HIỆN ĐẠI TIÊU BIỂU
3.1.3. Tập thơ Xuân như ý
Tập thơ Xuân như ý là cánh cửa mở rộng để thi nhân đưa tâm hồn mình vào địa hạt siêu tưởng, một cõi nhiệm màu bao trùm một thứ ánh sáng siêu thoát. Nhà thơ cảm thấy đất trời như mới mẻ hơn, tươi vui hơn, vạn vật nhưđược tái sinh. Một trong những bài thơ như thế là Ra đời, trong
đó có đoạn thơ sau đây:
Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc Rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác Rất phương phi trên cả anh hoa
Xuân ra đời…
Đọc đoạn thơ, ta thấy một nguồn lạc thú mới tự nhiên đến với thi nhân khi nỗi lòng không còn đắm đuối trần tục nữa. Không có một nguồn vui nào sánh nổi, thi nhân vừa nghe, vừa thấy, vừa ngửi và cũng vừa va chạm. Tất cả tri giác của thi nhân đều đã đi vào con đường sáng tạo. Tất cả
những điều đó được gắn kết với nhau bằng liên kết liên tưởng đặc trưng. Các câu thơ đầu là dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân. Những dấu hiệu đặc trưng như: cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc, trọng vọng, thơm tho, man mác, phương phi trên cả anh hoa xuất hiện, tức là xuân đã ra đời. Đến
đây, ta thấy Hàn Mặc Tửđã thổi vào thơ ca một hồn thơ mới đầy sức sống và tràn ngập tình yêu chứ
không còn đau đớn, điên loạn nữa.
Sự thay đổi trong tâm trạng của nhà thơ đã dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận cuộc sống. Cuộc sống vẫn rất kì diệu và tràn ngập nguồn thơm.
Tứ thời xuân! Tứ thời xuân nước non! Phút thiêng liêng nhuần gội ánh thiền quan. Thiên hạ bình, và trời tuôn ơn phước, Như triều thiên vờn lượn khắp không gian.
Lời thơ như tiếng kêu đầy sung sướng của Hàn Mặc Tử. Không sung sướng sao được khi nhà thơ tìm thấy một vùng ánh sáng huyền diệu có thể rọi tan được nỗi đau khổ của mình. Thi nhân thấy từđó phát ra hơi ấm cuộc đời và là điểm khởi đầu của cứu rỗi. Thi nhân cũng đã chỉ cho loài người cùng đi vào nguồn ánh sáng đó. Ánh sáng đó vờn lượn khắp không gian và là nguyên nhân khiến
thiên hạ bình. Theo đó, ta có thể thấy, trong đoạn thơ có phương thức liên kết liên tưởng đặc trưng và liên kết liên tưởng nhân quả. Đối tượng của liên kết liên tưởng đặc trưng là xuân non nước, nó có
những dấu hiệu đặc trưng là ánh thiền quang, thiên hạ bình và trời tuôn ơn phước. Trong đó, thiên hạ bình vừa là dấu hiệu đặc trưng, vừa là kết quả của xuân non nước.
Sự tinh khôi, trong trẻo của thiên nhiên, của đất trời còn được diễn tả trong bài thơ Xuân đầu tiên, dưới đây là một đoạn trích:
Mai này thiên địa mới tinh khôi, Gió căng hơi và nhạc lên trời.
Chim khuyên hót tiếng đầu tiên hết Hoa lá hồ nghi sự lạc đời,
Trái cây bằng ngọc vỏ bằng gấm, Còn mặt trời kia tợ khối vàng…
Ta có thể dễ dàng nhận nhà thơđã vẽ ra trong tưởng tượng một mùa xuân đầu tiên của vạn vật đang vươn mầm sống trên quả địa cầu mới lạ. Những tư tưởng cao siêu, thanh khiết đã tạo ra những lời thơ, những hình ảnh thanh khiết, cao siêu chỉ có thể có được trong thơ Hàn Mặc Tử mà thôi. Những hình ảnh đó là: gió căng hơi, nhạc lên trời, chim khuyên hót tiếng đầu tiên, hoa lá hồ nghi sự lạc đời, trái cây bằng ngọc, vỏ bằng gấm, mặt trời tựa khối vàng. Những hình ảnh đầu tiên có thể là những hình ảnh thật, nhưng càng về sau, những hình ảnh thơ càng trở nên siêu thực, đó là kết quả của trí tưởng tượng phong phú, của tâm hồn nhạy cảm trước vạn vật. Dù là thực hay siêu
thực thì những hình ảnh đó đều có quan hệ ngang hàng nhau, nên các câu thơ chứa chúng có liên kết với nhau theo kiểu liên tưởng đồng loại. Các hình ảnh đó đều là những phần bé nhỏ, những bộ phận của thiên địa mới tinh khôi trong câu thơđầu tiên. Vậy nên, liên kết giữa câu thơđầu và các câu thơ
sau là liên kết liên tưởng bao hàm. Chỉ có thiên địa mới tinh khôi mới chứa đựng những hình ảnh
đặc biệt đến thế. Mùa xuân đầu tiên này phải là một mùa xuân khác. Không còn là mùa xuân phảng phất ngày xưa trong làn nắng ửng khói mơ tan. Dường như thi nhân đã quá say sưa trong bầu không khí của cõi trời mới lạ, nên quên mất đường về. Đó là thế giới huyền diệu của tôn giáo. Thực tế thi nhân đã được giải thoát. Có thể ông đã quên hết đau đớn trên thể xác và cảm thấy tâm hồn được an
ủi sau đêm xuân cầu nguyện.
Đã no nê, đã bưa rồi, thế hệ
Của phương trai mê mẩn khíi thanh cao Phượng hoàng bay trong một tối trăng sao
Mà ánh sáng không còn khiêm nhượng nữa; Đương cầu xin lọc thơ ra đường sữa,
Ta ngất đi trong khoái lạc của hồn đau… Trên chín tầng điêu động cả trân châu…
Rõ ràng tâm hồn ông đã được giải thoát khỏi cuộc đời trần thế. Dấu hiệu đặc trưng của thế
giới trần tục là lọc thơ ra đường sữa, là một tối trăng sao, còn dấu hiệu đặc trưng của thế giới siêu
thực là khí thanh cao, phượng hoàng bay, ánh sáng không còn khiêm nhượng, khoái lạc trên chín tầng điêu động cả trân châu. Vậy, liên kết liên tưởng trong đoạn thơ này là liên kết liên tưởng đặc trưng. Ngoài ra, trong đoạn thơ còn có cả liên kết liên tưởng nhân quả. Chính thế giới siêu thực với những dấu hiệu đặc trưng đó đã khiến cho nhà thơ trở nên no nê, mê mẩn.
Trong đau khổ, thác loạn tâm hồn, thi nhân đã tìm về cõi đạo và kêu gọi phép tắc nhiệm màu của giáo lý để cứu rỗi. Hàn Mặc Tửđang dọn mình để lên đường về với Chúa. Đó là công việc sắp xếp hành trang trong tâm hồn của một người ngoan đạo. Thơ về Chúa, về đức mẹ đồng trinh là nguồn thơđặc biệt dự phần đáng kể trong thi ca Hàn Mặc Tử. Dưới đây là một đoạn trích trong bài thơ Thánh nữđồng trinh Maria:
Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp, Khói nghiêm trang sẽ dâng lên tràn ngập Cả hàn giang cả màu sắc thiên không Lút trí khôn và ám ảnh hương lòng.
Cả bài thơ Thánh nữđồng trinh Maria đều tràn ngập trong màu sắc tôn giáo. Đọc đoạn thơ
trên, ta thấy Hàn Mặc Tử nhưđang không còn trong thế giới thực tại nữa mà đã trở về với một thế
giới khác, ởđó có Chúa, có Thánh nữ đồng trinh. Đó là thế giới siêu thực, thế giới của đức tin và Hàn Mặc Tửđã tự mình đắm chìm trong thế giới ấy. Liên kết liên tưởng trong đoạn thơ này là liên kết liên tưởng nhân quả. Nguyên nhân là thắp hai hàng cây bạch lạp, kết quả là khói nghiêm trang
sẽ dâng lên tràn ngập cả hàn giang cả màu sắc thiên không. Giờ đến lượt mình, kết quả đó lại là nguyên nhân của kết quả tiếp theo. Nó đã làm cho nhà thơ lút trí khôn và ám ảnh hương lòng. Liên
kết liên tưởng thứ hai là liên kết liên tưởng bao hàm. Trí khôn và hương lòng đều là những phần không thể thiếu của mỗi người, của thi nhân. Giờđây, chúng đã không còn là của riêng nhà thơ nữa mà đã là của tôn giáo, của đức mẹđồng trinh.
