Chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa-Hà Nội

109 495 2
Chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa-Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ PHƢƠNG CHUYỂN BIẾN VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU – SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ỨNG HÒA – HÀ NỘI ( 1993 – 2012) LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Hà Nội – 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ PHƢƠNG CHUYỂN BIẾN VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU – SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ỨNG HÒA – HÀ NỘI ( 1993 – 2012) LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trƣơng Thị Tiến Hà Nội - 2014 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Lịch sử và các giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn. Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Trương Thị Tiến, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này. Qua đây, tôi cũng xin chân thành cám ơn Văn phòng Huyện ủy huyện Ứng Hòa, phòng tài nguyên môi trường huyện Ứng Hòa…đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và tài liệu thực tế cho luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Xin chân thành cám ơn Hà nội, ngày 12 tháng 8 năm 2014 Tác giả Trần Thị Phƣơng 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Luận văn thừa kế các công trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ sung thêm tư liệu hoàn toàn mới. Học viên : Trần Thị Phương 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND : Ủy ban Nhân dân DĐĐT : Dồn điền đổi thửa HTX : Hợp tác xã 6 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 8 2. Lịch sử nghiên cứu 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 11 5. Đóng góp của luận văn 12 6. Cấu trúc của luận văn 12 Chương 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN ỨNG HÒA TRƯỚC NĂM 1993 13 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ứng Hòa 13 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 13 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 17 1.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Ứng Hòa trước năm 1993 22 1.2.1. Trong những năm thực hiện mô hình tập thể hóa nông nghiệp (1958 – 1978) 22 1.2.2. Trong những năm 1979 - 1992 24 Chương 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU – SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ỨNG HÒA – HÀ NỘI (1993 – 2012) 35 2.1 Chuyển biến về quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp huyện Ứng Hòa – Hà Nội (1993 - 2003) 35 2.1.1 Chuyển biến về sở hữu đất nông nghiệp theo tinh thần Luật Đất đai năm 1993 35 2.1.2 Chuyển biến về quan hệ sử dụng đất nông nghiệp 39 2.2 Chuyển biến về quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp huyện Ứng Hòa – Hà Nội (2003 – 2012) 54 2.2.1 Chuyển biến về sở hữu đất nông nghiệp theo tinh thần Luật Đất đai năm 2003 54 7 2.2.2 Tiếp tục chuyển biến về quan hệ sử dụng đất nông nghiệp 61 Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN BIẾN QUAN HỆ SỞ HỮU – SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỚI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN ỨNG HÒA 74 3.1 Tác động đối với kinh tế 74 3.1.1. Tạo thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi trong nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất hàng hóa 74 3.1.2 Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế 79 3.2. Tác động đối với xã hội 87 3.2.1. Góp phần chuyển dịch về lực lượng lao động 87 3.2.2 Tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân 89 KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 8 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một đất nước nông nghiệp. Từ trong lịch sử, nông nghiệp luôn là ngành kinh tế quan trọng đối với nước ta. Theo điều tra lao động và việc làm năm 2011 có tới 70,3% [21] lực lượng lao động ở nông thôn, một con số biết nói minh chứng cho vị thế quan trọng của nông nghiệp với con người và đất nước Việt Nam. Một trong những vấn đề trung tâm và xuyên suốt trong nông nghiệp đó chính là vấn đề về ruộng đất (đất nông nghiệp) – tư liệu sản xuất chính của người nông dân. Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời 2/9/1945 và trải qua các thời kỳ lịch sử, Đảng và Nhà nước luôn nỗ lực giải quyết và đổi mới những chính sách, chủ trương về nông nghiệp, đất nông nghiệp để bám sát với tình hình thực tiễn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Năm 1981 để khắc phục tình trạng trì trệ của mô hình tập thể hóa trong nông nghiệp, ngày 13/1/1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100/CT- TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm tới nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp, quyền tự chủ trong sử dụng ruộng đất của hộ xã viên bước đầu đã được khôi phục. Hộ nông dân được nhận ruộng khoán, được tận dụng đất đai để tăng vụ, mở rộng diện tích vụ đông…, nhờ đó diện tích gieo trồng tăng, hiệu quả sử dụng đất tăng lên trông thấy so với trước. Sự đổi mới căn bản trong chính sách ruộng đất ở nông thôn Việt Nam được thể hiện rõ ràng và quyết liệt nhất ở nghị quyết 10 NQ/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI ngày 5/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết đã thừa nhận hộ nông dân được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh và được giao khoán ruộng đất ổn định, lâu dài (đối với cây hàng năm thời hạn giao khoảng 15 năm). Tới năm 1993, Luật Đất đai mới được thông qua đã giao quyền sử dụng đất cho hộ nông dân và luật đã ghi nhận chi tiết hơn về quyền của người sử dụng đất. Từ năm 9 1997 tới nay, Đảng và nhà nước có chủ trương lớn dồn điền đổi thửa để khuyến khích tích tụ ruộng đất khắc phục tình trạnh manh mún về ruộng đất, tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh lớn Huyện Ứng Hòa cũng như các địa phương khác trong cả nước, tích cực thực hiện các chủ chương chính sách trên. Trong công tác dồn điền đổi thửa, Ứng Hòa là một huyện đi đầu thực hiện chủ trương. Quá trình Ứng Hòa thực hiện các chủ chương, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là một quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Do vậy, nghiên cứu quá trình này sẽ góp phần tổng kết những thành tựu, hạn chế đồng thời phát hiện những vấn đề nảy sinh đòi hỏi giải quyết. Từ đó, góp phần giúp các nhà quản lý tiếp tục vận dụng chính sách nông nghiệp của Đảng vào thực tế địa phương, tạo thuận lợi để người nông dân sử dụng đất đai một cách hiệu quả. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa – Hà Nội (1993 – 2012) làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Nông nghiệp cùng với vấn đề về ruộng đất trong nông nghiệp là một đề tài thu hút được nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học. Bằng chứng là các cuốn sách và những đề tài nghiên cứu về vấn đề này khá đa dạng và phong phú. Những công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn như: PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc với “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” (1986 – 2000), Nhà xuất bản Thống Kê, hà Nội, 2003; Đặng Kim Sơn với “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm sau đổi mới”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2006; Nguyễn Văn Bính – Chu Tiến Quang với “Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1996; Hồng Vinh với “Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Phạm Ngọc Dũng 10 với “Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. PGS.TS Trương Thị Tiến với “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999 Bên cạnh đó, cũng có những công trình nghiên cứu riêng về vấn đề đất nông nghiệp như: Trần Thị Minh Châu với “Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2007; Hoàng Việt với “Vấn đề sở hữu ruộng đất trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1999. Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên tạp chí nghiên cứu như: PGS.TS Trương Thị Tiến với “Đường lối đổi mới của Đảng đối với vấn đề ruộng đất trong nông nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử Đảng, số 1 năm 1995 và “Đổi mới chính sách ruộng đất ở Việt Nam và vấn đề ruộng đất của kinh tế hộ nông dân”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử Đảng, số 5, năm 2004. Trương Hữu Quýnh với “Mấy suy nghĩ về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ từ góc độ sở hữu”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 4, năm 1993. Trong thời gian gần đây cũng ghi nhận một số luận văn lựa chọn đề tài về chính sách nông nghiệp, cùng chính sách về đất nông nghiệp: “Đường lối phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng trong những năm 1986-2006” của tác giả Lê Thị Thu Hương (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), “Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ 1996 đến 2006” của tác giả Hoàng Thị Nhung (Đại học Quốc Gia Hà Nội). “Quá trình dồn điền đổi thửa điền đổi thửa và tích tụ ruộng đất ở xã Phù Lưu tế huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây”( 1993 – 2008) của tác giả Phạm Tô Huyền (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội)… Các công trình trên đây đã phác họa bức tranh về tình hình sử dụng đất nông nghiệp của cả nước thời kỳ đổi mới. Một số công trình đi sâu nghiên cứu tình hình đất nông nghiệp của một số địa phương cụ thể nhưng phần lớn là trên phương diện Lịch sử Đảng. [...]