đề tài về : Liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------- THÁI THỊ LAN ANH LIÊN KẾT LIÊN TƯỞNG TRONG THƠ VIỆT NAM Chuyên ngành: Ngôn ngữ học LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, và động viên rất quý báu của thầy cô, gia đình, bạn bè và anh chị em đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến TS Trần Hoàng, người thầy kính mến đã tận tâm hướng dẫn khoa học, hết lòng giúp đỡ, dạy bảo và luôn động viên tôi. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu s ắc đến quý thầy cô đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho tôi trong thời gian qua. Xin cảm ơn phòng Sau Đại học – Trường Đại học Sư phạm TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập tại trường. Cảm ơn Ban Giám hiệu và tổ Ngữ Văn trường THPT Trường Chinh, Quận 12, TPHCM đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác. Sau cùng, xin cảm ơn gia đ ình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. TPHCM, tháng 11 năm 2010 Thái Thị Lan Anh MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ là một loại chất liệu đặc biệt không thể thiếu trong quá trình sáng tạo văn chương, đặc biệt là thơ ca, bởi các tác phẩm văn chương, trước hết, là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Thơ ca Việt Nam được xem là bức tranh vô cùng phong phú và đa dạng, phản ánh trung thực đất nước, con người Việt Nam qua bao thời đại. Lời thơ cũng chính là tình cảm chân thành, sâu sắc của các tác giả. Các tác gi ả đã sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng,… của mình. Và thông qua những hình tượng thẩm mĩ, thơ ca đã thể hiện phong phú và linh hoạt những suy tư, diễn biến tình cảm và nhận thức của con người. Văn chương là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Chúng ta tìm hiểu một tác phẩm văn chương không chỉ ở phương diện viết về cái gì mà còn ở phương diện viết như thế nào. Sức sống của những tác phẩm văn chương không thể thiếu những đóng góp ở phương diện viết như thế nào ấy. Do vậy, việc áp dụng những tri thức ngôn ngữ học nói chung và tri thức ngôn ngữ học văn bản nói riêng để tìm hiểu văn bản thơ ca là điều rất cần thiết. Nghiên c ứu thơ ca từ góc độ ngôn ngữ học, đặc biệt là ngôn ngữ học văn bản cũng là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ. Hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu thơ ca theo hướng này. Chính vì vậy, luận văn của chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu vấn đề liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam. Đây cũng là một trong những cách để đóng góp cho khoa học chuyên ngành. 2. Lịch sử vấn đề Nhìn chung, cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thơ ca Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu thơ ca Việt Nam là dưới góc độ văn học, còn dưới góc độ ngôn ngữ học thì còn khá ít. Tìm hiểu thơ ca dưới góc độ ngôn ngữ học, chúng tôi thấy có một số bài viết và công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Năm 1985, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã giới thiệu với bạn đọc công trình “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Ki ều” của Phan Ngọc [43]. Công trình gồm có mười chương bàn về các vấn đề như tư tưởng, phương pháp tự sự của Truyện Kiều, Truyện Kiều, tiểu thuyết phân tích tâm lí, một vài vấn đề nhận thức luận chung quanh Truyện Kiều, cách bố cục Truyện Kiều theo yêu cầu của kịch. Trong công trình này, đặc biệt phải kể đến các chương sau cùng: Chương 7 – Câu thơ Truyệ n Kiều; Chương 8 – Ngôn ngữ Truyện