1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại

180 138 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Biểu Hiện Của Chủ Nghĩa Tượng Trưng Và Siêu Thực Trong Thơ Việt Nam Hiện Đại
Tác giả Vũ Thị Lan Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Khánh Thành
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Hướng nghiên cứu về những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong bút pháp nghệ thuật của các tác giả thơ Việt Nam hiện đại .... Đóng góp mới của luận án Luận án có những đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

VŨ THỊ LAN ANH

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG

VÀ SIÊU THỰC TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

VŨ THỊ LAN ANH

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG

VÀ SIÊU THỰC TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Chuyên ngành: Lý luận văn học

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Trần Khánh Thành

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ

CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá

Luận án Tiến sĩ

PGS.TS Trần Khánh Thành PGS.TS Đoàn Đức Phương

Hà Nội - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan dưới đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chính xác cao nhất Các tài liệu tham khảo trích dẫn có xuất xứ rõ ràng Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Tác giả

Vũ Thị Lan Anh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Đóng góp mới của luận án 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Cấu trúc của luận án 5

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1.1 Giới thuyết về chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực 7

1.1.1 Chủ nghĩa tượng trưng 7

1.1.2 Chủ nghĩa siêu thực 11

1.2 Nghiên cứu về chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ hiện đại Việt Nam 14

1.2.1 Hướng nghiên cứu về những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong tư tưởng sáng tác của các tác giả thơ Việt Nam hiện đại 14

1.2.2 Hướng nghiên cứu về những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong bút pháp nghệ thuật của các tác giả thơ Việt Nam hiện đại 17

1.2.3 Hướng nghiên cứu về những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ Việt Nam qua các giai đoạn từ góc nhìn so sánh 21

1.2.4 Nghiên cứu về tượng trưng, siêu thực ảnh hưởng đến quá trình sáng tác của một số tác giả thơ hiện đại tiêu biểu 27

CHƯƠNG 2: YẾU TỐ TƯỢNG TRƯNG, SIÊU THỰC TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ BỐI CẢNH TIẾP NHẬN VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY ĐẦU THẾ KỈ XX 31

2.1 Phong trào Thơ mới trong hành trình phát triển tư duy nghệ thuật 31

2.2 Những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng trong Thơ mới 43

Trang 5

2.2.1 Sự tương hợp, tương giao trong cảm nhận về thế giới 43

2.2.2 Sử dụng biểu tượng trong Thơ mới 51

2.2.3 Nhạc tính trong Thơ mới 60

2.3 Những biểu hiện của chủ nghĩa siêu thực trong Thơ mới 64

2.3.1 Khám phá hiện thực tuyệt đối bằng giấc mơ 66

2.3.2 Khám phá siêu thực bằng trực giác 70

2.3.3 Phương thức tạo hình độc đáo của các nhà thơ siêu thực 71

CHƯƠNG 3:YẾU TỐ TƯỢNG TRƯNG, SIÊU THỰC TRONG THƠ VIỆT NAMGIAI ĐOẠN 1945 – 1975 VÀ NHU CẦU CÁCH TÂN, HIỆN ĐẠI HÓA THƠ 75

3.1 Bối cảnh thơ khu vực miền Bắc giai đoạn 1945 - 1975 75

3.2 Những biểu hiện của khuynh hướng tượng trưng, siêu thực trong thơ Trần Dần 77

3.2.1 Ngôn từ thơ giàu sức gợi cảm và nhạc tính 77

3.2.2 Thơ Trần Dần sử dụng biểu tượng đầy ám ảnh 82

3.3 Những biểu hiện của khuynh hướng tượng trưng, siêu thực trong thơ Hoàng Cầm 85

3.3.1 Lối viết tự động 85

3.3.2 Giải mã những giấc mơ 87

3.3.3 Phương pháp tạo hình 93

3.3.4 Thơ Hoàng Cầm mở ra tính chất tương giao và những liên tưởng bất ngờ 96

3.3.5 Những sáng tạo về nhạc tính 99

3.4 Bối cảnh văn học miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 101

3.5 Thơ Thanh Tâm Tuyền trong ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực 105

3.5.1 Những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Thanh Tâm Tuyền 105

3.5.2 Những biểu hiện của yếu tố siêu thực trong thơ Thanh Tâm Tuyền 111

Trang 6

3.6 Bùi Giáng với những ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực

116

3.6.1 Hệ thống thi ảnh biểu tượng trong Bùi Giáng 118

3.6.2 Dòng chảy siêu thực trong thơ Bùi Giáng 123

CHƯƠNG 4:YẾU TỐ TƯỢNG TRƯNG, SIÊU THỰC TRONG THƠ VIỆT NAMSAU 1975 THỰC HÀNH SÁNG TẠO TRONG THẾ GIỚI ĐA TRỊ 128

4.1 Phác thảo diện mạo thơ Việt Nam từ sau 1975 128

4.2 Dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Việt Nam từ sau 1975 131

4.2.1 Dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng trong cảm hứng và tư duy nghệ thuật 131

4.2.2 Dấu ấn tượng trưng trong ngôn từ và nhạc điệu 135

4.3 Dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực 139

4.3.1 Dấu ấn siêu thực trong cảm thức nghệ thuật 139

4.3.2 Dấu ấn siêu thực trong cấu trúc văn bản ngôn từ 148

KẾT LUẬN 161

TÀI LIỆU THAM KHẢO 165

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử văn học nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, trong đó có những thời kì nở rộ nhiều trường phái, trào lưu nghệ thuật có sức lan tỏa sâu rộng Ở phương Tây, chủ yếu là tại Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX hình thành chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực với hệ thống quan niệm và những nguyên tắc sáng tạo đặc thù, mang tầm ảnh hưởng lớn lao, không chỉ thúc đẩy thơ ca phát triển rực rỡ mà còn thâm nhập vào nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như hội họa, điện ảnh, điêu khắc Bằng những triết thuyết, tuyên ngôn, lý luận chặt chẽ,

và nhất là thực tiễn sáng tác đầy sức cuốn hút, thi phái tượng trưng, siêu thực đã phát triển và định hình vị thế của mình trong nền thơ ca thế giới Đối với Việt Nam, một đất nước phương Đông, thuộc tiểu vùng Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX, đã diễn

ra một cuộc gặp gỡ, giao lưu và tiếp xúc về văn hóa rất mạnh mẽ, góp phần đưa văn học Việt Nam kết nối và hòa nhập cùng quỹ đạo chung của thế giới Trong tầm ảnh hưởng của quy luật giao lưu, tiếp nhận các loại hình nghệ thuật cũng như các trường phái, trào lưu văn học, có thể khẳng định rằng thơ hiện đại Việt Nam có dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực

Từ sau năm 1936, bắt đầu là khuynh hướng tượng trưng sau đó là siêu thực

du nhập vào nước ta và từ đó vận động, trải qua nhiều thăng trầm cùng dòng chảy văn học dân tộc Phong trào Thơ mới (1932 – 1945) “mở ra một thời đại trong thi ca” đã minh chứng cho công cuộc canh tân thơ Việt Nam, nỗ lực vận động vượt thoát ra khỏi loại hình thơ trung đại, phát triển theo tinh thần hiện đại, tiếp thu và khai mở nhiều khuynh hướng, trào lưu phong phú Cũng chỉ trong 13 năm Thơ mới tồn tại, một khoảng thời gian không dài lâu nhưng thơ Việt đã đi qua và hấp thụ cả

100 năm thơ Pháp từ chủ nghĩa lãng mạn đầu thế kỷ XIX với tên tuổi Hugo, Lamartine, Chateaubriand, Musset, Vigny, đến khuynh hướng tượng trưng với Rimbaud, Verlaine, Mallarme, Baudelaire, và thậm chí đã chạm vào siêu thực – một địa hạt độc đáo và huyền bí Sau Cách mạng tháng Tám, phong trào Thơ mới khép lại, ở miền Bắc loại hình văn học cách mạng trở thành dòng chảy chủ lưu mạnh mẽ,

Trang 8

phù hợp với hoàn cảnh thời đại sôi sục đấu tranh giải phóng dân tộc Vì thế, khuynh hướng tượng trưng, siêu thực cũng phai mờ dần trong sáng tác của các tác giả, nhưng không vì thế mà mất đi Nó vẫn âm thầm biểu hiện như những dòng mạch riêng, ẩn khuất với những thử nghiệm, khám phá về bút pháp, có khi chìm sâu vào sáng tạo vô thức, tâm linh Ngay từ giai đoạn đầu của thời kì thơ kháng chiến, những tác giả như Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Trần Dần đã thể hiện những tín hiệu cách tân Họ không chủ định tiếp thu như một kiểu luận thuyết nhưng với bản chất là những yếu tố cơ bản trong thi pháp thơ nên tượng trưng, siêu thực vẫn hiện hữu trên những trang thơ của họ Từ năm 1954, đất nước bị chia cắt đôi miền Nam - Bắc, văn học mỗi khu vực thuộc phạm trù văn hóa khác nhau, có những đặc trưng riêng do ý thức hệ và ảnh hưởng của nhiều tư tưởng Nếu các tác giả thơ miền Bắc chủ yếu sáng tạo theo nguyên tắc tư tưởng thẩm mỹ của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thì văn học đô thị miền Nam vùng tạm chiếm trong một bối cảnh khá đặc biệt chịu ảnh hưởng của văn hóa Mĩ và phương Tây nên đã tiếp cận nhiều trào lưu mang tinh thần khai phóng Khuynh hướng tượng trưng, siêu thực có điều kiện được tiếp nối trên mảnh đất này trong thơ Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, nhất là hoạt động của nhóm Sáng Tạo với ý thức làm mới thơ như Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên, Nguyên Sa, Nguyễn Đức Sơn Sau năm 1975, miền Nam được giải phóng, đất nước độc lập thống nhất, văn học hai miền như hai dòng chảy được hợp lưu, tạo nên diện mạo chung của thơ Việt Nam trong một thời kì mới Vượt qua những cách biệt trước đó, hòa vào không khí chung của công cuộc đổi mới văn nghệ, từ năm 1986 văn học đất nước mở rộng giao lưu, hội nhập, người nghệ sỹ được chủ động, tự do khám phá, sáng tạo cũng như tiếp nhận và thể nghiệm nhiều phương thức sáng tác khác nhau Tuy nhiên trong thời kì này, thơ chưa đạt được những thành tựu kết tinh như văn xuôi, nhưng bước đầu đã xuất hiện nhiều tiếng nói, âm hưởng, giọng điệu phong phú và độc đáo Nhiều đại diện tiêu biểu như Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng nỗ lực cách tân về hình thức trình bày ngôn từ theo hướng sắp đặt, đề xuất kiểu thơ “dòng chữ” như một cách phản ứng lại sự mòn cũ trong những diễn ngôn trước đó Một số gương mặt

Trang 9

khác như Thanh Thảo, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Mai Văn Phấn, Trương Đăng Dung, say sưa khai thác cái tôi nội cảm giàu cung bậc, có khi đi vào vùng mờ tâm linh được kết hợp với ngôn ngữ biểu đạt sắc nhọn và sự tổ chức cấu trúc văn bản Có thể nói trong một bối cảnh rộng mở, cùng với tiền đề là chủ nghĩa hiện đại đang có sự bứt phá, thậm chí là có tính toàn cầu hóa thì khuynh hướng tượng trưng, siêu thực đã in đậm dấu ấn trong bút pháp, tư tưởng, nguyên tắc sáng tạo của nhiều tác giả

Những vấn đề mang tính lý luận và văn học sử được đặt ra bao gồm:Ở Việt Nam có tồn tại chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ hiện đại không? Những điều kiện sinh thành, vận động và phát triển của khuynh hướng nghệ thuật này như thế nào? Thơ hiện đại Việt Nam tiếp nhận trào lưu nghệ thuật tượng trưng, siêu thực qua các giai đoạn cụ thể ra sao; sự khác biệt giữa các thời kì văn học đó Những nghiên cứu trước đó về khuynh hướng này đã đề cập đến lí thuyết thẩm mĩ và thực hành sáng tạo, tuy nhiên, sự nghiên cứu một cách hệ thống, giới thuyết về nguyên tắc sáng tác cũng như những tiêu chí biểu hiện thì đến nay lại chưa toàn diện Bởi vậy đứng trước những vấn đề khoa học hấp dẫn đó chúng tôi đã lựa chọn và tập

trung vào “Những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ

Việt Nam hiện đại” làm đề tài luận án Đây là đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với

nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án làm rõ những biểu hiện đặc trưng cho thấy ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực đối với thơ Việt Nam hiện đại để chỉ ra vai trò, đóng góp và hạn chế của khuynh hướng này trong tiến trình thơ Việt Nam Quá trình tiếp nhận

