Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm phối trộn giữa dịch chiết từ nhân hạt xoan chịu hạn trồng tại Việt Nam và Cypermethrine đối với sâu xanh
Trang 1Nhưng các biện pháp hóa học đã bộc lộ ngày càng nhiều những khuyết điểm của nó, sau khi dùng chất diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu hóa học, môi trường bị ô nhiễm, con người bị ngộ độc và cả khu hệ sinh vật đi kèm cũng bị ảnh hưởng làm mất cân bằng sinh thái Điều nghiêm trọng hơn là tình trạng gia tăng liều lượng và thời gian phun thuốc hóa học chống sâu bệnh đã tạo nên dư lượng thuốc không cho phép trên rau màu và lương thực, là nguyên nhân gây nhiễm độc cho khoảng 1,5 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 25 nghìn người bị tử vong (WHO, 1998)
Trước thực trạng này, các nhà khoa học nông nghiệp đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp mới trong phòng trừ và tiêu diệt các loài sâu hại cây trồng Một trong những phương pháp đó là kiểm soát sinh học: nghiên cứu sử dụng nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh thiên địch, các hợp chất thứ cấp có nguồn gốc thảo mộc…có khả năng phòng trừ, tiêu diệt sâu hại cây trồng hiệu quả và an toàn
Do đó, các chế phẩm phòng trừ sâu hại cây trồng có nguồn gốc sinh học rất được quan tâm, bởi chúng ít ảnh hưởng đến sinh vật sống, dễ phân hủy, không làm
Trang 2độc nông phẩm và tiện sử dụng Trong đó, có các chế phẩm từ cây neem (cây xoan chịu hạn)
Cây xoan chịu hạn (Azadirachta Indica A.Juss) là một trong những loài thảo
mộc có đặc tính kháng sâu bệnh đang được nghiên cứu và sử dụng ngày càng nhiều ở nước ta và một số nước trên thế giới do chúng có khả năng phòng trừ hơn 400 loại dịch hại Cây xoan chịu hạn có nguồn gốc từ Ấn Độ, du nhập vào nước ta cách đây gần 30 năm và được trồng nhiều ở các tỉnh miền trung Hiện nay rừng neem tại Ninh Thuận và Bình Thuận vẫn không ngừng phát triển với diện tích hơn 1.000 ha, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng, bước đầu tạo ra các sản phẩm phòng trừ sâu hại cây trồng
Với mục đích bước đầu thăm dò khả năng phòng trị côn trùng của cây xoan
chịu hạn trồng tại Việt nam, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của chế
phẩm phối trộn giữa dịch chiết từ nhân hạt xoan chịu hạn (Azadirachta indica A.Juss) trồng tại Việt Nam và Cypermethrine đối với sâu xanh (Heliothis armigera)”
1.2 Mục đích, yêu cầu
- Khảo sát các chỉ tiêu sinh hóa của nhân hạt xoan chịu hạn trồng tại Việt Nam
- Chiết xuất hoạt chất sinh học từ nhân hạt xoan chịu hạn và định lượng một số hoạt chất trong sản phẩm chiết xuất thô từ nhân hạt xoan chịu hạn bằng sắc ký lỏng cao áp (HPLC)
- Khảo sát hiệu quả gây chết của chế phẩm phối trộn giữa dịch chiết từ nhân hạt
xoan chịu hạn và Cypermethrine đối với sâu xanh (Heliothis armigera)
- Xác định LC50 của chế phẩm đối với sâu xanh
1.3 Giới hạn đề tài
Azadirachtin - hợp chất phòng trị côn trùng chính của cây xoan chịu hạn, tập
trung nhiều trong nhân hạt (Dennis, 1992), và sâu xanh (Heliothis armigera) là một
trong những loài sâu hại phổ biến, khó phòng trừ nhất hiện nay, nên đề tài chỉ đánh giá hiệu quả gây chết của chế phẩm phối trộn từ dịch chiết từ nhân hạt xoan chịu hạn đối với sâu xanh, và xác định LC50 của chế phẩm đối với sâu xanh
Đề tài được thực hiện tại Phòng Các chất có Hoạt tính sinh học; Tổ Công nghệ sinh học Động vật, Viện Sinh học Nhiệt đới
Trang 3Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây xoan chịu hạn
- Loài : indica A Juss
2.1.2 Đặc điểm hình thái của cây xoan chịu hạn [36]
Xoan chịu hạn là loại cây thường xanh, tán lá rộng, chiều cao trung bình từ 13
đến 20 m, cây trưởng thành có thể cao 30 mét, chu vi 2,5 m Nhánh cây trải rộng có thể vươn dài đến 10 m Vào những mùa khô hạn, lá cây vẫn xanh tươi ngoại trừ bị rụng vào mùa thu
- Đặc điểm của lá: Lá có dạng xẻ, lá kép lông chim lẻ, dài 20 – 38 cm, mọc nhiều phía đầu nhánh, so le, dạng mác, xẻ răng cưa sâu và sắc cạnh, nhẵn cả trên hai
bề mặt, cân đối hai bên, nhọn, cuống rất ngắn Lá thường xanh tốt quanh năm, không
có thời kỳ rụng lá
- Kiểu phát hoa: Hoa mọc ở nách lá, thường mọc thành cụm, hoa có 5 cánh, cuống hoa ngắn, có màu trắng và mùi dễ chịu Hoa lưỡng tính, có dạng mác nhỏ, lá bắc rụng sớm Đài hoa có phủ lớp lông mịn bên ngoài, có 5 thùy ở phần nửa thấp, các thùy xếp lớp dạng trứng hoặc tròn, có lông mịn nhỏ Hoa có 5 cánh tràng, mọc xếp lớp, có dạng trứng ngược hoặc dạng thuôn, có lớp lông mịn phủ bên ngoài Ở nước ta, cây thường ra hoa từ tháng 3 đến tháng 5
Trang 4- Vỏ cây: Cây có vỏ dày trung bình, có các mấu nhỏ phân tán giữa các rãnh dọc
và các rãnh nghiêng nhăn nheo, vỏ có màu xám đậm bên ngoài và màu đỏ lợt bên trong Vỏ cây thay đổi về hình dạng và độ dày tùy theo tuổi của cây cũng như theo điều kiện môi trường và khí hậu Vỏ của các nhánh nhỏ có màu xanh lợt, mềm và trơn, đôi khi có các vân dọc màu xanh Độ dày của vỏ từ 1,25 đến 2,5 cm Vỏ ngoài nhám,
có nhiều vết nứt Khi cắt ngang thân cây, quan sát thấy vỏ có ba vùng: vùng ngoại biên hẹp, có màu tía; vùng giữa có màu trắng; vùng trong cùng khá dày, chứa các sợi libe thứ cấp, có màu trắng vàng Vỏ cây có mùi giống mùi tỏi và hơi đắng
- Rễ và gỗ cây: Hệ thống rễ gồm rễ cọc ngắn và nhiều rễ bên mọc ngang khá dài Cấu trúc bên trong và hình dạng bên ngoài của rễ thường giống nhau ở tất cả các loại rễ Tuy nhiên, độ dày và mức độ cứng của phần vỏ bên ngoài cũng như kết cấu của gỗ thay đổi tương ứng theo tuổi của rễ và thành phần của đất Bề mặt rễ phủ nhiều
bì khổng dạng thuôn hẹp, sắp xếp gần nhau theo chiều dọc và ngang Gỗ cây có màu vàng hoặc vàng xám Lõi gỗ có màu nâu đỏ Gỗ bóng, cứng, thường nặng, có nhiều vân gỗ xen nhau
- Quả và hạt: Cây bắt đầu ra quả sau khi trồng từ 3 đến 5 năm, cho năng suất cao và ổn định sau 5 đến 10 năm, trung bình một cây trưởng thành cho từ 30 đến 50 kg quả/ năm Quả có hình bầu dục, da trơn láng, dài từ 1 – 2 cm, khi chín có màu vàng hay vàng xanh, thịt quả ngọt Quả phát triển và chín trong vòng 1 đến 2 tháng, quả được thu hoạch tốt nhất vào lúc quả chuyển sang màu vàng nhạt hay vàng xanh, tốt nhất nên thu hái trực tiếp từ cây vì hạt thường giảm chất lượng khi quả rụng xuống đất Hạt gồm vỏ và nhân hạt, một hạt có từ 1 đến 3 nhân Nhân hạt chứa nhiều hợp chất có khả năng phòng trị nhiều loài dịch hại, đặc biệt là azadirachtin Theo Siddiqui và ctc (1993), thì thành phần dầu chiếm từ 35 – 45% trọng lượng nhân hạt Ở nước ta, thông thường quả chín từ tháng 6 đến tháng 8 Mỗi hecta có thể trồng từ 50 – 200 cây, cho sản lượng từ 5.000 – 10.000 kg/ năm
2.1.3 Nguồn gốc và sự phân bố của cây xoan chịu hạn
Xoan chịu hạn được xem là có nguồn gốc ở vùng Assam và Burma Tuy nhiên, nguồn gốc chính xác của nó vẫn chưa được biết, một số người cho rằng xoan chịu hạn sống tự nhiên ở vùng tiểu lục địa Ấn Độ; những người khác lại cho rằng nó thuộc vùng khô hạn trên toàn khu vực Nam Á, Đông Nam Á bao gồm Sri Lanka, Thái Lan, Malaysia và Indonesia [33; 36]
Trang 5Xoan chịu hạn được di thực vào Châu Phi từ những năm đầu của thế kỷ 20 Ngày nay, nó được trồng rộng rãi ở ít nhất 30 quốc gia, đặc biệt ở vùng dọc theo khu vực vành đai phía nam sa mạc Sahara Trong thế kỷ 20, xoan chịu hạn cũng đã được di thực đến Fiji, Mauritius và nhiều quốc gia thuộc Trung, Nam Mỹ [33; 36]
Xoan chịu hạn được di thực vào Việt Nam năm 1981 do GS Lâm Công Định,
một nhà lâm học Việt Nam Nhân dịp tham dự hội thảo quốc tế lâm nghiệp về “Vai trò
của rừng trong sự phát triển của cộng đồng nông thôn” tại Senegal, Châu Phi, ông đã
đem hạt giống xoan chịu hạn về trồng tại vùng đất Phan Thiết, sau đó cho nhân rộng ra
và trồng tại Ninh Thuận, Bình Thuận Ông cũng là người đặt tên cho loài cây này là
cây xoan chịu hạn (Azadirachta indica A.Juss) để phân biệt với xoan địa phương
(Melia azedarach) được trồng phổ biến ở nước ta [5]
2.1.4 Điều kiện thích nghi và tăng trưởng [18]
Xoan chịu hạn là loài thực vật có phổ thích nghi rộng và chịu được điều kiện khắc nghiệt tốt hơn nhiều loài cây khác Cây vẫn có thể phát triển mạnh trên những vùng đất khô hạn, nghèo chất dinh dưỡng, đất có độ mặn trung bình hoặc kiềm nặng Cây cũng có thể sống sót trên đất có pH thấp, do trong lá xoan chịu hạn có hàm lượng chất khoáng khá cao, có tác dụng giảm độ acid trong đất
Cây xoan chịu hạn thích nghi tốt ở những vùng nhiệt đới khô nóng với nhiệt độ
có thể cao hơn 450C và lượng mưa trung bình khoảng 400 – 1500 mm/ năm Mức độ tăng trưởng của cây cũng tùy thuộc vào chất lượng đất, cây thường phát triển nhanh trong 5 năm đầu, có thể đạt chiều cao 4 m sau 5 năm và 10 m sau 25 năm trồng
2.1.5 Nhân giống [33; 36]
Xoan chịu hạn dễ được nhân giống bằng cả sinh sản hữu tính lẫn vô tính Cây
có thể được trồng từ hạt, từ cây giống con, cây non, từ chồi rễ mút hoặc nuôi cấy mô Tuy nhiên, hiện nay cây thường được trồng từ hạt Do tỷ lệ nảy mầm của hạt rất biến động (15% đối với hạt dự trử và 85% đối với hạt tươi), nên nhiều chuyên gia khuyến cáo gieo hạt sớm trong vườn ươm Hạt cần ngâm trong nước lạnh 24 giờ và cắt đầu vỏ hạt để tăng khả năng nảy mầm Gieo hạt trên những luống cát mịn ở độ sâu 2,5 cm và cách nhau 2 – 5 cm Hạt thường nảy mầm từ 1 – 2 tuần
Nhiều tác giả cho rằng hạt không tồn tại được lâu, chỉ sau 2 – 6 tháng bảo quản hạt sẽ không thể nảy nầm được Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây ở Pháp cho
Trang 6thấy, hạt được bảo quản mà không bị hư vỏ quả trong (nội quả bì) có khả năng nảy mầm đến 45% sau 5 năm bảo quản
2.1.6 Công dụng [18; 33; 36; 50]
Xoan chịu hạn có rất nhiều công dụng trong nông nghiệp và công nghiệp Tại nhiều nước trên thế giới, cây xoan chịu hạn không những mang lại hiệu quả đáng kể về kinh tế với nhiều sản phẩm đa dạng mà nó còn giải quyết được một số vấn đề về môi sinh Tại Ấn Độ, cây xoan chịu hạn từ lâu đã được xem là một tài sản qúi giá do tính
đa dụng và khả năng thích nghi rộng của nó Đây là một trong số ít những loài thực vật
mà tất cả các bộ phận của nó đều mang lại những lợi ích thiết thực cho con người
Lá: xoan chịu hạn là loại cây có tán lá rộng, xum xuê, lá có lượng đạm, khoáng, caroten tương đối cao nên có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia súc.Tại một số vùng Andhra Pradesh, nông dân thường cho gia súc ăn lá xoan chịu hạn sau khi sinh con để gia tăng sự tiết sữa, ngoài ra, lá còn có tác dụng phòng trị bệnh giun sán cho gian súc và kiểm soát nhiều loại tác nhân gây bệnh khác Nhiều nơi còn dùng lá non làm rau ăn vừa bổ sung khoáng chất, vừa có thể phòng ngừa giun sán hoặc viêm nhiễm đường ruột Ở Ấn Độ, dân gian thường lấy lá xoan chịu hạn để gần trẻ em giúp ngăn ngừa bệnh ho gà Lá xoan chịu hạn cũng được sử dụng trong bảo quản nông sản với liều lượng 2 – 5 kg lá xoan chịu hạn/100 kg nông sản (Srivastav và cộng sự, 1998)
Thân: thân cây xoan chịu hạn thường được dùng làm gỗ, rất được ưa chuận trong xây dựng hoặc trang trí nội thất do có đặc tính kháng mối mọt, màu sắc đẹp và dễ gia công Ngoài ra, do có tán lá rộng và luôn xanh tốt nên cây xoan chịu hạn còn được xem là một loại cây che mát có giá trị, góp phần phục hồi và ngăn ngừa tình trạng sa mạc hóa đất đai Quần thể xoan chịu hạn lớn có thể tạo một bầu không khí trong lành bởi tán cây rộng và hiệu suất quang hợp cao Do vậy, rừng xoan chịu hạn có thể làm dịu đi một số vấn đề về môi trường, đặc biệt là sự ấm lên của trái đất Tuy nhiên, ở nhiều nước tiềm năng của nó chưa được sử dụng một cách triệt để
Rễ: dịch chiết từ rễ cây xoan chịu hạn được dùng làm thuốc cổ truyền trị bệnh ngoài da, suy nhược cơ thể do có chứa nhiều đường, nhựa, protein, tryptophan
Bộ rễ phát triển khỏe, giúp hạn chế xói mòn đất và góp phần cùng với lá rụng phục hồi dinh dưỡng cho tầng đất canh tác
Vỏ cây: chất nhựa trong, có màu hổ phách trích từ vỏ cây xoan chịu hạn
có thể dùng làm thuốc bổ hoặc thuốc trị bệnh vàng da khi phối hợp với một số thảo
Trang 7dược khác Dịch chiết từ vỏ cây có thể chữa đau răng, bệng sốt rét, bệnh da liễu hoặc dùng để nhuộm lụa Do vỏ và rễ cây đều có chứa nimbin và nimbidin nên dịch chiết từ hai bộ phận này cũng có hoạt tính kháng nấm, kháng dị ứng hoặc trị bệnh ngoài da
Quả: thịt quả giàu carbohydrat, khi chín có vị ngọt, có thể ăn được hoặc
sử dụng trong công nghệ lên men Thịt quả cũng là cơ chất triển vọng để tạo khí methane Thịt quả cũng được dùng làm thuốc tẩy giun, thuốc giảm đau, thuốc bổ Quả khô ngâm nước có thể trị được một số bệnh ngoài da Nước thịt quả khô khi phun lên cây có thể xua đuổi nhiều loài côn trùng, đặc biệt hữu hiệu đối với châu chấu
Hạt: hạt xoan chịu hạn chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như azadirachtin, meliantriol, salanin, trong đó quan trọng nhất là azadirachtin Azadirachtin là hoạt chất chính có tác dụng phòng trị nhiều loại côn trùng thuộc các
bộ, họ khác nhau Dịch chiết từ hạt được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc giảm đau, thuốc sát trùng và cả thuốc ngừa thai Ngoài ra, dầu hạt xoan chịu hạn còn được dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, xà phòng và nhiều lĩnh vực khác
Bánh dầu neem: là sản phẩm phụ có giá trị của công nghiệp ép dầu Bánh dầu chứa khoảng 1,07 – 1,36 % lưu huỳnh, 2 – 3 % nitơ Với 2 – 3% đạm; 1% lân; 1,4 % kali trong thành phần, bánh dầu neem là nguồn nguyên liệu tốt sản xuất phân hữu cơ nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây, duy trì và cải thiện độ phì của đất, giải quyết được vấn đề chất thải của ngành công nghiệp ép dầu (Lâm Công Định, 1985; 1991; 1998 và Lim, 1994)
Khi nói về giá trị của xoan chịu hạn, Dennis (1992) đã khẳng định: “neem là loài cây có thể giải quyết nhiều vấn đề của toàn cầu”
2.2 Tình hình nghiên cứu về cây xoan chịu hạn
2.2.1 Trên thế giới
Cây xoan chịu hạn đã được trồng phổ biến ở Ấn Độ và Burma như một loại cây thuốc có giá trị và cho đến nay, Ấn Độ vẫn là nước trồng xoan chịu hạn lớn nhất thế giới Tại đây, cây xoan chịu hạn được trồng khắp nơi và được xem như là loài cây tiêu biểu của quốc gia Hơn 14 triệu cây xoan chịu hạn cho 418.633 tấn hạt/ năm đã đem lại nguồn lợi hàng năm khoảng 1 vạn tấn dầu và 4 vạn tấn bánh dầu (Gupta và Sharma, 1998)