Kiều; Chương 9 – Ngữ pháp Truyện Kiều; Chương 10 – Phong cách học và phân tích văn học. Mặc dù công trình này chủ yếu bàn về mặt phong cách của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, không đề cập nhiều đến liên kết liên tưởng, nhưng có một số nhận định rất đáng lưu ý. Chẳng hạn, Phan Ngọc đã khẳng định “…Trong phong cách có nội dung, nh ưng nội dung được xây dựng theo cái hình thức riêng thích hợp với phong cách này. Nó có hình thức, nhưng hình thức là để thích hợp với một loại nội dung nhất định, chứ không thích hợp với một nội dung khác. Nói khác đi, khi nó nói đến nội dung thì nó nói luôn cả hình thức hóa nội dung, và ngược lại khi nói đến hình thức thì nó nói luôn hình thức này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung đã chọn”. Như vậy, theo ông, khi tìm hiểu một tác phẩm văn học dù dưới bất kì góc độ nào, đều phải chú trọng cả hai mặt nội dung và hình thức. Nghiên cứu liên kết liên tưởng trong thơ ca cũng không ngoại lệ. Năm 1987, Nhà xuất bản Đại họ c và trung học chuyên nghiệp Hà Nội đã giới thiệu với bạn đọc công trình “Ngôn ngữ thơ” của Nguyễn Phan Cảnh [6]. Công trình gồm mười hai chương. Chương 1 viết về “Ngôn ngữ giao tế và ngôn ngữ nghệ thuật”. Nội dung của chương 2 là Nghệ thuật ngôn ngữ và các loại hình nghệ thuật. Trong chương 3: Ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi, tác giả đã khẳng định “các nhà thơ t ư duy trên chất liệu ngôn ngữ”. Chương 4: Các tín hiệu đơn. Chương 5: Cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ. Trong chương này, tác giả đã cho rằng “Một văn bản thơ, tuy bao gồm nhiều tín hiệu riêng lẻ với tư cách là những yếu tố tạo thành của tác phẩm, nhưng bản chất nghệ thuậ t của văn bản lại tùy thuộc một cách rất cơ bản vào phương thức liên tưởng của các tín hiệu ấy. Nói cách khác, nghệ thuật ngôn ngữ trước hết là nghệ thuật tạo những mối liên tưởng giữa các yếu tố riêng lẻ làm thành tác phẩm nhằm sử dụng một cách mỹ học chiều dày của chất liệu ngôn ngữi”. Chương 6 viết về bản chất c ủa các phương thức chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ. Trong chương này, Nguyễn Phan Cảnh đã khẳng định “quan niệm tri giác mỹ học như một quá trình, một phạm trù giãn nở, chú trọng đến tính chất động học của nó, lắp ghép chính là phương thức hướng dẫn sự chú ý và liên tưởng của người nhận một cách bắt buộc”. Trong chương 7, tác giả đề cập đến vấn đề nhạc thơ. Chương 8: Nét khu biệt và nét dư trong ngôn ngữ thơ. Chương 9: Thể loại hay ngưỡng âm tiết. Ở chương 10, tác giả chỉ tập trung viết về thể loại thơ lục bát. Chương 11 là vấn đề thơ dịch và dịch thơ. Chương 12 viết về Động học của thi pháp hay sự giãn nở của ngôn ngữ thơ. Có thể nói, công trình Ngôn ngữ th ơ của Nguyễn Phan Cảnh là một trong những công trình nghiên cứu thơ ca dưới góc độ ngôn ngữ học rất có giá trị. Tuy nhiên, do tính chất bao quát, trong công trình này, vấn đề liên kết liên tưởng vẫn chưa được tìm hiểu kĩ. Trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 5 – 2000 có bài viết “Vầng trăng từ độ…” của Trần Hoàng [23]. Bài viết này đã đề cập đến những cách biểu đạt vầng tră ng dựa trên sự liên tưởng. Tác giả đã khẳng định “sự liên tưởng càng độc đáo càng giàu tính sáng tạo, càng gây được nhiều rung cảm thẩm mĩ ở người đọc”. Đồng thời, tác giả cũng cho rằng “qua cái liên tưởng ấy, ta hiểu được tâm hồn và cá tính của nhà thơ”. Rõ ràng, liên tưởng có vai trò rất quan trọng trong thơ ca. Năm 2006, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã ra mắt bạ n