lợi, tự chủ, tự quyết Nguyên tắc này là cơ

sở trong giao lưu văn hóa giữa các nước

Trong văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bên cạnh những yếu tốvốn kế thừa từ truyền thống văn hóa dân tộc, cũng có những yếu tố tiếp thu tinhhoa văn hóa nhân loại Chính nhờ sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc làm chonhiều giá trị của bản sắc dân tộc ta được khẳng định, đồng thời qua đó chúng tahọc hỏi, tiếp thu, bổ xung thêm nhiều giá trị mới, làm cho bản sắc văn hóa dântộc phong phú, đa dạng hơn Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tếhiện nay, Việt Nam chủ động giao lưu văn hóa và phát huy những lợi thế sosánh của mình, giới thiệu với thế giới những tiềm năng, thành tựu văn hóa,những hình ảnh về đất nước, về con người Việt Nam, đồng thời vừa là điều kiện

để Việt Nam có thể tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhận loại làm phong phú , đadạng và hoàn thiện hơn nền văn hóa Việt Nam Mở cửa giao lưu văn hóa, hợptác với bên ngoài sẽ đón nhận, chọn lọc, tiếp thu nhiều cái tốt, cái tích cực,nhưng cũng phải đối mặt với không ít cái xấu, cái tiêu cực Tuy nhiên, không vì

lo sợ cái xấu, cái tiêu cực để rồi chúng ta đóng cửa, sống biệt lập Cách làm nhưvậy không những kìm hãm sự phát triển mà còn không khẳng định được bản sắcdân tộc, không phát huy được sức mạnh nội sinh, không loại bỏ được yếu tốmang tính lạc hậu, bảo thủ Bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thốngdân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong văn hóa tư tưởng, phong tụctập quán, lề thối cũ

Trang 9

Trong truyền thống văn hóa dân tộc có những đặc điểm mang tính tíchcực của thời điểm này, nhưng ở thời điểm khác lại không còn phù hợp, có nhữngnội dung được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác , song cũng có những yếu

tố trở nên lỗi thời, không còn phù hợp cần được gạt bỏ Truyền thống văn hóadân tộc cần luôn luôn được phát huy, bổ sung, thay thế, hoàn thiện cho phù hợpvới yêu cầu của thực tiễn cuộc sống Muốn phát huy, bổ sung, thay thế, hoànthiện văn hóa truyền thống dân tộc có thể tiến hành bằng nhiều con đường,nhưng trong đó không thể thiếu con đường tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyềnthống dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phải kết hợp với việc giảiquyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ với chủ động, tích cực hợp tác quốc

tế Độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là những nội dung hếtsức quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc ta

Xử lý vấn đề này và vấn đề về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệgiá trị văn hóa truyền thống dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vừaphải xử lý đồng thời, có kết hợp với nhau Nếu chỉ chú trọng một trong hai mặt

đó thì đều không có lợi cho sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa của chúng

ta Về hai mối quan hệ này đang còn những ý kiến khác nhau Có ý kiến chorằng càng mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, trong đó có giao lưu, hợp tác vănhóa, tiếp thu tinh hoa nhân loại thì càng khó khăn cho việc bảo vệ nền độc lập,

tự chủ, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Ý kiến này có cái nhìnkhá nặng nề, cứng nhắc, bi quan về việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế vàtiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Ý kiến khác lại cho rằng chủ động , tích cựchội nhập quốc tế, tiếp thu mạnh tinh hoa văn hóa nhân loại không có ảnh hưởngtiêu cực gì đến vấn đề độc lập, tự chủ, bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóatruyền thống dân tộc Cách nhìn này phiến diện, chủ quan, không thấy hết nhữngkhó khăn, phức tạp trong hợp tác hội nhập, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa

Trang 10

Độc lập, tự chủ, bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dântộc và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóanhân loại có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau Trong mối quan

hệ này thì độc lập, tự chủ, bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thốngdân tộc là cái quyết định, là cơ sở vững chắc để mở rộng hợp tác, giao lưu quốc

tế có hiệu quả, và ngược lại chính việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, biếttiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở những nguyên tắc nhất định làđiều kiện quan trọng để phát triển, củng cố và giữ gìn độc lập, tự chủ quốc gia

và bảo tồn, phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xử lý hài hòanhững mối quan hệ này sẽ giúp nước ta phát huy được tiềm năng lợi thế so sánhcủa mình, vừa tranh thủ được các điều kiện, các nguồn lực bên ngoài đề pháttriển

II GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BẢN SẮCVĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

1 Giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trước tác động của xu thế toàn cầu hoá hiện nay

Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức, toàncầu hoá đã trở thành xu thế khách quan, có tác động mạnh mẽ không chỉ tronglĩnh vực kinh tế, mà còn ở các lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hoá Nghị quyết

Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Toàn cầu hoá kinh

tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh” (1) Đến Đại hội lần thứ X Đảng ta nhận định: “ Toàn cầu hóa kinh tế tạo

ra cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển” (2) Trước sự phát triển của tình hình mới trên thế giơi, Đại hội Đảng lần thứ XI nhấn mạnh: “ Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu

Ngày đăng: 14/01/2016, 13:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w