Thơ dịch từ thơ chữ Hán

Một phần của tài liệu Liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam (Trang 59 - 70)

TRUNG ĐẠI TIÊU BIỂU

2.3.2. Thơ dịch từ thơ chữ Hán

Chúng tôi vừa khảo sát các kiểu liên kết liên tưởng trên một số bài thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Khuyến. Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ khảo sát các kiểu liên kết liên tưởng trên một số

bài thơ viết bằng chữ Hán. Tuy nhiên, những văn bản mà chúng tôi tiếp cận không phải là những văn bản nguyên tác bằng chữ Hán mà là những văn bản đã được dịch.

Đầu tiên là bài thơ Yêu cây quất do Nguyễn Văn Tú dịch:

Yêu cúc cùng yêu sen, Mỗi người ưa mỗi mặt. Ta vốn tính yêu chung,

Đến già chỉ yêu quất. Yêu vì cay không tê, Yêu vì chua không gắt, Yêu vì ngọt khác đường,

Yêu vì đắng khác mật. Đã cho ta miếng ngon, Lại có công dã tật. Chẳng đua hương ngọt ngào, Chẳng chen nơi sầm uất. Vườn nhỏ từng sống quen, Hơi đông khó lòng nạt.

Quân tử hẳn anh này! Bọn thường khó đọ thật!

Kiểu liên kết liên tưởng thứ nhất là liên tưởng đồng loại. Các đối tượng có quan hệ ngang hàng nhau là cúc, sen, quất. Kiểu liên tưởng thứ hai là liên tưởng đặc trưng. Nguyễn Khuyến đã nêu ra các dấu hiệu điển hình đặc trưng của quất như: cay không tê, chua không gắt, ngọt khác đường, đắng khác mật, cho ta miếng ngon, có công dã tật, chẳng đua hương ngọt ngào, chẳng chen nơi sầm uất,…. Những dấu hiệu đó vừa là dấu hiệu đặc trưng của quất, lại vừa có thể xem là nguyên nhân mà tác giả đã lí giải cho tình yêu của mình đối với quất. Vậy cho nên, bài thơ vừa có kiểu liên tưởng đặc trưng, vừa có kiểu liên tưởng nhân quả. Trong các yếu tốđược xem là dấu hiệu đặc trưng của cây quất, ta thấy hai dấu hiệu cho ta miếng ngon, có công dã tật còn có thể xem như là chức năng điển hình của quất, cho nên ta cũng có thể xác định được ởđây có kiểu liên tưởng định chức. Ngoài ra, còn có kiểu liên tưởng định vị. Đối tượng được định vị ở đây chính là cây quất, không gian định vị cho nó là vườn nhỏ. Cũng có ý kiến cho rằng, nhà thơđã chơi chữđồng âm, nói lên nỗi lòng yêu cây quất là để bày tỏ thầm kín tình yêu đất nước mình. Tuy nhiên, điều đó lại không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này. Như vậy, ở bài thơ Yêu cây quất, ta đã xác định được hiện tượng liên tưởng phức với sự kết hợp của năm kiểu liên tưởng: liên tưởng đồng loại, liên tưởng

đặc trưng, liên tưởng định vị, liên tưởng nhân quả và liên tưởng định chức.

Bài thơ thứ hai dịch từ chữ Hán mà chúng tôi tìm hiểu là Mùa hè năm Nhâm Dần (1902) –

Lê Tư Thục dịch.

Hè này nóng khổ quá! Cỏ khô, đầm cạn cả. Lại thêm ngọn gió tây, Vật gì chẳng tàn tạ? Huống ta lại ốm nghèo, Tuổi gần kề bên mả,

Giếng không phải không trong, Uống vào mồ hôi vã.

Cơm không phải không canh, Ăn vào nuốt chẳng đã. Đứng lẻ cũng chơ vơ, Cời trần e suồng sã, Than ôi! Khổ trăm chiều! Sao lại còn nghiệt ngã?