đọc công trình “Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học” của Nguyễn Thiện Giáp [14]. Công trình gồm có năm chương. Trong đó, nội dung Việt ngữ học với việc nghiên cứu văn học ở chương 4 đã đề cập đến việc nghiên cứu văn học dưới góc độ ngôn ngữ học. Cụ thể là các chủ đề: Nghiên cứu văn học theo cách tiếp cận văn bản học; Nghiên cứu văn học theo cách tiếp cận hệ thống – cấu trúc; Nghiên cứu văn học với tư cách là nghệ thuật ngôn từ; và Vận dụng những phương pháp của ngôn ngữ học thống kê và lí thuyết thông tin vào nghiên cứu văn học. Đây một trong những công trình quan trọng trong việc vận dụng kiến thức ngôn ngữ học vào việc nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, công trình này cũng chưa đề cập nhiều đến phương thức liên kết liên tưởng trong thơ. Ngoài ra, rải rác trong các tạp chí chuyên ngành (Ngôn ngữ, Ngôn ngữ và Đời sống…) cũng xuất hiện những bài viết chung về ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ văn chương hay một số khía cạnh nào đ ó của thơ ca Việt Nam… Liên quan đến đề tài còn có một số công trình nghiên cứu về liên kết văn bản tiếng Việt. Năm 1985 (tái bản vào năm 2006), công trình “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” của Trần Ngọc Thêm [66] được công bố. Đây là công trình rất có giá trị và đánh dấu bước phát triển mới của ngôn ngữ học văn bản nói chung và các phương thức liên kết văn bả n nói riêng. Công trình gồm có ba phần chính. Phần 1 gồm ba chương, đề cập đến các khái niệm và cái nhìn khái quát về “Liên kết văn bản”. Ở phần 2, cũng gồm có ba chương, tác giả bắt đầu đi vào “Các phương thức liên kết giữa các phát ngôn”. Phương thức liên kết liên tưởng được trình bày khá cụ thể và chi tiết ở chương 2. Dựa vào đặc điểm liên quan về nghĩa thông qua một số ít nghĩa chung và không chứ a nét nghĩa đối lập giữa các phát ngôn, tác giả đã phân chia thành bảy kiểu liên kết liên tưởng. Đó là: liên tưởng bao hàm, liên tưởng đồng loại, liên tưởng định lượng, liên tưởng định vị, liên tưởng định chức, liên tưởng đặc trưng và liên tưởng nhân quả. Còn ở phần 3, tác giả đề cập đến liên kết về mặt nội dung. Như vậy, đứng trên quan điểm phát ngôn, Trần Ngọc Thêm đã mô t ả những đặc điểm cơ bản của các phương thức liên kết liên tưởng. Từ mô hình lí thuyết chung này, chúng tôi kế thừa có điều chỉnh để khảo sát các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ ca Việt Nam. Có thể nói, đây là một trong những công trình nghiên cứu sâu về các phương thức liên kết liên tưởng trong tiếng Việt. Năm 1999, Nhà xuất bản Giáo dục đã ra mắt bạn đọc công trình của Nguyễn Th ị Việt Thanh [57] về “Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt”. Đối tượng nghiên cứu của công trình này là ngôn bản, đề cập khá sâu về những vấn đề chung liên quan đến liên kết lời nói. Tác giả chia liên kết lời nói thành hai phương thức: phương thức ngữ kết học và phương thức ngữ dụng học. Phương thức liên kết ngữ kết học lại được chia thành ba tiểu loại: liên kết duy trì chủ đề, liên kết phát triển chủ đề và liên kết logic. Nhìn chung, đóng góp chủ yếu của công trình này là nghiên cứu các phương tiện liên kết trên ngữ liệu lời nói. Năm 2006, quyển “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” của Diệp Quang Ban [2] được tái bản (lần thứ ba). Trong công trình này, ở phần 2, tác giả đã đề cập đến “Liên kết trong tiếng Việt”, trong đó có phép liên tưởng (từ tr. 126-128). Lấy phát ngôn làm cơ sở như Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban cũng chia