Cuối những năm 1920, các nhà khoa học Ấn Độ đã có những nghiên cứu đầu tiên về cây xoan chịu hạn nhưng kết quả của họ chưa được đánh giá cao [33]
Trang 8Năm 1959, nhà côn trùng học người Đức Heinrich Schmutterer chứng kiến nạn dịch châu chấu ở Sudan, ông quan sát thấy xoan chịu hạn là cây duy nhất không bị châu chấu tấn công Từ đó ông bắt đầu quan tâm nghiên cứu các hoạt chất trong cây xoan chịu hạn [33]
Năm 1962, Heinrich Schmutterer và các nhà khoa học Ấn Độ đã chứng minh rằng dịch chiết từ xoan chịu hạn có khả năng xua đuổi được châu chấu và dịch chiết từ hạt có hiệu lực hơn so với dịch chiếc từ lá xoan chịu hạn [33]
Năm 1971, lần đầu tiên Morgan và cộng sự đã cô lập và xác định được hợp chất azadirachtin, hợp chất gây ngán ăn mạnh nhất đối với côn trùng từ hạt xoan chịu hạn [30]
Từ năm 1971 đến 1992, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hóa học của xoan chịu hạn; về đặc điểm sinh thái của xoan chịu hạn; về vấn đề chiết xuất hoạt chất sinh học từ xoan chịu hạn; về phương thức hoạt động của azadirachtin lên côn trùng; về tính gây ngán ăn của dịch chiết từ xoan chịu hạn đối với côn trùng; về ảnh hưởng của dịch chiết từ xoan chịu hạn lên nhện, tuyến trùng, giun tròn và lên nấm, v.v Các nghiên cứu này được báo cáo và trình bày trong 3 cuộc hội thảo quốc tế về xoan chịu hạn tổ chức ở Đức và Kenya; 2 hội thảo ở Mỹ; tạp chí “Neem Newletter” ở Ấn Độ, v
- Năm 1989, Bộ Nông nghiệp Mỹ xuất bản một thư mục với chủ đề “Cây
Neem: Tác nhân ức chế sự sinh trưởng và gây ngán ăn ở côn trùng”
- Năm 1990, Mỹ tổ chức hội thảo quốc gia về xoan chịu hạn lần thứ nhất và năm 1991, Mỹ tổ chưc hội thảo quốc gia về xoan chịu hạn lần thứ hai [33]
Giai đoạn từ 1992 đến nay, các nhà khoa học trên thế giới tiếp tục tổ chức những hội thảo quốc tế về cây xoan chịu hạn (lần thứ 4 ở Ấn Độ vào năm 1993, và lần
Trang 9thứ 5 ở trường Đại học Queensland Gatton College, Úc) và nhiều công trình nghiên cứu tổng thể cũng như các nghiên cứu có tính chuyên sâu về cây xoan chịu hạn như: Nghiên cứu về quá trình ra hoa, ra hạt của cây; nghiên cứu những biện pháp cải tiến di truyền ở xoan chịu hạn, kỹ thuật tạo dòng và các kỹ thuật công nghệ sinh học để thu hiệu suất cao về xoan chịu hạn; chuẩn hóa kỹ thuật nhân giống; nghiên cứu về những ứng dụng của xoan chịu hạn trong Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Y - Dược; nghiên cứu chiến lược sản xuất và quản lý cây xoan chịu hạn v.v [31; 32; 33; 36; 37]
2.2.2 Ở Việt Nam
Năm 1981 GS Lâm Công Định đã tiến hành những khảo nghiệm trồng thử cây xoan chịu hạn giống Senegal ở Bình Thuận Bước đầu cho thấy cây xoan chịu hạn thích nghi tốt đối với vùng đất khô cằn này [5]
Bên cạnh đó, vịêc nghiên cứu hoạt chất tách chiết từ cây xoan chịu hạn và cây xoan ta cũng đã được nghiên cứu tại một số cơ sở nghiên cứu ở Hà Nội (công trình nghiên cứu của PGS TS Nguyễn Đăng Diệp, PGS TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn, Đại học quốc gia Hà nội, và TS Nguyễn Trường Thành, Viện bảo vệ thực vật Hà Nội) Theo đánh giá chung, thuốc trừ sâu thảo mộc từ xoan chịu hạn tuy không mạnh bằng thuốc trừ sâu hóa học, nhưng có phổ tác động rộng, thời gian tác động chậm đặc trưng cho thuốc trừ sâu sinh học Các nghiên cứu này còn bị hạn chế do nguồn nguyên liệu
ít, không đáng kể về mặt số lượng, hơn nữa cây xoan chịu hạn tỏ ra không thích hợp đối với các tỉnh phía Bắc (không ra hoa, phát triển chậm …) [24]
Từ đầu những năm 1990, việc trồng xoan chịu hạn đã được đẩy mạnh ở 2 tỉnh khô hạn nhất của nước ta là Bình Thuận và đặc biệt là Ninh Thuận Tỉnh Ninh Thuận tiến hành trồng thử xoan chịu hạn giống Senegal và Ấn Độ trên vùng đất cát hoang, chạy dọc theo biển có khí hậu rất khắc nghiệt, lượng mưa trung bình hằng năm nhỏ và chỉ tập trung trong 2 – 3 tháng Hiện đã trồng được 380 ha trong đó có 70 ha xoan chịu hạn thuần loại Một số diện tích trồng từ năm 1996 (7 ha) đã cho hoa và trái Điều này chứng tỏ cây xoan chịu hạn thích hợp với vùng đất khô cằn này và việc trông xoan chịu hạn trước mắt là phục vụ cho mục đích phủ xanh đất trống, cải tạo môi trường sống và đồng thời tạo nguồn nghiên liệu có giá trị phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng [24]
Năm 1991, Giáo sư Lâm Công Định đã viết một cuốn sách nói về loài cây xoan
chịu hạn (Azadirachtin indica A.Juss) được nhập nội vào Việt Nam và công bố những
Trang 10nghiên cứu về điều kiện khí hậu, canh tác để phát triển loài cây này trên vùng đất cát nóng Tuy Phong thuộc tỉnh Bình Thuận [5]
Năm 1999 – 2000, Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành thử nghiệm dầu xoan Ấn Độ lên sự phát triển bọ hà khoai lang và nghiên cứu ảnh hưởng của dầu xoan chịu hạn lên sự ký sinh của bọ hà khoai lang, kết quả cho thấy dầu xoan chịu hạn có hiệu lực phòng trừ bọ hà khoai lang [18], có tác dụng làm giảm sự ký sinh, sự sinh sản của bọ hà đối với khoai lang ngay từ tuần đầu tiên và có tác dụng xua đuổi bọ hà đến ký sinh [19] Bên cạnh đó, Viện cũng đã hoàn thành qui trình nhân giống cây xoan chịu hạn bằng nuôi cấy mô [19]
Năm 2001, Dương Anh Tuấn và cộng sự bước đầu nghiên cứu thành công việc chiết tách và tinh sạch Azadirachtin từ nhân hạt xoan chịu hạn trồng tại Việt Nam và thử nghiệm hoạt tính gây ngán ăn trên sâu khoang [26]
Năm 2001, Nguyễn Thị Minh Hà đã khảo sát thành phần hóa học của hạt và lá xoan chịu hạn thu hái từ các cây xoan chịu hạn trồng tại Việt Nam; chiết xuất thô hoạt
chất sinh học từ nhân hạt xoan chịu hạn và thử tác dụng kháng nấm Fusarium
oxysporum, Alternaria sp của sản phẩm chiết xuất thô này[9]
Năm 2001, Nguyễn Thị Thủy đã khảo sát hoạt tính ức chế sinh trưởng rầy nâu
và ngài gạo của sản phẩm chiết xuất từ nhân hạt xoan chịu hạn [25]
Năm 2003, Vũ Văn Độ, Nguyễn Tiến Thắng đã chiết xuất, tinh sạch và xác định được hàm lượng azadirachtin và salanin trong nhân hạt xoan chịu hạn
Năm 2003, Trần Thị Hồng Anh đã khảo sát hoạt tính ức chế sâu hại của sản phẩm chiếc xuất từ xoan chịu hạn [1]
Năm 2003, Vũ Đăng Khánh đã khảo sát hoạt tính kháng một số loài nấm gây
bệnh và nấm Aspergillus flavus sinh độc tố Aflatoxin của sản phẩm chiết xuất từ xoan
chịu hạn trồng tại Việt Nam [12]
Năm 2004, Lê Thị Thanh Phượng đã chiết xuất được các hoạt chất sinh học từ
nhân hạt Neem (Azadirachta indica A.Juss) và khoả sát tác động của chúng đối với ngài gạo (Corcyra cephadonica St.) [18]
Năm 2005, Vũ Văn Độ, Vũ Đănh Khánh và Nguyễn Tiến Thắng đã đánh giá
được độ độc của chế phẩm phối trộn giữa dầu neem và Bt (Baccillus thuringiensis) đối với sâu xanh (Heliothis armigara ), sâu tơ (Plutella xylostella) [6 ]
Trang 11Năm 2001, Viện Sinh học Nhiệt đới được Nhà nước giao thực hiện đề tài cấp nhà nước theo Nghị định thư giữa Việt Nam và Ấn Độ về “Nghiên cứu và sử dụng cây
xoan chịu hạn (Azadirachtin indica A.Juss) trồng tại Việt Nam” Kết quả: Đã xây dựng
