Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa-Hà Nội (Trang 79)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2 Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế

Chuyển biến quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp huyện trong giai đoạn từ 1993 đến 2012 đã mang lại cho các hộ nông dân ở các địa phương trong huyện những thuận lợi cả về pháp lý lẫn thực tiễn, trên cơ sở đó người nông dân tiến hành sản xuất nông nghiệp trong điều kiện ngày càng thuận tiện hơn và mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn. Một ví dụ điển hình cho thấy thuận lợi do chuyển biến về quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp mang lại cho hộ xã viên đó là hộ xã viên sử dụng quyền năng của người sử dụng đất (chuyển đổi) để tiến hành dồn điền đổi thửa và công tác này đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực cho hộ nông dân. Sau khi dồn điền đổi thửa thành công, các hộ phấn khởi hăng hái để kiến thiết đồng ruộng, bờ vùng, bờ thửa tạo ra mô hình trang trại mới trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cơ cấu cây trồng theo phương thức luân canh mới. Cấy lúa kết hợp với chăn nuôi thả cá, nuôi vịt. Trồng cây ăn quả, tận dụng trên bờ vùng bờ thửa góp phần đổi mới cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập. Điển hình là trường hợp ở thôn Ngọc Động (xã Phương Tú) thì:

- Đối với vùng 1 ô thửa đó có 76/145 hộ áp dụng công thức luân canh lúa - cá- vịt. Xây dựng mô hình trang trại trồng trọt chăn nuôi kết hợp. Tổng thu nhập lúc chuyển đổi lần 1 là 17 triệu đồng/ ha năm 1996, sau chuyển đổi lần 2 kết hợp với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thì tổng thu nhập 38 - 40 triệu đồng/ha.

- Đối với vùng 2 ô thửa chủ yếu sản xuất lúa và cây vụ đông, từ tổng thu nhập 17 triệu đồng / ha năm 1996, sau chuyển đổi lần 2 hộ đã đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng. Thu nhập 1 ha gieo trồng cao hơn trước. Hệ số sử dụng đất đã tăng từ 2,19 lần tăng lên 2,56 lần.

- Dồn đổi ô thửa lớn nông dân thực hiện kế hoạch gieo trồng hàng vụ nhanh gọn hơn, việc thanh toán các khâu dịch vụ với HTX nhanh gọn hơn trứơc, không còn nợ đọng sản phẩm. Trên các cánh đồng trũng, trước kia cấy lúa 1 vụ

bấp bênh, nay đã trở thành những trang trại nuôi thủy sản, thủy cầm kết hợp trồng cây ăn quả. Bà con nông dân không chỉ nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống mà còn nuôi các loại đặc sản như ba ba, ếch, cá sấu. Sau chuyển đổi, các hộ nằm trong vùng sản xuất đa canh đã yên tâm đầu tư xây dựng bờ vùng, bờ thửa, xây dựng kênh mương kiên cố để chủ động điều tiết nước.

Chính hệ quả tích cực từ chuyển biến về sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp tại huyện đã góp phần hiệu quả trong việc năng cao năng xuất trong sản xuất nông nghiệp. Điều này được phản ánh qua giá trị của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng gia tăng qua các năm từ năm 1993 đến năm 2012, qua xu hướng chuyển biến cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện.

Bảng 3.5: Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn năm 1995 – 2012

(Giá hiện hành) Đơn vị tính : triệu đồng Năm Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1995 383.600 262.546 103.756 17.298 1998 461.344 335.835 125.509 2000 459.790 272.680 155.460 31.650 2002 565.408 340.212 209.561 15.635 2003 657.365 332.258 304.216 20.891 2004 584.547 354.875 202.000 27.672 2005 722.924 402.306 284.960 35.658 2008 1.486.800 753.207 699.353 34.240 2010 1.987.670 1.101.419 859.834 26.417 2011 2.725.078 1.307.637 1.390.941 26.500 2012 3.459.008 1.684.913 1.746.020 28.075

( Nguồn: Tổng hợp số liệu các năm từ Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa)

Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm từ năm 1995 tới năm 2012 đều tăng. Từ 1995 – 2003, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 273.765 triệu, trong đó trồng trọt tăng 69.712 triệu, chăn nuôi tăng 200.460 triệu, dịch vụ tăng 3.593. Từ 2003 – 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng mạnh 2.801.643 triệu đồng, trong đó trồng trọt tăng 1.352.655 triệu đồng, chăn nuôi tăng 1.441.804 triệu đồng và dịch vụ tăng 8.409 triệu đồng. Như vậy, giai đoạn 2003 – 2012 giá trị sản xuất

nhóm chăn nuôi tăng mạnh, tăng cao hơn giá trị của ngành trồng trọt, còn giá trị của nhóm dịch vụ có tăng nhưng mức tăng còn thấp.

Như vậy, trong sự phát triển chung của sản xuất nông nghiệp phản ánh sự chuyển biến trước tiên trong cơ cấu ngành nông nghiệp đó là tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt. Sự chuyển biến này được thể hiện đậm nét ở sự chuyển biến về cơ cấu diện tích đất nông nghiệp và trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo xu hướng giảm diện tích đất trồng trọt, tăng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.

Bảng 3.6: Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 - 2010 Đơn vị : ha Loại đất 2005 2010 Tăng(+) Giảm (-) Tổng diện tích 18. 344 18. 372 +28 I. Đất nông nghiệp 12. 834 11. 819 - 1. 015

Tỷ lệ % so với diện tích tự nhiên 70,01 64,33 - 5,68

1. Đất sản xuất nông nghiệp 12. 183 10. 970 - 1. 213

Tỷ lệ % so với diện tích đất nông nghiệp 94,72 92,82 - 1,9

- Đất trồng hàng năm 12. 066 10. 780 - 1. 286

Tỷ lệ % so với đất SX nông nghiệp 99,04 98,27 - 0,77

+ Trong đó, đất trồng lúa 11.183 9.620 - 1.563

2. Đất nuôi trồng thủy sản 651 849 + 198

Tỷ lệ % so với diện tích đất nông nghiệp 5,06 7,18 + 2.12

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ứng Hòa

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)

Từ năm 2005 tới năm 2010, đất nông nghiệp giảm từ 12.834 ha năm 2005 (chiếm 69,9% so với đất tự nhiên) xuống còn 11.819 ha năm 2010 (chiếm 64,33% so với diện tích đất nông nghiệp). Trong đó, đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là lúa) giảm 12.066 ha (năm 2005) xuống 10.970 (năm 2010). Song song với xu hướng giảm đất trồng trọt, thì diện tích nuôi trồng thủy sản tăng đáng kể, từ 651 ha (năm 2005) lên 849 ha (năm 2010), tương ứng với mức tăng tỷ lệ so với diện tích đất nông nghiệp là 5,05% (năm 2005) lên 7,18% (năm 2010).

Bảng 3.7: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp năm 1995 - 2012

Đơn vị : %

1995 2000 2003 2005 2010 2012

Cơ cấu GTSX nông nghiệp 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Trồng trọt 68,44 59,30 50,54 55,64 49,80 48,71

2. Chăn nuôi 27,04 33,81 46,27 39,42 47,86 50,48

3. Dịch vụ nông nghiệp khác 4,52 6,89 3,19 4,94 2,34 0,81

(Nguồn: Tổng hợp số liệu các năm từ Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa)

Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sự chuyển dịch diễn ra theo xu hướng giảm tỷ trọng đóng góp của ngành trồng trọt (từ 68,44% năm 1995, xuống còn 59,30% năm 2000, 50,54% năm 2003 và xuống còn 48,71% năm 2012), như vậy từ 1995 – 2013, tỷ trọng nghành trồng trọt giảm 19.73%. Song song với xu hướng giảm của tỷ trọng ngành trồng trọt là xu hướng tăng mạnh tỷ trọng ngành chăn nuôi (từ 27,04% năm 1995, tăng lên 33,81% năm 2000, tăng lên 46,27% năm 2003 và tăng lên 50,48% vào năm 2012), như vậy từ 1995 tới 2012, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng 23,44%.