ấy được phản ánh trên hai bình diện là quan niệm thẩm mỹ và nguyên tắc sáng tạo, hay cụ thể hơn là thông qua nhiều cấp độ khác nhau như ý thức nghệ thuật, phương thức sáng tác, nội dung biểu đạt, bút pháp, yếu tố Đồng thời người viết cũng hướng đến so sánh mức độ ảnh hưởng giữa các giai đoạn, khẳng định sự giao lưu, tiếp biến văn hóa ấy đã đánh thức khả năng sáng tạo vô hạn của người nghệ sĩ, thể hiện bản

Trang 10

lĩnh nghệ thuật độc đáo ở họ, góp phần làm nổi bật những giá trị và tầm vóc thơ của dân tộc Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án có nhiệm vụ:

-Tổng quan vấn đề nghiên cứu nhằm tìm ra những “khoảng trống” để tiếp tục nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản vềchủ nghĩa tượng trưng, siêu thực

- Mô tả, lí giải, chứng minh sự tiếp nhận chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945, thơ Việt Nam giai đoạn 1945-1975 và sau

1975

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực thông qua những biểu hiện cụ thể trong thơ hiện đại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Thơ Việt Nam hiện đại (từ 1932 đến nay) và chỉ nghiên cứu những tác giả tiêu biểu, có tính đại diện cao

4 Đóng góp mới của luận án

Luận án có những đóng góp mới sau đây:

-Đầu tiên, luận án nghiên cứu và chỉ ra những biểu hiện cho thấy ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực đến thơ Việt Nam hiện đại qua các giai đoạn:

1932 – 1945, 1945 – 1975, sau 1975, góp phần quan trọng làm rõ diện mạo thơ Việt Nam trong tiến trình văn học nước nhà, khẳng định vị thế của văn học Việt Nam trong dòng chảy văn học thế giới

- Tiếp theo, luận án đã ứng dụng lý thuyết về tượng trưng siêu thực, loại hình học, lý thuyết nghiên cứu trường hợp để tìm hiểu những hiện tượng điển hình trong khuynh hướng tượng trưng, siêu thực của văn học Việt Nam

- Đặc biệt, trong bối cảnh việc nghiên cứu xu hướng về tượng trưng, siêu thực không phải là một lối đi hoàn toàn mới, luận án đã tìm ra được những “khoảng trống” cần bổ sung cho toàn diện hơn và chỉ ra được những biểu hiện cụ thể dưới góc nhìn so sánh

Trang 11

- Cuối cùng, luận án cũng góp phần trong việc nhận diện và định hình về chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ Việt Nam hiện đại, cũng như chỉ ra xu thế vận động, phát triển của khuynh hướng này

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp chính sau đây: -Phương pháp lịch sử - xã hội: đây là phương pháp cơ bản, quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ luận án Vận dụng những tính năng của phương pháp này luận

án chỉ ra quá trình hình thành, vận động, tồn tại của khuynh hướng tượng, siêu thực

và những ảnh hưởng của nó với thơ hiện đại Việt Nam

- Phương pháp nghiên cứu tâm lí học sáng tạo: giúp chúng ta hình dung tương đối cụ thể về quá trình lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ với những thao tác trong trí tưởng tượng, tinh thần, tâm hồn của họ

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong tiếp nhậnảnh hưởng của chủ nghĩa tượng, siêu thực ở các giai đoạn văn học cũng như đối với một số tác giả tiêu biểu

- Phương pháp loại hình: thao tác chủ đạo cũng là so sánh, tuy nhiên trọng điểm thiên về nêu lên sự khu biệt để hướng đến định hình, nhận diện về kiểu loại thơ tượng trưng, siêu thực có những đặc trưng nổi bật như thế nào

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study): nghiên cứu tác phẩm của các tác giả tiêu biểu để thấy được những nét chính, tổng thể của cả một giai đoạn văn học

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: nghiên cứu văn bản tác phẩm trong mối quan hệ lịch sử với các lĩnh vực khác có liên quan, đặc biệt là tâm lý học

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác ở mức độ nhất định như: thống kê, phân tích (thống kê, phân tích các tác phẩm thơ có ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực; thống kê các yếu tố đặc trưng biểu hiện ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực); nghiên cứu tiểu sử (nghiên cứu tiểu sử của các nhà thơ tiêu biểu cho chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực)

6 Cấu trúc của luận án

Trang 12

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 4 chương:

Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2 Yếu tố tượng trưng, siêu thực trong phong trào Thơ mới nhìn từ góc độ bối cảnh tiếp nhận văn hóa phương Tây đầu thế kỉ XX

Chương 3 Yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 và nhu cầu cách tân, hiện đại hóa thơ

Chương 4 Yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Việt Nam sau 1975 thực hành sáng tạo trong thế giới đa trị

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Giới thuyết về chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực

1.1.1 Chủ nghĩa tượng trưng

Luận giải về chủ nghĩa tượng trưng, các nhà nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, dù xuất phát từ cách tiếp cận nào thì những nội dung chính được các nhà nghiên cứu quan tâm đến cũng tập trung vào khái niệm “tượng trưng”, sự ra đời của chủ nghĩa tượng trưng và cơ sở triết học của chủ nghĩa tượng trưng

Từ điển Cambridge định nghĩa “symbol” (tượng trưng) nghĩa là: 1/ Một vật,

biểu tượng hoặc đối tượng được dùng để đại diện cho một điều nào đó, ví dụ: trái tim là tượng trưng cho tình yêu; 2/Một vật được sử dụng để biểu thị cho chất lượng hoặc ý tưởng, ví dụ: nước, biểu tượng của sự sống; 3/Con số, bức thư, ký hiệu được

sử dụng trong toán học, âm nhạc, khoa học,… ví dụ: Kí hiệu của Oxy là O; 4/Một vật có thể được mô tả như biểu tượng của một vật khác nếu nó được xem như là đại diện bởi vì nó kết nối rất nhiều ý tưởng của mọi người với nhau Qua định nghĩa trên ta có thể thấy rằng “tượng trưng” và “biểu tượng” là hai khái niệm rất gần gũi Khi chuyển dịch khái niệm “symbol” sang tiếng Việt, thuật ngữ này được dùng với

cả nghĩa “tượng trưng” và “biểu tượng”

Từ điển tiếng Việtcủa Hoàng Phê chủ biên, định nghĩa tượng trưng là:

“1/dùng một sự vật cụ thể có hình thức hoặc tính chất thích hợp để gợi ra sự liên tưởng đến một cái trừu tượng nào đó, ví dụ: Chim bồ câu tượng trưng cho hòa bình; 2/ sự vật cụ thể được dùng để tượng trưng cho một cái trừu tượng nào đó, ví dụ: Xiềng xích là tượng trưng cho nô lệ” [102, tr.1082]

Theo Hegel, tượng trưng được hiểu như một kiểu tư duy nghệ thuật và đã xuất hiện từ rất lâu: “là một sự vật bên ngoài, một dấu hiệu trực tiếp nói thẳng với trực giác chúng ta: tuy sự vật này không phải được lựa chọn và được chấp nhận như

nó tồn tại trong thực tế vì bản thân nó Trái lại, nó được chấp nhận với một ý nghĩa rộng lớn và khái quát hơn nhiều Do đó, phải phân biệt ở trong tượng trưng hai yếu tố: ý nghĩa và biểu hiện Ý nghĩa là sự gắn liền với một biểu hiện hay một sự vật dù

Trang 14

cho nội dung của biểu hiện này hay của sự vật này là cái gì Còn sự biểu hiện là một tồn tại cảm quan hay một hình ảnh nào đó” [53, tr.496-497] Cách định nghĩa này xem xét khái niệm tượng trưng trong phạm trù nghệ thuật, trong đó bao gồm cả văn học nghệ thuật

Theo Chu Quang Tiềm, tượng trưng là: “dùng những sự vật cụ thể để diễn tả những gì mang tính chất trừu tượng Mỹ cảm phát sinh ở chỗ trực giác được hình tượng, cho nên tác phẩm văn nghệ là sự biểu hiện những ý tưởng cụ thể, nó trực tiếp lay động sự xúc cảm của giác quan” [137, tr.24]

Khi nhắc đến khái niệm tượng trưng, các nhà nghiên cứu thường đề cập đến khái niệm “biểu tượng” vì trong nhiều trường hợp, hai khái niệm này được đồng

nhất với nhau Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Biểu tượng như là thuật ngữ của mĩ

học, lí luận văn học và ngôn ngữ học còn được gọi là tượng trưng, nó có nghĩa rộng

và nghĩa hẹp” [49, tr 24] Theo chúng tôi, hai khái niệm này có điểm thống nhất vì mọi biểu tượng đều có tính tượng trưng nhất định Tuy nhiên, trong mỗi biểu tượng ngoài tính tượng trưng nó còn có những ý nghĩa khác Đồng thời, mỗi hình ảnh tượng trưng cũng mang trong nó những thông điệp khác nhau Chính vì thế, không thể đồng nhất tượng trưng và biểu tượng

Trong luận án này, tượng trưng được hiểu với nội hàm là một phương diện đặc thù của sáng tạo nghệ thuật, nó trở thành phương thức khái quát đời sống, nghiêng về tính chất ổn định và đa nghĩa Tượng trưng phải xuất phát từ một hình tượng nghệ thuật nhất định, từ đó mở ra nhiều liên tưởng phong phú, có khả năng khám phá hiện thực và nâng tầm hình tượng ở mức độ ngưng kết ý nghĩa

Chủ nghĩa tượng trưng là một trào lưu nghệ thuật ra đời vào những năm

50-60 của thế kỷ XIX tại Pháp, sau đó lan dần sang châu Âu, Nga, Mỹ nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX mở rộng dần ra các châu lục, đến cả các nền văn học châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam Từ văn học, trào lưu này còn lan sang hội họa, để chỉ những tác phẩm hội họa tạo ra cảm xúc cho người đọc bằng cách tạo ra những cảnh tượng trong tranh thần bí như mơ bằng cách sử dụng những vệt màu khác nhau Sau đó, chủ nghĩa tượng trưng còn ảnh hưởng tới cả các lĩnh vực khác,

Trang 15

trong đó có điện ảnh

Baudelaire là người có công tiên báo cho sự ra đời chủ nghĩa tượng trưng với

bài thơ Correspondacnes(Những tương ứng) vào năm 1855 nhưng đến ngày 18/9/1886 khi Jean Moréas đăng bài Un manifeste littéraire(Tuyên ngôn văn

học)thể hiện thái độ khước từ chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tự nhiên, công bố sự

ra đời trường phái mới – chủ nghĩa tượng trưng trên báo Le Figaromới đánh dấu sự

ra đời của trào lưu này Jean Moréas đã phân tích quá trình vận động của các thể loại để cho thấy sức chống chịu mòn mỏi của chủ nghĩa lãng mạn sau thời hoàng kim vào thế kỷ XIX, mất đi sức mạnh và sự hấp dẫn khi chủ nghĩa tự nhiên ra đời, sau đó chủ nghĩa tự nhiên lại không trụ vững trước những lời phê phán nghiệt ngã của các nhà thơ tượng trưng Thậm chí, các tác phẩm của Zola – tác giả được xem như hiện thân của chủ nghĩa tự nhiên, bị xem là “nghệ thuật nấu nướng”, không có

ý tưởng và biểu tượng Với chủ nghĩa tượng trưng, những bức tranh về thiên nhiên, con người được hình tượng hóa một cách huyền bí như Jean Moréas khẳng định:

“Điều căn bản mà chủ nghĩa tượng trưng mang đến là không bao giờ ám chỉ điều gì như một khái niệm tuyệt đối” [147].Quan niệm thẩm mỹ của chủ nghĩa tượng trưng dựa trên tư tưởng triết mỹ của Emmanuel Kant, Athur Schopenhauer, thuyết thần cảm của Đức, quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” của Théophile Gautier và phái