được bản đồ trồng xoan chịu hạn tại Ninh Thuận, nghiên cứu và hoàn thiện qui trình nhân giống cây xoan chịu hạn và đã tiến hành trồng thử nghiệm xoan chịu hạn cấy mô tại Ninh Phước, Ninh Thuận; xây dựng qui trình chiết xuất thô hoạt chất sinh học từ nhân hạt, qui trình chiết tách và tinh sạch azadirachtin, salanin; xác định hàm lượng azdirachtin, salanin và mimbin bằng kỹ thuật HPLC, khảo sát ảnh hưởng của sản phẩm chiết xuất lên sự sinh trưởng của một số loại nấm gây bệnh và rầy nâu hại lúa [22; 24]
2.3 Các hoạt chất phòng trị côn trùng trích từ cây xoan chịu hạn
2.3.1 Các hoạt chất có trong xoan chịu hạn
Trong cây xoan chịu hạn, trên 300 hợp chất tự nhiên đã được phân lập và mô tả Tanin có nhiều trong vỏ cây (14%), lá cây ngoài các limonoid còn chứa tinh dầu và alkaloid Theo Mitra (1963), lá cây chứa alkaloid “Parisian”, xoan chịu hạn tự bảo vệ
nó khỏi nhiều loại côn trùng gây hại do nó chứa nhiều thành phần có hoạt tính kháng
côn trùng Xoan chịu hạn chứa hỗn hợp của 3 đến 4 hợp chất chính và khoảng hơn 20
các hợp chất phụ khác, các hợp chất phụ này có tác động theo phương cách này hay phương cách khác Các hợp chất chính thuộc về nhóm các hợp chất tự nhiên triterpenoid; chuyên biêt hơn, đó là các limonoid (tetranotriterpenoid) [33]
Cho đến nay, 9 limonoid trong xoan chịu hạn đã được chứng minh là có khả năng ngăn cản sự phát triển của côn trùng, đặc biệt là những côn trùng gây dịch bệnh cho nông nghiệp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người Nhiều limonoid mới vẫn đang tiếp tục được phát hiện trong cây, các limonoid như azadirachtin, salannin, meliantriol, nimbin, nimbidin được xem là thành phần hoạt chất chính trong xoan chịu hạn [33; 36]
2.3.2 Dầu xoan chịu hạn
Theo Tewari (1992), nhân hạt xoan chịu hạn có chứa khoảng 40,0 – 48,9% dầu, dầu xoan chịu hạn có màu vàng nâu, mùi tỏi Theo Ketkar (1976), nhân hạt xoan chịu hạn khi được chiết xuất bằng phương pháp ép thu được từ 30 – 40% dầu Cặn dầu có thể được chiết xuất bằng một số dung môi khác Theo Anon (1985), dầu xoan chịu hạn
có thể được tách chiết bằng cách đun sôi nhân hạt xoan chịu hạn đã được xay nhỏ trong nước
Trang 12Một số đặc tính lý hoá của dầu xoan chịu hạn được trình bày ở Bảng 2.1
Bảng 2.1: Một số đặc tính lý hóa của dầu xoan chịu hạn [36]
Azadirachtin là hợp chất chính trong xoan chịu hạn, có công thức phân tử là
C35H44O16, nhiệt độ nóng chảy 154 – 158oC, có hoạt tính kháng côn trùng mạnh nhất, đặc biệt là tác động xua đuổi và ức chế sinh trưởng mạnh
Azadirachtin có cấu trúc tương tự như hormone “ecdysone”, hormone này có tác dụng kiểm soát tiến trình biến đổi nội hóa học của côn trùng khi côn trùng chuyển
từ dạng ấu trùng sang dạng nhộng để sang dạng trưởng thành Azadirachtin được xem như chất ngăn cản sự tổng hợp các hormone cần thiết cho cở thể côn trùng, do đó phá
vỡ chu kỳ sống của côn trùng
Azadirachtin tập trung nhiếu nhất trong nhân hạt xoan chịu hạn Trung bình 1 gram nhân hạt chứa từ 2 đến 4 mg azadirachtin, đặc biệt ở Senegal, 1g nhân hạt có thể chứa đến 9 mg azadirachtin [33]
Hàm lượng azadirachtin trong nhân hạt xoan chịu hạn cũng biến động tùy thuộc vào nguồn gốc, xuất xứ, điều kiện khí hậu ở nhiều vùng khác nhau, trong mỗi cây cũng có sự biến động về hàm lượng azadirachtin (Bảng 2.2), (Ermel và cộng sự, 1987; Singh, 1987) [36]
Trang 13Bảng 2.2: Sự biến động hàm lƣợng azadirachtin trong mẫu hạt từ nhiều nơi
khác nhau [36; 37]
Xuất xứ Hàm lượng azadirachtin
( % trọng lượng khô) Theo tác giả
Togo, Burma, Mauritius 0,3 – 0,39 Anon (1985)
Kenya, Nigeria, Ghana 0,10 – 0,35 Morgan (1982)
Hàm lượng azadirachtin cũng phụ thuộc vào tời điểm thu hái, quả xoan chịu hạn thu hoạch tốt nhất khi nó chuyển sang màu vàng hay vàng xanh, lúc này hàm lượng azadirachtin cao nhất không nên để quả quá chín và rụng vì hạt thường bị giảm chất lượng khi bị rơi xuống đất [33; 36]
O
O
H3C O
Meliantriol là một hợp chất thuộc triterpenoid alcohol, là tác nhân gây ngán ăn
mạnh đối với côn trùng ngay cả khi xử lý với nồng độ rất thấp Nhiều loại côn trùng đã không dám ăn trong khoảng 2 – 6 tuần sau khi tiếp xúc với chế phẩm từ xoan chịu hạn (hình 2.4) [36]
Trang 14Hình 2.2: Công thức cấu tạo của meliantriol [42]
2.3.3.3 Salannin
Salannin cũng có hoạt tính gây ngán ăn mạnh và là chất chống lại sự lột xác của côn trùng Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất này tác động mạnh lên sự lột xác của con bọ cánh cứng trên dưa chuột – Acalymma vitta và bọ cánh cứng Nhật Bản – Popillia japonica Trong hạt, hàm lượng salannin thường từ 15 – 1247 g/ g nhân hạt xoan chịu hạn (Eeswara và cộng sự, 1996), (hình 2.5) [36]
Hình 2.3: Công thức cấu tạo của Salannin [42]
2.3.3.4 Nimbin và Nimbidin
Hai chất này được xem là có hoạt tính kháng virus mạnh Chúng tỏ ra có hiệu quả đối với virus gây bệnh trên cây cà chua, bệnh đậu mùa và bệnh trên gia cầm Eeswara và cộng sự (1996) báo cáo rằng nimbidin có trong hạt xoan chịu hạn từ 9 đến
619 g/ g nhân hạt (hình 2.6) [36]
Trang 15Nimbidin là thành phần chủ yếu gây ra vị đắng của dịch chiết từ hạt xoan chịu hạn với cồn Nimbidin chiếm khoảng 2% trong nhân hạt xoan chịu hạn [33]
Hình 2.4: (a) Công thức cấu tạo của Nimbin [36]
(b) Công thức cấu tạo của Nimbidin [42]
2.3.3.5 Các chất khác
Những chất có bản chất limonoid mới được tìm thấy sau này: Diacetylazadirachtin được chiết từ quả tươi, hiệu lực tương tự azadirachtin Hai chất tương tự salannin là 3 – diacetylsalannin và salannol gây ra sự ngán ăn ở côn trùng
2.4 Phương thức tác động và phổ tác động của các hoạt chất trong xoan chịu hạn 2.4.1 Đối với côn trùng
2.4.1.1 Phương thức tác động [23]
Azadirachtin và các hoạt chất sinh học khác ở cây xoan chịu hạn có hình dạng
và cấu trúc tương tự nhiều loại hormone quan trọng trong cơ thể côn trùng, nên chúng
dễ dàng xâm nhập và dần dần ức chế hệ nội tiết, gây ra những rối loạn về hormone ở côn trùng (Parma, 1987; Murray và ctv, 1997) Các hoạt chất này thường tác động lên côn trùng theo các phương thức chủ yếu sau đây:
Gây ngán ăn: Là một trong những phương thức tác động đặc trưng của các hoạt chất trong cây xoan chịu hạn đối với côn trùng, trong đó azadirachtin là hoạt chất gây ngán ăn mạnh nhất đối với nhiều loại côn trùng Salannin và meliantriol cũng có khả năng này
Dịch chiết từ hạt xoan chịu hạn chiết xuất trong nước ở nồng độ 0,5 – 1,0% gây
ngán ăn hiệu quả đối với Spodoptera litura F trên đồng ruộng thuốc lá mà không ảnh
hưởng xấu lên chất lượng thuốc lá (Johshi và ctv, 1984)
Trang 16Xua đuổi: Các chất xua đuổi dễ bay hơi nên có khả năng tác động đến côn trùng
từ xa thông qua cơ quan thụ cảm hóa học khứu giác, gây bất lợi trong đời sống sinh học của côn trùng, khiến chúng di chuyển ra xa vùng gây nhiễm (Lê Trường và Nguyễn Trần Oánh, 1975)
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều loại côn trùng dễ dàng bị xua đuổi bởi các hoạt chất trích từ cây xoan chịu hạn, nhất là châu chấu và các loại bọ rầy Năm
1980, ngoài việc chứng minh hoạt chất gây ngán ăn, Saxena và ctv cũng đã theo dõi
tác động xua đuổi của dầu xoan chịu hạn đối với rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.)