... nghiệp tại huyện Ứng Hòa – Hà Nội (1993 – 2012) Giới hạn phạm vi nghiên cứu Nội dung: - Quá trình chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp ở một địa bàn cấp huyện, trong đó luận văn tập trung nghiên cứu nhiều hơn về sự chuyển biến trong quan hệ sử dụng đất nông nghiệp vì sự chuyển biến này thể hiện đậm nét hơn - Tác động của chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp tới tình... (1993 – 2012) 2.1 Chuyển biến về quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp huyện Ứng Hòa – Hà Nội (1993 - 2003) 2.1.1 Chuyển biến về sở hữu đất nông nghiệp theo tinh thần Luật Đất đai năm 1993 Về vấn đề sở hữu đất nông nghiệp Khái niệm về đất nông nghiệp: Điều 42 Luật Đất đai năm 1993 [19] nêu rõ Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi,... liệu tham khảo, nội dung luận văn kết cấu thành ba chương: Chương 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Ứng Hòa trước năm 1993 Chương 2: Quá trình chuyển biến về quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp huyện Ứng Hòa (1993 – 2012) Chương 3: Tác động của quá trình chuyển biến quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp tới kinh tế - xã hội huyện Ứng Hòa 12 Chƣơng... phương huyện Ứng Hòa – Hà Nội, chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về sự chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp tại huyện từ 1993 đến 2012 Tuy nhiên, những công trình trên giúp tôi có định hướng, phương pháp tiếp cận để tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề đặt ra 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chuyển biến về quan hệ sở hữu và sử dụng đất nông nghiệp tại huyện. .. nghiệm về nông nghiệp Theo Luật đất đai năm 1993, điều 11 có qui định là căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất được phân thành các loại sau đây: Đất nông nghiệp; Đất lâm nghiệp; Đất khu dân cư nông thôn; Đất đô thị; Đất chuyên dùng; Đất chưa sử dụng Trong Luật đất đai năm 2003, Đất đai được phân loại thành 3 nhóm như sau: Nhóm đất nông nghiệp; Nhóm đất phi nông nghiệp; Nhóm đất chưa sử dụng Trong... năng đất đai, vốn, kinh nghiệm và lao động bị lãng phí do vậy mà năng xuất lao động cũng kém hiệu quả hơn Thực tiễn trên đòi hỏi cần phải có những điều chỉnh và cải tiến mãnh mẽ hơn nữa chính sách về nông nghiệp và về ruộng đất để đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thực tế 34 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU – SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ỨNG HÒA – HÀ NỘI (1993 – 2012) 2.1 Chuyển biến về quan. .. nhân sử dụng ổn định lâu dài Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất và Điều 13 về nội dung quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm: 1- Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính 2- Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất 3- Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó 4- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất 5-. .. dụng Trong đó, Nhóm đất nông nghiệp được chia thành các phân nhóm sau: Đất trồng cây hàng năm; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thuỷ sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác Quyền sử dụng đất hiện nay được quan niệm là loại hàng hóa đặc biệt, được lưu chuyển đặc biệt trong khuôn khổ các quy định của pháp luật Quyền sử dụng đất cũng là một loại... khảo sát thực tế 5 Đóng góp của luận văn - Dựng lại quá trình chuyển biến quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa từ 1993 đến 2012 - Phân tích tác động của quá trình chuyển biến này tới kinh tế và xã hội của huyện - Luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học, thực tiễn giúp các nhà quản lý kiểm nghiệm hiệu quả của các chính sách, vận dụng sáng tạo và linh hoạt chủ trương của... kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Đảng ta là một quá trình hoàn chỉnh dần dần từ thấp lên cao trên từng lĩnh vực: quan hệ sở hữu – sử dụng đất, mô hình tổ chức sản xuất, sự tự chủ của kinh tế hộ, vai trò của hợp tác xã… Từ năm 1981 đến 1992 là thời kỳ diễn ra những đổi thay có tính cách mạng về quan hệ ruộng đất trong nông thôn Trong thời kỳ này có nhiều chính sách về nông nghiệp và đất nông nghiệp . 1979 - 1992 24 Chương 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU – SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ỨNG HÒA – HÀ NỘI (1993 – 2012) 35 2.1 Chuyển biến về quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp huyện. cứu: Chuyển biến về quan hệ sở hữu và sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa – Hà Nội (1993 – 2012). Giới hạn phạm vi nghiên cứu Nội dung: - Quá trình chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử. biến về quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp huyện Ứng Hòa (1993 – 2012) Chương 3: Tác động của quá trình chuyển biến quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp tới kinh tế - xã hội huyện Ứng

Ngày đăng: 06/07/2015, 13:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan