HIỆN ĐẠI TIÊU BIỂU
3.2.3. Những bài thơ khác
Chế Lan Viên là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Đề tài thơ của ông của thường gắn liền với những hình ảnh của cuộc chiến, với những khoảnh khắc yên bình, những khát vọng tự do cho đất nước, cho dân tộc. Bài thơ Bom và trăng là một trong những bài như
thế.
Thức dậy vì tiếng bom Bỗng gặp đêm trăng sáng Chói lòa trên song vắng Chói nửa màn em nằm.
Cảđêm trăng sáng rỡ Chỉ màu trăng là có
Còn chiến tranh là không.
Bài thơ là một chuỗi các câu có quan hệ nhân quả, phương thức liên kết liên tưởng dễ nhận thấy nhất là liên kết liên tưởng nhân quả. Chúng ta hãy cùng phân tích các đối tượng, các sự vật hoặc hành động trong chuỗi quan hệ nhân quả đó. Thứ nhất là hành động thức dậy, hành động này là kết quả của nguyên nhân là tiếng bom; đến lượt mình, hành động thức dậy lại là nguyên nhân của hành động thứ hai là hành động gặp đêm trăng sáng. Tương tự như vậy, đêm trăng sáng lại có thể là nguyên nhân của các hình ảnh chói lòa trên song vắng, chói nửa màn em nằm. Tuy nhiên, các hình
ảnh đó, ta có thể xem là kết quả của đêm trăng sáng hay cũng có thể xem là đặc trưng của nó. Nên ta có thể xem giữa chúng vừa có liên kết liên tưởng nhân quả và cũng có thể xem giữa chúng có liên kết liên tưởng đặc trưng. Vậy nên, trường hợp này là trường hợp liên kết phức. Tựa đề bài thơ là hai hình ảnh sóng đôi nhau bom và trăng, thế nhưng bài thơ khép lại chỉ còn ánh trăng tràn ngập khắp không gian. Phải chăng đó chính là khát vọng hòa bình, là niềm tin, niềm lạc quan của người chiến sĩ cách mạng dù trong bom đạn khốc liệt của chiến tranh vẫn giữ cái nhìn tràn đầy cảm giác lãng mạn và tin tưởng?
Dù trong hoàn cảnh nào, nhà thơ vẫn dành chút lòng mình cho thơ ca, dành những cảm xúc vừa thật vừa hư để cảm nhận về chính thơ ca của mình. Những cảm nhận ấy được tác giả bày tỏ
trong bài thơ Thơ ta mất trinh.
Và những hồn, và những tim, và những phách Và những Ta ràn rụa đã tuôn trào
Ngày mai rồi phô phang trên cổ sách Rồi chán chường trong sóng mắt xôn xao. Quăng bút xuống, xé tan ngay mảnh giấy Riết lấy đầu giữ chặt chút hồn thơ
Cho Thanh cao ôm chặt những niềm mơ Cho ý tưởng nằm im trong Trinh Tiết Như hồn ma lịm đi trong cõi Chết.
Như ta đã biết, thơ ca là tiếng nói của trái tim, của tâm hồn trong mỗi nhà thơ. Nhắc đến thơ
ca Chế Lan Viên là nhắc đến những hồn, những tim, những phách; nhắc đến những xúc cảm ràn rụa tuôn trào; nhắc đến những hồn thơ, những niềm mơ, những ý tưởng. Những yếu tố đó chính là dấu hiệu đặc trưng của thơ Chế Lan Viên. Hay chúng ta cũng có thể coi đó là các phương tiện, các công cụđặc biệt để ông sáng tác thơ ca. Đây cũng là trường hợp của hiện tượng liên kết phức. Những yếu tố đó vừa là những yếu tố của phương thức liên kết liên tưởng đặc trưng vừa là những yếu tố của phương thức liên kết liên tưởng định chức. Bên cạnh những công cụđặc biệt đó, công việc sáng tác thơ ca còn cần đến những công cụ rất bình thường như bút, giấy. Đây cũng là những yếu tố trong phương thức liên kết liên tưởng định chức. Ngoài ra, trong bài thơ này còn có cả liên kết liên tưởng
định vị. Không gian tồn tại của những tác phẩm thơ là trên cổ sách. Trong bài thơ này có các phương thức liên kết liên tưởng như liên tưởng đặc trưng, liên tưởng định chức và liên tưởng định vị.
Cùng với những suy tưởng về thơ ca, Chế Lan Viên cũng có vần thơ chiêm nghiệm về cuộc
đời đã qua, về Tuổi thơ của mình.
