HIỆN ĐẠI TIÊU BIỂU
3.1.2. Tập thơ Thơ điên
Bắt đầu từ đau thương, tình cảm trong thơ Hàn Mặc Tử đã chuyển sang một thế giới khác – thế giới của người sắp chết đang thèm thuồng sự sống. Dưới đây là một đoạn trong bài thơĐôi ta.
Cứ nhắm mắt, cứ yêu nhau như chết, Cứ sảng sốt, tê mê và rũ liệt,
Vỡ toang ra từng mảnh, cả không gian, Cả thời gian, tự tạo thiên lập địa Đều trôn trạo, điều hòa và xí xóa, Thành hư không như tình ái đôi ta…
Phương thức liên kết liên tưởng thứ nhất trong đoạn thơ trên là liên kết liên tưởng đặc trưng.
Ở hai câu đầu, Hàn Mặc Tử đã nêu ra những dấu hiệu đặc trưng của tình yêu, của những kẻ đang yêu, của đôi ta. Những dấu hiệu đó là: cứ nhắm mắt, yêu nhau như chết, sảng sốt, tê mê và rũ liệt,
và cuối cùng là hư không. Trong đoạn thơ trên, qua cảm nhận đặc biệt của tác giả, còn có dấu hiệu
đặc trưng của địa cầu, của không gian và thời gian. Địa cầu thì đang vỡ toang ra từng mảnh, không gian và thời gian thì đều trộn trạo, điều hòa và xí xóa. Thi nhân cảm thấy như bầu vũ trụ trước mặt mình không còn là gì nữa cả. Sự sống bao giờ cũng đưa tình cảm con người nhìn về tương lai, nhưng với nhà thơ, tương lai là hố thẳm, là một cõi hư vô. Vì thế cho nên, với nhà thơ, sự sống cũng không còn cần thiết nữa. Não cân, máu huyết là mạch sống của con người, nhưng thi nhân lại muốn nó trào ra, quay cuồng theo lời thơ, để cho cơ thể phải mê man mà chết điếng đi.
Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút; Mỗi lời thơđều dính não cân ta. Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt; Như mê man chết điếng cả làn da.
Đây là những câu thơ trong bài thơ Rướm máu. Liên kết liên tưởng chủ yếu trong đoạn thơ
này là liên kết liên tưởng nhân quả. Vì hồn trào đầu ngọn bút, nên mỗi lời thơđều dính não cân ta,
nên nét chữ quay cuồng như máu vọt, nên mê man, chết điếng. Chúng ta không thể nào không cảm giác được sự thèm thuồng của thi nhân đối với cuộc sống. Trong niềm tha thiết ấy, thi nhân đã đem cả máu óc ra để gào thét. Hay nói cách khác, thi nhân đã đem cả sức mình quờ quạng, bám víu ý sống trong cõi chết. Ước muốn hồn trào ra đầu ngọn bút, có phải chăng chính là ước muốn được sống hết mình với thi ca, với cuộc đời?
Những năm cuối đời của Hàn Mặc Tử là thời gian ông sống trong điên loạn, thể xác đau đớn, linh hồn phiêu diêu, hồn lìa khỏi xác.
Hồn mất xác, hồn cười nghiêng ngả, Và kêu rên thảm thiết khắp bao la.
Thi nhân muốn đưa mình ra ngoài thể xác con người, nhưng vẫn cứ ám ảnh mãi với hình hài bệnh hoạn. Liên kết liên tưởng trong hai câu thơ trên là liên kết liên tưởng nhân quả. Vì hồn mất xác, nên hồn cười nghiêng ngả và kêu rên thảm thiết. Hồn vui khi lìa khỏi xác, rồi hồn lại kêu rên thảm thiết khi xót thương cho mình. Cảm giác xót thương đó chính là cảm giác của thi nhân đối với chính bản thân mình, là sự ám ảnh vì thi nhân cho rằng thể xác mình không còn lành mạnh, sạch sẽ
và sẽ bị hủy diệt. Hai biểu hiện khác nhau của hồn là kết quả của hồn lìa khỏi xác, hai câu thơ liên kết được với nhau là do phương thức liên kết liên tưởng nhân quả. Ngoài ra, giữa chúng còn có liên kết liên tưởng đồng loại vì hồn và xác là hai phương diện không thể thiếu của mỗi con người.
Thi nhân muốn hồn lìa khỏi xác, rồi lại bắt hồn phải vương vấn thể xác. Sự lẩn quẩn ấy, đưa nhà thơđến trạng thái mơ hồ, mất hẳn nhận định sáng suốt, để rồi phải tự thốt ra câu hỏi: hồn là ai?