Bảng 3.8: Biểu đồ Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp năm 1995 - 2012

(Nguồn: Tổng hợp số liệu các năm từ Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa)

Sự phát triển của ngành nông nghiệp mang lại cho các hộ nông dân có cuộc sống ổn định, phát triển hơn. Sản phẩm nông nghiệp (lúa, hoa màu, vật

nuôi…) ngày càng dư thừa, hướng tới nền sản xuất hàng hóa, phục vụ cho thị trường. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyên môn hóa cao hơn trong sản xuất kinh tế. Những hộ nông dân có ưu thế về sản xuất phi nông nghiệp mạnh dạn chuyển sang các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Do đó, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện những năm gần đây có tốc độ phát triển tương đối cao. Tính tới năm 2010 trên địa bàn huyện có 5.102 cơ sở sản xuất công nghiệp với 11.496 lao động. Quy mô sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện còn nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng cao. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) năm 2009 đạt 320 tỷ đồng, và năm 2010 đạt 368 tỷ đồng, bình quân tăng 15%/năm trong giai đoạn 2005 – 2010.

Bảng 3.9: Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2005 - 2010

Đơn vị : Tỷ đồng, %

2005 2008 2009 2010 Tốc độ tăng bìnhquân/năm

1. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994)

179,2 283,5 320,0 368,0 15,5

2. Tỷ trọng trong tổng giá tri sản xuất trên địa bàn huyện (%)

14,78 16,92 16,72 17,62

( Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch huyện Ứng Hòa)

Tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của huyện tăng từ 14,8% (năm 2005) lên 17,6% (năm 2010). Đến năm 2012, toàn bộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đều thuộc thành phần kinh tế ngoài nhà nước (kể từ 2005, sau khi thực hiện cổ phần hóa, không còn doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn). Cơ cấu sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện Ứng Hòa tập trung vào một số ngành nghề: chế biến lương thực – thực phẩm, sửa chữa cơ kim khí, tái chế vật liệu, sản xuất vật liệu xây

dựng, đồ gỗ gia dụng, dệt may chiếm tỷ trọng cao. Huyện đã có được một số cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ (có 22 doanh nghiệp tư nhân, 48 công ty trách nhiễm hữu hạn, 16 công ty cổ phần và 107 hợp tác xã).

Bảng 3.10: Sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chủ yếu năm 2005 – 2008

Đơn vị 2005 2008 Tăng (+)

Giảm (-)

1. Xay sát gạo Tấn 120.000 135.000 +15.000

2. Miến dong – mỳ khô Tấn 245 700 +455

3. Rượu Lít 954 1.390 +445

4. Bún bánh Tấn 3.110 3.475 +365

5. Quần áo 1000 cái 3.350 4.995 +1.645

6. Vản màn 1000 mét 8.160 8.915 +755

7. Tăm nứa Tấn 4.578 8.285 +3.707

8. Xẻ gỗ 1000m3 50 50 0

9. Nhựa các loại Tấn 465 480 +15

10. Mây tre đan 1000 cái 15.253 15.253 +46.507

11. Gạch 1000 viên 92.050 77.250 - 14,8 12. Ngói 1000 viên 2.550 … … 13. Vôi củ Tấn 4.585 2.340 - 2.245 14. Nón 1000 cái 396 250 - 146 15. Thép các loại Tấn 4.850 5.550 +700

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ứng Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)

Trên địa bàn huyện đã hình thành những điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề (có 87 làng nghề), trong đó năm 2007 có 19 làng nghề được công nhận, phấn bố tập trung ở các xã Quảng Phú Cầu, Trường Thịnh, Liên Bạt, Hoa Sơn, Hòa Lâm, Hòa Xá, Phương Tú và Đại Hùng. Giá trị sản xuất từ các làng nghề chiếm tỷ trọng trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của toàn huyện.