phép liên tưởng thành bảy kiểu cơ bản như: liên tưởng bao hàm, liên tưởng đồng loại, liên tưởng định lượng, liên tưởng định vị, liên tưởng định chức, liên tưởng đặc trưng và liên tưởng nhân quả. Đặc biệt, ở phần một, tác giả đã đưa ra khoảng mười lăm cách hiểu khái niệm văn bản, phân biệt khái niệm văn bản với diễ n ngôn, ngôn ngữ nói và viết, đồng thời nêu lên những đặc trưng về văn bản nói chung. Năm 2007, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã cho ra mắt bạn đọc quyển “Văn bản” của tác giả Diệp Quang Ban [3]. Công trình tuy khá bao quát các khía cạnh của văn bản, đề cập hầu hết các phương thức liên kết, nhưng nhìn chung chỉ là sự tổng hợp từ các công trình đi trước nên những đóng góp riêng của nó là không đáng kể. Có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về liên kết văn bản thơ ca Việt Nam, nhất là về liên kết liên tưởng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã trình bày trên đây là những cơ sở lí thuyết quan trọng, được luận văn vận dụng vào nghiên cứu ở những mức độ khác nhau. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vấn đề liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam với mong muốn tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này, đồng thời cũng mong muốn có cái nhìn đầy đủ hơn đối với tác phẩm thơ ca. Trước hết, mỗi một tác phẩm là một văn bản, vì vậy, nó cũng là đối tượng của ngôn ngữ học văn bản chứ không phải chỉ là đối tượng của văn h ọc. Chúng tôi cũng hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu và giảng dạy các tác phẩm thơ ca Việt Nam trong trường phổ thông hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu vấn đề liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam, luận văn của chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: Các ngữ liệu khảo sát là những vă n bản thơ của một số tác gia tiêu biểu trong văn học thời kì trung đại và thời kì hiện đại. Đã là một tác phẩm văn học, mà cụ thể ở đây là tác phẩm thơ ca, thì nhất thiết phải có sự liên kết. Tuy nhiên, khi tìm hiểu vấn đề liên kết văn bản, chúng tôi không nghiên cứu tất cả các phương thức, phương tiện liên kết mà chỉ nghiên cứu phương thức liên kết liên t ưởng. Chúng tôi cũng thử so sánh đối chiếu kết quả thu được sau khi tìm hiểu trên cứ liệu là các văn bản (tác phẩm) thơ ca của tác gia này với tác gia khác và hy vọng phát hiện thêm những điều mới mẻ thú vị về phong cách cá nhân của các nhà thơ được thể hiện ở phương diện mà chúng tôi đang nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu miêu tả, phân tích, đối chiếu và một số thủ pháp như phân loại, hệ thống hóa, và thống kê toán học. Trước hết, chúng tôi thu thập và phân loại cứ liệu, sau đó, tiến hành phân tích những phương thức liên kết liên tưởng trong các văn bản đã được thu thập được trên cơ sở xác định mỗi dòng thơ là một phát ngôn. Cuối cùng, chúng tôi lập bảng thống kê, thử đối chiếu kết quả thu được sau khi tìm hiểu trên cứ liệu là các văn bản (tác phẩm) thơ ca của tác gia này với tác gia khác và đưa ra những nhận xét. 6. Ý nghĩa của đề tài - Về lí thuyết: Nghiên cứu vấn đề liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam sẽ góp thêm một công trình vận dụng ngữ pháp văn bản vào nghiên cứu ngôn ngữ và nghiên cứu văn học. Đề tài sẽ làm rõ thêm cơ sở lí luận của ngôn ngữ học văn bản, cụ thể là phương thức liên kết liên tưởng. Thực hiện đề tài này, người viết mong muốn có sự nhìn nhận xác đáng về liên k ết liên tưởng, về liên kết văn bản, và về văn bản với tư cách là một chỉnh thể thống nhất, góp phần làm sáng rõ những giá trị vốn đã lớn lao của thơ ca Việt Nam, đồng thời góp thêm một hướng nghiên cứu mới cho văn học. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng vào giảng dạy thơ ca Việ t Nam trong nhà trường. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương. Nội dung của chương một là cơ sở lí thuyết, bao gồm vấn đề liên kết liên tưởng và đặc điểm liên kết liên tưởng trong thơ. Ở chương hai và chương ba, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát liên kết liên tưởng trong thơ của một số tác gia tiêu bi ểu của thơ ca Việt Nam trong thời kì trung đại và thời kì hiện đại. Cụ thể, trong chương hai, chúng tôi sẽ khảo sát liên kết liên tưởng trong thơ của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến; trong chương ba, chúng tôi sẽ khảo sát liên kết liên tưởng trong thơ của Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên và Xuân Quỳnh. Trọng tâm nghiên cứu của luận văn này nằm ở chương hai và chương ba. Chương 1: LIÊN KẾT LIÊN TƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM LIÊN KẾT LIÊN TƯỞNG TRONG THƠ VIỆT NAM 1.1. Liên kết Theo quan niệm của ngôn ngữ học truyền thống, cả một thời gian dài, phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học không bao giờ vượt ra khỏi giới hạn câu. Do các lí thuyết ngôn ngữ học được xây dựng trong khuôn khổ câu nên càng về sau càng bộc lộ những hạn chế và bất lực trước những nhu cầu của lí luận và thực tiễn. Đó là: “Không đủ khả năng giải thích nhiều hiện tượng bi ểu hiện trong phạm vi câu nhưng lại có liên quan đến những cơ chế ngoài câu như: hiện tượng điệp, đối; việc lựa chọn quán từ; vai trò của đại từ, từ nối, từ chêm xen; bản chất và chức năng của các loại câu đặc biệt, câu vô nghĩa,… Không đủ đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của việc xây dựng văn bản, trong đó có môn làm văn trong nhà trường. Không đủ giúp cho học sinh viết được những bài văn mạch lạc, đúng và hay. Không đủ khả năng phân tích và đề ra cách sửa chữa nhiều loại lỗi trong các bài viết của các em. Liên quan đến các vần đề này là những nhu cầu của công tác biên tập – xuất bản, công tác tuyên truyền, báo chí, phát thanh,… Không đáp ứng nhu cầu thực tiễn của việc phân tích tác phẩm văn học. Cái quan trọng đối với một tác phẩm văn học là cấu trúc v ăn bản hoàn chỉnh của nó thì lại là cái “ngoài rìa” đối với ngôn ngữ học”. Không đáp ứng những nhu cầu cấp bách của việc tự động hóa các quá trình xử lí thông tin ngôn ngữ: các bản dịch, các bài tóm tắt văn bản do máy tính điện tử làm ra theo những quy trình được xây dựng trên cơ sở của những thành tựu của ngôn ngữ học trong câu có thể gồm những câu đúng nhưng toàn văn bản thì không tránh khỏi tình trạng câu ngô nghê, rời r ạc”. (Theo [66; 9-10]) Trước những nhu cầu của lí luận và thực tiễn, đòi hỏi ngôn ngữ học phải có một bước phát triển mới, phải đưa phạm vi nghiên cứu vượt qua khỏi giới hạn câu để đến với những đơn vị có qui mô và kích thước lớn hơn. Từ đó, ngữ pháp văn bản, hay rộng hơn ngôn ngữ học văn bản ra đời. Người ta nhận th ấy rằng, văn bản không phải là một phép cộng đơn thuần của các câu. Ta hãy xét ngữ liệu sau đây: “(1)Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. (2) Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hòa thuận hạnh phúc với cha mẹ. (3) Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời. (4) Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng ph ải hờn. (5) Còn Vân có nét đẹp đoan trang thùy mị. (6) Còn