Kiểu liên tưởng mà ta có thể dễ dàng xác định được đó là kiểu liên tưởng đặc trưng. Nhà thơ đang viết về mùa hè, trong đó, ông cũng đã nêu ra những dấu hiệu điển hình đặc trưng của mùa hè như cỏ khô, đầm cạn, ngọn gió tây. Những dấu hiệu điển hình tiếp theo ốm, nghèo, tuổi gần kề bên mả là dấu hiệu điển hình đặc trưng cho chính nhà thơ. Và ba dấu hiệu đó lại có quan hệ ngang hàng nhau nên giữa chúng có cả kiểu liên tưởng đồng loại. Cả ba đều là dấu hiệu đặc trưng điển hình cho tác giả và đồng thời chúng cũng lại là nguyên nhân của uống vào mồ hôi vã, ăn vào nuốt chẳng đã;

vậy nên chúng ta đã xác định được thêm một kiểu liên tưởng nữa, đó là liên tưởng nhân quả. Bài thơ Mắng cái răng do Hoàng Tạo dịch cũng là một bài thơđặc biệt thú vị, thú vịở nhan

đề, đề tài và ở cả cách thiết lập các kiểu liên kết liên tưởng .

Thuở trẻ tao mày thân thiết sao!

Miếng ăn miếng uống chẳng quên nhau. Tao nay già quện lại hay ốm,

Lỏng lẻo sao mày sắp bỏ tao. Muốn đi sao chẳng đi cho rảnh,

Bắt tội người ta nhăn nhó đau. Thôi cút! Không nên khua mép nữa, Như mày bực bội, đời thiếu đâu!

Theo chúng tôi nhận thấy, bài thơ này là một chuỗi các mối quan hệ nhân quả. Yếu tố này là nguyên nhân của kết quả kia, rồi đến lượt mình, kết quả kia lại trở thành nguyên nhân của kết quả

kế tiếp. Cụ thể, nguyên nhân đầu tiên là tao nay già quện lại hay ốm, chính nguyên nhân này dẫn

đến kết quả mày (cái răng) lỏng lẻo sắp bỏ tao; rồi đến lượt kết quả mày (cái răng) lỏng lẻo sắp bỏ tao lại trở thành nguyên nhân của kết quả tiếp theo là bắt tội người ta nhăn nhó đau. Ta có thể diễn giải chuỗi quan hệ nhân quả này theo một cách khác đơn giản hơn, vì già cả, đau ốm nên răng sắp rụng, vì răng sắp rụng nên gây ra đau nhức cho người già. Nhưng suy cho cùng, một chuỗi các quan hệ nhân quả đó lại là dấu hiệu điển hình đặc trưng cho tao nay già quện lại hay ốm. Vì vậy, trong bài thơ này, ta thấy có hai kiểu liên kết liên tưởng, đó là liên tưởng nhân quả và liên tưởng đặc trưng.

Có thể bài thơ Chuột đói do Dương Xuân Đàm dịch là bài thơ viết theo thể lục bát đầu tiên mà chúng tôi tìm hiểu. Đặc điểm thơ ca châm biếm đả kích của Nguyễn Khuyến là rất sâu xa, mang nhiều tầng nghĩa. Chúng tôi phải căn cứ vào cả nghĩa tường mình và nghĩa hàm ẩn của nó để xác

định các liên kết liên tưởng.

Bọn mi nương xó tường ta, Bấy lâu êm ả trong nhà không sao. Phải chi gạo kém thóc cao,

Bọn mi lục đục cắn nhau bao lần. Bọn mi nào phải bất nhân, Vì ta của để, của ăn không gì. Phải đâu riêng một bọn mi,

Vợ con ta cũng nhiều khi eo xèo. Có ăn kẻ mến người yêu,

Hết ăn tiếng ỷ tiếng eo rậm nhời. Xóm tây qua đã gặt rồi, Bọn mi sớm liệu mà rời sang ngay,

Để khi có chút nay mai, May ra ta được nằm dài nằm yên.