“thuần văn học” của Edgar Allan Poe Jean Moréas đưa ra bảy nguyên tắc hoạt động của thơ tượng trưng là: biểu trưng cho sự vật tự nó và các ý niệm nằm ngoài giới hạn của sự tri giác cảm tính; vươn tới bản chất lý tưởng siêu thời gian của thế giới; thể hiện vẻ đẹp siêu nghiệm; bác bỏ lý tưởng thẩm mỹ: nghệ thuật vị nghệ thuật; phản ứng lại phái Thi Sơn, phái thơ chú trọng đến việc mô phỏng hiện thực; gợi ra những sắc thái tế nhị của cảm giác và tâm hồn; mơ ước đạt được cái thực tại

ở bên ngoài những hiện tượng biểu kiến của cuộc đời, vũ trụ Nối tiếp nguồn thơ Baudelaire có một thế hệ đông đảo các nhà tài năng như Stéphane Mallarmé (1842 – 1898), Paul Verlaine (1844 – 1896), Arthur Rimbaud (1855 – 1891), Henri de Réginier (1864 -1936), Paul Valéry (1871 -1945) khai thác, phát triển, bổ sung

thành một khuynh hướng nghệ thuật chủ đạo của thơ Pháp và châu Âu

Sau bản tuyên ngôn này, thuật ngữ “chủ nghĩa tượng trưng” được đưa vào sử

Trang 16

dụng Ngay từ nửa đầu thế kỷ XIX, một số nhà thơ Mĩ tiêu biểu (như: Emerson, Melville Hawthome, đặc biệt là Edgar Allan Poe) đã có ý thức sử dụng yếu tố tượng trưng như một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu Kể từ khi chủ nghĩa tượng trưng ra đời, nhiều công trình nghiên cứu đã tìm hiểu về sự ra đời, cơ sở triết học, quan niệm nghệ thuật cũng như nguyên tắc sáng tác của trào lưu văn học này

Cuốn Maeterlinck et le symbolisme (Maeterlinck và chủ nghĩa tượng trưng) của

Marcel Postic, xuất bản năm 1970, đại học Michigan, đã nghiên cứu và chỉ ra những đóng góp của Maeterlinck với chủ nghĩa tượng trưng Đây là một trong những gương mặt tiêu biểu góp phần quan trọng vào sự phát triển của chủ nghĩa tượng trưng

Cuốn Le Symbolisme Art of Century (Chủ nghĩa tượng trưng – Nghệ thuật của

thế kỷ) của Nathalia Brodskaya, Nxb Parkstone International, xuất bản năm 2012 đã tổng hợp điểm nổi bật về chủ nghĩa tượng trưng trong các thời kỳ cũng như các tác phẩm nổi bật của chủ nghĩa tượng trưng trong văn học, thơ ca và nghệ thuật

Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác như: Cuốn Maurice

Maeterlinck: le symbolisme de la différence (Maurice Maeterlinck: chủ nghĩa siêu

thực của sự khác biệt) của Paul Gorceix, Đại học Wisconsin – Madison, 2000; Bài

viết Le symbolisme de la difference (Biểu tượng của sự khác biệt) của Paul Gorceix xuất bản năm 1997, cuốn Qu'est-ce que le symbolisme? (Chủ nghĩa siêu thực là gì?)

của Marcel Postic, ĐH Michigan, 2007…

Tóm lại, có thể thấy rằng về cơ bản, các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa tượng trưng thống nhất về nội hàm khái niệm tượng trưng, cơ sở triết học, quan điểm cũng như nguyên tắc hoạt động của trường phái này Đây là một điểm thuận lợi cho chúng tôi trong khi đi đến thống nhất về mặt khái niệm để làm cơ sở lý luận cho đề tài

Các công trình nghiên cứu chuyên biệt về chủ nghĩa tượng trưng khá phong phú, tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu tổng hợp hoặc điển hình về các tác giả của chủ nghĩa tượng trưng đều có đề cập đến những đặc điểm của trường phái

này ở những mức độ khác nhau

Trang 17

1.1.2 Chủ nghĩa siêu thực

Trong giới nghiên cứu từ trước đến nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau

về chủ nghĩa siêu thực (surréalism) Đây là một trào lưu văn học xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX tại Pháp Guillaume Apollinaire được coi là người đầu tiên dùng thuật ngữ “chủ nghĩa siêu thực” vào năm 1917 Ngay trong

Calligrammes(Thơ hình vẽ) sáng tác năm 1918, ông đã báo hiệu cho siêu thực bằng

một “cái tên mới” với nội hàm về một bề sâu thẳm của ý thức để có thể “Nhìn thật

kĩ ở xa/Nhìn tất cả/Từ gần” Tuy nhiên, đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân nhận định Apollonaire “chỉ là người mở đầu cho nền “thơ mới” nói chung và báo hiệu cho thơ siêu thực Pháp nói riêng nhưng ông không phải là nhà thơ siêu thực

thực sự” [22- tr.117]

Năm 1924, André Breton công bố Tuyên ngôn chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa

siêu thực được định nghĩa là: “hành vi tâm lý vô thức thuần túy, mà thông qua nó bạn

dự định biểu lộ - hoặc là bằng lời, hoặc là bằng chữ viết, hoặc là bằng bất cứ cách nào khác – sự vận hành thực tế của tư duy; sự xui khiến của tư duy, không có bất cứ một cách thức nào” [22- tr.117] André Breton đã coi Piere Reverdy là người đã đặt ra tiêu chí về hình ảnh trong thơ siêu thực Theo luận điểm của Piere Reverdy thì hình ảnh xuất hiện bắt nguồn từ sự xích lại gần nhau hay thu hẹp khoảng cách của những hiện thực cách xa nhau Những thủ pháp được các nhà siêu thực dùng thường là: cái nghịch

lý, sự bất ngờ, thống nhất giữa những cái không thể thống nhất được, sự tương tự…Những thủ pháp đó làm cho tác phẩm của họ mang tính huyền ảo, phi lý, tạo ra nét độc đáo riêng biệt Theo Breton, cơ sở phương pháp sáng tạo của chủ nghĩa siêu thực là

sự tác động thuần túy nhằm mục đích thể hiện bằng lời nói, hoặc chữ viết, hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào khác hoạt động hiện thực của tư tưởng Các tư tưởng được tự

do bộc lộ, không phải chịu kỳ một sự kiểm soát nào của lý trí hay của những thành kiến đạo đức và thẩm mỹ Theo đó, chủ nghĩa siêu thực tôn trọng tính tự do của thơ ca, có thể không cần dấu câu, trật tự cú pháp, đề cao sự liên tưởng cá nhân Năm 1924 cũng là

năm tạp chíLa Révolution surréaliste (Cách mạng siêu thực) ra đời như một dấu mốc

cho sự hình thành của trường phái siêu thực Cũng như tượng trưng, siêu thực có ảnh hưởng đến cả hội họa

Trang 18

Năm 1971, trong Le surrélisme (Chủ nghĩa siêu thực), Armand Colin, tr.4,

Robert Bréton, đã định nghĩa: “Chủ nghĩa siêu thực là một cuộc cách mạng văn hóa, bởi vì nó đã đề xuất với chúng ta sự đảo lộn các ý tưởng, hình ảnh, huyền thoại, thói quen thuộc về tinh thần đã quyết định cả nhận thức của chúng ta hiện tại về thế giới

và sự dấn thân của bản thân mỗi người vào thế giới đó” [152 – tr 4] Theo đó, tác giả cũng phân hình ảnh ra 3 cấp độ xây dựng hình ảnh cơ bản của chủ nghĩa siêu thực, đó là: dựa trên từ “như” so sánh, A như B, trong đó vế B có tính siêu thực, nhằm gây sửng sốt cho người đọc; đặt A và B cạnh nhau, không dùng liên từ “như” hoặc tương đương gọi là so sánh cụt (comparasion tronquée); sử dụng ẩn dụ cụt

(métaphore tronquée) và là loại kết hợp hình ảnh phức tạp nhất của siêu thực

Cuốn Surréalisme et littérature: une comparaison entre le surréalisme grec

et français (Chủ nghĩa siêu thực và văn học: một so sánh giữa chủ nghĩa siêu thực

Hy Lạp và Pháp) của Efthymia Rentzou, xuất bản năm 2002 đã nghiên cứu và chỉ ra những điểm tương đồng khác biệt giữa chủ nghĩa siêu thực trong văn học Hy Lạp

và văn học Pháp

Trong cuốn Les surréalistes (Những tác giả chủ nghĩa siêu thực) của Anne

Egger, Nxb Le Cavalier Bleu, 2003, từ ý tưởng về việc phần lớn chủ nghĩa siêu thực

đã bị đóng băng trong phong trào khối (mouvement monolithique), Egger đã cố gắng chỉ ra sự đa dạng về phong cách và kỹ thuật trong phương thức biểu đạt siêu thực và chủ nghĩa triết chung (eclectisme) của các nghệ sỹ đương đại Hai yếu tố tạo nên thành công cho thơ siêu thực là viết tự động và hình ảnh Theo J.Vaché thì hình ảnh là “những va đập chói lòa của từ ngữ” Hình ảnh trong thơ siêu thực thường mang tính mộng mị, chiêm bao (onirique), lạ và bất ngờ

Trong bài Le surréalisme (siêu thực) viết năm 2012, trên website

http://lesdefinitions.fr/surrealisme, tác giả định nghĩa chủ nghĩa siêu thực là: “khái

niệm bắt nguồn từ tiếng Pháp Đây là một phong trào văn học nghệ thuật Nền tảng triết học của chủ nghĩa siêu thực dựa trên trực giác của H Bergson, thuyết phân tâm học của S.Freud và thuyết tương đối của A.Einstein

Cuốn Chủ nghĩa siêu thực Pháp thế kỷ XX: nghiên cứu – tuyển – dịch của

Trang 19

Đông Hoài, Nxb Văn học, năm 1994 đã nghiên cứu và dịch một số bài thơ siêu thực Pháp trong thế kỷ XX và thơ Việt có yếu tố siêu thực Trong đó, tác giả có đề cập

đôi nét về cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân

Trong bài giới thiệu cho chuyên đề Chủ nghĩa siêu thực đăng trên Tạp chí văn

học nước ngoài, số 5, tháng 9-10/2004, sau này được trích đăng trên https://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/andre-breton chu-nghia-sieu-thuc- 1974175.html với tựa đề André Breton và chủ nghĩa siêu thực, Đỗ Lai Thúy đã tóm tắt

lại lại quá trình hình thành, cơ sở sáng tạo của chủ nghĩa siêu thực cũng như mối quan hệ giữa chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa tượng trưng Theo đó, mục đích cao nhất của chủ nghĩa siêu thực là kêu gọi giải phóng cái tôi khỏi những “gông cùm” của lo-gic, lí trí, đạo đức và mỹ học truyền thống Trong sáng tác, hiện thực cần được tái tạo một cách chân thực nhất – đó là hiện thực tuyệt đối Đỗ Lai Thúy cũng bày tỏ mong muốn: “Tuy không còn tồn tại nữa, nhưng chủ nghĩa siêu thực là một chặng đường tự nhận thức quan trọng của văn học với những bài học lịch sử quý giá của nó Hơn nữa, siêu thực không tồn tại như một chủ nghĩa nhưng văn học hiện đại không thể thiếu nó với tư cách là những yếu tố” [https://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/andre-breton chu-nghia-sieu-

thuc-1974175.html]

Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác như: cuốn Littérature

malgré elle: le surréalisme et la transformation du littéraire: la France, la Grèce, confrontations (Văn học và tấm gương tư phản chiếu: chủ nghĩa siêu

thực và sự chuyển đổi văn học Pháp, Hy Lạp và những đối đầu) của Effthymia Rentzou, NXB Association des amis de Pleine marge, 2002; Nguyễn Văn Dân

(2013), Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật; Lã Nguyên (2016), Sự

tiếp nhận các lý thuyết văn học hiện đại phương Tây từ 1986 đến

nayhttps://languyensp.wordpress.com/2016/01/29/su-tiep-nhan-cac-li-thuyet-van-nghe-hien-dai-phuong-tay-tu-1986-den-nay/

Như vậy, có thể thấy cũng như khi bàn về chủ nghĩa tượng trưng, các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa siêu thực đều thống nhất về nội hàm khái niệm cũng như nguyên tắc sáng tác, quan niệm của trường phái này Trong các công trình

Trang 20

nghiên cứu, mối quan hệ giữa tượng trưng và siêu thực là vấn đề nhiều tác giả đề cập đến Điều đó rất hữu ích cho chúng tôi trong khi tìm hiểu tổng hợp sự tác động các yếu tố tượng trưng, siêu thực của hai trường phái này đến sáng tác của các nhà thơ Việt Nam hiện đại

1.2 Nghiên cứu về chủ nghĩa tƣợng trƣng, siêu thực trong thơ hiện đại Việt Nam

Ở Việt Nam không có chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực nhưng những ảnh hưởng của yếu tố tượng trưng, siêu thực đến thơ hiện đại Việt Nam là không thể phủ nhận Trong tiến trình thơ Việt Nam, ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực đến

tư tưởng sáng tác, quan niệm nghệ thuật, bút pháp nghệ thuật của các nhà văn ở mỗi thời điểm không giống nhau Những ảnh hưởng này đã được nghiên cứu dưới hình thức những công trình nghiên cứu riêng rẽ hoặc tích hợp trong các công trình nghiên cứu chung trong các sách, báo, tạp chí Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực trong thơ Việt Nam hiện đại, chúng tôi nhận thấy, các công trình tập trung vào các xu hướng chính: nghiên cứu về ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực đến tư tưởng sáng tác của các nhà thơ Việt Nam hiện đại; nghiên cứu về ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực

đến bút pháp sáng tác của các nhà thơ Việt Nam hiện đại

1.2.1 Hướng nghiên cứu về những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong tư tưởng sáng tác của các tác giả thơ Việt Nam hiện đại

Những cách tân về nội dung và nghệ thuật của một thi phẩm bao giờ cũng bắt nguồn từ những sự thay đổi nhỏ nhất trong tư tưởng sáng tác Bộ phận thơ ca ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, tượng trưng trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam cũng không ngoại lệ Những tác động của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực đến vào đúng thời điểm các thi nhân Việt Nam đang tìm lối đi để thoát khỏi thực tiễn ảm đạm, buồn chán và nhiễu nhương, khi chủ nghĩa lãng mạn đã đến giai đoạn không đáp ứng được mộng chí thơ ca của các nhà thơ Có lẽ vì thế, các nhà thơ trong phong trào Thơ mới những năm 1932 đã chịu ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực một cách rất tự nhiên, dựa trên cái gốc của chủ nghĩa lãng mạn để

Trang 21

đưa thơ ca đến những sự đổi mới đáng ghi nhận Điều mà các nhà thơ Việt Nam tiếp thu được ở chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực nằm ở những khía cạnh chính là: tiếp thu tư tưởng chủ động, khước từ chú giải, phân tích; phát huy trực giác kiến tạo thi giới; và giải thoát bế tắc Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như:

Năm 1956, trong bài Đuổi bắt ảo ảnh, Nguyễn Hiến Lê đã đề cập đến văn

học siêu thực Pháp trong đối sánh với văn học phương Đông nói chung và văn học Việt Nam nói riêng Tác giả bài viết đã phân tích những điểm giao thoa giữa quan niệm của trường phái tượng trưng với quan niệm phương Đông, sự tiếp nhận và tạo

ra tính nhạc trong thơ của các nhà thơ Việt Nam Theo ông, Xuân Diệu là tác giả duy nhất trong giai đoạn Thơ mới áp dụng kỹ thuật tượng trưng và chỉ trong bài

Nguyệt cầm

Năm 1962, trong cuốn Những khuynh hướng trong thi ca Việt Nam, nhà sách

Khai Trí, Sài Gòn, Minh Huy đã nhận định về ảnh hưởng của khuynh hướng tượng trưng đến các nhà thơ Việt Nam trong giai đoạn tiền chiến và hậu chiến ở những mức độ đậm nhạt khác nhau Theo đó, Đoàn Phú Tứ được đánh giá là tác giả mang nhiều dấu vết của khuynh hướng tượng trưng nhất, Lưu Trọng Lưu được nhắc đến với bài thơ mang nhiều dấu ấn tượng trưng nhất, Hàn Mặc Tử và Bích Khê được xem là hai “nhà lý thuyết” của khuynh hướng tượng trưng

Năm 2008, luận án tiến sĩ văn học của Đặng Thị Ngọc Phượng Ý thức tự do

trong phong trào Thơ mới bảo vệ tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

đã nghiên cứu về ý thức tự do được xem như một tiền đề hình thành Thơ mới, ý thức tự do và sự đổi mới nội dung trong phong trào Thơ mới và ý thức tự do với sự đổi mới các hình thức hiện đại của Thơ mới Tác giả khẳng định rằng, quá trình phát triển của Thơ mới bao gồm cả khuynh hướng “lãng mạn, tượng trưng, siêu thực, ở mỗi khuynh hướng lại có những nhánh rẽ” [107 - tr.40] và nhấn mạnh trong những trường phái chịu ảnh hưởng thì: “Thơ mới đặc biệt chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuyết tương giao, tương hợp của thơ tượng trưng Pháp mà tiêu biểu là ảnh hưởng của Baudelaire – người đã mở đường cho dòng thơ tượng trưng Pháp và các dòng thơ hiện đại khác” [107 - tr.59] Theo tác giả, Thơ mới đã có những cảm nhận

Trang 22

tinh vi và huyền nhiệm của các thi phái tượng trưng, siêu thực phương Tây mà chủ yếu là ảnh hưởng của tượng trưng Pháp Chính vì dung chứa mỹ học của chủ nghĩa lãng mạn và chịu ảnh hưởng của mỹ học tượng trưng, siêu thực nên diễn ngôn của Thơ mới thể hiện sâu sắc tinh thần của thời đại mới Đó cũng chính là những thành tựu mà Thơ mới tạo ra từ sự thay đổi trong tư tưởng sáng tác

Cuốn Những kỷ niệm tưởng tượng, tác phẩm và dư luậncủa Nguyễn Thanh

Tâm, Vũ Thị Thu Hà sưu tầm và tổ chức bản thảo, Nxb Văn học, 2011 đã tập hợp

bài viết nhận xét, đánh giá về tập thơ Những kỷ niệm tưởng tượng của Trương Đăng

Dung Trong đó, các bài như: Thời gian và thân phận người trong thơ Trương Đăng Dung của Nguyễn Đăng Điệp, Đọc liên văn bản Trương Đăng Dung quaNhững kỷ niệm tưởng tượng của Nguyễn Hữu Sơn, Trương Đăng Dung, thơ như là một thỏa thuận ý nghĩa của Inrasara, Những kỷ niệm tưởng tượng– thế giới của phi lý của

Hoàng Thụy Anh… đều nhấn mạnh tư tưởng trong sáng tác của nhà thơ: những mâu thuẫn, phi lý của trò chơi, phi lý về thời gian trong tư tưởng, hư vô kết hợp với nhãn tiền, ám ảnh thời gian… trong thơ của Trương Đăng Dung Hoàng Thụy Anh khẳng định rằng trong thơ của Trương Đăng Dung là một thế giới ngổn ngang, đầy những giới hạn, trống rỗng và xác xơ Và thế giới ấy được nhà thơ “giải phẫu” bằng

tư duy của một nhà thơ siêu thực, mang đầy sự trái ngược, vô lý

Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác như: chuyên luận Văn hóa

Việt Nam, nhìn từ mẫu người văn hóa, Nxb Thông tin, 2005; cuốn Bút pháp của ham muốn, Nxb Trí thức, 2009 của Đỗ Lai Thúy; Nguyễn Quốc Túy (1995), Thơ mới – bình minh thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội; Phan Cự Đệ (2007),

Về một cuộc cách mạng trong thơ ca, Nxb Giáo dục; Lê Đình Kỵ (1998), Thơ mới, những bước thăng trầm, Nxb Tp Hồ Chí Minh…

Như vậy, có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu đều chỉ ra ảnh hưởng về

tư tưởng tượng trưng, siêu thực đến phong trào Thơ mới, bộ phận thơ theo xu hướng hiện đại chủ nghĩa, thơ tự do với những tìm tòi mang tính siêu thực Nhiều tác giả nhấn mạnh những ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực đến tư tưởng của các nhà thơ hiện đại Việt Nam thể hiện ở sự thay đổi tư duy hệ hình từ cái ta trong

Trang 23

không gian vũ trụ chuyển sang cái tôi bản thể, hướng đến tính nhạc trong thơ

1.2.2 Hướng nghiên cứu về những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong bút pháp nghệ thuật của các tác giả thơ Việt Nam hiện đại

Từ những sự thay đổi căn bản trong tư tưởng sáng tác, các nhà thơ hiện đại chuyển tải nội dung qua bút pháp nghệ thuật của thơ Sự thay đổi bút pháp nghệ thuật thể hiện ở biểu tượng thơ, tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, thể thơ và những yếu tố khác Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong hướng nghiên cứu này có thể kể đến là:

Chuyên luận Phong trào Thơ mới của Phan Cự Đệ, xuất bản năm 1966, Nxb

Khoa học đã trình bày những ảnh hưởng lớn của các nhà thơ Pháp đến tư tưởng của các nhà Thơ mới Việt Nam Trong cuốn sách này, những đánh giá của tác giả nặng

về phê phán Tuy vậy, ông cũng chỉ ra những đóng góp cơ bản của Thơ mới trên phương diện ngôn từ, với việc sử dụng các hình tượng, giàu cảm xúc làm giàu cho ngôn ngữ văn học dân tộc

Tiếp cận từ giọng điệu thơ như một thủ pháp đặc biệt, trong tiểu luận Vọng

từ con chữ, Nxb Hội Nhà văn, 2003, Nguyễn Đăng Điệp đã chỉ ra giọng điệu buồn

thương ta thán” là giọng điệu chủ đạo trong Thơ mới Theo đó, ông khẳng định:

“giọng điệu Thơ mới có nhiều tiếng vọng: âm hưởng lãng mạn không loại trừ âm hưởng tượng trưng và siêu thực, yếu tố phương Tây không loại trừ ảnh hưởng Đường thi và thơ ca truyền thống” [38 - tr.49] Rõ ràng, từ góc tiếp cận mới mẻ, Nguyễn Đăng Điệp đã chỉ ra được đóng góp về mặt bút pháp của Thơ mới khi tiếp thu những tinh hoa văn học tượng trưng, siêu thực nhưng vẫn không làm mất đi hoàn toàn nét đẹp của văn học truyền thống Tác giả cũng khẳng định mức độ ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực trong Thơ mới chỉ dừng lại ở “cấp yếu tố”, điểm căn bản của thơ giai đoạn này vẫn là lãng mạn

Luận án Những biểu hiện của khuynh hướng tượng trưng, siêu thực trong

Thơ mới Việt Nam 1932-1945 của Nguyễn Hữu Hiếu, bảo vệ năm 2004 tại Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu những biểu hiện của khuynh hướng tượng trưng trong thơ mới, tác dụng của khuynh

Trang 24

hướng tượng trưng mang đến cho thi ca những đặc trưng thẩm mỹ và thi học mới lạ Tác giả chỉ ra ba nguyên nhân chính đưa thơ tượng trưng đến với văn đàn Việt Nam là: nhu cầu đổi mới tự thân của văn học, mức độ gần gũi trong ý thức về thân phận giữa các nhà Thơ mới Việt Nam và các nhà thơ thuộc khuynh hướng tượng trưng Pháp và mức độ phù hợp giữa kinh nghiệm văn hóa của chủ thể và đặc tính của đối tượng tiếp nhận Nguyễn Hữu Hiếu khẳng định rằng với những nguyên nhân đó, sự

du nhập của khuynh hướng tượng trưng vào Thơ mới Việt Nam là tất yếu Từ đó, ông chỉ ra hai khía cạnh biểu hiện của tượng trưng, siêu thực trong Thơ mới Việt Nam là quan niệm nghệ thuật và phương thức biểu đạt Ở khía cạnh thứ nhất, tác giả phân tích sự tồn tại rõ ràng của khuynh hướng tượng trưng trong quan niệm nghệ thuật của các nhà Thơ mới với xu hướng chủ thể hóa và khách thể hóa, chủ động khám phá cái tôi bản thể của mình Ở khía cạnh thứ hai, tác giả phân tích rõ khuynh hướng tư duy tương hợp và liên tưởng bất ngờ, thơ biểu đạt và gợi cảm… Đây là công trình cung cấp cho chúng tôi những gợi ý hữu ích để triển khai luận án khi nghiên cứu những ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực đến Thơ mới 1932-1945