Bảng 3.11: Các điểm thủ công nghiệp – làng nghề Số TT Điểm làng nghề Tính chất Làng nghề Năng lực Lao động

1 Phú Thượng Quảng Phú Cầu Chẻ tăm hương 881 tấn 1. 594

2 Phú Hạ Quảng Phú Cầu Chẻ tăm hương 513tấn 855

3 QuảngNguyên Quảng Phú Cầu Chẻ tăm hương 520tấn 1.300

4 Đạo Tú Quảng Phú Cầu Chẻ tăm hương 390tấn 780

5 Cầu Bầu Quảng Phú Cầu Chẻ tăm hương 569tấn 948

6 Xà Cầu Quảng Phú Cầu SX hương đen … …

7 Đống Vũ Trường Thịnh Mây tre đan 500 nghìn cái 381

8 Hoa Đường Trường Thịnh Mây tre đan 480 nghìn cái 352

9 Hoàng Dương Sơn Công Mây tre đan 524 nghìn cái 644

10 Bặt Ngõ Liên Bạt Nghề làm bún 10.440 tấn 116

11 Bặt Chùa Liên Bạt Nghề làm bún 16.920 tấn 195

12 Bắt Trung Liên Bạt Nghề làm bún 8.100 tấn 92

13 Bặt Rào Liên Bạt Nghề làm bún … …

14 Hòa Xá Hòa Xá Nghề làm bún 6,6 triệu mét 1.520

15 Phí Trạch Phương Tú Đan guột tế 700 nghìn cái 1.110

16 Trạch Xá Hòa Lâm Nghề may áo dài 12.000 cái 65

17 Trung Thượng Đại Hùng Chăn, bông, gối 13.000 cái

18 Cao Xá Trung Tú Khảm trai …

19 Trần Đăng Hoa Sơn Mây tre đan, chẻ tăm …

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Ứng Hòa)

Trên cơ sở có sự chuyên môn hóa trong hoạt động kinh tế, các hộ nông dân mạnh dạn chuyển sang ngành kinh tế phi nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy nâng cao tỷ trọng ngành kinh tế tiểu thủ công và công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế chung của huyện.

Bảng 3.12: Tổng giá trị gia tăng (VA) từ năm 2005 - 2012 ( Giá cố định 1994) Đơn vị : tỷ đồng, % 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng bình quân /năm 1. Tổng GTGT (VA) 603,7 659,6 725,6 814,3 905.6 993,5 1082.7 1193,5 10,3 Nông nghiệp 362,1 375,0 391,3 414,9 426,3 461,8 489,9 518,7 5,9

Công nghiệp - Xây dựng 131,1 156,0 184,1 222,5 271,7 291,9 323,6 374,6 15,7 207,6 110,5 128,6 150,2 176,9 239,8 269,2 300,2 15,2 2. VA bình quân /người (triệu ) 3,08 3,37 3,71 4,14 4,59 5,02 5,57 6,12 10,3

(Nguồn: Tổng hợp số liệu các năm từ niên giám thống kê huyện Ứng Hòa)

Giá trị gia tăng (VA) trên địa bàn huyện Ứng Hòa tăng nhanh liên tục qua các năm, từ 370 tỷ đồng năm 2000 lên 603,7 tỷ đồng năm 2005, 993,5 tỷ đồng năm 2010 và 1193,5 tỷ đồng năm 2012 (giá cố định 94). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 10%/năm, giai đoạn 2006 – 2012 là 10,3%/năm. Theo bảng số liệu trên, mức tăng bình quân trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng đạt mức cao nhất là 15,7%, mức tăng cao tiếp theo là 15,2% của lĩnh vực dịch vụ và mức tăng của lĩnh vực nông nghiệp là 5,9%.

Cơ cấu kinh tế của Huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, theo đó tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng trong tổng giá trị gia tăng liên tục với mức tăng tương đối nhanh (từ 16,4% năm 2000, lên 21,7% năm 2005, 30% năm 2009 và 33,5% năm 2012). Tỷ trọng của khu vực dịch vụ của các năm tăng đều (năm 2000 là 14,4%, năm 2005 tăng lên 18,3%, năm 2009 tăng lên 22,9% và năm 2012 tăng lên 25,3%) song song với xu hướng tăng của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là xu hướng giảm trong khu vực nông nghiệp (từ 69,2% năm 2000, giảm xuống 60% năm 2005, năm 2009 giảm xuống còn 46,5% và tới năm 2012 là 41,2%).

Một phần của tài liệu Chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa-Hà Nội (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)