6. Cấu trúc của luận văn
3.2.2 Tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân
Đối với mỗi người nông dân Việt Nam, ruộng đất – tư liệu sản xuất chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mỗi sự đổi thay liên quan tới ruộng đất – đất nông nghiệp đều trực tiếp tác động tới đời sống của các hộ nông dân. Từ năm 1993 – 2012, cùng với những chính sách, chủ trương mới Đảng, Nhà nước về nông nghiệp và đất nông nghiệp, cùng với quá trình chuyển biến trong quan hệ sở hữu và sử dụng đất nông nghiệp tại huyện, kinh tế hộ nông dân của huyện Ứng Hòa có điều kiện phát triển mạnh.
Vị thế của hộ nông dân đã từng bước có những chuyển biến mạnh mẽ: từ người làm công cho hợp tác xã với lao động tập thể theo tổ, nhóm, đội. Phân phối sản phẩm thời kỳ này dựa theo ngày công, số ruộng và số trâu bò…mà người nông dân góp vào hợp tác xã. Tới năm 1981, nông dân được đảm nhận một số khâu trong canh tác, tới năm 1988 chế độ phân phối theo công điểm hoàn toàn được xóa bỏ, nông dân được giao khoán ruộng đất ổn định 10 – 15 năm, xã viên được tự chủ về ruộng đất, hưởng trên 40% sản lượng khoán. Hộ nông dân
từng bước dần dần trở thành đơn vị kinh tế chủ yếu ở nông thôn thay thế cho địa vị độc tôn của kinh tế hợp tác xã trước đây. Từ năm 1993 đến 2012, vai trò tự chủ của kinh tế hộ tiếp tục được củng cố và nâng cao hơn với vị thế là đơn vị kinh tế chủ yếu ở nông thôn. Với những quyền được ghi nhận trong điều 3 Luật Đất đai năm 2003 của người sử dụng đất (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất) thì ở một chừng mực nào đó, hộ nông dân chính là những người “người chủ đích thực”của ruộng đất. Chính nhờ những chuyển biến tích cực này, người nông dân yên tâm đầu tư, làm ăn trên phần ruộng đất mình được quyền sử dụng. Đặc biệt, khi chủ trương dồn điền đổi thửa được đưa vào thực tiễn, qua 2 đợt thực hiền dồn điền đổi thửa với những kết quả đạt được, mỗi hộ gia đình có thêm cơ sở để chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, hướng tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Bảng 3.15: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn năm 1999 – 2011
(Giá hiện hành) Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2002 2003 2004 2008 2010 2011 Tổng số 459.790 566.408 657.412 584.547 1.452.560 1.987.670 2.725.861 I. Theo thành phần kinh tế 1. Nhà nước 16.635 20.891 21.672 34.240 2. Tập thể 272.680 340.212 321.533 352.193 717.015 655 783 3. Cá thể 187.110 209.561 314.988 210.682 701.305 1.987.015 2.725.078
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Ứng Hòa)
Nền kinh tế của huyện phát triển, cũng phản ánh đóng góp của các thành phần kinh tế vào sự tăng trưởng của kinh tế huyện qua các năm cũng tăng lên. Trong đó, đáng chú ý là giá trị sản xuất nông nghiệp của kinh tế tập thể và kinh
nghiệp của kinh tế tập thể năm 1999 gấp 1.97 lần so với giá trị sản xuất của kinh tế cá thể (278.023 triệu đồng của kinh tế tập thể và kinh tế cá thể là 141.051 triệu đồng) thì qua các năm khoảng cách đó - khoảng cách mức giá trị sản xuất nông nghiệp của kinh tế tập thể và kinh tế cá nhân thu hẹp dần lại và có sự đổi chiều về thành phần kinh tế hộ. Năm 2000 thì khoảng cách đó là 1,45, năm 2002 là 1,62, năm 2003 là 1,02, năm 2004 là 1,67, năm 2008 là 1,02 tới năm 2010 thì giá trị sản xuất nông nghiệp của kinh tế cá thể tăng vượt giá trị sản xuất của kinh tế tập thể, giá trị kinh tế cá thể gấp 3,03 lần so với kinh tế tập thể, tới năm 2011 thì khoảng cách này tăng lên là 3,48 lần.