Trong cuốn Bút pháp của ham muốn, Nxb Tri thức (2009), từ góc nhìn phân

tâm học văn học nghệ thuật, Đỗ Lai Thúy đã giới thiệu về bút pháp của sự ham muốn Trong đó, tác giả nghiên cứu về thế giới nghệ thuật của các thi sĩ chịu sự ảnh hưởng của phân tâm học, bao gồm một số tác giả chịu ảnh hưởng của tượng trưng siêu thực trong bút pháp như: Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Chế Lan Viên

Trong bài Tái ám ảnh về một bài thơ ám ảnh in trong Những kỷ niệm tưởng

tượng, tác phẩm và dư luận, Đỗ Quyên đã chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật trong

thơ Trương Đăng Dung với các thủ pháp: thủ pháp áp đặt, thủ pháp phi lý, thủ pháp thành phần phụ, thủ pháp kết hợp Đông – Tây và thủ pháp điểm rơi của bài thơ Trong đó, phi lý là một trong những thủ pháp mang đậm phong cách của chủ nghĩa siêu thực Các hình ảnh được sử dụng trong phi lý về không gian địa lý “được khỏa lấp bằng hình ảnh siêu thực, phi thực hay cực thực, tạo bất an cho người đọc ngay

từ đầu” [122 - tr.143] Phi lý về ngữ nghĩa thể hiện qua các hình tượng siêu thực, phi thực hoặc cực thực Tính siêu thực trong nghệ thuật thơ Trương Đăng Dung

Trang 25

được thể hiện qua hình ảnh siêu thực, lạ, tính phi lý trong cách xây dựng thời gian, không gian, ngữ nghĩa

Luận án Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại của Hồ Văn

Quốc, bảo vệ tại Đại học Huế năm 2016 nghiên cứu về thơ tượng trưng như một chi lưu trong thơ Việt Nam hiện đại, đi sâu phân tích thơ tượng trưng Việt Nam nhìn từ quan niệm về nghệ thuật thơ và thế giới con người, biểu tượng, ngôn ngữ và nhạc điệu Trong luận án này, Hồ Văn Quốc đã luận giải được khá cẩn thận về vấn đề âm nhạc, tính biểu tượng và ngôn ngữ trong ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp đến thơ Việt Nam Tác giả cũng khẳng định rằng, tượng trưng là khuynh hướng thơ tồn tại từ phong trào Thơ mới của Việt Nam cho đến thơ đương đại, theo đó việc tiếp nhận ở mỗi giai đoạn khác nhau và mang đến những luồng sinh khí mới cho thơ ca Việt Nam Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra ra ảnh hưởng của khuynh hướng tượng trưng trong thơ hiện đại Việt Nam Luận án này đã làm rõ được những đặc trưng thi học tượng trưng, thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về thơ, thế giới và con người Đặc biệt, Hồ Văn Quốc đã nghiên cứu cách sử dụng biểu tượng cũng như ý thức khai thác sức mạnh vi diệu của âm nhạc và ngôn ngữ ở các nhà thơ hiện đại dưới ảnh hưởng của khuynh hướng tượng trưng

Trong bài Chất tượng trưng trong ngôn ngữ thơ Việt Nam sau 1975 đăng trên http://toquoc.vn/doi-song-van-hoc/chat-tuong-trung-trong-ngon-ngu-tho-viet-

nam-sau-1975-110283.html, Bùi Việt Phương đã chỉ ra rằng, siêu thực, tượng trưng

và tân hình thức là 3 trường phái có ảnh hưởng lớn đến thơ Việt Nam sau 1975 Trong đó, Bùi Giáng là đại diện tiêu biểu trong việc mượn chất liệu thơ truyền thống để thể hiện tính siêu thực Về sau, trong thơ của những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ như Y Phương, Thanh Thảo…cho đến thơ của các nhà thơ trẻ như Nguyễn Việt Chiến, Vi Thùy Linh ảnh hưởng ít nhiều màu sắc tượng trưng Nổi bật nhất về mặt bút pháp là các nhà thơ sử dụng những biểu tượng đa nghĩa, được xây dựng dựa trên sự liên thông về ý nghĩa với nhau Tính tượng trưng thể hiện ở mã ngôn ngữ và cú pháp thơ Tạo ra mã ngôn ngữ riêng là một trong những thành công lớn của các nhà thơ sau 1975, đòi hỏi độc giả phải tự tìm ra lời

Trang 26

giải thì mới có thể tiếp tục khám phá được Vì thế, màu sắc tượng trưng trong thơ sau 1975 tuy không một lần nữa tạp ra sự “sốc”, hay choáng như tượng trưng của Thơ mới thuở nào nhưng cũng đủ tạo nên hiệu ứng nghệ thuật Người làm thơ đã thực sự chuyên tâm với chữ và tự biết làm sang cho những con chữ của mình từ hướng đi ấy

Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác như: Đỗ Lai Thúy (2012), Thơ

mới những thành công và thất bại, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (6), Vũ Duy Thông

(2001), Ngôn ngữ Thơ mới và ngôn ngữ thơ kháng chiến, Tạp chí Ngôn ngữ (1), Nguyễn Toàn Thắng (2012), Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX trong bối cảnh giao lưu

văn hóa Đông – Tây, Tạp chí Nhà văn (8)…

Như vậy, những nghiên cứu về cách tân bút pháp nghệ thuật của các tác giả thơ Việt Nam hiện đại dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực tập trung vào chỉ ra những cách tân về thể thơ, hình ảnh thơ, ngôn ngữ, hình thức thơ

mà đỉnh cao là Thơ mới với thể thơ 5 chữ, 7 chữ và 8 chữ, sự sắp xếp các câu thơ liền mạch hay phân thành các khổ với số lượng câu khác nhau, thơ tự do, không dựa vào vần điệu; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ, giảm thiểu tối đa lối nói tượng trưng, ước lệ sự thay đổi mô hình ngôn ngữ giữa nghĩa, chữ và nghĩa Thứ hai là những đổi mới về bút pháp trong mỗi giai đoạn thơ khác nhau Ví dụ ngay trong cách tân về việc sử dụng ngôn ngữ mang màu sắc tượng trưng, nếu các nhà Thơ mới tìm kiếm ở những phương trời xa lạ thì các nhà thơ sau 1975 lại tìm kiếm nó ngay giữa đời thực, trong kho tàng kinh điển với những hình ảnh như “áo choàng, tiếng ghi ta nâu”…., sử dụng những biểu tượng cũ nhưng khoác cho nó những giá trị ngữ nghĩa mới để tạo nên ngôn ngữ thơ có màu sắc tượng trưng

Các công trình nghiên cứu đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu và gợi

mở những ý tưởng hữu ích để triển khai luận án Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới trong xu hướng này chỉ tập trung vào một hoặc một vài tác giả, một số bút pháp tiêu biểu mà chưa có tính tổng thể Đây cũng chính là nhiệm vụ mà luận án cần tiếp tục đi sâu tìm hiểu

Trang 27

1.2.3 Hướng nghiên cứu về những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ Việt Nam qua các giai đoạn từ góc nhìn so sánh

Các bài nghiên cứu trong hướng này thường phân chia thơ Việt Nam thành các giai đoạn và nghiên cứu ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực với từng giai đoạn Theo đó, ba giai đoạn được xác định phổ biến nhất là: Thơ mới (1932-1945), giai đoạn 1945 -1975 và giai đoạn sau 1975 Tuy vậy những công trình nghiên cứu riêng về ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực không nhiều mà chủ yếu là tích hợp trong các công trình nghiên cứu khái quát chung về thơ hiện đại Việt Nam Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến là:

VớiThi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân đã nghiên cứu về những ảnh

hưởng tổng thể của thơ tượng trưng Pháp đến phong trào Thơ mới Theo đánh giá của các tác giả này, tượng trưng siêu thực được các nhà thơ Việt Nam ưa thích từ sau năm 1936 và Baudelaire là tác giả có ảnh hưởng lớn nhất đến các nhà thơ Việt Nam thời kỳ đó Cùng bàn về ảnh hưởng của tượng trưng đến thơ mới, Vũ Ngọc

Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại đã phân tích những nhà Thơ mới chịu ảnh hưởng lớn của tượng trưng Trong đó, tập Thơ thơ của Xuân Diệu được ông đánh giá cao

nhất Mức độ nghiên cứu về ảnh hưởng của tượng trưng đến thơ của các nhà thơ khác nhau Lưu Trọng Lưu, Xuân Diệu, Thế Lữ là những tác giả được phân tích kĩ nhất về việc tiếp nhận thơ tượng trưng trong khi Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương, Huy Cận chỉ được đề cập đến Đây là một trong những cuốn sách ra đời trong giai đoạn đầu nghiên cứu về ảnh hưởng của tượng trưng đến thơ Việt Nam có đóng góp lớn hơn cả và là tư liệu tham khảo hữu ích cho luận án của chúng tôi khi tìm hiểu ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực đến thơ Việt Nam hiện đại giai đoạn trước năm 1945, đặc biệt là trong phong trào Thơ mới

Với cuốn Khuynh hướng thi ca tiền chiến của Nguyễn Tấn Long và Phan

Canh, các tác giả đã đưa ra những ý kiến mới về khuynh hướng tượng trưng ở Việt Nam Xuất phát từ quan điểm về mối quan hệ giữa các cặp phạm trù: “thực thể” và

“hư thể”, “khách quan” và “chủ quan” – là những yếu tố cơ bản hình thành nên thế giới tượng trưng, tác giả đã chỉ ra rằng các nhà thơ theo khuynh hướng tượng trưng

Trang 28

siêu thực muốn đi tìm thế giới thứ ba Trong khi luận giải, các tác giả đề cập nhiều đến thơ Bích Khê

Trong cuốn Nhìn lại một cuộc cách mạng thi ca doHuy Cận, Hà Minh Đức

chủ biên, xuất bản năm 1997, Nxb Giáo dục, Hà Nội, hầu hết các ý kiến đều khẳng định ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp đến Thơ mới Việt Nam Sự ảnh hưởng đó diễn ra về mặt quan niệm, nghệ thuật, âm thanh và ý nghĩa của hình ảnh thơ Và điểm quan trọng nhất trong tiếp thu thơ tượng trưng của Thơ mới là tạo ra nguyên tắc sáng tác quan trọng, hình thành nên nhạc cảm, chính là yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công của Thơ mới Việt Nam

Xuất phát từ cách tiếp cận phong cách học, thi pháp học, cuốn Mắt thơ của

Đỗ Lai Thúy, xuất bản lần đầu năm 1992 đã có những phát hiện độc đáo khi khám phá Thơ mới Theo ông, chặng đường của Thơ mới vắt ngang từ lãng mạn, sang nửa tượng trưng, tượng trưng rồi đến siêu thực Các trường phái này không được phân

định rõ ràng, mà nhiều khi gối nhau Ông cho rằng Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ

là thi tứ đầu tiên, tiêu biểu cho thơ tượng trưng của Việt Nam

Năm 2002, trong cuốn Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, Mã Giang Lân đã

luận giải quá trình vận động của thơ Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XX đến sau năm

1975 Ông phân chia thơ Việt Nam thành 5 giai đoạn: nửa đầu thế kỷ XX,

1945-1954, 1954-1964, 1964-1975 và sau 1975 Trong giai đoạn trước năm 1945 và sau

1975, tác giả có đề cập đến sự tiếp nhận thơ tượng trưng Pháp trong nền thơ ca Việt Nam Theo ông, sự ảnh hưởng và tồn tại của tượng trưng Pháp đến thơ văn Việt Nam khá bền bỉ, cao trào thể hiện trong giai đoạn trước 1945, giai đoạn sau 1975, các nhà thơ trẻ đã vận dụng đưa thơ của mình hòa nhịp với tiềm thức, vô thức, tâm linh, kết hợp đưa vào thơ những hình ảnh tượng trưng, siêu thực của đời sống, cách tân về thể loại…Đặc biệt, tác giả đã phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của thơ tượng trưng, siêu thực và khuyến khích cách tiếp thu khách quan, cầu thị với

các nhà thơ Việt Nam Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tư duy thơ hiện đại Việt Nam,