Khả năng diệt côn trùng: Các hoạt chất từ xoan chịu hạn ở nồng độ thích hợp có khả năng diệt côn trùng (đặc biệt là ấu trùng muỗi, ruồi đục quả, bọ rầy) ở các tỷ lệ khác nhau, tuy nhiên hiệu lực cần có thời gian nhất định chứ không nhanh và mạnh như thuốc trừ sâu hóa học tổng hợp
Ảnh hưởng đến phát triển và biến thái: Theo Koul (1984), tác động của xoan chịu hạn đối sự phát triển và biến thái của côn trùng thường biểu hiện qua các biến đổi như: giảm kích thước, giảm trọng lượng, kéo dài thời gian phát triển, tạo ra những trưởng thành dị dạng như cụt râu, cụt cánh hoặc râu, cánh, chân bị biến dạng
Làm giảm sức sinh sản và gây vô sinh: Các hoạt chất sinh học từ cây xoan chịu hạn có khả năng ức chế sinh sản của nhiều loại côn trùng như ngăn chặn sự đẻ trứng
và làm trứng không nở
Ngoài ra, các hoạt chất từ cây xoan chịu hạn còn tác động lên côn trùng theo phương thức khác như làm giảm khả năng nuốt thức ăn, hoặc ức chế sự hình thành kitin (polyacetyl glycoamine), thành phần cơ bản nhất của vỏ côn trùng, làm côn trùng không lột xác được
2.4.1.2 Phổ tác động [23]
Có khoảng 200 loài côn trùng thuộc nhiều bộ khác nhau chịu tác động của hoạt chất chiết xuất từ xoan chịu hạn, chủ yếu ở các bộ sau:
- Bộ cánh thẳng (Orthoptera): phương thức tác động chủ yếu là gây ngán ăn
- Bộ cánh cứng (Coleoptera): ngoài hiệu quả gây ngán ăn, còn có thể giết chết
ấu trùng khi tiếp xúc với nguồn thuốc
- Bộ cánh đều (Homoptera) và bộ cánh vảy (Lepidoptera): Hiệu quả gây ngán
ăn, ức chế tăng trưởng, quá trình lột xác; biến thái và sinh sản của chúng bị rối loạn
- Bộ hai cánh (Diptera): tác động lên nhiều loài ruồi quả, ruồi nhà, muỗi,…
Trang 17- Bộ cánh nửa (Heteroptera): bị tác động bởi cơ chế ngán ăn, ức chế phát triển
và biến thái làm cho quần thể côn trùng dần dần bị suy thoái
- Bộ cánh tơ (Thysanoptera): phương thức tác động chủ yếu là ức chế phát triển
và sinh sản của đối tượng
2.4.2 Đối với vi nấm [23]
Dầu xoan chịu hạn có thể ức chế hoàn toàn Aspergillus niger, Fusarium
monoliforme, Macrophomina phaseolina và Drechslera rostrata (Anon, 1986) Dịch
chiết từ lá xoan chịu hạn cũng có khả năng ức chế phát triển và sự nảy mầm bào tử của
nấm Fusarium equiseti, Fusarium semitectum và giảm mức độ bệnh ở củ khoai tây gây
ra bởi hai loại nấm Aspergillus flavus và Aspergillus niger
Dịch chiết từ lá xoan chịu hạn cũng có hiệu quả ức chế đối với nấm gây bệnh
cháy lá ở lúa (Pyricularia oryzae), (Rajeswari và Mariappan, 1993) Dịch chiết từ lá xoan chịu hạn có tác dụng ức chế sự sinh tổng hợp độc tố của hai loại nấm A flavus và
A parasiticus (Hampden và ctv, 1993)
2.4.3 Đối với tuyến trùng [23]
Dịch chiết từ lá, hoa, quả và vỏ cây xoan chịu hạn có độc tính cao đối với nhiều
loại tuyến trùng như: Helicotylenchus indicus Siddiqui, Hoplolaimus indicus Sher và
Tylenchus filiformis, Tylenchorchynchus brasscae Siddiqui, Rotylenchus reniformis và Meloidogyne incognita Chitwood (Siddiqui và Alam, 1985) Nimbin và một số hợp
chất thuộc nhóm limonoid khác có khả năng ức chế giai đoạn trưởng thành, làm rối loạn chu kỳ sống và có thể gây chết cho đối tượng (Vijayalakshmi và ctv, 1985)
2.5 Một số công trình nghiên cứu về tác động của dịch chiết từ xoan chịu hạn lên sâu bọ
Phần này trình bày một số kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến tính kháng sâu hại của các sản phẩm chiết xuất từ xoan chịu hạn, làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài này
Nhóm tác giả Dương Anh Tuấn và cộng sự thuộc Viện Hóa Học – Trung Tâm Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Quốc Gia đã phân lập hoạt chất azadirachtin từ hạt cây xoan chịu hạn trồng tại Ninh Thuận Kết quả cho thấy hoạt chất azadirachtin phân lập có độ sạch 92%, hiệu suất chiết tách là 0,054% Thử nghiệm trên sâu khoang hại
rau Spodoptera litura cho thấy azadirachtin có hoạt tính gây ngán ăn khá cao, chỉ số
Trang 18gây ngán ăn trung bình đạt 71,54% ở liều lượng 7,89 mg/cm2
và chỉ số ngán ăn trung bình đạt 87 ở liều lượng 15,6 mg/cm2 [8]
Những thí nghiệm ở phòng thí nghiệm và nhà kính cho thấy dịch chiết từ nhân
hạt xoan chịu hạn (NSKE’s) làm giảm đáng kể khả năng đẻ của Leptinotarsa
decemlineata trong suốt thời kỳ sinh sản (khoảng 3 tháng) Sau khi phun lên lá khoai
tây bằng dịch chiết AZT – VR – K (Feulrhake, 1984) 2,5ml/l nước hoặc dịch chiết từ nước, con cái ăn lá đã xử lý thuốc đẻ rất ít trứng, một số con hoàn toàn không đẻ Trong khi đó, 20 con đối chứng (không ăn lá đã xử lý thuốc) thì sinh sản bình thường Vậy ta có thể điển khiển bằng cách phun NSKE’s vào ruộng khoai tây tại thời điểm bắt đầu của thời kỳ đẻ trứng, vào mùa xuân [46]
Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Quỳnh, Nguyễn Tiến Thắng và Akiko
Hirano bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của dầu neem lên sự ký sinh của Bọ Hà (Cylas
formicarius F.) trưởng thành trong củ khoai lang (Ipomoea batatas L.) đã kết luận: dầu
neem bắt đầu tác dụng với Bọ Hà ở tuần thứ 2 sau xử lý và hiệu quả càng rỏ rệt ở tuần thứ 3 và tuần thứ 4 sau xử lý Ở nồng độ 200 ppm, tác dụng của dầu neem đối với Bọ
Hà là rỏ rệt nhất Dầu neem làm giảm sự ký sinh, sự sinh sản của Bọ Hà đối với khoai lang ngay từ tuần đầu tiên và có tác dụng xua đuổi Bọ Hà đến ký sinh [21]
Nhóm tác giả Vũ Văn Độ, Vũ Đăng Khánh và Nguyễn Tiến Thắng thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới – Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã đánh
giá được hiệu quả gây chết của chế phẩm phối trộn giữa dầu neem và Bt (Bacillus
thuringiensis) đối với sâu xanh (Heliothis armigera) và sâu tơ (Plutella xylostella)
Kết quả nghiên cứu cho thấy: chế phẩm phối trộn giữa dầu neem và Bt gây chết sâu xanh và sâu tơ mạnh hơn so với chế phẩm chỉ chứa dầu neem hoặc chỉ chứa Bt Hiệu quả gây chết mạnh nhất và rõ ràng nhất ở nồng độ 32% dầu neem và 10% hoặc 15%
Bt [6]
Theo S Singh và R P Singh, dịch chiết xuất từ nhân hạt xoan chịu hạn và
Azadirachtin làm cản trở khả năng đẻ trứng của Bactrocera cucurbitae và Bactrocera
dorsalis Azadirachtin và năm loại dịch chiết từ nhân hạt xoan chịu hạn gồm: dịch
chiết trong nước, dịch chiết trong ethanol, dịch chiết trong hexane, dịch chiết trong ethanol được loại dầu bằng n – hexane, và dịch chiết trong acetone của bột nhân hạt neem đã loại dầu được dùng để thử nghiệm sự tác động của chúng lên sự đẻ trứng Dưới điều kiện thử nghiệm có chọn lọc, tất cả dịch chiết trừ dịch chiết trong nước đều
Trang 19ngăn cản đáng kể sự đẻ trứng của Bactrocera cucurbitae tại nồng độ 1,25% trở lên Dịch chiết từ nước chỉ tác động ở nồng độ 5% trở lên Đối với Bactrocera dorsalis,
dịch chiết trong ethanol và trong acetone tác động ở nồng độ 1,25% trở lên, dịch chiết trong nước và trong ethanol được loại dầu bằng n – hexane chỉ tác động từ 5% trở lên
và dịch chiết trong n- hexane chỉ tác động từ tại nồng độ 20% [47]
2.6 Chiết xuất, phối chế và sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ xoan chịu hạn 2.6.1 Chiết xuất hoạt chất từ xoan chịu hạn
Mặc dù các hoạt chất sinh học được tìm thấy ở hầu hết các bộ phận cây xoan chịu hạn nhưng các hoạt chất sinh học trong nhân hạt chiếm đa số và dễ thu nhận nhất Người ta có thể thu nhận hoạt chất sinh học bằng cách chiết xuất với các loại dung môi khác nhau Các chất có hoạt tính sinh học hòa tan kém trong nước nhưng lại hòa tan gần như hoàn toàn trong dung môi hữu cơ: alcohol, ketone hoặc ether Việc chiết xuất khá đơn giản, người ta có thể áp dụng phương pháp truyền thống như ngâm, ngấm kiệt
và khuấy trộn hoặc phương pháp hiện nay nhờ sử dụng máy ép lạnh
Phương pháp ngâm: Ngâm là phương pháp cho nguyên liệu đã nghiền nhỏ đến độ mịn thích hợp, sau đó cho tiếp xúc với dung môi trong một một thời gian nhất định sau một thời gian ngâm, gạn lấy dịch chiết và dịch ép, sau đó để lắng, lọc lấy dịch trong [8]
Phương pháp ngấm kiệt: Ngấm kiệt là phương pháp chiết xuất hoạt chất bằng cách cho dung môi chảy qua rất chậm khối nguyên liệu đựng trong một dụng cụ đặc biệt gọi là bình ngấm kiệt, trong quá trình chiết xuất không cần khuấy trộn, có nhiều cách ngấm kiệt khác nhau như: ngấm kiệt phân đoạn (tái ngấm kiệt), ngấm kiệt ngược dòng (gián đoạn và liên tục), ngấm kiệt dưới tác dụng của áp suất, …[9]
Ép dầu: Ấn Độ và một số nước thường dùng công nghệ ép dầu từ nhân hạt xoan chịu hạn, dầu ép có màu nâu sẩm, vị đắng và có mùi tỏi do có các hợp chất lưu huỳnh có trong hạt Phần bã sau khi ép có thể được chiết tiếp bằng các dung môi khác nhau để tận thu hoạt chất hoặc sử dụng làm phân bón Các dịch chiết thường được pha chế thành các chế phẩm dạng hạt, bột phun, bột hòa nước hoặc dạng nhũ, có
bổ sung các chất phụ gia để hạn chế sự phân hủy hoạt chất do điều kiện ngoại cảnh nhằm tăng hoạt lực và dễ dàng đáp ứng cho nhiều đối tượng dịch hại, cây trồng khác nhau Hiệu quả phòng trị côn trùng có thể tăng lên từ 10 – 20 lần nếu phối hợp dịch
Trang 20chiết hạt xoan chịu hạn với pyrethrin Dầu hạt neem hòa với acid humic sẽ tăng tác
dụng lưu dẫn khi phun lên lá hoặc tưới gốc [8]
Các dung môi chiết xuất phổ biến nhất là:
Dịch chiết thu được có thể sử dụng trực tiếp trên đồng ruộng mà không cần bổ sung thêm phụ gia Tuy nhiên, có thể lọc dịch chiết và phối chế nó dưới dạng nhũ tương để dễ sử dụng hơn Cách chiết xuất này thích hợp ở các vùng đồng quê hoặc ở các nước nông nghiệp chưa phát triển Người ta thường chiết xuất bằng nước khoảng
20 – 30 kg hạt xoan chịu hạn để phun trên một hécta [33] Theo GS Govindachari và cộng sự (1999) thì dịch chiết từ nhân hạt xoan chịu hạn trong nước chứa các chất có hoạt tính sinh học tương tự như các dịch chiết trong alcohol, nhưng hàm lượng ít hơn [35]
2.6.1.2 Chiết xuất bằng hexane
Bột nguyên liệu được ngâm trong dung môi hexane, thu được dầu xoan chịu hạn Dầu xoan chịu hạn không được xem là thuốc diệt sâu hại mạnh Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu cho thấy trong một số trường hợp dầu xoan chịu hạn vẫn được sử dụng để diệt trứng của nhiều loại côn trùng, ấu trùng của muỗi và một số sâu hại trong
đó có rầy xanh đuôi đen, v.v là những đối tượng khó kiểm soát bằng các biện pháp khác Cặn còn lại sau khi chiết xuất bằng hexane chứa nhiều thành phần limonoid chính và việc chiết xuất tiếp cặn chiết đó bằng nước hoặc cồn sẽ cho sản phẩm chiết chứa hàm lượng limonoid cao, sạch, không chứa dầu [33]
2.6.1.3 Chiết xuất bằng pentane
Dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn trong pentane có tác dụng phòng trừ ve, rệp
và nhện Thành phần có hoạt tính sinh học trong dịch chiết này không phải là
azadirachtin
Trang 212.6.1.4 Chiết xuất bằng cồn
Chiết xuất nhân hạt xoan chịu hạn trong cồn là biện pháp thu nhận các sản phẩm dùng làm thuốc trừ sâu hại ở dạng cô đặc Các hợp chất limonoid hòa tan tốt trong dung môi cồn Bột nhân hạt xoan chịu hạn đem ngâm trong trong ethanol hoặc methanol, thu được dịch chiết xuất chứa hàm lượng hoạt chất sinh học từ 0,2 – 6,2 % Dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn trong nước có tác dụng diệt sâu hại không cao là do các hoạt chất sinh học của xoan chịu hạn không tan tốt trong nước Còn dịch chiết của nhân hạt xoan chịu hạn trong cồn chứa các chất có hoạt tính sinh học cao hơn khoảng
50 lần so với dịch chiết trong nước [33]
2.6.2 Phối chế sản phẩm chiết xuất từ xoan chịu hạn
Dạng thuốc trừ sâu hại từ xoan chịu hạn đơn giản nhất là dạng dịch chiết thô nhưng để gia tăng hoạt lực người ta thường phối chế sản phẩm chiết xuất thô với một
số hoạt chất khác
Phối chế là việc chuyển dịch chiết xuất thô của xoan chịu hạn thành các dạng hạt, cám, dạng bột ẩm hoặc dạng cô đặc nhũ hóa (emulsifiable concentrate) để tăng hiệu quả sử dụng Trong thực tế, dịch chiết của nhân hạt xoan chịu hạn trong nước có thể phối chế với xà bông để dễ sử dụng với các bệnh ngoài da [31] Phối chế liên quan đến việc bổ sung phụ gia vào dịch chiết xoan chịu hạn và đôi khi làm thay đổi cấu trúc hóa học của hoạt chất sinh học từ xoan chịu hạn Phối chế nhằm làm gia tăng sự ổn định của chế phẩm, làm cho nó dễ sử dụng, dễ bảo quản hoặc thích hợp cho qui mô sản xuất lớn Việc phối chế cũng nhằm làm giảm độc tính của chế phẩm đối với thực vật (đối với những loài mẫn cảm) Nhóm các chất phụ gia thường được sử dụng là những chất ức chế sự phân hủy do tia UV như dầu mè, leucithin và para – aminobenzoic acid và chất chống oxi hóa [33]
Việc phối chế dịch chiết từ xoan chịu hạn với phụ gia có thể làm tăng khả năng tác dụng của nó lên từ 10 đến 20 lần Người ta còn sử dụng dịch chiết từ xoan chịu hạn kết hợp với các thuốc diệt côn trùng tổng hợp nhằm làm gia tăng hoạt lực của nó, đặc biệt là để ức chế sự phục hồi quần thể sâu hại Thí dụ, hiệu quả của dịch chiết từ xoan
chịu hạn được tăng cường bằng việc phối chế với vi khuẩn diệt côn trùng Bacillus
thuringiensis (Bt) tạo ra một loại thuốc diệt sâu hại đa tác dụng [33]
Đối với nấm gây bệnh cây, việc phối chế dầu xoan chịu hạn với chất nhủ hóa
như acetic acid, citric acid làm tăng hiệu quả ức chế Sarocladium oryzea gây bệnh thối
Trang 22vỏ lúa và nấm Helminthosporium oryzea, Pyricularia oryzea gây bệnh mất màu ở lúa trong điều kiện in vitro và làm tăng năng suất lúa ở các lô thí nghiệm trên đồng ruộng
Hiệu quả này được duy trì sau 9 tháng bảo quản [41; 44]
2.6.3 Sử dụng sản phẩm chiết xuất từ xoan chịu hạn
Có thể sử dụng sản phẩm chiết xuất từ xoan chịu hạn bằng nhiều hình thức khác nhau: ở dạng dịch phun, dạng bột, dạng tẩm hoặc pha loãng với nước tưới cây Ngoài
ra, có thể sử dụng sản phẩm chiết xuất từ xoan chịu hạn thông qua việc tiêm trực tiếp vào cây hoặc sử dụng cục bộ chế phẩm dạng bụi mịn hoặc dạng phun Hoặc có thể cho chế phẩm vào mồi để thu hút côn trùng [33]
2.6.4 Ƣu điểm của các dịch chiết từ xoan chịu hạn
So với thuốc trừ sâu tổng hợp, ưu điểm của thuốc trừ sâu gốc thảo mộc là khả năng làm chậm sự phát triển tính kháng ở tác nhân gây dịch hại Trong số các thuốc gốc thảo mộc đã phổ biến, dịch chiết từ cây xoan chịu hạn phong phú hơn cả về thành
phần hoạt chất Pyrethrin (sản phẩm chiết xuất từ cây hoa cúc Chrysanthemum
cinerariaefolium) chỉ chứa 4 loại este và Rotenone (sản phẩm chiết xuất từ cây thuốc
lá Derris spp và Lonchocarpus spp.) chỉ chứa khoảng 6 loại isoflavonoid có hoạt tính
diệt côn trùng Còn ở cây xoan chịu hạn, riêng nhóm azadirachtin đã gồm khoảng 9 loại đồng dạng khác nhau, trong đó nhóm azadarachtin được cho là có hoạt tính kháng côn trùng mạng nhất Ngoài ra, chưa kể các loại limonoid khác cũng có hoạt tính cao như salanin, meliantriol có mặt trong vỏ và lá xoan chịu hạn
Hoạt lực của các dịch chiết từ xoan chịu hạn được tạo thành từ sự phối hợp tương tác phức tạp của nhiều thành phần hoạt tính, nhờ đó làm giảm tính kháng của các loài dịch hại và sự nhạy cảm về tập tính (Isman, 1997) Thí nghiệm chọn lọc trong
điều kiện phòng thí nghiệm trên loài rệp Myzus persicae nhận thấy rằng: khi xử lý
azadirachtin tinh sạch lên cây thì tính kháng của loài rệp này tăng lên 9 lần sau 40 thế
hệ, nhưng xử lý bằng dịch chiết hạt xoan chịu hạn (chứa hàm lượng azadirachtin tương
đương) thì không làm xuất hiện tính kháng của M persicae sau chừng ấy thế hệ Có
thể chính sự đa dạng về thành phần hoạt chất của dịch chiết hạt xoan chịu hạn đã làm phân tán tiến trình chọn lọc thích nghi của đối tượng dịch hại, nhờ đó làm chậm sự phát triển tính kháng của chúng Tuy nhiên, cũng như bao nhiêu thuốc thảo mộc khác, các sản phẩm chiết xuất từ xoan chịu hạn dễ bị phân hủy về mặt sinh học, không bền
Trang 23vững trong môi trường tự nhiên do dễ bị oxy hóa, không làm hại thiên địch và không gây độc hại đối với người [18]
2.6.5 Một số sản phẩm thương mại của xoan chịu hạn
Trên thị trường hiện nay có bán một số sản phẩm thương mại có nguồn gốc từ xoan chịu hạn, được dùng để kiểm soát côn trùng gây hại Một số sản phẩm của Mỹ (Margosan-O) [40]; của Đức (NeemAzal – F, NeemAzal T/S) [34; 38] đã được thử nghiệm nghiêm ngặt, được chuẩn hóa và khảo sát độc tính Một số sản phẩm thương mại có nguồn gốc từ xoan chịu hạn được trình bày trong Bảng 2.3