Nhưđàn ngựa rừng không ai chăn dắt Tuổi thơ lẩn quất
Như mùi hương khó bắt
Tuổi thơ như bức tranh lắm màu ngày tết Những bức tranh hồđiệp bây giờ ai treo đâu?
Phương thức liên kết liên tưởng chủ yếu trong bài thơ này là liên kết liên tưởng đặc trưng. Tác giảđã nêu lên những dấu hiệu đặc trưng của tuổi thơ bằng những cảm nhận riêng của mình, đó là tuổi thơ tan tác như cò, vạc, ngựa rừng; tuổi thơ lẩn quất như mùi hương khó bắt; như bức tranh lắm màu ngày tết bây giờ ai treo đâu. Theo chúng tôi, bài thơ này còn có cả liên kết liên tưởng đồng loại. Những yếu tố xem có thể được có quan hệ ngang hàng nhau là cò, vạc, ngựa rừng. Đọc bài thơ, ta có cảm nhận tuổi thơ trong tâm tưởng của Chế Lan Viên không được may mắn, không được trọn vẹn. Có phải chăng, đó chính là tiền đề của một hồn thơĐiêu tàn ở chàng trai mười bảy tuổi Chế Lan Viên?
Như bao nhà thơ khác, Chế Lan Viên cũng có những giờ phút mang vào trong thơ mình những nỗi niềm hoài cổ. Côn Sơn là một trong những bài thơ như thế.
Côn Sơn thơm mùi hoa đại
Thơm từ thời Nguyễn Trãi đến thời ta Giữa trưa nắng trắng ngời chân núi
Như oan khiên lọc rồi nay đã kết thành hoa.
Mạch cảm xúc chính của bài thơ này là cuộc đời oan khiên của Nguyễn Trãi, một nhân vật lịch sử mà tên tuổi của ông phần lớn gắn liền với địa danh Côn Sơn này. Ta có thể thấy hai phương thức liên kết liên tưởng trong bài thơ này là liên kết liên tưởng định vị và liên kết liên tưởng đặc trưng. Không gian được định vị trong bài thơ là Côn Sơn, thời gian được định vị là giữa trưa nắng,
những dấu hiệu đặc trưng ởđây là những dấu hiệu đặc trưng của hoa đại, đặc trưng cho đại thi hào Nguyễn Trãi. Trong không gian đã được định vịấy, có sự tồn tại của mùi hương, của nắng và của
hoa. Hoa đại được miêu tả bằng những dấu hiệu đặc trưng như thơm lâu thơm từ thời Nguyễn Trãi đến thời ta, như giữa trưa nắng trắng ngời chân núi. Đó là vừa là dấu hiệu đặc trưng của hoa đại, nhưng đồng thời cũng là đặc trưng cho vẻ đẹp tâm hồn Ức Trai. Bài thơ là sự đồng cảm, sự trân trọng của Chế Lan Viên với bậc tiền nhân Nguyễn Trãi, đồng cảm với những oan khiên thảm khốc mà Nguyễn Trãi phải gánh chịu, trân trọng với vẻ đẹp tâm hồn trong sáng và cốt cách thanh tao của
Ức Trai.
Bên cạnh hình ảnh hoa đại mà chúng ta vừa tìm hiểu, khi viết về vẻ đẹp tâm hồn của con người, Chế Lan Viên cũng đã từng mượn hình ảnh của hoa sen, cụ thể trong bài thơ Sen Huế.
Ngỡ như mùa hạ Huế chờ anh Mượn ai tà áo bay màu lụa Bọc lấy mùi hương ấy để dành.
Bài thơ này cũng vận dụng phương thức liên kết liên tưởng định vị. Không gian định vị trong bài thơ này là cổ thành Huế. Trong không gian đó có sự tồn tại của hoa sen, của người thiếu nữ hiện thân trong tà áo bay màu lụa. Bên cạnh đó, còn có phương thức liên kết liên tưởng đặc trưng, đặc trưng của hoa sen, đặc trưng của con người xứ Huế. Hoa sen được miêu tả bằng những dấu hiệu đặc trưng của nó như trắng muốt, ngát mùi hương. Người thiếu nữ xứ Huếđược miêu tả thông qua dấu hiệu đặc trưng là tà áo bay màu lụa. Những dấu hiệu cho hoa, cho người ấy, đồng thời cũng lại là dấu hiệu đặc trưng cho cả xứ Huế vốn dĩ rất nên thơ, dịu dàng và thanh tao.