Có được sự tăng mạnh của kinh tế hộ như vậy, chính là do hệ quả từ các chính sách về đất nông nghiệp, khuyến khích kinh tế hộ phát triển. Đặc biệt là hiệu quả từ sau hai đợt tiến hành dồn điền đổi thửa, đã tạo điều kiện cho nhân dân được thuận lợi, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hay nói một cách khác, điều đó cũng cho thấy tính năng động của thành phần kinh tế cá thể. Các mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất. Đó là xây dựng các trang trại, vườn trại sản xuất đa canh, xây dựng cánh đồng sản xuất có giá trị thu nhập cao trên 50 triệu đồng/ha/năm (toàn huyện có 6 xã đã xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha với 115 ha, trong đó gần 70 ha đạt tiêu chí cùng mô hình đầu tư thâm canh các loại rau mầu giá trị kinh tế cao. Thực hiện chuyển đổi diện tích đồng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang luân canh lúa - cá - vịt để tăng giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác (724 ha trên diện tích chuyển đổi). Đi đầu trong hướng đi này là trường hợp ở thôn Ngọc Động (xã Phương Tú) với mô hình sản xuất đa canh lúa - cá - vịt đạt hiệu quả cao với gần 200 hộ tham gia. Hiện tại thôn đã có trên 60% diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang mô hình đa canh, cho thu nhập trên 150 triệu đồng/ha và qua đó giá trị sản xuất đã tăng 2,5 lần so với thâm canh truyền thống. Điển hình là trang trại của gia đình ông Lê Văn Trường
đã quy hoạch 2 ha xây dựng chuồng trại để chăn nuôi cá sấu, ếch,ba ba, chăn nuôi gia súc và gia cầm, sau khi trừ chi phí thì thu nhập gia đình đạt được gần 50-70 triệu đồng/ha/năm, “từ một làng thuần nông nghèo nhất huyện Ứng Hòa, sau khi DĐĐT, quy hoạch các vùng chuyên canh tập trung kết hợp đa dạng hóa loại hình dịch vụ, Phương Tú đã trở thành làng quê trù phú” [15]. Mô hình điểm này đang được huyện nhân rộng ra các xã khác.
Từ năm 1992, Ứng Hòa được công nhận là huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 1993, toàn huyện đầu tư 10 tỷ đồng cho xây dựng cơ sở vật chất cho trường học, 50% số trường trong huyện có đồ dùng giảng dạy đúng quy định, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Thời điểm này để chăm sóc sức khỏe cho người dân tốt hơn, Nhà thương Vân Đình sau khi được nâng cấp, tăng cường trang thiết bị cho mốt số khoa thì Nhà thương tiến hành xây dựng 2 phòng khám bệnh ở Đồng Tân và Lưu Hoàng. Tới năm 2000, toàn huyện đã cho vay, giải quyết việc làm ở “65 dự án, với 5,28 tỷ đồng,thu hút 5.600 lao động. Số hộ đói nghèo giảm từ 8,49% (năm 1996) xuống còn 4,38% (năm 2000) theo tiêu chí cũ” [39, tr.465]. Trên địa bàn huyện đã thanh toán được nhà dột nát, nâng được mức sống của các gia đình thương binh, liệt sĩ. Huyện đã xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa với 1.057 triệu đồng, tặng 972 sổ tiết kiệm tình nghĩa, sửa chữa 129 nhà thuộc diện chính sách với tổng số tiền là 957 triệu đồng. Cũng trong năm này, toàn huyện có 20 thôn đạt chuẩn quốc gia, 30% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Số trẻ em suy dinh dưỡng cũng giảm từ 37% (năm 1995) xuống 22,9% (năm 2000).
Từ 2001 – 2005, sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển ở tất cả các cấp học. Tỷ lệ học sinh cuối cấp tốt nghiệp đạo con số cao: Phổ thông trung học đạt 99,9%, Trung học cơ sở đạt 100%. Hàng năm số học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học đều ở mức khá. Trong năm 2005, số trường đạt chuẩn quốc gia là 8 trường tiểu học và 2 trường trung học cơ sở. 100% trạm y tế có y sĩ, bác sỹ
sản, nhi, 19/29 trạm y tế có bác sĩ, 70% số thôn có nhân viên y tế, 60% trạm y tế được đầu tư nâng cấp. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1/3 số hộ so với năm 2000 và không có hộ đói. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống dưới 22%. 48 thôn đạt chuẩn văn hóa, 60% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
Sang năm 2008, toàn huyện có 18 trường đạt chuẩn quốc gia, 72,4% trạm y tế (21/29) có bác sĩ, 100% thôn có nhân viên y tế, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi giảm còn 17,2%. Toàn huyện có 84 làng, khu phố, 26 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa, 38.000 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Trong những năm 2006 – 2008, các cấp, các ngành trong huyện đã giải quyết việc làm cho 9.138 lao động, đưa 851 lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn.
