6. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Tạo thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi trong
trong nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất hàng hóa
Đây không chỉ là chuyển biến quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất của huyện, của các xã mà quan trọng hơn sự chuyển biến này chứng tỏ sự chuyển biến trong tư suy sản xuất của người nông dân. Trước đây khi giao quyền sử dụng đất cùng cách chia ruộng theo Nghị định 64/CP năm 1993, các hộ nông dân bằng lòng với hiện trạng cào bằng về đất nông nghiệp, nhà nào cũng có chân ruộng xấu, tốt, ở xa, ở gần, mỗi mảnh chỉ khoảng 1 sào Bắc bộ, thậm chí có nhiều mảnh mấy chục m2. Điều này dẫn tới nhiều bất lợi trong quá trình muốn đổi mới tư duy sản xuất. Từ năm 1993 đến năm 2003, sau lần dồn điền đổi thửa đợt 1, tình trạng này đã được cải thiện dần theo hướng tích cực, bước sang giai đoạn 2003 – 2012 huyện tiếp tục đẩy mạnh dồn điền đổi thửa đợt 2. Cùng với phương án dồn điền đổi thửa các xã xây dựng hệ thống giao thông cơ sở hạ tầng cho ruộng đồng, bê tông hóa kênh mương, quy hoạch lại thủy lợi nội đồng.
Trong những năm 2003 - 2012, cơ cấu cây trồng của huyện tiếp tục có những biến đổi trên cơ sở quy hoạch sản xuất nông nghiệp của UBND và phòng nông nghiệp huyện đưa ra.
Bảng 3.1: Tổng hợp về trồng trọt qua các năm 1993 - 2012
Đơn vị : Diện tích ( ha/ cả năm)
Năm 1993 2003 2004 2008 2009 2012 2003 /2012 Diện tích đất nông nghiệp 13.207 13.029,19 13.029,19 12.832,89 12.809,66 12.370,16 1. Cây lương thực 26.021 24.605 23.665 22.195 22.213 22.527 - Lúa 22.441 21.904 22.460 21.448 21.704 21.710 - Ngô 1.963 1.343 1.205 671 509 817 - Cây chất bột khác 658 437 365 171 49 82 -
2. Cây công nghiệp
hàng năm 709 1.032 1.348 4.872 434 4.776 +
3. Cây thực phẩm
(rau các loại…) 864 1.322 1.292 1.018 417 829 -
Sự biến động cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp của huyện trong những năm 2003 - 2012 tiếp tục theo xu hướng chung là giảm về diện tích. Diện tích đất nông nghiệp giảm theo các năm, trong đó diện tích trồng cây lượng thực giảm nhanh, trong đó có diện tích đất trồng lúa. Cùng với đó, diện tích đất trồng cây công nghiệp hàng năm lại có xu hướng tăng từ 1.032 ha (năm 2003) lên 4.776 ha (năm 2012).
Trên cơ sở sự chuyển biến trong cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, nền nông nghiệp huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm tạo ra không dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình, nhu cầu tại chỗ mà đã hướng tới sản xuất tạo sản phẩm cung cấp cho thị trường. Huyện chú trọng tới mô hình nuôi thủy sản vừa và nhỏ ở vùng đất trũng, đất trồng lúa trước đây hay bị ngập, khuyến khích hộ nông dân đào ao, thả cá, kết hợp chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp trên nằm trong quy hoạch của huyện, hướng tới sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi một cách hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tiến tới một nền nông nghiệp hàng hóa của Ứng Hòa. Điều đó thể hiện cụ thể ở điểm: tuy giảm về diện tích đất trồng trọt nhưng giá trị sản xuất lại tăng. Giảm về diện tích đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là lúa) không có nghĩa là suy giảm về hiệu quả sản xuất. Bảng 3.2: Phát triển ngành trồng trọt năm 2005 - 2010 Đơn vị : - Diện tích : ha - Sản lượng : tấn 2005 2007 2008 2009 2010 2010/2005 1. Tổng diện tích canh tác 12.107 11.683 11.592 11.592 11.592 95,7
2. Diện tích gieo trồng (ha) 27.514 26.870 28.270 23.141 29.811 108,3
- Diện tích cây lương thực 23.489 22.376 22.159 22.213 22.160 94,3
- Trong đó, trồng lúa 22.367 21.570 21.488 21.704 21.400 95,7
3. Sản lượng (tấn)
- Sản lượng lương thực 135.172 126.842 136.047 136.030 136.493 100,9
- Sản lượng thóc 130.418 123.279 132.995 133.961 135.270 103,8
(Nguồn:Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ứng Hòa đến
Từ năm 2005 tới năm 2010, trong khi tổng diện tích canh tác nông nghiệp giảm 12.107 ha (năm 2005) xuống 11.592 ha (năm 2010) – tổng diện tích canh tác nông nghiệp năm 2010 chiếm 95,7% tổng diện tích canh tác năm 2005, trong đó diện tích trồng lúa giảm từ 23.367 ha (năm 2005) xuống 21.400 ha năm 2010) thì sản lượng lương thực và sản lượng thóc lại không giảm mà còn tăng với mức 130.1418 tạ thóc (năm 2005) lên 135.270 tạ thóc (năm 2010).
Cơ cấu vật nuôi trên đất nông nghiệp cũng đã và đang có sự chuyển dịch theo xu hướng sản xuất hàng hóa. Từ chăn nuôi đa dạng, quy mô nhỏ các loại vật nuôi trong gia đình để đáp ứng nhu cầu nhỏ lẻ tại chỗ đã chuyển sang tăng số lượng và quy mô chăn nuôi, giá trị sản phẩm gia súc, nhất là nuôi lợn thịt cung cấp cho nhu cầu của thị trường.