Hồn là ai? Là ai? Tôi chẳng biết, Hồn theo tôi như muốn cợt tôi chơi. Môi đầy hương tôi không dám ngậm cười
Hồn vội mớm cho tôi bao ánh sáng…
Liên kết liên tưởng thứ nhất trong đoạn thơ trên là liên kết liên tưởng đồng loại. Hai đối tượng của liên kết liên tưởng này là hồn và nhà thơ. Lẽ ra mối quan hệ giữa chúng là quan hệ bao hàm, vì hồn và xác là hai phương diện của mỗi con người. Nhưng trong đoạn thơ trên, nhà thơđã không còn đủ minh mẫn để nhận ra đó là hồn của mình. Ông đã xem hồn và mình là hai cá thể tách rời nhau, có quan hệ ngang hàng nhau, nên liên kết liên tưởng giữa hồn và nhà thơ là liên kết liên tưởng đồng loại. Liên kết liên tưởng thứ hai trong đoạn thơ trên là liên kết liên tưởng định chức. Các yếu tố của liên kết liên tưởng này là môi, mớm và ánh sáng. Hàn Mặc Tử đã xem ánh sáng như
một nguồn thức ăn vô tận của mình. Sự tưởng tượng độc đáo và kì diệu ấy không thể có được
ở những người khác trong điều kiện bình thường của cuộc sống. Nhà thơ dường nhưđang điên loạn trước hoàn cảnh thực tại của mình.
Ngoài những tiếng rên siết với hồn, với trăng, với máu,… Hàn Mặc Tử còn tha thiết, đau
đớn, hờn dỗi với tình yêu. Người tình bấy lâu nay bị ngăn cách, thi nhân vẫn mơ tưởng đến bóng dáng ấy và nuôi ước vọng chung đôi. Nhưng đó chỉ là ảo mộng, nên nhà thơđã phải muôn năm sầu thảm.
Nghe hơi gió ôm ngang lấy gió, Tưởng chừng như trong đó có hương Của người mình nhớ mình thương… Nào hay gió tạt chẳng vương vấn gì
Liên kết liên tưởng trong đoạn thơ này là liên kết liên tưởng nhân quả. Nguyên nhân là nghe
hơi gió, tưởng chừng như trong đó có hương của người mình nhớ mình thương. Kết quả của nguyên nhân đó là ôm ngang lấy gió. Thật ra, hành động đó cũng chỉ là hành động trong tưởng tượng của nhà thơ mà thôi. Cái mới lạ, độc đáo trong thơ Hàn Mặc Tử chính là ởđiểm này. Chỉ có Hàn Mặc Tử mới có sự liên tưởng phi thường như thế.
Nguồn an ủi của thi nhân là tình yêu. Nhưng khi đã bị ngăn cách thì tình yêu trở thành tình hận. Thi nhân đã mượn mối hận ấy để rên siết cho vơi nỗi đau đớn của lòng mình. Tất cả nỗi niềm
đau đớn ấy, thi nhân đã gửi vào Trường tương tư qua một thời nhớ nhung chua xót:
Hiểu gì không ý nghĩa của trời thơ
Của hương hoa trong trăng nhờn nhợt bẩy, Của lời câm vì sao áy náy,
Hiểu gì không em hỡi! Hiểu gì không?
Có phải chăng nhà thơ muốn bảo người yêu đừng hiểu qua lời thơ mà hiểu qua ý nghĩa của sự im lặng? Liên kết liên tưởng trong đoạn thơ này là liên tưởng đồng loại. Các yếu tố của liên kết liên tưởng này là trời thơ, hương hoa, trăng nhờn nhợt, lời câm. Các yếu tố này có quan hệ ngang hàng nhau. Nhà thơ và cả nhân vật em đang cố tìm cách lí giải ý nghĩa của chúng.
Khi tình yêu đến với thi nhân trong tưởng tượng thì đối tượng của tình yêu cũng chỉ là trong cảm giác mà thôi. Người yêu của Hàn Mặc Tử có thể là nàng tiên, là mây, là gió, là sao, là trăng,… Dù người yêu có thể là gì chăng nữa, một khi đã yêu, thi nhân luôn yêu bằng tất cả tâm hồn mình, bằng một niềm đam mê tuyệt diệu, thậm chí chếnh choáng say nồng.
Gió rít từng cao trăng ngã ngửa Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra.
Đoạn thơ trên trích trong bài Say trăng. Liên kết liên tưởng trong đoạn thơ này là một chuỗi liên tưởng nhân quả. Tất nhiên chuỗi nhân quả này cũng không có trong thực tế mà chỉ là trong ảo tưởng của nhà thơ, trong trạng thái không còn tỉnh táo. Chúng ta lần lượt đi vào từng quan hệ nhân quả này. Thứ nhất, vì gió rít từng cao, nên trăng ngã ngửa. Thứ hai, vì trăng ngã ngửa, nên vỡ tan thành vũng đọng vàng khô. Thứ ba, vì ta nằm trong vũng trăng đêm ấy, nên sáng dậy điên cuồng mửa máu ra. Càng đi tìm nguồn khoái cảm, say sưa trong cuộc sống thế nhân, Hàn Mặc Tử tự thấy mình càng đau khổ cho thân phận, dù chỉ là cuộc sống trong tưởng tượng.
Đưa tâm hồn ra khỏi thực tại của loài người, gần đến cõi siêu thoát, nhà thơ cảm thấy tươi sáng, mới mẻ hơn. Mây, khí, trăng, sao không còn là của tình yêu trần tục, mà biến thành một thiên đàng của sảng khoái, không vướng bận sầu thương mất mát.
Bắt đầu không thấy mất mát nữa, tức là bắt đầu đi vào cõi sống. Hàn Mặc Tửđã bỏ lại sự mất mát lại ở cõi thế để vươn lên giải thoát tâm hồn mình. Điều này đã được nhà thơ thể hiện trong tập thơ Xuân như ý.