về tài thì nàng hơn hẳn Thúy Vân. (7) Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.” (Theo SGK Ngữ Văn 10, tập hai, Nxb GD, 2006, tr. 66) Rõ ràng, cả bảy câu trong đoạn văn trên đều đúng ngữ pháp. Nhưng cả đoạn văn vẫn chưa có được tính thống nhất, chặt chẽ. Vì thế cho nên, các câu trên chỉ là một chuỗi các câu hỗn độn mà thôi. Vậy thì cái gì đã làm cho một chuỗi các câu hỗn độn trở thành văn bản? Không thể nghiên cứu các câu độc lập, chỉ có thể quan sát trên tổng thể văn bả n thì mới có thể tìm ra câu trả lời. Hãy xem xét từng câu trong ngữ liệu trên. Câu (1), câu mở đầu giới thiệu về cả hai nhân vật là Thúy Kiều và Thúy Vân. Thế nhưng, sang câu (2), người viết lại dùng đại từ thay thế là nàng – vốn dĩ chỉ để thay thế cho ngôi thứ ba số ít. Nên giữa câu (1) và (2) chưa có sự thống nhất với nhau. Tiếp tục, ở câu (3), lại dùng đại từ thay thế ở ngôi thứ ba s ố nhiều là họ. Chắc chắn là mọi người đọc đều hiểu rằng họ ở đây là Thúy Kiều và Thúy Vân. Như vậy, trật tự hợp lí của câu (3) là phải ngay sau câu (1) vì câu (1) giới thiệu về hai nhân vật này. Câu (3) có một phần nội dung là nói về cuộc sống của hai nhân vật nên ta phải đưa sống hòa thuận hạnh phúc với cha mẹ ở câu (2) vào để bổ sung thêm nội dung đ ó; và có một phần nội dung nói về nét đẹp xinh đẹp tuyệt vời của Thúy Kiều và Thúy Vân. Vậy nên, các câu tiếp theo phải là các câu lần lượt nói về nét đẹp của hai nhân vật này, đó là câu (4) và câu (5). Ngoài vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân, người viết còn muốn nhắc đến cái tài và số phận của Thúy Kiều. Nên câu tiếp theo phải là câu (2) và phải thay đại từ thay thế nàng bằng tên nhân vậ t cụ thể, ở đây là Kiều. Kế tiếp là câu (6) đã bỏ đi từ còn (vì nó không ở trong tình thế “sóng đôi” với câu phía trước) và câu (7) vẫn nằm ở vị trí sau cùng. Vì vậy, để cho ngữ liệu đó có thể trở nên thống nhất, chặt chẽ, thì chúng ta phải sắp xếp lại trật tự các câu, các vế câu và có thể thêm bớt hoặc thay đổi một số từ ngữ mộ t cách hợp lí. Có thể viết lại đoạn văn trên như sau: “(1) Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. (2) Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, sống hòa thuận hạnh phúc với cha mẹ, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời. (3) Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. (4) Còn Vân có nét đẹp đoan trang thùy mị. (5) Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. (6) Về tài thì nàng hơn hẳn Thúy Vân. (7) Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc”. Viết lại thế này thì chúng ta đã có một “văn bản” thống nhất, liên kết chặt chẽ. Câu (2) gắn kết được với câu (1) là do từ họ được dùng để thay thế cho Thúy Kiều và Thúy Vân. Câu (3) và câu (4) gắn kết được với câu (2) là do nó lần lượt triển khai cho những nét xinh đẹp tuyệ t vời ở câu (2). Câu (3) và câu (4) gắn kết được với nhau là nhờ từ còn. Nếu câu (3) nói về nét đẹp, thì các câu (5), (6) và (7) nói về tài và số phận của Kiều. Nên các câu này cũng gắn kết được với nhau. Vậy, để có thể trở thành văn bản thì một chuỗi câu hỗn độn đó phải có những sợi dây liên hệ chặt chẽ với nhau. Sợi dây đó chính là tính liên kết trong v ăn bản. “Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu – phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy.” (Theo [66; 19]) Không phải một sớm một chiều mà các nhà ngôn ngữ học đưa ra được khái niệm thống nhất nhau về sự liên kết. Liên kết là m ột hiện tượng dễ nhận biết, nhưng cách hiểu về liên kết cũng không hoàn toàn giống