Kiểu liên kết liên tưởng thứ nhất là liên tưởng định vị. Không gian định vịởđây là xó tường,

đối tượng được định vị là lũ chuột đói; hành động được định vị là hành động lục đục cắn nhau bao lần, tiếng ỷ tiếng eo rậm nhời của lũ chuột đói. Chúng tôi xác định được kiểu liên kết liên tưởng là căn cứ vào nghĩa tường minh của bài thơ (nói về lũ chuột đói). Tuy nhiên, chủ đề tư tưởng của bài thơ lại nằm ở tầng nghĩa hàm ẩn, lũ chuột đói chính là bọn quan lại tham nhũng vơ vét của dân nghèo. Nói rộng ra, quan hệ định vị trong bài thơ này có thể xác định như sau. Xó tường là không

gian điển hình cho đời sống nghèo khó của nhân dân; không gian đó định vị cho bọn quan lại tham

nhũng bóc lột vơ vét trên sự nghèo khó của nhân dân; đồng thời cũng từ đó cũng nảy sinh những hành động của bọn quan lại lục đục cắn nhau bao lần, tiếng ỷ tiếng eo rậm nhời như lũ chuột đói. Từđó, ta cũng có thể suy ra rằng, những hành động đó cũng là dấu hiệu đặc trưng của bọn quan lại. Vậy nên, trong bài thơ trên có hai kiểu liên kết liên tưởng là liên tưởng định vị và liên tưởng đặc trưng.

Trong bài thơ Mua cá do Đỗ Ngọc Toại dịch cũng có kiểu liên kết liên tưởng định vị. Định vị ởđây là định vị trong không gian chừng hơn một mẫu ao, đối tượng được định vị là cá không th vẫn dồi dào.

Cá không phải thả vẫn dồi dào, Người giàu làm chủ lời hàng vạn,

Nhà khó mua về kiếm được bao? Gạo đắt đã khôn xoay đủ bữa, Nước sâu thêm lại gặp mưa rào. Giàu nghèo ai biết không do số, Đừng oán hờn chi, gắng sức vào.

Kiểu liên kết liên tưởng thứ hai là liên tưởng đồng loại. Hai đối tượng người giàu và nhà khó

có thể được xem là có quan hệ ngang hàng nhau, cùng để chỉ những lớp người trong xã hội. Chúng

đều là những cái riêng của cái chung là giàu nghèo ai biết không do số. Chúng tôi cũng nhận thấy trong bài thơ này còn có mối quan hệ nhân quả ở hai câu cuối. Vì giàu nghèo ai biết không do số

(nguyên nhân), nên dẫn đến kết quả mà tác giả muốn gửi gắm là đừng oán hờn chi, gắng sức vào.

Bài thơ là lời động viên chân thành của tác giả gửi đến những người chưa gặp may mắn, chưa trở

nên giàu có thì cũng đừng nên nản lòng hay oán trách mà phải cố gắng vượt lên trên hoàn cảnh, khắc phục khó khăn. Từ một chuyện tưởng chừng như đơn giản là mua cá nhưng tác giả đã khái quát lên thành một vấn đề mang giá trị nhân văn rất cao đẹp.

Tiếp theo lại là một bài thơ có nhan đề rất đơn giản, gần gũi và quen thuộc với bất cứ người Việt Nam nào xuất thân từđồng ruộng. Đó là bài thơ Xem gặt do Đỗ Ngọc Toại dịch.

Ngày hạ chang chang nắng kéo dài, Nhà nho mùa đến việc bời bời.

Đã e có thóc, nhà thêm nóng, Lại sợ không lương, bụng đói hoài. Tiếc củi, rơm thường vơ tận gốc,

Dọn kho, tường thấp chỉ ngang vai. Việc đời nếu cứ mong mà được, Thì thóc đầy nhà, gió khắp nơi.