Trong quá trình khảo sát các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ Hàn Mặc Tử, chúng tôi đã chọn trích khoảng mười lăm đoạn từ những bài thơ khác nhau của ba tập thơ: Gái quê, Thơ điên và Xuân như ý và xem chúng như từng văn bản riêng lẻ để phân tích các phương thức liên kết liên tưởng. Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng 6 dưới đây.
Bảng 6: Thống kê phương thức liên kết liên tưởng trong thơ Hàn Mặc Tử
Kiểu liên tưởng Gái quê Thơđiên Xuân như ý Tổng cộng
LT bao hàm 2 1 2 5 – 11,8% LT đồng loại 0 3 1 4 – 9,42% LT định lượng 0 0 0 0 – 0 % LT định chức 0 1 0 1 – 2,37% LT định vị 3 0 0 3 – 7,15% LT đặc trưng 6 4 3 13 – 30,85% LT nhân quả 7 6 3 16 – 38,41% 42
Từ bảng thống kê trên đây, chúng tôi nhận thấy trong các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ Hàn Mặc Tử, phương thức liên kết liên tưởng nhân quả có ưu thế nhất với tần số xuất hiện
là 16/42, chiếm tỉ lệ 38,41% trên tổng số các phương thức liên kết liên tưởng; phương thức liên kết liên tưởng định lượng là phương thức hạn chế nhất, không có trường hợp nào. Tiếp theo là các phương thức liên kết liên tưởng theo tần số xuất hiện lần lượt từ cao đến thấp như sau: liên tưởng
đặc trưng (13 – 30,85%), liên tưởng bao hàm (5– 11,8%), liên tưởng đồng loại (4 – 9,42%), liên tưởng định vị (3 – 7,15%) và liên tưởng định chức (1 – 2,37%).
Theo Hàn Mặc Tử, thơ phải làm cho người ta say, thơ là tình cảm ở nồng độ mãnh liệt, là cảm giác phát triển toàn vẹn. Trong lời tựa Thơ điên, Hàn Mặc Tử đã viết: “Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng lệ, bằng máu, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu. Tôi vui, buồn, giận, hờn đến gần đứt sự sống...”. Thơ Hàn Mặc Tử là sự giằng xé của một con người khát yêu, khát sống, có khả năng giao lưu, trò chuyện với mây, gió, trăng, sao,… bằng những tình cảm chói sáng nhất, ngây ngất nhất, dâng hiến trọn vẹn nhưng lại là kẻ bất hạnh nhất, cô quạnh nhất. Hàn Mặc Tử có một nguồn lực cảm thụ rất đặc biệt, vì thế mà thế giới trong thơ ông gắn với những hình ảnh siêu thực. Cái thực và cái ảo vốn nằm sẵn trong bản thân con người ông, Hàn Mặc Tử luôn luôn phân thân, mộng mị và hoang tưởng. Ông đã tìm cho mình ngôn ngữ phù hợp với những hình ảnh mê sảng, kì dị mà lộng lẫy. Một đặc điểm khác trong thơ Hàn Mặc Tử là thường có yếu tố gợi tình. Nó len lỏi vào nhiều câu thơ, có khi thể hiện ra bằng từ ngữ, có khi lại là những hình
ảnh ẩn dụ, tượng trưng. Dấu ấn của thơ Hàn Mặc Tử là một trái tim cuồng nhiệt, kháo khát yêu
đương, khao khát sống; là một bút pháp tài hoa, táo bạo. Cái hay, cái độc đáo của thơ Hàn Mặc Tử
còn là sự liên tưởng, sự mở rộng nhiều chiều của thời gian và không gian.
3.2. Liên kết liên tưởng trong thơ Chế Lan Viên
Để khảo sát các liên kết liên tưởng trong thơ Chế Lan Viên, chúng tôi đã chọn mười lăm bài thơ, trong đó có các bài thơ trích từ tập thơĐiêu tàn, từ thơ tình và một số bài thơ khác.