Bảng 3.3: Hiện trạng phát triển chăn nuôi năm 2005 - 2010
I. Chăn nuôi 2005 2007 2008 2009 2010 2010/2005
1. Đàn trâu, bò (con) 13.053 12.364 8.926 8.598 10.310 79,0 2. Đàn lợn ( con) 87.044 89.657 93.796 94.770 96.085 110,4 3. Đàn gia cầm (nghìn con) 1.014,0 1.005,4 902,1 1.012,4 1.100,0 108,4 4. Thịt trâu, bò hơi xuất chuồng (tấn) 220 357 468 255 320 145,5 5. Thịt lợn hơi xuất chuồng (tấn) 9.974 10.956 13.118 14.770 17.069 171,1 6. Thịt gia cầm hơi xuất chuồng (tấn) 1.988 2.146 1.755 2.382 3.120 156,9
II. Thủy sản
1. Sản lượng thủy sản (tấn) 4.354 8.661 9.130 9.290 12.221 280,6 2. Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha) 1.154 1.713 1.825 1.884 2.026 175,5
(Nguồn:Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ứng Hòa đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)
Trong cơ cấu vật nuôi trên đất nông nghiệp của huyện từ năm 2005 tới năm 2010, sản lượng thịt gia súc, gia cầm và sản lượng thủy sản đều tăng. Trong đó, về số lượng đàn gia cầm tăng nhẹ từ 1.014 con (năm 2005) lên 1.100 (năm
2010) với mức tăng 108% và sản lượng thịt gia cầm tăng khá mạnh từ 1.988 tấn (năm 2005) lên 3.120 tấn (năm 2010) với mức tăng 156.9%. Đàn gia súc thì số lượng trâu bò giảm từ 13.053 con (năm 2005) xuống còn 10.310 con (năm 2010) với mức giảm năm 2010 chỉ bằng 79% năm 2005. Điều này có thể được lý giải là do quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp cùng việc sử dụng phổ biến hơn máy móc vào trong sản xuất đã giảm sức cày, kéo của trâu bò. Tuy vậy, thì sản lượng thịt trâu bò phục vụ cho thị trường lại không giảm, nó còn tăng đáng kể với mức năm 2010 so với năm 2005 là 145,5%. Trong chăn nuôi thì số lượng, quy mô và giá trị chăn nuôi lợn có mức tăng đều và cao hơn so với trâu bò và các loại gia cầm. Số lượng đàn lợn năm 2005 là 87.044 con đã tăng lên 96.085 con vào năm 2010 tương đương với mức tăng 2010 so với 2005 là 110,4%. Thịt lợn hơi xuất chuồng cũng tăng khá mạnh từ 9.974 tấn (năm 2005) lên 17.069 tấn (năm 2010), tương đương mức tăng năm 2010 so với 2005 là 171,1%.
Song song, với hướng đi tăng số lượng và quy mô chăn nuôi, giá trị sản phẩm gia súc, nhất là nuôi lợn thịt cung cấp cho nhu cầu của thị trường thì chăn nuôi thủy sản phục vụ nhu cầu thị trường cũng gia tăng mạnh qua các năm từ 1.154 ha năm 2005 tăng lên 2.026 ha năm 2012, tương đương mức tăng năm 2010 so với năm 2005 là 175,5% và sản lượng tăng từ 4.354 tấn (năm 2005) lên 12.221 tấn (năm 2010) tương đương mức tăng năm 2010 so với 2005 là 280,6%.
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất thủy sản năm 2003 – 2010 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng số Chia ra Nuôi Khai thác Dịch vụ A. Giá hiện hành : 1997 14.321 1998 18.473 2003 31.436 27.708 3.398 330 2004 49.219 44.321 4.447 452 2005 75.940 72.045 3.445 450 2006 82.731 80.256 2.065 410 2007 153.169 150.159 2.505 505 2008 143.339 138.078 4.651 610 2009 184.595 163.242 2.543 18.810 2010 222.380 191.826 20.984 9.570 B- Giá so sánh 1994 1997 10.200 1998 10.747 2003 24.816 22.181 2.342 293 2004 27.685 24.688 2.649 348 2005 40.020 37.974 1.706 340 2006 55.035 53.504 1.216 315 2007 89.011 86.627 2.087 297 2008 79.850 76.578 2.936 336 2009 81.250 72.552 1.003 7.695 2010 111.618 98.044 9.441 4.133
(Nguồn : Tổng hợp số liệu các năm từ Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa)
Tới năm 2012 toàn huyện Ứng Hòa đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được khoảng 2.000 ha, hình thành hơn 100 trang trại, vườn trại nuôi trồng thủy sản, sản xuất đa canh lúa - cá - vịt. Trong đó, có 44 dự án diện tích khoảng 1.100 ha được ngân sách nhà nước hỗ trợ 13 tỷ đồng. Nhiều mô hình phát huy giá trị như dự án nuôi thủy sản bán công nghiệp tại xã Phương Tú cho giá trị thu nhập trên 100 triệu đồng/ha…Đối với những diện tích cấy lúa kém hiệu quả, huyện đã tập trung chỉ đạo các xã xây dựng đề án chuyển đổi sang sản xuất đa canh, điển hình là các xã Phương Tú, Hoa Sơn, Quảng Phú Cầu, Hòa Lâm. Hợp tác xã Ngọc Động (xã Phương Tú) đã DĐĐT, chuyển đổi từ độc canh cây lúa
sang đa canh, kết hợp với trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, đạt giá trị thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/ha, trở thành điểm sáng của huyện.