Bài thơ Hoa gạo son sẽ là bài thơ khép lại phần tìm hiểu về các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ ca Chế Lan Viên.
Đứng ngã ba đường cây gạo son Người tình nhân đỏ chói môi hôn
Xe ta qua mãi mà không dứt Chiều tối màu son đỏ chói hồn.
Phương thức liên kết liên tưởng dễ dàng nhận thấy trong bài thơ này là phương thức liên kết liên tưởng định vị. Không gian định vị là ở ngã ba đường. Ởđó có tồn tại cây hoa gạo. Cây hoa gạo
được miêu tả với dấu hiệu đặc trưng của nó là màu son đỏ chói.
Trên đây, chúng tôi đã tìm hiểu các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ của Chế Lan Viên. Trong quá trình phân tích các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ ông, chúng tôi đã khảo sát những bài thơ trong tập thơĐiêu tàn, những bài thơ tình và những bài thơ khác. Trong đó, chúng tôi chọn khoảng mười lăm đoạn thơ bất kì và xem chúng như từng văn bản riêng lẻ để phân tích các phương thức liên kết liên tưởng. Kết quả khảo sát được chúng tôi trình bày trong bảng 7 dưới đây.
Bảng 7: Thống kê phương thức liên kết liên tưởng trong thơ Chế Lan Viên
Kiểu liên tưởng Điêu tàn Thơ tình Các bài thơ khác Tổng cộng
LT bao hàm 0 1 0 1 – 2,5% LT đồng loại 0 0 1 1 – 2,5% LT định lượng 0 1 0 1 – 2,5% LT định chức 0 0 1 1 – 2,5% LT định vị 3 4 4 11 – 28,3% LT đặc trưng 3 2 6 11 – 28,3% LT nhân quả 8 4 1 13 – 33,4% 39
Từ bảng thống kê trên đây, chúng tôi nhận thấy trong các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ Chế Lan Viên, phương thức liên kết liên tưởng nhân quả có ưu thế nhất với tần số xuất hiện là 13/39, chiếm tỉ lệ 33,4% trên tổng số các phương thức liên kết liên tưởng. Tiếp theo là các phương thức liên kết liên tưởng lần lượt có tần số xuất hiện từ cao đến thấp như sau: liên tưởng đặc trưng, liên tưởng định vị (11– 28,3%); liên tưởng định chức, liên tưởng bao hàm, liên tưởng đinh lượng và liên tưởng đồng loại với số lượng và tỉ lệ bằng nhau (1 – 2,5%).
Như ta đã biết, Chế Lan Viên là nhà thơ mà tài năng phát triển từ rất sớm. Trong các tác phẩm của mình, ông đều hướng về những vần đề rất lớn của đời sống con người mang ý nghĩa triết học sâu xa hoặc những đề tài liên quan đến vận mệnh của một đời người, một dân tộc. Chế Lan Viên chinh phục người đọc bằng một trí tuệ thông minh và cái nhìn sắc sảo. Thế giới trong thơ ông là một thế giới đa dạng, muôn màu, nhiều biến hóa. Trong thơ ông luôn có hai loại hình ảnh: một loại có tính chất hiện thực và một loại có tính chất ẩn dụ, tượng trưng. Loại thứ hai này mới là những gì tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Hầu hết hình ảnh trong thơ ông đều tồn tại dưới dạng biểu tượng, tượng trưng, khái quát. Nói đến thơ Chế Lan Viên là nói đến thơ của hệ
thống những ẩn dụ, những biểu tượng. Thơ ông không nghiêng về miêu tả bề mặt hiện tượng hay giải thích hiện thực mà mọi đề tài đều được ông chiếu sáng từ chiều sâu, qua những nhân quả và đối lập.
Thơ Chế Lan Viên mang chất trí tuệ và vẻ đẹp triết lí. Huy động mạnh mẽ năng lực trí tuệ, thơ ông rất giàu chất triết lí. Có khi nó tồn tại thấp thoáng trong đoạn thơđể rồi hiện ra bất ngờ như
sự thăng hoa của tư tưởng, sự phát hiện và đúc kết chân lí. Nhờ triết lí mà cái quen thuộc bỗng được lạ hóa, cái cảm thấy bỗng được nhận ra, để người đọc thấy giàu thêm về nhận thức và cảm xúc. Một nét đặc sắc khác trong phong cách Chế Lan Viên là sự phong phú, đa dạng và đầy biến hóa của hình tượng thơ. Nhờ sự sắc bén của trí tuệ và năng lực tưởng tượng mạnh mẽ, ông đã thực hiện được công việc khó khăn của thơ như cách nói của ông là vực sự sống ba chiều, lên trang thơ hai mặt phẳng. Những chi tiết hiện thực của đời sống vào thơ ông bao giờ cũng được hóa thân thành hình thượng thơ giàu mỹ cảm, hàm chứa tư tưởng. Hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên mở rộng trường liên tưởng, giàu tính khái quát và tượng trưng. Hiện thực vào thơ ông như được lọc qua tấm kính ngũ
sắc, mới lạ hơn và có một sức hấp dẫn riêng.
3.3. Liên kết liên tưởng trong thơ Xuân Quỳnh
Để khảo sát các liên kết liên tưởng trong thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi chọn khoảng hai mươi bài thơ. Trong đó có các bài thơ tình và một số bài thơ khác. Do thơ Xuân Quỳnh là những bài thơ
luôn dạt dào cảm xúc, yêu thương nồng nàn và mãnh liệt, nên hầu hết là khá dài. Do đó, để phù hợp với dung lượng của luận văn, chúng tôi chỉ trích dẫn một vài đoạn thơ tiêu biểu để tìm hiểu, chứ
3.3.1. Thơ tình
Đây là một trong đề tài thơđặc sắc của Xuân Quỳnh. Nhắc đến thơ Xuân Quỳnh là nhắc đến một hồn thơ phụ nữ hồn hậu, chân thành, da diết và cũng rất đắm say trong tình yêu. Tình yêu là nguồn cảm xúc vô tận cho thơ ca của bà.
Mởđầu là bài thơ Sóng.
Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ
Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm hồn người con gái đang yêu, “em” là cái tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng và em tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc lại hòa nhập để nói lên những phương diện phong phú, phức tạp, nhiều mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu.
Đoạn thơ vừa trích dẫn đã nêu lên những dấu hiệu đặc trưng của con sóng, hay nói khác hơn là những đặc trưng, những phương diện khác nhau của tình yêu. Nói đến những dấu hiệu đặc trưng, nghĩa là ta đang nói đến phương thức liên kết liên tưởng đặc trưng. Sóng có những dấu hiệu rất riêng, có lúc đối lập nhau nhưng lại thống nhất. Đó là dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ, sóng tìm ra tận bể. Tình yêu, nỗi khát vọng tình yêu luôn bồi hồi trong trái tim của những người trẻ tuổi. Giữa sóng và em có mối liên hệ khắng khít với nhau, đặc trưng của sóng cũng là những đặc trưng của tình yêu trong trái tim em. Và đoạn thơ có sự liên kết chặt chẽ với nhau một phần lớn là do phương thức liên kết liên tưởng đặc trưng. Ngoài ra, còn có phương thức liên kết liên tưởng định vị,
định vị trong thời gian. Và ởđây là cả một khoảng thời gian dài từ ngày xưa và đến cả ngày sau. Thơ Xuân Quỳnh có những nỗi niềm khao khát rất nữ tính và cũng có cả những phút giây ngậm ngùi, nuối tiếc, luyến lưu khi phải xa cách nhau. Đọc bài thơ Sân ga chiều em đi, chúng ta sẽ
thấy rõ điều này.
Sân ga chiều em đi
Mênh mang màu nắng nhạt Bụi bay đầy ba lô
Bụi cay xè con mắt Sân ga chiều em đi Gạch dưới chân im lặng
Bóng anh in thành tàu Tóc anh xòa ngang trán Sân ga chiều em đi Bàn tay da diết nắm Vừa thoáng tiếng còi tàu
Lòng đã Nam đã Bắc.
Những luyến lưu, nuối tiếc, những hình ảnh đẹp trong đoạn thơ trên đều đã được định vị
trong một không gian rất đặc trưng của buổi chia tay là sân ga, trong một thời gian rất ngậm ngùi và da diết buồn, đó là buổi chiều. Những sự vật, sự việc, hành động tồn tại trong không gian và thời gian ấy cũng là những biểu hiện cho một buổi tiễn đưa. Chẳng hạn như màu nắng nhạt, bụi cay xè mắt, gạch im lặng, ba lô, tiếng còi tàu; có bóng anh, có tóc anh xòa ngang trán, có bàn tay da diết nắm và có em đi. Thời gian và không gian trong bài thơ, những hình ảnh, cử chỉ,… đều thể hiện tâm trạng ngậm ngùi đưa tiễn. Đó cũng là một trong những minh chứng cho tình yêu trong thơ Xuân