Như vậy, đời sống nhân dân được cải thiện và từng bước nâng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân 2006 – 2010 là 11,2%, thu nhập bình quân trên đầu người đến năm 2010 là 10,68 triệu đồng (năm 2005 là 2,9 triệu đồng), tới năm 2012 thì mức thu nhập bình quân tăng lên 14 triệu đồng.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, toàn huyện đã xóa thêm được 4.714 hộ nghèo, xây mới thay thế 507 nhà tạm cho đối tượng chính sách và người nghèo, tỷ lệ hộ nghèo vào cuối năm 2010 giảm xuống còn 12% (theo chuẩn hộ nghèo mới). Công tác giáo dục đào tạo tiếp tục có chuyển biến tích cực, đã có 19/90 trường đạt chuẩn quốc gia. “Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở THPT đạt 100%, trong đó có 1,96 giáo viên đạt trên chuẩn, ở bậc trung học cơ sở là 99,6%, trong đó có 53,7% giáo viên trên chuẩn, ở bậc tiểu học là 100%, trong đó có 59,4% giáo viên đạt trên chuẩn và bậc mầm non, giáo viên đạt chuẩn chiếm 88,9%, trong đó giáo viên trên chuẩn đạt 46,2%. Tỷ lệ thanh niên 18 – 21 tuổi đạt trình độ THPT và tương đương là 74%” [38]
Cùng với mức thu nhập ngày càng tăng qua các năm, sự phát triển của giáo dục và y tế thì chất lượng nguồn lao động cũng được cải thiện đáng kể qua các năm.
Bảng 2.16: Trình độ lao động qua các ngành kinh tế 2000 – 2010 Trình độ đào tạo 2000 2003 2005 2008 2010 So sánh
2010/2000
I. Lao động Nông, lâm nghiệp 47773 45056 45210 42846 40355 - 7418 Lao động phổ thông 46846 44091 44221 41781 39205 - 7641
Trung cấp
927 965 989 1065 1150
+ 223
Cao đẳng, đại học
II. Lao động Công nghiệp, xây
dựng 10806 16924 15620 17875 18962
+ 8156
Lao động phổ thông 9639 15367 13773 15429 16032 + 6393
Trung cấp 867 1197 1495 2075 2527 +1660
Cao đẳng, đại học 300 360 352 371 403 + 103
III. Lao động T.mại, du lịch
dịch vụ 10612 13815 18217 21509 21303
+10691
Lao động phổ thông 9252 11985 15850 18799 18958 + 9706
Trung cấp 1025 1415 1798 2020 1705 + 680
Cao đẳng, đại học 335 415 569 690 640 + 305
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Ứng Hòa)
Dù lao động trình độ phổ thông vẫn chiếm tỷ lệ lớn khoảng 85 – 90% trong các nghành kinh tế nhưng hàng năm vẫn chứng kiến sự gia tăng về số lượng lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học, số lao động này có xu hướng tập trung vào ngành phi nông nghiệp: công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và thương mại.
Tuy nhiên, quá trình chuyển biến về sở hữu và sử dụng đất nông nghiệp huyện Ứng Hòa vẫn bộc lộ một số mặt hạn chế: Một là trong công tác quản lý quy hoạch còn chưa sát với nhu cầu và khả năng thực hiện dẫn tới tỉ lệ thực hiện kế hoạch phê duyệt còn chưa cao. Hồ sơ địa chính tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn thiếu, chưa được lập theo đúng quy định đã gây ảnh hưởng tới tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình. Việc quản
lý sử dụng đất ở một số nơi còn buông lỏng, nhất là trong các hợp đồng đấu thầu, vẫn còn tình trạng một số thôn, xã cấp bán, cho thuê, thầu đất chuyển đổi mục đích sử dụng không đúng thẩm quyền. Tình trạng lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây tường bao chiếm đất nông nghiệp vẫn xảy ra ở một số nơi. Cụ thể số “hộ tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất: 1366 hộ, diện tích là 165,56 ha. Trong đó ngoài chuyển đổi nuôi trồng thủy sản và chuyển đổi đa canh thì :
- Xây tường bao chiếm đất nông nghiệp: 113 hộ, diện tích là 1,69 ha. - Làm nhà trên đất được giao: 238 hộ, diện tích 2,17 ha.