Bảng 2.3: Một số sản phẩm thương mại có nguồn gốc từ xoan chịu hạn [36]
Việt Nam TP – Kim Thiên Dịch thảo mộc neem (Azadirachtins) và chất hữu cơ
Etofenprox
Ấn Độ
Repelin Wellgro Neemguard Neemmark Neem 2100 Neemrich I Neemrich II, III
Xoan chịu hạn, karanja, quả na và dầu caster Dạng chế phẩm rắn
Sản phẩm chiết xuất từ xoan chịu hạn Azadirachtin EC
Dịch huyền phù nhân hạt xoan chịu hạn trong nước Dạng cô đặc nhủ hóa
Jarvan Advantage
Xoan chịu hạn Thái Lan, cây sả chanh, cây riềng nếp Xoan chịu hạn Thái Lan, và các thực vật khác dùng trong y học
Dầu xoan chịu hạn Thái Lan Xoan chịu hạn Thái Lan
Trang 24Hình 2.5: Cây Neem Hình 2.6: Rừng Neem Ninh Thuận
Hình 2.7: Nuôi cấy mô cây Neem Hình 2.8: Hạt và nhân hạt neem
Trang 252.7 Giới thiệu về Cypermethrin [2; 11]
Cypermethrin là một trong hơn 30 hợp chất pyrethroit được sử dụng để phòng trừ côn trùng và nhện hại thực vật
2.7.1 Pyrethroit [11]
Từ xa xưa con người đã dùng bột của hai loài hoa cúc để trừ khử côn trùng và nhện hại hoa màu Đó là hoa cúc Chrysanthemum cinerariaefolium và C roseum, hai loài cúc này có chứa 6 este của acid xiclopropan – cacboxylic rất độc đối với côn trùng
và nhện hại là pyrethrin I, cinerin I, jasmolin I (có tên chung là chrysanthemat) và pyrethrin II, cinerin II, jasmolin II (có tên chung là pyrethrat)
Trong hoa cúc trừ sâu (khô), các este pyrethrin chiếm tới 73 % và được chế biến thành dạng bột 45 – 55 % (Mỹ) hoặc 25 % (Châu Âu) có trộn lẫn với chất tăng hiệu lực PBO (piperonyl butoxit) và được sử dụng để phòng trừ côn trùng trong y tế, thú y, trừ sâu mọt hại kho và phun trừ sâu cho cây trồng Dưới tác dụng của ánh sáng, các este pyrethrin bị phân giải và mất hiệu lực rất nhanh chóng
Pyrethrin thuộc nhóm độc III, LD50 qua miệng từ 273 – 2370 mg/kg, LD50 qua
da là 1500 mg/kg, thuốc rất độc đối với cá, độc nhưng có tác dụng xua đuổi đối với ong mật
Dựa trên những nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc của các este xiclopropan – cacboxylic tự nhiên, đặc biệt là cấu trúc hóa học của pyrethrin, các nhà hóa học đã tổng hợp bằng con đường hóa học ra nhiều dẫn xuất pyrethrin có ưu điểm hơn các este pyrethrin tự nhiên Những dẫn xuất đó gọi chung là pyrethroit Hiện nay có trên 30 hợp chất pyrethroit được sử dụng để trừ côn trùng và nhện hại thực vật, nhiều nhất là Acrinathrin, Alphamethrin, Cyfluthrin, Cyhalothrin, Cypermethrin, Fenvalerat, …
Nhóm thuốc pyrethroit có những đặc điểm sau:
- Lượng hoạt chất sử dụng trên đơn vị diện tích thấp, có khi chỉ từ 8 – 10 g/ha nên làm giảm đáng kể lượng chất độc rải trên môi trường sinh thái
- Có tác dụng chọn lọc cao, ít độc hại hơn đối với thiên địch có ích, trừ được chủng sâu kháng thuốc lân, clo và cacbomat, tuy nhiên hiện tượng sâu chống pyrethroit cũng xảy ra
- Pyrethroit hòa tan nhanh chóng trong lipid và lipoprotein nên tác dụng tiếp xúc mạnh, nhưng cho đến nay chưa có loại thuốc pyrethroit nội hấp và gây tác dụng
Trang 26xông hơi mạnh Thuốc gây hiện tượng choáng độc nhanh, kích thích cây phát triển và
có tác dụng xua đuổi một số côn trùng
- Độ độc cấp tính đối với người và động vật máu nóng thấp hơn so với nhiều hợp chất lân hữu cơ, chóng phân hủy trong cơ thể sống và trong môi trường, nhưng thuốc rất độc đối với cá và các loài động vật thủy sinh, có hiệu quả thấp đối với sâu đục thân lúa
- Các hợp chất pyrethroit có cấu trúc hóa học lập thể rất phức tạp, có nhiều cấu hình khác nhau tạo thành nhiều đồng phân lập thể và hiệu lực diệt sâu của mỗi đồng phân lập thể có khác nhau Căn cứ vào hiệu lực trừ sâu và sự tác động phối hợp giữa các đồng phân lập thể mà người ta sử dụng đơn hoặc hổn hợp các đồng phân
2.7.2 Cypermethrin [2; 11]
Tên gọi khác: Polytrin, Sherpa, Cymerin, …
Tên hóa học: (RS)- - Cyano- 3 - phenoxybenzyl (1RS, 3RS; 1RS, 3SR) – 3 -
(2,2 dichlorovinyl) - 2,2 - dimethylcyclopropanecarboxylate (IUPAC)
Công thức hóa học: C22H19Cl12NO3
Phân tử lượng: 416,3
Nhóm hóa học: Pyrethroit
Công thức cấu tạo:
Hình 2.9: Công thức cấu tạo của Cypermethrin
2.7.2.1 Đặc tính của Cypermethrin [2; 11]
Thuốc kỹ thuật ở dạng đặc sệt, chứa hơn 90% hoạt chất (active ingredient), điểm nóng chảy từ 60 – 800C, điểm cháy 115,60C Hầu như không tan trong nước, tan trong nhiều dung môi hữu cơ như: methanol, acetone, xylene, methylene dicloride Tương đối bền trong môi trường trung tính và acid nhẹ, thủy phân trong môi trường kiềm Không ăn mòn kim loại
Cypermethrin thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng là 250 mg/kg, LD50 qua da là
Trang 27Cypermethrin tác động tiếp xúc và vị độc, ngoài ra còn có tác động xua đuổi và làm sâu ngán ăn Phổ tác động rộng
2.7.2.2 Sử dụng Cypermethrin
Cypermethrin được sử dụng để phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá, chích hút và nhện cho nhiều loại cây trồng như sâu tơ, sâu xanh, rệp hại rau, sâu xanh da láng, sâu khoang hại đậu, thuốc lá, bọ xít, rệp, nhện đỏ hại bông, muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ hại chè, sâu vẽ bùa, sâu đục quả, bọ xít hại cây ăn quả, ngoài ra còn dùng để trừ ve, bét, cháy rận cho gia súc và vật nuôi, dùng để trừ ruồi, muỗi trong nhà [11]
Liều lượng sử dụng từ 50 – 100g a.i./ha Chế phẩm 25 EC (250 g a.i./l) dùng 0,2 – 0,4 l/ha pha với 300 – 400 lít nước phun cho rau, màu, pha nước với nồng độ 0,05 – 0,1% phun ước đều lên lá cây ăn quả Chế phẩm 10 EC dùng liều lượng và nồng độ tăng gấp 2,5 lần, chế phẩm 5 EC tăng gấp 5 lần so với chế phẩm 25 EC
Khi sử dụng cypermethrin có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu khác
2.8 Giới thiệu về sâu xanh Heliothis spp
2.8.1 Định danh và phân loại
Sâu xanh thuộc:
ban quốc tế về định danh động vật đã thống nhất gọi giống này là Heliothis spp [43]
Heliothis có các loài sau (Burges, 1981):
Heliothis zea Boddic phổ biến ở Châu Mỹ
Heliothis phloxiphaga tìm thấy ở Liên Xô cũ
Heliothis virescens F ở Châu Mỹ
Heliothis punctigera WLLGS ở Châu Úc
Heliothis armigera Hubner ở Châu Á và Châu Phi [43]
Trang 282.8.2 Hình thái của sâu xanh
2.8.2.1 Trứng
Trứng của sâu xanh có hình cầu, đường kính từ 0,4 – 0,55 mm; có 20 – 30 vân dọc nổi lên chạy tập trung vào đỉnh trứng (xem hình 2.10) Lúc đầu trứng mới đẻ có màu sáng đến vàng óng ánh, sau chuyển dần sang màu nâu đậm trước khi nở
Hình 2.10: Trứng sâu xanh
2.8.2.2 Ấu trùng (Sâu non)
Thường có 6 tuổi, sâu non đẩy sức dài 40 – 45 mm, trên cơ thể sâu thường xuất hiện những đường sọc đứt quãng chạy dọc theo mỗi bên cơ thể và một đường kẻ dọc trên lưng Đầu của sâu thường có màu nâu đỏ; khắp cơ thể có nhiều lông ngắn, chân có màu nâu, cặp chân thứ 4 xuất hiện những gai móc đối xứng nhau giúp sự bám chặt lên
ký chủ (xem hình 2.11) Sâu non thường có màu xanh nhạt nhưng màu sắc biến đổi rất nhiều, chủ yếu có 4 loại hình như sau: màu hồng nhạt, màu trắng vàng, màu xanh nhạc
và màu xanh [3;43]
Hình 2.11: Sâu xanh tuổi 2
Trang 29Con đực có vân ngang, gần mép ngoài hình gợn sóng, giữa hai vân là màu tro, mép ngoài có 7 điểm đen xếp thành hàng ứng với mạch cánh Cánh sau có màu vàng tro nhạt, ở gần mép trên, phía buồng cánh có một vân ngắn màu nâu đen Từ mép ngoài trở vào có một khu nâu, cánh trong có một vệt hình trăng non màu tro Đốt bụng cuối của con cái có lỗ đẻ trứng, còn ở con đực xuát hiện một chùm lông [3; 43]
2.8.3 Vùng phân bố
Sâu xanh (Heliothis armigera) phân bố rất rộng trên thế giới trong phạm vi từ
500 vĩ Bắc đến 500 vĩ Nam, từ Châu Phi cho đến các quần đảo ở Thái Bình Dương Trên núi cao 1821 m vẫn có sâu xanh Ở nước ta, chúng có mặt ở hầu hết các tỉnh từ tháng 1 đến tháng 12, đặc biệt sâu xanh phát sinh mạnh ở những vùng trồng bông, đay,
cà chua, đậu đỗ, …[27]
2.8.4 Phạm vi ký chủ
Sâu xanh là loài sâu ăn tạp, chúng phá hoại trên 200 loại cây ký chủ khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là cây bông, ngô, lúa mì, cà chua, thuốc lá, hướng dương, nhiều loại đậu và các ký chủ dại khác Ở cà chua, mật độ sâu xanh cao hơn ở ngô nhưng thấp hơn ở bông Tuy mật độ sâu xanh trên ngô thấp nhưng do diện tích trồng ngô nhiều và trồng nhiều vụ trong năm nên quần thể ngô là nơi đóng vai trò bảo tồn giống sâu xanh