Nxb Đại học Quốc Gia đã nghiên cứu tư duy thơ hiện đại Việt Nam qua các chặng đường từ trước 1945 cho đến sau 1975 Trong đó, trong chương viết về văn học sau

Trang 29

1986, tác giả đặc biệt chú ý đến sự mở rộng quan niệm phản ánh hiện thực và sự khẳng định vị trí của thơ siêu thực Tác giả đã điểm lại hành trình tượng trưng, siêu thực đến với thơ Việt Nam từ trước năm 1945, giai đoạn các sáng tác siêu thực bị

“đóng chai” cho đến giai đoạn đồng loạt xuất hiện mạnh mẽ hơn, đẩy lên đến đỉnh cao với các tên tuổi như Trần Dần, Dương Tường, Hoàng Hưng, Lê Đạt, Nguyễn Quang Thiều

Cùng năm này, Trần Huyền Sâm trong tiểu luận Tiếng nói thơ ca đã đưa ra

những kiến giải về ảnh hưởng của thơ tượng trưng đến Thơ mới trong quan niệm về cái đẹp và thi pháp Theo đó, những ảnh hưởng về nhạc tính, quan niệm về yếu tố kinh dị trong phạm trù nghệ thuật của cái đẹp của tượng trưng được tiếp thu

Trong bài Yếu tố siêu thực trong thơ Việt Nam đương đại đăng trên

nam-duong-dai-7857.html, Nguyễn Thanh Tâm đã khẳng định rằng: “Sự xuất hiện

http://vannghequandoi.com.vn/Binh-luan-van-nghe/yeu-to-sieu-thuc-trong-tho-viet-của yếu tố siêu thực trong thơ Việt Nam đương đại về mặt lịch sử là một sự tái hiện, trở lại truyền thống đã được kiến tạo từ thơ mới” Sự ảnh hưởng này thể hiện qua từng giai đoạn là khác nhau Trong đó, Thơ mới thể hiện rõ nét các biểu hiện hướng đến tự do, những ảnh hưởng của hương vị mới, nguồn sống mới Giai đoạn 1945 –

1975, những yếu tố này cũng xuất hiện trong thơ của các tác giả như Trần Dần, Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên, Nguyễn Đức Sơn…Sau năm 1975, thơ Việt Nam lại về với cái tôi bản thể, kiến tạo nên bản sắc chủ thể Điều đó cho thấy ảnh hưởng của vô thức, tiềm thức, giấc mơ, ham muốn, sự tưởng tượng, phi lí, ngẫu nhiên của tượng trưng siêu thực để thể hiện sự hiện hữu của bản thể Tượng trưng, siêu thực đến từ cội nguồn của quan niệm, thái độ, phản ứng của chủ thể để khẳng định cái tôi bản thể Hệ quả của nó là những mâu thuẫn với nhận thức và lí trí Đồng thời, sự ảnh hưởng về hình tượng, cảm xúc, hình thức nghệ thuật cũng thể hiện rõ nét

Trong cuốn Thơ như là mỹ học của cái khác, Đỗ Lai Thúy đã nghiên cứu sự

chuyển biến của các yếu tố mỹ học trong văn học hiện đại Việt Nam (tập trung vào thơ) và cách tân thơ qua các thời kỳ xuất phát từ ba phương diện: lí thuyết văn học,

Trang 30

lịch sử văn học và phê bình văn học Từ lý thuyết hệ hình, tác giả chỉ ra ở hệ hình hiện đại mỹ học chủ đạo của thơ là mỹ học thiên tài Trong đó, ngôn ngữ thơ đặc biệt được nhấn mạnh qua từng thời kỳ cách tân, đặc biệt là ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực đến Thơ mới, thơ hậu Thơ mới Qua từng giai đoạn, ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực ở mức độ đậm nhạt khác nhau Có những giai đoạn, tượng trưng siêu thực tác động rất mạnh mẽ cả về mặt tư tưởng, cả về bút pháp nghệ thuật

và trên diện rộng (như Thơ mới, thơ sau đổi mới), bên cạnh đó ở một số thời kì, dấu

ấn này rất mờ nhạt, thậm chí chỉ có liên hệ với một bộ phận nhất định (như giai đoạn kháng chiến) Tác giả chỉ ra những trường hợp tiếp nhận cụ thể là:Lê Đạt, Trần Dần gặp gỡ với tư tưởng và cách kiến tạo thơ của Maia, R.Jakobson, Mallarmé hoặc Đặng Đình Hưng, Dương Tường chủ trương cách tân như Trần Dần … Đặc biệt, Đỗ Lai Thúy còn phân tích những biểu hiện của mỹ học thơ, trong đó có yếu tố tượng trưng, siêu thực qua các trường hợp: Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Đình Thi, Thanh Tâm Tuyền, Trần Dần, Đặng Đình Hưng, Lê Đạt và Bùi Giáng

Trong cuốn Khuynh hướng tượng trưng và siêu thực trong thơ Việt Nam hiện

đại do Trần Khánh Thành chủ biên, các tác giả đã nghiên cứu yếu tố trượng trưng

siêu thực trong Thơ mới (1932 – 1945), trong thơ khu vực miền Nam và miền Bắc thời kì 1945 – 1975 qua một số tác phẩm tiêu biểu, trong giai đoạn sau 1975 Khi phân tích ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực đến thơ Việt Nam trong mỗi thời kì này, các tác giả đều chỉ ra những biểu hiện và đề cập đến các trường hợp điển hình.Ví dụ: giai đoạn 1945-1975, ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực được biểu hiện qua một số gương mặt tiêu biểu: thơ không vần của Nguyễn Đình Thi, thơ Hoàng Cầm – bài chính tả của giấc mơ, Trần Dần – cách tiếp cận từ Dạ Đài; Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng… Giai đoạn sau 1975, các tác giả nhấn mạnh sự tương giao, tương ứng như bản chất âm của thế giới; hệ thống biểu tượng dùng để tượng trưng hóa, kiến tạo nhạc như một con đường trong tượng trưng hóa, còn tiếp cận siêu thực

ở góc độ như một quan niệm, thái độ trong khi sáng tác của nhà thơ

Trong cuốn Trên đường biên của lí luận văn học, Nxb Phụ nữ, 2016, tác giả Trần Đình Sử, ở mục 4 phần III: Mấy vấn đề thi pháp của Thơ mới như là một cuộc

Trang 31

cách mạng trong thơ Việt Nam đã nghiên cứu những biến đổi trong quan niệm, bút

pháp nghệ thuật của thơ mới qua các giai đoạn lịch sử khác nhau Tác giả đánh giá Thơ mới gắn với việc phân chia các giai đoạn văn học khác nhau trong tiến trình văn học Việt Nam: 30 năm đầu thế kỷ XX (giao thời), giai đoạn 1930-1945 (giai đoạn hiện đại hóa), 1945-1975 (kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ), từ 1975 – nay (giai đoạn đổi mới do Đảng lãnh đạo, văn học chuyển mình) Qua đó, tác giả nhận định: “Phong trào Thơ mới trước 1945 chỉ là giai đoạn mở đầu cho một thi pháp thơ hiện đại tiếng Việt, trong đó có thể trải qua một số giai đoạn phát triển trong thời gian và không gian… Phải nhìn Thơ mới trong không gian thời gian suốt thế kỷ XX cho đến nay thì mới thấy tầm vóc của cuộc cách mạng thi pháp trong thi ca ấy” [122- tr.455] Trong quá trình đó, tính hiện đại của Thơ mới ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng và hậu tượng trưng không nhỏ

Luận án Hành trình cách tân thơ Việt Nam hiện đại (từ sau phong trào Thơ

mới) của Dương Thị Thúy Hằng, bảo vệ tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

năm 2014 đã nghiên cứu những cách tân từ Thơ mới đến thơ trong kháng chiến chống Pháp, thơ trong giai đoạn 1954-1975 và thơ từ 1975 đến nay Trong mỗi giai đoạn, tác giả nghiên cứu quan niệm thơ ca, thể loại và ngôn ngữ của thơ Ở phần tổng quan, tác giả đã chỉ ra rằng, ở miền Bắc, vào những năm 1956-1957, thơ của các tác giả như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm đã thể hiện được những ý tưởng cách tân về thơ, ảnh hưởng ít nhiều quan điểm của nhóm Dạ Đài, đã được Trần Dần

trình bày trong Bản tuyên ngôn tượng trưng Đến giai đoạn này, thơ “không vần”

được sử dụng nhiều Đến năm 1958, khi tiếng nói của các nhà văn thuộc nhóm Nhân văn Giai phẩm đã bị phản đối quyết liệt thì một thời gian dài sau đó, thơ của nhóm tác giả này bị rơi vào “vùng cấm” Sau đổi mới, sáng tác của các nhà thơ này được xem xét lại Hiện nay, trong giới nghiên cứu và độc giả vẫn tồn tại hai xu hướng khi đánh giá về thơ của những nhà thơ này, trong đó xu hướng cực đoan không nhiều

Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác như: Hà Minh Đức (2002),

Một thời đại trong thi ca, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội; Trịnh Bá Đĩnh (2011), Chủ

Trang 32

nghĩa cấu trúc trong văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội; Nguyễn Đăng Điệp, Thơ Việt Nam hiện đại – Tiến trình và hình tượng, Nxb Văn học, Hà Nội; Mai Ngọc

Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Đại học và GDCN; Phan Cự Đệ (1966), Phong trào Thơ mới, Nxb Khoa học; Ngoài ra, có thể

kể đến một số công trình khác như: Văn học hiện đại – Văn học Việt Nam giao lưu,

gặp gỡ, Nxb Văn học, Hà Nộicủa Trần Thị Mai Nhi; Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 của Nguyễn Đăng Mạnh, Nxb ĐH Sư phạm, 2000; Trần

Đình Sử (2001), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội,…

Như vậy, có thể thấy rằng sự chuyển biến không ngừng và những ảnh hưởng của thơ tượng trưng, siêu thực đã được các tác giả rất quan tâm Quá trình đó diễn ra trên cả bình diện tư tưởng lẫn thủ pháp nghệ thuật và ảnh hưởng của một số tên tuổi nổi tiếng như: Trần Dần, Lê Đạt Các công trình nghiên cứu về tượng trưng, siêu thực ở Việt Nam đã có từ rất sớm, (những năm 40 của thế kỷ XX) nhưng chỉ đề cập đến một cách mờ nhạt theo kiểu điểm mặt chỉ tên các tác giả, tác phẩm có ảnh hưởng của tượng trưng Người đầu tiên nghiên cứu về thơ tượng trưng, siêu thực là Phạm Quỳnh Khẳng định đóng góp của Thơ mới đối với nền văn học Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực từ năm 1936 Có thể nhận thấy rằng chỉ trong mười năm, Thơ mới Việt Nam đã ảnh hưởng và chuyển tải sâu sắc

tinh thần của một trăm năm thơ Pháp, đặc biệt là tượng trưng, siêu thực

Nghiên cứu về ảnh hưởng của tượng trưng siêu thực qua các giai đoạn văn học có những thăng trầm nhất định, trong đó: giai đoạn trước năm 1945 là giai đoạn manh nha, phôi thai, chỉ có vài ba nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề này; sau năm

1945, hướng nghiên cứu này được quan tâm nhiều hơn và phát triển mạnh, ảnh hưởng của tượng trưng siêu thực đến thơ ca không chỉ dừng lại ở ảnh hưởng đối với các nhà Thơ mới mà còn lan tỏa sang những nghiên cứu đối với các nhà thơ hậu chiến, cụ thể là: giai đoạn từ 1945 đến 1975, nghiên cứu về vấn đề này ở miền Bắc nếu có thì theo khuynh hướng phê phán tượng trưng, siêu thực, miền Nam lại đề cao tượng trưng, siêu thực ở cả Thơ mới và thơ ca đương thời lúc đó Trong thời kỳ này, những nghiên cứu về tượng trưng, siêu thực có những phát hiện mới mẻ do được

Trang 33

tiếp xúc với những thành tựu của lí luận văn học phương Tây như phân tâm học, phê bình mới… Trong khi đánh giá về ảnh hưởng của tượng trưng siêu thực, các công trình, trường phái văn học trong lịch sử không đi theo một hướng thuần nhất nhất định mà có nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí ngược chiều