- Làm nhà trên đất 5% kinh tế phụ gia đình: 701 hộ, diện tích 11,5 ha. - Làm nhà trên đất thầu của tập thể: 15 hộ, diện tích là 0,58 ha” [34] Hai là quyền sử dụng ruộng đất của các hộ gia đình đã được nới rộng nhưng việc thực hiện các quyền năng của người sử dụng đất vẫn còn nhiều hạn chế. Hơn 10 năm trước, huyện Ứng Hòa đi đầu trong phong trào dồn điền đổi thửa ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Phong trào DĐĐT ở Ứng Hòa khởi điểm từ các xã Trầm Lộng, Phương Tú những năm 1996-1997, sau đó được nhân rộng ra toàn tỉnh. Năm 2006, Ứng Hòa tiếp tục thực hiện DĐĐT giai đoạn 2, với mục tiêu mỗi hộ sản xuất nông nghiệp chỉ có từ 1-2 thửa ruộng; quy hoạch và tăng diện tích vùng chuyển đổi, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhưng đến 2006, đã có 70 thôn dồn diển đổi thửa lần 2 tại thực địa, kết quả cụ thể là: Tổng số hộ dồn điền, đổi thửa là: 16.174 hộ với diện tích 4.559,39 ha, đạt 50,72% số thôn đã dồn điền đổi thửa lần 2, đạt 39,57 % số hộ so với tổng số hộ trong huyện. Trong đó :
- Số hộ nhận 1 ô: 1.752 hộ, diện tích 624,41 ha. - Số hộ nhận 2 ô: 4.183 hộ, diện tích 1.318,79 ha. - Số hộ nhận 3 ô: 3.476 hộ, diện tích 1.026,88.
Như vậy, số lượng các hộ tham gia dồn điền đổi thửa lần 2 không cao với 49,28% số thôn trong huyện không tham gia. Cụ thể tại, HTX nông nghiệp thôn Nội Xá của xã Vạn Thái với thực tế “ba bề bốn bên” trong xã, trong huyện đều thực hiện DĐĐT nhưng Nội Xá thì không. Câu trả lời là do nhân dân kịch liệt phản đối và từ năm 2005 đến nay, thôn vẫn không thực hiện được dù trong cùng xã, các thôn khác đã DĐĐT. Vậy là, công tác dồn điền đổi thửa tại huyện chưa đạt được mục tiêu mỗi hộ sản xuất nông nghiệp chỉ có từ 1-2 thửa ruộng. Với kết quả đó Ứng Hòa mặc dù là một huyện “đi trước” trong dồn điền đổi thửa nhưng lại “về sau” trong hiệu quả của công tác. Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ tới tới công tác quy hoạch và tăng diện tích vùng chuyển đổi, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ hơn cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện.
Những tồn tại trên đã và đang đặt ra cho huyện Ứng Hòa những bài toán cần lời giải đáp, huyện cần sớm có những giải pháp thiết thực để giải quyết những hạn chế trên, tạo điêu kiện thuận lợi cho các hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp, để người nông dân có thể yên tâm làm giàu và làm giàu một cách bền vững trên chính những mảnh ruộng được giao.
Tiểu kết chương 3
Như vậy, quá trình chuyển biến về quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp (1993 – 2012 ) đã tác động tích cực tới kinh tế và xã hội của huyện Ứng Hòa. Đối với kinh tế, một là tạo thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp qua đó hình thành vùng sản xuất hàng hóa. Giá trị trong sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) tăng dần qua các năm từ 1993 đến 2012, sản phẩm làm ra không dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình mà đã hướng tới mục đích sản xuất cho thị trường. Qua quá trình thực hiện các quyền năng đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể quyền chuyển đổi đất nông nghiệp có hướng dẫn của huyện (dồn điền đổi thửa), hay