Cây chủ thích hợp nhất cho sự đẻ trứng của Heliothis armigera theo thứ tự
giảm dần như sau: Đậu Bồ câu (Figeonpea – Cajanus cajan L.), đậu Xanh mỏ két (Chickpea – Cicer arretinum L.), đậu Xanh (Mungbean – Phaseolus aureus) và cà chua (Lycopersicum esculentum) [43]
2.8.5 Thiên địch của sâu xanh
Theo Maxumov A và Narziculov M., trên đồng bông có 227 loài côn trùng và nhện ký sinh ăn thịt sâu xanh Theo tài liệu của Trung Quốc và Liên Xô thì bọ xít
(Triphlex) ăn trứng và sâu non, ong mắt đỏ (Trichogramma) ký sinh trứng sâu Ong
Trang 30vàng (Habrobraconhebetor Say.) ký sinh sâu non Ong đen kén trứng (Apanteles kazak
Tel.) ký sinh sâu non đến 64%
2.8.6 Tập quán sinh sống và qui luật phát sinh gây hại [43]
Tập quán sinh sống
Sâu xanh thường vũ hóa vào ban đêm Ban ngày ở ngoài đồng ruộng, ngài ẩn
trong các bụi cỏ, lá cây và không hoạt động Mặc dù bướm đêm của Heliothis
armigera bắt đầu hoạt động vào buổi chiều sau 16 giờ nhưng chúng thường hoạt động
mạnh nhất từ 20 – 22 giờ Thời gian giao phối thường từ chập tối đến sáng hôm sau
Sau khi giao phối thì ngài bắt đầu đẻ trứng Thời gian đẻ trứng có thể kéo dài từ
7 – 13 ngày tùy thuộc vào thời điểm trong năm Mỗi ngài cái có thể đẻ từ 200 – 300 trứng Trứng được đẻ riêng lẻ từng quả Thời gian đẻ trứng của ngài tập trung từ 21 giờ đến nửa đêm Thời gian đẻ trứng của sâu xanh thường trùng với thời gian kết nụ của cây bông
Sau khi đẻ trứng ngài sẽ chết, sau khi chết trong bụng ngài cái thường vẫn còn trứng Thời gian sống của ngài cái thường từ 10 – 18 ngày và của ngài đực là 6 – 11 ngày
Thời gian phát dục của trứng phụ thuộc vào nhiệt độ, thời gian này thường kéo dài ở vùng có nhiệt độ thấp và rút ngắn ở vùng có nhiệt độ cao Ở nước ta, thời gian phát dục của trứng là từ 2 – 12 ngày Nhiệt độ khởi điểm cho sự phát dục của trứng là
120C Tỷ lệ nở của trứng thường rất cao, từ 80 – 100%
Sau khi nở, sâu non ăn một phần hoặc tất cả vỏ trứng rồi mới ăn sang cây ký chủ Chúng hoạt động rất mạnh, vừa di chuyển vừa cắn phá các bộ phận của cây để tìm chọn nụ hoặc quả Khi gặp nụ hoặc quả thích hợp, chùng thường đục vào, ăn phần
bên trong làm quả bị rỗng, mỗi sâu non có thể hại từ 5 – 10 quả Sâu non của Heliothis
armigera thích di động và thường ăn thịt lẫn nhau, nhất là ở tuổi 1 sang tuổi 2
Sâu non khỏe mạnh, đẫy sức thường chui xuống đất ở độ sâu từ 2,5 – 17 cm tùy vùng đất cát hay đất thịt để hóa nhộng Những nghiên cứu của Haren (1979) cho thấy
độ ẩm tương đối ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nhộng, và nhiệt độ có ảnh hưởng rỏ đến sự vũ hóa Tỷ lệ vũ hóa của nhộng đạt từ 65,5% - 93,1% trung bình đạt 79,6 %
Trang 31
Hình 2.12: Vòng đời của sâu xanh (Heliothis armigera) [43]
Qui luật phát sinh gây hại
Trên đồng ruộng, mật độ sâu cao nhất thường vào tháng 5 Ở nước ta, tại miền Bắc, sâu xanh có thể phát sinh 4 lứa, mỗi lứa kéo dài 40 – 80 ngày
- Lứa 1: Từ tháng 11 đến tháng 1
- Lứa 2: Từ cuối tháng 1 đến tháng 3
- Lứa 3: Từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5
- Lứa 4: Từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6 [28]
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố, trong một vụ bông có thể có từ 2 – 6 lứa sâu xanh Thời gian trung bình của mỗi lứa sâu xanh là 32 ngày [7]
2 – 3 ngày (Bắt cặp - đẻ trứng)
Trang 32Hạt xoan chịu hạn thu hái từ các cây xoan chịu hạn 4 tuổi trồng ở Ninh Thuận, phơi khô rồi rửa lại bằng cồn, sau đó đem sấy nhẹ trong 2 giờ ở 600C Tách vỏ, thu nhân hạt
Cypermethrin 93% do Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam (VIPESCO) cung cấp
3.1.2 Hóa chất
H2SO4 đậm đặc, NaOH 35%, H3BO3 2%, hỗn hợp K2SO4/CuSO4 (9:1), thuốc thử methyl red (xác định nitơ tổng); Trilon B 0,02 N, chất chỉ thị murexit (pH = 12), HCl 10%, HNO3, KCN 3%, amonium Molybdate (xác định hàm lượng canxi, phospho); Ether dầu hỏa, KOH 40%, KMnO4 4% (xác định chỉ số lipid), cồn 800, cồn
960, phenol 5% (định lượng đường tổng số); H2SO4 1,25%, KOH 1,25%, acetone, 6,4n – Octanol (xácđịnh hàm lượng xơ thô)…
Azadirachtin chuẩn (Sigma), methanol HPLC (định lượng azadirachtin)
Máy cất đạm bán tự động của hãng PROLABO, Pháp
Máy quang phổ tử ngoại khả kiến
Trang 33Hệ thống Soxhlet
Hệ thống phân tích xơ
Máy cô quay chân không
Máy ép dầu Komet (Model D85 – 1G, Đức)
Máy sắc ký HPLC của hãng Hewlett Packard 1090, series 1 – lipid
chromatography
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh hóa của lá, bánh dầu và nhân hạt xoan chịu hạn
3.2.1.1 Xác định trọng lượng khô tuyệt đối [10]
Cân chính xác 5g mẫu (lặp lại 3 lần đối với mỗi mẫu) trong hộp đựng mẫu sạch, khô đã được cân chính xác Đem sấy khô ở nhiệt độ 1050C trong tủ sấy cho đến trọng lượng không đổi (từ 2 -5 giờ tùy theo mẫu), ở các thời điểm 2, 3, 4,…giờ sau khi sấy, lấy hộp mẫu ra ngoài tủ sấy, cho ngay vào bình hút ẩm, để nguội (khoảng 30 – 45 phút), đem cân chính xác Sai số giữa hai lần phân tích tối đa là 5 mg, trọng lượng khô tuyệt đối được tính theo công thức:
Trọng lượng khô tuyệt đối (%) = (trọng lượng mẫu khô * 100)/ trọng lượng mẫu tươi
- Lò nung điều chỉnh được nhiệt độ (± 100C)
- Chén nung bằng sứ chịu nhiệt có dung tích 30 – 50 ml
+ Hóa chất
- HNO3 đậm đặc
- H2O2 30%
Trang 34Xác định trọng lượng chén chứa nguyên liệu đã biến thành tro trắng sau khi nung đến trọng lượng không đổi (G2)
Tính kết quả
Hàm lượng khoáng tổng số đượctính theo công thức:
% Khoáng tổng số = (G 2 – G) x 100/ (G 1 – G)
Trong đó:
G: Trọng lượng của chén nung (g)
G1: Trọng lượng mẫu và chén trước khi nung (g)
G2: Trọng lượng mẫu và chén sau khi nung (g)
- Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ ± 10C
- Giấy gói, lam kính và bình hút ẩm
Trang 35+ Hóa chất: Ether petrolium
Cách tiến hành
Cắt giấy lọc có kích thước 8 x 9 cm, đem sấy ở nhiệt độ 1050C trong 3 giờ, sau
đó cho vào bình hút ẩm và mang đi cân trọng lượng bì (Gb)
Cân 1 g bột mẫu khô tuyệt đối, chuyển sang bao giấy đã chuẩn bị sẵn như trên, gấp miệng bao để tránh cho mẫu bị rơi vãi, sấy lại bao đã đựng mẫu ở nhiệt độ 1050C đến trọng lượng không đổi, để nguội trong bình hút ẩm, đem cân, xác định được khối lượng bao và mẫu (Gm)
Cho gói mẫu vào bình trích ly của hệ thống Soxhlet Lắp các ống dẫn dung môi theo nguyên tắc bình thông nhau, khởi động hệ thống sinh hàn
Rót dung môi (Ether petrolium) vào bình trích ly cho đến miệng ống xiphông
để dung môi trào xuống bình hứng, rót thêm cho đến 2/3 bình hứng thì dừng lại Bình hứng được đặt trên bếp điện điều chỉnh được nhiệt độ
Bật bếp điện ở nhiệt độ 45 – 500C để đun sôi dung môi, khởi động hệ thống Soxhlet Quá trình trích ly kết thúc sau 10 – 12 giờ
Kiểm tra xem đã trích ly hết lipid bằng cách: nhấc ống làm lạnh ra, lấy vài giọt dung môi trong bình trích ly nhỏ lên lam kính và để cho dung môi bay hết, nếu thấy không còn vết mờ do lipid bám trên lam kính thì việc trích ly xem như kết thúc
Sau cùng, lấy gói mẫu ra để cho bay hơi hết dung môi, đem sấy khô gói mẫu ở nhiệt độ 1050C đến trọng lượng không đổi (khoảng 2 – 3 giờ), để nguội gói mẫu trong bình hút ẩm khoảng 30 phút, sau đó cân gói mẫu trên cân phân tích và xác định được khối lượng gói mẫu đã chiết rút mở ở độ khô tuyệt đối (Gc)
Tính kết quả
Hàm lượng lipid được tính theo công thức:
X = (Gm – Gc)*100/ G
Trong đó:
X: Hàm lượng lipid trong nguyên liệu ở độ khô tuyệt đối (%)
Gm: Khối lượng gói mẫu ở độ khô tuyệt đối
Gc: Khối lượng gói mẫu đã chiết rút mở ở độ khô tuyệt đối
G: Khối lượng mẫu đem phân tích
Trang 363.2.1.4 Xác định hàm lƣợng canxi [4]
Nguyên tắc
Dùng Trilon B xác định canxi trong dung dịch mẫu với chất chỉ thị là Murexid (C8H5O6N5) trong môi trường có pH = 12 Ký hiệu của chất chỉ thị Murexid là H3I-trong môi trường pH = 12, H3I- có màu tím và khi kết hợp với canxi tạo thành chất phức tạp có màu hồng:
H3I- + Ca2+ CaH3I+
Tím Hồng
Phức chất của Ca với Murexid không bền bằng phức chất tạo bởi Ca và Trilon
B Vì vậy Trilon B đẩy chất chỉ thị Murexid ra khỏi phức chất dưới dạng tự do có màu tím: