Chuyển biến về sở hữu đất nông nghiệp theo tinh thần Luật Đất đa

Một phần của tài liệu Chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa-Hà Nội (Trang 54)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1 Chuyển biến về sở hữu đất nông nghiệp theo tinh thần Luật Đất đa

Đất đai năm 2003

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (từ ngày 13 đến 21/1/2003), thông qua Nghị quyết Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết tiếp tục khẳng định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá

và là tư liệu sản xuất đặc biệt”. Nghị quyết khẳng định “phấn đấu đến cuối năm 2005, hoàn thành xây dựng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn; kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về đất đai từ Trung ương đến cơ sở”[2].

Những nội dung của nghị quyết đã được cụ thể hóa với Luật Đất đai 2003 [20] được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003. Trong Luật đất đai mới có những nội dung đổi mới so với Luật Đất đai năm 1993.

Về hình thức: Luật Đất đai năm 2003 không có đoạn mở đầu như Luật Đất đai năm 1993, số chương vẫn được giữ nguyên (7 chương) còn số điều tăng thêm là 57 điều. Từng điều của Luật đất đai năm 2003 đều đã được đặt tên, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật lập pháp cao, tạo thuận lợi cho việc tìm hiểu, tra cứu và áp dụng.

Về Phân loại đất: Luật Đất đai 1993 chia đất đai thành 6 loại theo tiêu chí mục đích sử dụng và địa bàn. Việc phân loại đất vừa theo tiêu chí mục đích sử dụng vừa theo tiêu chí không gian dẫn đến sự đan xen, chồng chéo giữa các loại đất, gây khó khăn cho việc quản lý, sử dụng đất đai. Để tạo điều kiện cho việc quản lý vĩ mô của Nhà nước, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời tạo thuận lợi cho người sử dụng đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Luật Đất đai năm 2003 phân chia đất thành 3 nhóm theo tiêu chí mục đích sử dụng, đồng thời quy định căn cứ để xác định từng loại đất, theo đó có 3 nhóm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng; trong mỗi nhóm đất được phân thành nhiều loại đất cụ thể và có quy định quản lý, sử dụng theo từng loại đất.

Về chế độ sử dụng các loại đất: Trong chương III của Luật có sửa đổi về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp. Nếu trong Luật Đất đai năm 1993 quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp, trong thực hiện có nhiều vướng mắc. Luật Đất đai năm 2003 chỉ quy định hạn mức giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, nếu vượt hạn mức giao đất phải chuyển sang thuê đất trừ diện tích đất

thuê, đất nhận chuyển nhượng, đất được thừa kế, tặng cho. Để bảo đảm công bằng, đồng thời khuyến khích kết hợp trồng trọt, nuôi thủy sản, sản xuất muối, Luật Đất đai năm 2003 cũng quy định hạn mức giao đất trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối. Về đất sử dụng cho kinh tế trang trại: mô hình kinh tế trang trại tuy mới được hình thành nhưng được Nhà nước quan tâm, khuyến khích. Luật quy định chủ trang trại được chủ động chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất theo phương án sản xuất đã được Uỷ ban Nhân dân cấp huyện xét duyệt, nhằm tạo điều kiện để các chủ trang trại khai thác có hiệu quả đất đai, mở rộng quy mô sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

Luật đất đai là một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, với một quốc gia trên 70% dân số và ¾ người lao động đang sống ở vùng nông thôn thì những đổi thay dù lớn hay nhỏ có liên quan tới đất đai, trong đó có đất nông nghiệp – tư liệu sản xuất quan trọng của người nông dân, đều có sự ảnh hưởng lớn tới đời sống của toàn bộ nhân dân Việt Nam. Luật Đất đai năm 2003 đã có những điểm tiến bộ và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn, tạo cơ sở cho những chuyển biến quan hệ sở hữu đất nông nghiệp đồng thời tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần ổn định chính trị - xã hội.

Về sở hữu đất đai

Điều 5 Luật Đất đai năm 2003 tiếp tục khẳng định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Còn tại Điều 1 Luật Đất đai năm 1993 ghi nhận “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Như vậy, về quyền sở hữu đất đai: ngoài việc tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân như trong Luật đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 quy định Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước giữ quyền định đoạt cao nhất đối với đất đai bằng việc thực hiện những quyền năng cụ thể như: quyết định mục đích sử dụng đất (thông qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất), quy định thời hạn sử dụng đất giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, định giá đất. Trên cơ sở đó, Luật Đất đai đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và của từng cấp chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện chủ sở hữu. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Vậy là, Luật Đất đai năm 2003 đã làm rõ vai trò của Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, đã phân định rõ ranh giới giữa quyền của chủ sở hữu đất đai với quyền của người sử dụng đất. Tiếp đến là nội dung quản lý nhà nước về đất đai được bổ sung đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Một số nội dung cụ thể như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất; Thành lập tổ chức phát triển quỹ đất; Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đăng ký đất đai; Giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai; Quản lý tài chính về đất đai. Theo đó, trong Mục 7 - Chương II- Quyền của Nhà nước đối với đất đai và quản lý nhà nước về đất đai): gồm 3 Điều (từ Điều 61 đến Điều 63) quy định về quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Đây là lần đầu tiên, Luật đất đai qui định quyền sử dụng đất được tham gia thị trường bất động sản. Bước đầu đã đặt nền móng cho việc quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất.

Luật Đất đai năm 2003 cũng phân định rõ ranh giới giữa quyền của chủ sở hữu đất đai với quyền của người sử dụng đất. Theo đó, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật cũng quy định rõ quyền hạn của các cấp trong việc quản lý đất đai, trong đó có đất nông nghiệp. Điều 7 quy định “Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai”.

1. Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.

2. Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất đai.

3. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương.

4. Uỷ ban Nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

Điều 37 về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cũng xác định:

1. Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

2. Uỷ ban Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.

3. Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Ủy ban Nhân dân Huyện Ứng Hòa thực hiện chức năng “đại diện chủ sở hữu” đối với đất đai

Sau khi đã giao đất cho các hộ gia đình, ở giai đoạn này huyện tập trung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm tốt hơn vai trò đại diện chủ sở hữu thông qua công tác quản lý, quy hoạch đất đai tại địa phương.

* Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đến tháng 3/2012, toàn huyện đã cấp được 34.001 giấy chứng nhận cho các hộ, đạt 60,17 % hộ. Trong đó, các xã đạt tỷ lệ trên 81% là Liên Bạt, Lưu Hoàng, xã đạt tỷ lệ thấp nhất là Quảng Phú Cầu 15,25%.

* Trong quản lý đất nông nghiệp

Công tác quản lý đất nông nghiệp của huyện tiếp tục được chuyển biến theo hướng tích cực. Đối với ruộng đất công, huyện có chủ trương dồn toàn bộ đất công thành những ô thửa cụ thể, chấm dứt tình trạng đất công ích không có địa chỉ. Sau khi quy hoạch và triển khai các công trình xây dựng phúc lợi, số đất còn lại được dồn đổi tập trung, giao cho UBND xã các cấp trực tiếp quản lý. Huyện chỉ đạo cho các thôn xã cho nông dân thuê theo phương thức cho thuê diện tích lớn, tập trung, giá thuê thấp, hỗ trợ giống, vốn và kĩ thuật để nông dân phát triển kinh tế trang trại. Cụ thể, tình hình quản lý đất đai tại các xã, thị trấn theo Báo cáo Tình hình quản lý sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường huyện Ứng Hòa, tháng 3/2012 được thể hiện ở việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất trồng lúa sang chuyên nuôi trồng thủy sản và đa canh kết hợp cho 654 hộ, chiếm 1564,27 ha.

- UBND huyện phê duyệt 112 hộ, diện tích 846,87 ha - UBND xã phê duyệt 213 hộ, diện tích 176,5 ha - Hộ tự chuyển đổi: 329 hộ, diện tích 540,9 ha.

Cho thuê thầu sản xuất: 2204 hộ với diện tích 1037,63 ha. Trong đó: - UBND xã cho thầu 568 hộ, diện tích 444,81ha, trong đó

+ Thời gian thầu 5 năm: 542 hộ, diện tích 399,24 ha. + Thời gian thầu 6 – 10 năm: 2 hộ, diện tích 6,73 ha. + Thời gian thầu 11 – 20 năm: 24 hộ, diện tích 38,84 ha. - HTX cho thầu: 1616 hộ, diện tích 585,88 ha, trong đó:

+ Thời gian thầu 5 năm: 1348 hộ, diện tích 464,44 ha. + Thời gian thầu 6 – 10 năm: 140 hộ, diện tích 70,07 ha. + Thời gian thầu 11 – 20 năm: 128 hộ, diện tích 51,37 ha.

- Các tổ chức cho thầu: 20 hộ, diện tích 7,02ha. Trong đó : + Thời gian thầu 5 năm: 15 hộ, diện tích 2,82 ha + Thời gian thầu 6 – 10 năm: 5 hộ, diện tích 4,2 ha.

- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp: 169 hộ, diện tích 11,49 ha. Trong đó: Có xác nhận của UBND xã là 58 hộ, diện tích 2,8 ha. Như vậy, với hình thức quản lý trên, hầu hết diện tích đất công ích ở các xã đều được các hộ nông dân có nhu cầu thuê lại và đưa vào canh tác và khai thác sử dụng. Đối với ruộng đất của nông dân: cùng với quá trình giao ruộng đất sau khi đã dồn điền đổi thửa, huyện tiếp tục rà soát, hoàn thiện hồ sơ từ biểu mẫu tới các phương án dồn điền đổi thửa. Huyện chỉ đạo cho từng xã lập hồ sơ địa chính mởi để thúc đẩy nhanh hơn việc cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

* Trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất [34]

Năm 2002, huyện đã lập xong quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2002 – 2010. Theo đó, hiện trạng sử dụng đất trước khi lập quy hoạch:

- Tổng diện tích đất tự nhiên: 18.372,78 ha.

+ Nhóm đất nông nghiệp: 13.029,19 ha, chiếm 71,35%. + Nhóm đất phi nông nghiệp: 5.175,09 ha, chiếm 28,17%. + Nhóm đất chưa sử dụng: 88,5 ha chiếm 0,48%.

- Quy hoạch sử dụng đất 2002 - 2010

+ Nhóm đất nông nghiệp: 9.773,28 ha, chiếm tỷ lệ 53,2% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp giảm 3.335,91 ha so với hiện trạng trước khi quy hoạch do chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp, quy hoạch xây dựng giao thông, thủy lợi, giao đất cho thuê đất dịch vụ

+ Nhóm đất phi nông nghiệp: 557,81 ha, chiếm tỷ lệ 46,58% so với tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 3.382,72 ha, so với hiện trạng trước khi lập quy hoạch

+ Nhóm đất chưa sử dụng: 40,24 ha, chiếm tỷ lệ 22% tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 48,26 ha so với hiện trạng trước khi lập quy hoạch do chuyển sang

nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp. - Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất

+ Đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng; kế hoạch phê duyệt 929,08 ha. Thực hiện 62,6 ha, đạt 5,6 % kế hoạch. Trong đó, giao đất thực hiện xây dựng các công trình là 18,7 ha (đạt 2,01% kế hoạch), đất cho thuê là 33,9 ha (đạt 3,65 kế hoạch).

+ Đất nông nghiệp chuyển sang đất ở: kế hoạch phê duyệt 313,11 ha, thực tế triển khai được 29,4 ha (đạt 9,38% kế hoạch).

+ Đất khai hoang, cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp và thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kế hoạch phê duyệt là 876,78%, thực hiện được 846,8 ha (đạt 96,5% so với kế hoạch được phê duyệt).

Một phần của tài liệu Chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa-Hà Nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)