1.2.4 Nghiên cứu về tượng trưng, siêu thực ảnh hưởng đến quá trình sáng tác của một số tác giả thơ hiện đại tiêu biểu

Các tác giả tiêu biểu được đề cập đến trong ảnh hưởng của tượng trưng siêu thực chủ yếu là các tác giả trong phong trào thơ mới như: Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu, giai đoạn sau là Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Mai Văn Phấn…

Hàn Mặc Tử là một trong những tác giả thuộc phong trào Thơ mới được nhắc đến như một hiện tượng tiếp nhận tiêu biểu các yếu tố tượng trưng, siêu thực,

từ quan niệm cho đến thủ pháp sáng tác Cuốn Hàn Mặc Tử - thân thế và thi văn

của Trần Thanh Mại đã nghiên cứu về những ảnh hưởng của tượng trưng đối với nhà thơ Hàn Mặc Tử và mở rộng ra đã đề cập đến ảnh hưởng của tượng trưng đến thơ ca Việt Nam Theo đó, thơ của Hàn Mặc tử rất bí hiểm Tuy trong lời bình luận của cuốn sách, Trần Thanh Mại không mặn mà về thơ tượng trưng, thậm chí

có phần ác cảm với các nhà thơ tượng trưng Pháp được cho là có ảnh hưởng đến Hàn Mặc Tử như Mallarmmé, Valéry nhưng công trình cũng đã chỉ ra được ảnh

hưởng của tượng trưng đến Hàn Mặc Tử Đến năm 1971, trong bài Viết về Hàn

Mặc Tử đăng trên Tạp chí Văn, số 179 ngày 10/6/1971, Phạm Đán Bình đã phân

tích một số điểm khác biệt giữa thơ Baudelaire và thơ Hàn Mặc Tử Những bông

hoa Áccủa Baudelairevà Thơ điên của Hàn Mặc Tử đều là những áng thơ ra đời

sau những “đau thương” Bản thân Hàn Mặc Tử cũng khẳng định rằng thơ ông và thơ Baudelaire có những điểm tương đồng và dị biệt Năm 2007, Nguyễn Toàn

Thắng viết chuyên luận Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định, Nxb Giáo dục, Hà

Nội Trong cuốn chuyên luận, Nguyễn Toàn Thắng đã luận giải và đưa ra những ý kiến của mình về thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê và khẳng định những đóng góp của các nhà thơ này trong khi kiến tạo nên một thế giới hình tượng độc

Trang 34

đáo, cụ thể, cũng như trong xây dựng biểu tượng và tính nhạc trong thơ Ngoài ra,

có thể kể đến một số công trình khác như: Hàn Mặc Tử đau thương và sáng tạo của Nguyễn Kim Chương, Nỗi khắc khoải siêu hình trong thơ Hàn Mặc Tử của

Nguyễn Xuân Hoàng…

Trong cuốn Ba đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu – Nguyễn Bính – Hàn Mặc Tử

của Chu Văn Sơn, Nxb Giáo dục 2006, tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra phong cách đặc thù của những nhà thơ Việt tiêu biểu: Xuân Diệu – tù nhân của chữ tình, Nguyễn Bính – kiếp con chim lìa đàn và Hàn Mặc Tử - chàng thi sĩ khát khao cái tột cùng Với mỗi nhà thơ, tác giả chọn một số tác phẩm tiêu biểu để phân tích Dù mỗi người một vẻ, nhưng chúng ta đều thấy khát khao thể hiện cái tôi bản thể, được

“tìm mình” qua những áng thơ

Tiếp theo là nhà thơ Đinh Hùng, được nhắc đến như một gương mặt tiêu biểu của bút pháp tượng trưng, siêu thực Ngay từ năm 1967, khi nhà thơ qua đời, trong

Tạp chí Văn số 91 ra ngày 1/10/1967, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định Đinh

Hùng chịu ảnh hưởng rất rõ nét của thơ tượng trưng Phan Lạc Phúc nhấn mạnh:

“Tuy không đặt ý niệm trường phái rõ ràng như ở Pháp nhưng ta tìm thấy khuynh hướng tượng trưng rõ rệt ở các nhà thơ Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Huy Cận và gần gũi chúng ta hơn là thi sĩ Đinh Hùng”[106- tr.86-91]

Trong giai đoạn thơ sau phong trào Thơ mới (1942-1945), Nguyễn Đình Thi

là một trong những tác giả được nghiên cứu nhiều, đặc biệt tập trung vào thơ

“không vần” Đóng góp lớn nhất của tác giả này trong cách tân thơ là đã có những yếu tố báo hiệu sự chuyển dịch từ thơ tiền hiện đại sang hiện đại Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về thơ không vần của Nguyễn Đình Thi có thể kể đến là:

Trong bài Nguyễn Đình Thi một cánh én bay qua mùa xuân, in trong cuốn Thơ như

là mỹ học của các khác, Nxb Hội Nhà văn, 2012, Đỗ Lai Thúy đã chỉ ra những

điểm được coi là “vượt ngưỡng” trong thơ ông nhưng vẫn còn dang dở, chưa vượt qua được những chướng ngại vật để đi đến tận cùng con đường, phát triển thành

quan niệm nghệ thuật bền vững Bài Nguyễn Đình Thi từ quan niệm đến thơcủa Mai Hương, bài Số phận những tìm tòi hình thức trong thơ Việt Nam sau 1945 – thơ

Trang 35

Nguyễn Đình Thi và dư luận của Vương Trí Nhàn và bài Nguyễn Đình Thi và một hướng tìm tòi của thơ hiện đại đều in trong 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám,

Trong chuyên luận Mai Văn Phấn và hành trình thơ vào cõi khác, Nxb Hội

Nhà văn, xuất bản năm 2015, Ngô Hương Giang và Nguyễn Thanh Tâm đã chỉ ra rằng, trên con đường liên tục “vong thân”, Mai Văn Phấn đã bước qua các khuynh hướng từ lãng mạn cho tới tượng trực, siêu thực rồi đến tân cổ điển Trong đó, tư

tưởng tượng trưng siêu thực biểu hiện khá rõ nét trong mỗi bước đi của nhà thơ

Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác như: Lý Hoài Thu (2003),

Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám – 1945, Nxb Giáo dục; Lưu Khánh

Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Bích Thu (2000), Hàn Mặc Tử - Một hiện tượng độc đáo của thi ca

Việt Nam thế kỷ XX, Tạp chí Văn học (1)…

*Tiểu kết

Qua tổng quan vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng, ở mức độ khác nhau, các nhà nghiên cứu đều đồng thuận rằng ở Việt Nam tuy không hình thành hẳn chủ nghĩa siêu thực, tượng trưng với hệ thống lí thuyết hoàn chỉnh hay xác lập trọn vẹn về tuyên ngôn và thực hành sáng tạo nhưng đã có những dấu ấn không thể phủ nhận được của trường phái nghệ thuật này trong bức tranh chung thơ Việt Nó thể hiện trong tiến trình vận động thơ Việt Nam từ thế kỷ XX đến nay Những ảnh hưởng của yếu tố tượng trưng siêu thực đến văn học qua các thời kỳ là một vấn đề được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, các công trình mới chỉ tập trung chủ yếu vào phong trào Thơ mới với những tác giả tiêu biểu như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận…Trong khi đó, ở giai đoạn này, thơ Việt Nam chưa hình thành chủ nghĩa tượng trưng mà mới chỉ dừng lại ở sự du nhập và tiếp thu yếu tố tượng trưng Vì thế, nghiên cứu kĩ sự ảnh hưởng này ở những giai đoạn sau là một trong những khoảng trống còn bỏ ngỏ Khi nghiên cứu trực tiếp vào sự ảnh hưởng lên tư tưởng, bút pháp nghệ thuật, các tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng trong quan niệm nghệ thuật, bút pháp xây dựng biểu tượng, tính

Trang 36

nhạc trong thơ, cách tân về thể thơ ở những mức độ khác nhau Tuy nhiên, những nguyên lí của sự ảnh hưởng đó vẫn chưa được đề cập đến Một số tác giả có ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực và đã có những đóng góp lớn với thơ hiện đại Việt Nam được các nhà nghiên cứu đặc biệt đề cập nhiều hơn Do mục đích nghiên cứu nên ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực trong sáng tác của các nhà thơ này chỉ được nêu lên ở mức độ vừa phải, hoặc thậm chí là điểm mặt, chỉ tên Mặc dù vậy, đây là những căn cứ thực tiễn quan trọng để chúng tôi có thể lựa chọn những gương mặt tiêu biểu để nghiên cứu điển hình, đại diện cho các giai đoạn trong các chương sau cũng như tiếp thu những phát hiện của các nhà nghiên cứu đi trước

Trang 37

CHƯƠNG 2: YẾU TỐ TƯỢNG TRƯNG, SIÊU THỰC TRONGPHONG TRÀO THƠ MỚINHÌN TỪ GÓC ĐỘ BỐI CẢNH TIẾP NHẬN VĂN HÓA

PHƯƠNG TÂYĐẦU THẾ KỈ XX 2.1 Phong trào Thơ mới trong hành trình phát triển tư duy nghệ thuật

Trước hết cũng cần phải làm rõ khái niệm về tư duy nghệ thuật và gần gũi hơn là tư duy thơ Cả hai khía cạnh ấy đều thuộc về thế giới tinh thần, tư tưởng của chủ thể sáng tạo, nghĩa là có tính trừu tượng Có thể hiểu rằng tư duy thơ là một loại hình đặc thù của tư duy nghệ thuật thể hiện sâu sắc mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung, bộ phận và toàn thể Đồng thời quá trình này diễn ra trong mỹ cảm của chủ thể, nó không tồn tại độc lập mà là kết quả của sự tổng hòa nhiều thao tác phong phú khác nhau Nó bao gồm sự tưởng tượng, liên tưởng, suy tưởng, điều chỉnh về trạng thái tâm lí, cảm xúc, sáng tạo, thăng hoa, lựa chọn, và kết hợp, khái quát hóa hay cụ thể hóa Bên cạnh đó, người nghệ sỹ cũng nhận thức về các phương tiện, chất liệu – tính chất và tác dụng để đảm bảo tính thẩm mĩ hay duy trì mạch cảm xúc của toàn bộ thi phẩm Khám phá tư duy thơ chính là đi sâu vào khai thác cốt lõi trung tâm của tác phẩm nghệ thuật, vì thế khi tìm hiểu một trào lưu thơ hay chặng đường phát triển của một loại hình thơ công việc này vô cùng cần thiết Tư duy thơ vừa mang tính trừu tượng vừa đa dạng, nó là cách thức chủ thể sáng tạo nên thi phẩm, chúng ta chỉ có thể tiếp cận rõ nhất qua con đường phân tích văn bản tác phẩm thơ Tuy nhiên bản chất của nghệ thuật là sự sáng tạo không ngừng nên tư duy thơ về mặt cấu trúc và hình thái cũng không tĩnh tại mà có tính năng sản, luôn vận động Trong những nghiên cứu về tâm lí học sáng tạo, xúc cảm và lý trí thuộc nội giới của thi nhân chuyển hóa thành năng lực hay nói đúng hơn là hoạt lực để hướng đến việc thỏa mãn, giải phóng những dồn nén, hưng phấn của thi nhân Như vậy quá trình hình thành nên một tác phẩm thơ trọn vẹn cũng tương đồng với công việc tổ chức, kiến tạo thế giới khách quan theo tư duy chủ quan của người sáng tạo Kết quả là nó được nhận diện bằng hình thức ngôn từ nghệ thuật, hệ thống hình tượng, hình ảnh, âm thanh, nhạc tính, thậm chí cả những “khoảng trắng” đầy hữu ý trong văn bản thơ Một phương diện khác, thi nhân làm thơ cũng chính là thực hành

Trang 38

quan niệm nghệ thuật, biểu hiện tư tưởng hoặc ý thức hệ, chuyển tải tư tưởng của cả một thế hệ hay thời đại Vì thế, khái quát về sự vận động của tư duy thơ là một việc làm rất có ý nghĩa, để đưa ra kiến giải về quy luật phát triển và tìm ra mối liên hệ,

sự ảnh hưởng, tác động qua lại giữa những yếu tố nội sinh – ngoại nhập trong những bối cảnh văn hóa đặc biệt