nhau ở các nhà nghiên cứu. Ở giai đoạn đầu, tính liên kết chủ yếu chỉ giới hạn ở những biểu hiện hình thức. Với cách hiểu như thế thì một chuỗi các câu có dấu hiệu liên kết với nhau về hình thức nhưng không cùng diễn đạt một nội dung nào vẫn được xem là một v ăn bản. Ta hãy cùng xem xét ví dụ sau: (1) Cắm bơi một mình trong đêm. (2) Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường. (3) Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm. (4) Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. (5) Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng. (6) Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc ở nước ta. (7) Nước ta bây giờ của ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm [66;20]) Câu (1) và câu (2) liên kết với nhau nhờ từ đêm. Câu (2) và câu (3) liên kết được với nhau nhờ từ (con) đường. Tương tự như vậy, câu (3) và câu (4) – từ xe; câu (4) và câu(5) – từ trăng; câu (5) và câu (6) – từ dãy (núi); câu (6) và câu (7) – từ nước ta. Về mặt hình thức, ta thấy các câu trên có sự liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng đó chỉ là liên kết thuần hình thức. Nhìn tổng thể cả đoạn văn trên, ta không thấy các câu phối hợp nghĩa với nhau một cách lôgic, bổ sung cho nhau để cùng thể hiện một nội dung. Nếu với cách hiểu một chuỗi các câu có dấu hiệu liên kết với nhau về hình thức nhưng không cùng diễn đạt một nội dung nào vẫn được xem là một văn bản thì không thể thuyết phục được. Ở giai đoạn hai, khi đã đi sâu vào tìm hiểu nhữ ng đặc trưng của văn bản, các nhà nghiên cứu ngày càng chú ý đến vai trò của liên kết ngữ nghĩa. Tuy nhiên, nếu liên kết ngữ nghĩa được xem xét tách biệt với liên kết hình thức thì sẽ dẫn đến sự tách rời hoàn toàn hình thức khỏi nội dung. Điều này lại càng khiến cho nhiều cái gọi là “phi văn bản” cũng sẽ trở thành văn bản. Ví dụ: Phải loại bỏ những cảm tính tùy tiệ n, phải đấu tranh thay đổi những nguyên tắc lỗi thời. Có thể sẽ thất bại, nói bao giờ cũng giỏi hơn làm. Làm có khi thành khi bại, tốt hơn không làm. Chúng ta phải cố tìm ra cách làm tốt nhất, không thất bại. Các câu trong ví dụ trên rõ ràng là có liên kết nhau về mặt nội dung, nhưng cũng khó để chúng ta chấp nhận nó là văn bản. Cũng nội dung ấy, nếu thêm vào các phương thức liên kết về hình thức thì nó sẽ rõ ràng, chính xác và chặt chẽ hơn nhiều: Phải loại bỏ những cảm tính tùy tiện, đồng thời cũng phải đấu tranh thay đổi những nguyên tắc lỗi thời. Có thể sẽ còn thất bại, vì nói bao giờ cũng giỏi hơn làm. Nhưng làm mà có khi thành [...]... tính liên kết Nhìn một cách khái quát, ta thấy rằng tính liên kết của văn bản có hai mặt: liên kết hình thức và liên kết nội dung Trong liên kết nội dung lại tách ra hai bình diện: liên kết chủ đề và liên kết lôgic (trong liên kết chủ đề lại có thể thực hiện theo hai cách: liên kết duy trì chủ đề và liên kết triển khai chủ đề) Chính việc phân biệt hai bình diện này của liên kết nội dung cho phép liên kết. .. đến liên kết trong thơ là người ta nghĩ ngay đến liên kết về mặt hình thức, đặc biệt là về mặt ngữ âm Đó là loại liên kết có thể tìm thấy ở tất cả các bài thơ, các thể thơ Sự liên kết này là liên kết “bề nổi” rất dễ nhận thấy Nhưng liên kết trong thơ không chỉ thuần hình thức như vậy Vì thế khi nghiên cứu liên kết trong thơ, phải chú trọng cả về hình thức lẫn nội dung Và có thể nói liên kết liên tưởng. .. Liên tưởng đồng chất Liên tưởng không đồng chất Liên tưởng Liên tưởng Liên tưởng Liên tưởng Liên tưởng Liên tưởng Liên tưởng bao hàm đồng loại định lượng định vị định chức đặc trưng nhân quả Tiếp theo, chúng tôi sẽ lần lượt đi vào từng kiểu liên tưởng trong mỗi nhóm 1.2.1 Liên tưởng đồng chất 1.2.1.1 Liên tưởng bao hàm Trong kiểu liên tưởng này, chủ tố và liên tố chỉ những đối tượng có quan hệ bao chứa... định chức, liên tưởng đặc trưng, liên tưởng nhân quả Theo cách phân loại của Trần Ngọc Thêm, có tất cả bảy kiểu liên kết liên tưởng Nhưng trong các tác phẩm thơ ca trong Sách giáo khoa Ngữ văn 12, chúng tôi không tìm thấy bài thơ hoặc đoạn thơ nào có sử dụng phép liên kết liên tưởng thứ bảy là liên tưởng định lượng Tuy nhiên, chúng tôi vẫn có thể tìm thấy kiểu liên tưởng này trong tác phẩm thơ ca khác... hát ân tình thủy chung (Tố Hữu, Việt Bắc) Đây được xem là một trong những đoạn thơ hay trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Đoạn thơ đã miêu tả vẻ đẹp của Việt Bắc vào các mùa trong năm Nó có thể được xem như là bức tranh tứ bình về thiên nhiên nơi này Tất nhiên, trong đoạn thơ này, Tố Hữu cũng đã vận dụng sự liên tưởng, đã dùng phép liên kết liên tưởng để liên kết các dòng thơ với nhau Mối quan hệ dễ nhìn... tính liên kết là chúng ta nhắc đến một đặc thù chỉ có ở cấp độ trên câu Có thể khái quát lại tính liên kết và các phương thức liên kết theo bảng tóm tắt sau: Bảng 1: Các phương thức liên kết Lặp L I Ê N Liên kết hình thức Từ vựng Ngữ pháp Ngữ âm Đối Thế đồng nghĩa Liên tưởng Tuyến tính Thế đại từ Tình lược (yếu/mạnh) Nối (lỏng/chặt) K Ế T Liên kết duy trì chủ đề Liên kết nội dung Liên kết chủ đề Liên kết. .. tự xem mình như là người ngoài thế cuộc, và như thế đã là như nước ở bầu rồi Nói đến những liên tưởng trong bài thơ này thì không chỉ có một, nhưng nói đến liên kết liên tưởng trong bài thơ thì theo chúng tôi, chỉ có liên kết liên tưởng đồng loại Trong bài thơ Thuật hứng II, ta cũng có thể thấy liên kết liên tưởng đồng loại như thế: Một cày một cuốc, thú nhà quê, Áng cúc lan chen vãi đậu kê Khách đến... một chút (Anh Đức, Hòn đất) Liên tưởng định chức là kiểu liên tưởng phong phú nhất của phép liên tưởng 1.2.2.3 Liên tưởng đặc trưng Liên kết liên tưởng theo quan hệ đặc trưng là sự liên tưởng giữa một tĩnh vật hoặc một hoạt động với dấu hiệu đặc trưng của nó Khi dấu hiệu làm chủ tố thì sự liên tưởng đặc trưng thiên về khía cạnh giải thích Khi dấu hiệu làm liên tố thì sự liên tưởng đặc trưng thiên về khía... Hình ảnh mà câu hai có được là kết quả hoạt động của những công cụ đã xuất hiện ở câu một Đây là bài thơ có hiện tượng liên kết phức gồm liên kết liên tưởng đồng loại, liên kết liên tưởng định chức và liên kết liên tưởng nhân quả Bài thơ Tự thán VII cũng có phương thức liên kết liên tưởng đồng loại Lọ chi tiên bụt, nhọc tầm phương? Được thú an nhàn ngày tháng trường Song có hoa mai, trì có nguyệt, Án... Đều hết làm tôi thánh thượng hoàng Liên kết liên tưởng đồng loại và liên tưởng bao hàm được thể hiện ở hai câu thơ đầu Giậu thưa thưa và giường thấp thấp là hai bộ phận thường thấy của nhà tranh vách đất ở làng quê, chúng có quan hệ ngang hàng nhau, nên liên kết liên tưởng ở đây vừa là liên tưởng đồng loại, vừa là liên kết liên tưởng bao hàm Nhân vật trữ tình trong bài thơ này không ai khác ngoài Nguyễn . kiểu liên kết liên tưởng. Đó là: liên tưởng bao hàm, liên tưởng đồng loại, liên tưởng định lượng, liên tưởng định vị, liên tưởng định chức, liên tưởng. đề liên kết liên tưởng và đặc điểm liên kết liên tưởng trong thơ. Ở chương hai và chương ba, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát liên kết liên tưởng trong