Kiểu liên kết liên tưởng thứ nhất là liên tưởng định vị, định vị trong thời gian ngày hạ. Đối tượng được định vị trong thời gian đó là nhà nho; các sự vật được định vị là thóc, lương; các hành

động được định vị trong thời gian đó là những công việc đồng áng của ngày mùa vơ rơm, dọn kho.

Kiểu liên kết liên tưởng thứ hai là liên tưởng đặc trưng. Dấu hiệu điển hình đặc trưng cho mùa hạ là

nóng, gió. Như vậy, bài thơ này có hai kiểu liên kết liên tưởng. Đó là liên tưởng định vị trong thời gian (đối tượng được định vị là sự vật và hành động) và liên tưởng đặc trưng.

Ba chục năm trời cảnh vắng ta, Hồ Gươm dấu cũđã phai nhòa. Tranh tre khắp chốn thành lầu gác,

Kèn súng thâu đêm, bặt trúc tơ. Chiếc én tìm về quên lối cũ,

Đàn cò tối đậu lẫn sương mờ. Năm trăm năm cũ nơi văn vật, Còn sót hòn non một nắm tơ.

Ta có thể thấy trong bài thơ Hồ Hoàn Kiếm (Lê Tư Thục, Nguyễn Văn Tú dịch) các phép liên kết liên tưởng định vị (cả trong không gian và thời gian), liên tưởng đồng loại. Không gian

được định vịở đây là Hồ Gươm. Trong không gian ấy tồn tại các sự vật tranh tre, kèn súng, chiếc én, đàn cò. Những sự vật này có quan hệ ngang hàng nhau, không thể xác định được sự vật nào bao hàm các sự vật khác. Vì thế, giữa chúng có sự liên kết liên tưởng theo kiểu đồng loại.

Nếu không gian được định vị trong bài thơ này là Hồ Gươm, thì thời gian được định vịởđây là năm trăm năm cũ. Sự vật tồn tại, hay nói khác hơn là còn sót trong suốt quãng thời gian đó là hòn

non một nắm tơ. Căn cứ trên câu chữ của bài thơ thì ta thấy sự vật đó còn tồn tại, tuy nhiên, có thể

trong thực tế thì lại khác. Rất có thể nó chỉ tồn tại trong cái nhìn của một nỗi lòng mang nặng niềm hoài cổ của thi nhân, một nhà thơưu thời mẫn thế.

Chúng ta đã xác định được phép liên kết liên tưởng đồng loại và phép liên kết liên tưởng

định vị. Và chúng không phải là hai kiểu liên kết riêng biệt nhau mà tạo thành hiện tượng liên kết phức. Ta cũng có thể thấy được điều này trong bài thơĐêm ba mươi Tết (Đỗ Ngọc Toại dịch).

Hết đêm nay là hết năm,

Đã thành ông lão năm nhăm tuổi đầu. Mấy chòm tóc đã bạc phau. Lại thêm đôi mắt đỏ ngầu bấy nay. Tìm xuân, mai sẽ thấy ngay, Lo nghèo chỉ có đêm này tạm nguôi. Trước đèn nâng chén rốn ngồi, Một câu thơ vịnh kéo đôi năm liền.

Theo chúng tôi, giữa câu thơ đầu tiên và câu thơ thứ hai có mối quan hệ nhân quả, phương thức liên kết giữa chúng là liên kết liên tưởng nhân quả. Từ nguyên nhân hết năm mới dẫn đến kết quả thành ông lão năm nhăm tuổi. Để rồi từđó, mạch cảm xúc của bài thơ lại được tiếp diễn thông qua những dấu hiệu đặc trưng của một ông lão. Những dấu hiệu đó bao gồm chòm tóc đã bạc phau, đôi mắt đỏ ngầu. Đây cũng có thể được xem như bức chân dung tự họa của chính tác giả vậy. Bên cạnh những dấu hiệu bề nổi, dễ nhận thấy ở trên, người già còn có những dấu hiệu đặc trưng khác thuộc về đời sống nội tâm. Họ có những tâm tư, suy nghĩ do tuổi tác và hoàn cảnh sống chi phối. Một trong những tâm trạng dễ hiểu là tìm xuân, là hồi tưởng quá khứ, nhìn lại thời trẻ trung đã qua.