Đối với phong trào Thơ mới, dấu ấn thời đại in đậm trong tư duy thơ của các tác giả Trong các nhân tố thúc đẩy sự sinh thành của Thơ mới, bên cạnh tư tưởng phương Tây được du nhập mạnh mẽ, còn có hai mạch ngầm luôn bền bỉ mà có sức lan tỏa sâu đậm là tinh thần dân tộc của con người Việt Nam đã kết tụ hàng ngàn năm lịch sử và tinh hoa văn hóa phương Đông, cụ thể là văn hóa Trung Hoa trong quá trình giao lưu khu vực Trong chặng đường đầu tiên từ năm 1932 đến 1935, khi bắt đầu khúc nhạc tân kì, những tác giả mở màn phong trào Thơ mới đã không ngại

ngần tuyên xưng tôn chỉ sáng tạo nghệ thuật Nhà thơ Thế Lữ viết Cây đàn muôn

điệu trình bày về thiên chức của người nghệ sĩ cũng như quan điểm về cái đẹp trong

cuộc sống:

Tôi chỉ là một khách tình si Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ

Và mượn cây đàn ngàn phím tôi ca

Những lời thơ trữ tình trên là điển hình cho tư duy thơ của chủ nghĩa lãng mạn, bởi lẽ thi phái lãng mạn coi cái cái đẹp là đối tượng trung tâm khơi gợi cảm hứng về cuộc sống và con người Các bậc thầy thơ lãng mạn vào thế kỷ XIX như Hugo, Lamartine, Chateaubriand, Musset, Vigny, Baudelaire, đề cao tính duy mĩ, cho rằng nghệ thuật vị nghệ thuật Họ tôn thờ cái đẹp và tìm thấy sự phong phú

“muôn hình, muôn thể” của nó trong cảnh sắc thiên nhiên, coi thiên nhiên như một tấm gương trong sáng, phản chiếu những cung bậc cảm xúc nội tâm con người Nhiều thi sĩ Thơ mới say sưa ca ngợi thiên nhiên, Thế Lữ khắc họa cảnh núi rừng hùng vĩ, cao cả trong “Hồ xuân và thiếu nữ”, bến xuân văng vẳng khúc hát thanh cao, bộ tranh tứ bình trác tuyệt về đại ngàn trong kí ức vị chúa sơn lâm Còn Lưu

Trang 39

Trọng Lư lạc bước vào rừng thu xào xạc có nai vàng ngơ ngác, suối mây, hoa cỏ, lá rụng, tất cả đều hư ảo, xa xăm đầy mơ mộng Trong quá trình phát triển tư duy nghệ thuật, chủ nghĩa lãng mạn còn khẳng định những chủ đề mới mẻ mà trước đó chủ nghĩa cổ điển vốn thường đặt mình vào khuôn khổ lí trí thường không đề cập đến Những nghệ sĩ lãng mạn nhấn mạnh vai trò cá nhân với niềm kiêu hãnh và quyền hạn cao cả Sự vượt trội này đã khiến cho ngôi vị của cái tôi đạt đến mức độ

gần như tuyệt đối: “Ta là một, là riêng, là thứ nhất” (Hy Mã Lạp Sơn)

Ở Việt Nam từ thơ trung đại đến Thơ mới cái tôi cá thể như phát hiện ra chính mình, trở thành một hệ giá trị, hoài nghi con người cộng đồng cũ mòn và khắc

kỷ Trong buổi đầu hội ngộ với phương Tây, thế hệ thi sĩ Thơ mới vui sướng tràn trề như lần đầu được tiếp xúc với thế giới mới mẻ, thanh tân sau bao ngày bị ngăn chặn bởi ước lệ, cổ điển Người hào hứng, phấn khích nhất là Xuân Diệu – “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới” Hơn ai hết Xuân Diệu là người ý thức rõ về quyền năng của cá nhân, dám bộc lộ một cách thành thực những khát vọng hưởng

thụ mãnh liệt, những ước muốn sâu kín của mình: “Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu

đừng nhạt mất/ Tôi muốn buộc gió lại/ Cho hương đừng bay đi” (Vội vàng) Có thể

thấy rằng, sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân đã góp phần làm phơi trải những giá trị bản nguyên, cốt thiết của con người, khiến cho Thơ mới được công chúng đương thời đón nhận nồng nhiệt Trong khi đó vào thời trung đại, con người cá nhân bị đồng nhất với phận vị, cho nên dù có tự tôn đến mấy họ cũng vượt qua được sự kiềm tỏa của đạo lí, trách nhiệm; ở gia đình thì là người con, người chồng, người

vợ, người cha, người mẹ, ra ngoài xã hội là bề tôi, bậc quân thần, chính nhân quân tử Cái tôi Thơ mới không chỉ khát khao, dạt dào nhựa sống mà còn đa diện, phức tạp; sau niềm vui buổi đầu xuất hiện, cái tôi ấy đã sớm buồn chán và nuôi giấc mộng thoát ly thực tại Chủ soái của Thơ mới trong giai đoạn đầu là Thế Lữ vừa ca

tụng cái đẹp như Cây đàn muôn điệu nhưng cũng không tránh khỏi những Giây

phút chạnh lòng muốn mơ màng thoát lên chốn bồng lai tiên cảnh và nhất là hoài

vọng khắc khoải về quá khứ vàng son: “Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu!” (Nhớ

rừng) Mượn lời than đầy bi tráng ấy, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao tự do của

Trang 40

người thanh niên tiểu tư sản, chán ghét cảnh giả dối, đua chen, gian trá trong cuộc đời nhỏ hẹp Tiếp sau Thế Lữ, Thơ mới vang vọng không khí lịch sử bi hùng trong

Tiếng địch sông Ôcủa Phạm Huy Thông Tuy nhiên dẫu có trầm hùng, hào sảng thì

Lưu Bang, Hạng Võ, Ngu Cơ cũng là những con người một thời vang bóng trong triều đại phong kiến Trung Hoa Vũ Đình Liên trong lòng day dứt một câu hỏi:

“Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ” (Ông đồ) đầy nuối tiếc về những

giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đã phôi phai

Bước sang chặng đường từ năm 1936 đến 1939, Thơ mới đã toàn thắng, chiếm lĩnh trọn vẹn thi đàn, cuộc tranh luận mới – cũ gần như đã khép lại Đội ngũ Thơ mới càng trở nên sung mãn, bên cạnh những gương mặt quen thuộc của giai đoạn trước thì nay đã được bổ sung thêm nhiều cây bút dồi dào năng lực như: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Anh Thơ, Tế Hanh, Như vậy, cùng nhìn lại hành trình hơn nửa thời gian tồn tại của phong trào Thơ mới, chúng ta thấy rằng sự gặp gỡ, ảnh hưởng trực tiếp từ khuynh hướng lãng mạn chiếm

ưu thế Tuy nhiên từ năm 1936 trở đi Thơ mới manh nha bước sang địa hạt tượng trưng, siêu thực Trong các trường phái thơ Pháp du nhập vào Việt Nam, thơ tượng trưng, siêu thực có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà Thơ mới bởi tính độc đáo, hiện đại của nó Vì thế, họ đã chủ động tiếp nhận và xem nó như một định hướng sáng tạo cho thơ, từ đó hình thành nên một khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực trong phong trào Thơ mới Đối với mỗi nhà thơ, việc tiếp biến thơ tượng trưng, siêu thực Pháp có những mức độ khác nhau, phụ thuộc vào quan điểm thẩm

mỹ cá nhân Nhìn chung, sự xuất hiện của thơ tượng trưng đã làm thay đổi tư duy nghệ thuật thơ từ quan niệm thẩm mỹ đến thi pháp Đồng thời, nó góp phần thúc đẩy Thơ mới tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa Thơ tượng trưng với tư cách một trường phái đã ra đời và phát triển rực rỡ ở Pháp vào nửa cuối thế kỉ XIX, còn chủ nghĩa siêu thực ra đời vào những năm hai mươi của thế kỷ XX cũng tại Pháp đã

mở ra thời kì hiện đại cho thơ và có tầm ảnh hưởng tới nhiều nền thơ ca trên thế giới, trong đó có Việt Nam Vậy, nguyên cớ nào đưa thơ tượng trưng và siêu thực đến với Việt Nam và “bén rễ” được vào phong trào Thơ mới ?

Ngày đăng: 12/03/2021, 20:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2011), Hoàng Cầm - hồn thơ độc đáo, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Cầm - hồn thơ độc đáo
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2011
2. Mai Bá Ấn (2016), “Bích Khê và chủ nghĩa tượng trưng”,http://vanchuongviet.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bích Khê và chủ nghĩa tượng trưng”
Tác giả: Mai Bá Ấn
Năm: 2016
3. Roland Barthes (1997), Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu, Độ không của lối viết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ không của lối viết
Tác giả: Roland Barthes
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1997
4. R. Barthes (2008), Những huyền thoại, Nxb Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những huyền thoại
Tác giả: R. Barthes
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2008
5. Henri Benac (2005),Nguyễn Thế Công dịch,Dẫn giải ý tưởng văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn giải ý tưởng văn chương
Tác giả: Henri Benac
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
6. H. Bergson (1962), Cao Văn Luận dịch, Khảo luận về các dữ kiện trực tiếp của ý thức, Nxb Đại học Huế, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận về các dữ kiện trực tiếp của ý thức
Tác giả: H. Bergson
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
Năm: 1962
7. Phạm Đán Bình (1971), “Tan loãng trong Hàn Mặc Tử”,Tạp chí Văn (179), tr. 31-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tan loãng trong Hàn Mặc Tử”,"Tạp chí Văn
Tác giả: Phạm Đán Bình
Năm: 1971
8. André Breton (2004),Phùng Kiên dịch,“Tuyên ngôn thứ nhất của chủ nghĩa siêu thực”,Tạp chíVăn học nước ngoài (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên ngôn thứ nhất của chủ nghĩa siêu thực”,"Tạp chíVăn học nước ngoài
Tác giả: André Breton
Năm: 2004
9. Joseph Brodsky (2008), Đoàn Tử Huyến dịch,“Thơ là một lực thúc đẩy phi thường với nhận thức, tư duy, cảm nhận thế giới”, Tạp chí Thơ(1), Hội nhà văn Việt Nam,tr 93-95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ là một lực thúc đẩy phi thường với nhận thức, tư duy, cảm nhận thế giới”, "Tạp chí Thơ
Tác giả: Joseph Brodsky
Năm: 2008
10. A. Camus (2004), Trần Thiện Đạo dịch,Tiểu luận, Giao cảm, Bề trái và bề mặt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu luận, Giao cảm, Bề trái và bề mặt
Tác giả: A. Camus
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2004
11. Phan Canh (1999),Thi ca Việt Nam thời tiền chiến 1932 – 1945, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi ca Việt Nam thời tiền chiến 1932 – 1945
Tác giả: Phan Canh
Nhà XB: Nxb Đồng Nai
Năm: 1999
12. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
13. Hoàng Cầm (2011), Tác phẩm - thơ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm - thơ
Tác giả: Hoàng Cầm
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2011
14. Trần Mai Châu (1996),Thơ Pháp thế kỉ XIX, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Pháp thế kỉ XIX
Tác giả: Trần Mai Châu
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1996
15. Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”,Báo Văn nghệ (49&50) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”,"Báo Văn nghệ
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Năm: 1987
17. Lương Minh Chung (2012),Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hóa, Luận án Tiến sĩ Văn học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hóa
Tác giả: Lương Minh Chung
Năm: 2012
18. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng và ngôn ngữ học, Nxb Đại học và GDCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng và ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ
Nhà XB: Nxb Đại học và GDCN
Năm: 1991
19. David Stafford – Clark (2002), Lê Văn Luyện, Huyền Giang dịch,Freud đã thực sự nói gì, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Freud đã thực sự nói gì
Tác giả: David Stafford – Clark
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2002
20. Pierre Daco (1999),Phan Quang Định biên dịch,Giải mã các giấc mộng qua ánh sáng phân tâm học, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải mã các giấc mộng qua ánh sáng phân tâm học
Tác giả: Pierre Daco
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1999
147. Jean Moréas (1886), Le Symbolisme, http://www.berlol.net/chrono/chr1886a.htm Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w