Đây là tâm trạng chung của hầu hết người già, riêng Nguyễn Khuyến, một con người gần như cảđời sống trong nghèo khó thì ông còn có thêm tâm tư khác, nỗi lo khác, nỗi lo nghèo. Như vậy, chúng tôi đã phân tích được phương thức liên kết liên tưởng đặc trưng, với những dấu hiệu bên ngoài và cả

những dấu hiệu thuộc về tâm trạng. Ngoài ra, đến câu kết thúc bài thơ, chúng tôi nhận thấy còn có phương thức liên kết liên tưởng định chức. Nhân vật trữ tình ởđây là một thi nhân thì việc một câu thơ vịnh trong khoảnh khắc đất trời như lắng đọng của đêm giao thừa cũng là điều hiển nhiên và đó có thể xem là chức năng điển hình của các thi nhân nho nhã thời xưa vậy. Nói đến chức năng điển hình nghĩa là ta đang nói đến phương thức liên kết liên tưởng định chức.

Trong thơ của Nguyễn Khuyến, không ít lần ta bắt gặp cảnh sống dân dã, bình dị của những con người thôn quê, hay cảnh sống điền viên thanh nhàn của một ẩn sĩ. Cảnh sống ấy gắn liền với với từng thửa ruộng, mảnh vườn. Bài thơ Vườn nhỏ (Đỗ Ngọc Toại dịch) là một trong những bài như thế.

Gió đâu lọt chốn thư phòng, Bên song hây hẩy, giấc nồng vừa tan.

Ống tay thoang thoảng mùi lan, Chén trà lóng lánh ánh lên mái hồi. Cóc vồ con kiến tha mồi,

Chim rình bọ ngựa đang ngồi bắt ve. Mảnh vườn cũng lắm thú ghê, Ghế bên ngồi nghĩ tỉ tê một mình.

Nhân vật trữ tình hiện lên trong bài thơ là một thi nhân, một ẩn sĩ với thú vui tao nhã, với lối sống bình dị, với cách thưởng ngoạn cảnh vật tưởng chừng nhưđơn giản nhưng hết sức tuyệt diệu. Tất cả những điều đó như đang ở trong một khu vườn tĩnh lặng, ở một thư phòng thanh tao. Thư

phòng thanh tao ấy được Nguyễn Khuyến miêu tả rất cụ thể, rất đẹp với song cửa hiu hiu gió thổi, với mái hồi phản chiếu lóng lánh ánh trăng, với một thi nhân vừa chợt tan giấc nồng đến bên ghế ngồi nghĩ tỉ tê một mình. Xét theo một khía cạnh khác, ta lại thấy mối quan hệ giữa thư phòng với

song cửa, mái hồi và ghế là mối quan hệ bao hàm giữa một cái toàn thể với cái bộ phận. Các câu thơ

chứa chúng có thể liên kết được với nhau là nhờ mối quan hệ này. Quan hệ bao hàm tạo nên phương thức liên kết liên tưởng bao hàm.

Thư phòng ấy, mảnh vườn ấy cũng chính là không gian đã được định vị trong bài thơ. Vậy, phương thức liên kết thứ hai mà ta xác định được trong bài thơ này là liên kết liên tưởng định vị. Trong không gian đã được định vịấy, có sự tồn tại của gió, mùi lan thoang thoảng; có sự tồn tại của

Chúng ta lần lượt xét từng chùm đối tượng đã tồn tại trong mảnh vườn ấy. Thứ nhất là gió và

mùi lan thoang thoảng. Hai sự vật này có quan hệ nhân quả với nhau. Vì có gió nên cả khu vườn

Một phần của tài liệu Liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)