Tập quán sinh sống và qui luật phát sinh gây hại [43]

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm phối trộn giữa dịch chiết từ nhân hạt xoan chịu hạn trồng tại Việt Nam và Cypermethrine đối với sâu xanh (Trang 30 - 32)

Tập quán sinh sống

Sâu xanh thường vũ hóa vào ban đêm. Ban ngày ở ngoài đồng ruộng, ngài ẩn trong các bụi cỏ, lá cây và không hoạt động. Mặc dù bướm đêm của Heliothis armigera bắt đầu hoạt động vào buổi chiều sau 16 giờ nhưng chúng thường hoạt động mạnh nhất từ 20 – 22 giờ. Thời gian giao phối thường từ chập tối đến sáng hôm sau.

Sau khi giao phối thì ngài bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng có thể kéo dài từ 7 – 13 ngày tùy thuộc vào thời điểm trong năm. Mỗi ngài cái có thể đẻ từ 200 – 300 trứng. Trứng được đẻ riêng lẻ từng quả. Thời gian đẻ trứng của ngài tập trung từ 21 giờ đến nửa đêm. Thời gian đẻ trứng của sâu xanh thường trùng với thời gian kết nụ của cây bông.

Sau khi đẻ trứng ngài sẽ chết, sau khi chết trong bụng ngài cái thường vẫn còn trứng. Thời gian sống của ngài cái thường từ 10 – 18 ngày và của ngài đực là 6 – 11 ngày.

Thời gian phát dục của trứng phụ thuộc vào nhiệt độ, thời gian này thường kéo dài ở vùng có nhiệt độ thấp và rút ngắn ở vùng có nhiệt độ cao. Ở nước ta, thời gian phát dục của trứng là từ 2 – 12 ngày. Nhiệt độ khởi điểm cho sự phát dục của trứng là 120C. Tỷ lệ nở của trứng thường rất cao, từ 80 – 100%.

Sau khi nở, sâu non ăn một phần hoặc tất cả vỏ trứng rồi mới ăn sang cây ký chủ. Chúng hoạt động rất mạnh, vừa di chuyển vừa cắn phá các bộ phận của cây để tìm chọn nụ hoặc quả. Khi gặp nụ hoặc quả thích hợp, chùng thường đục vào, ăn phần bên trong làm quả bị rỗng, mỗi sâu non có thể hại từ 5 – 10 quả. Sâu non của Heliothis armigera thích di động và thường ăn thịt lẫn nhau, nhất là ở tuổi 1 sang tuổi 2.

Sâu non khỏe mạnh, đẫy sức thường chui xuống đất ở độ sâu từ 2,5 – 17 cm tùy vùng đất cát hay đất thịt để hóa nhộng. Những nghiên cứu của Haren (1979) cho thấy độ ẩm tương đối ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nhộng, và nhiệt độ có ảnh hưởng rỏ đến sự vũ hóa. Tỷ lệ vũ hóa của nhộng đạt từ 65,5% - 93,1% trung bình đạt 79,6 %.

Hình 2.12: Vòng đời của sâu xanh (Heliothis armigera) [43]

Qui luật phát sinh gây hại

Trên đồng ruộng, mật độ sâu cao nhất thường vào tháng 5. Ở nước ta, tại miền Bắc, sâu xanh có thể phát sinh 4 lứa, mỗi lứa kéo dài 40 – 80 ngày.

- Lứa 1: Từ tháng 11 đến tháng 1 - Lứa 2: Từ cuối tháng 1 đến tháng 3 - Lứa 3: Từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5 - Lứa 4: Từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6 [28].

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố, trong một vụ bông có thể có từ 2 – 6 lứa sâu xanh. Thời gian trung bình của mỗi lứa sâu xanh là 32 ngày [7]. 2 – 3 ngày (Bắt cặp - đẻ trứng) Nhộng Bướm Trứng Sâunon 7 – 10 ngày 2 – 3 ngày 20 – 40 ngày (5 lần lột xác)

Phần 3.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm phối trộn giữa dịch chiết từ nhân hạt xoan chịu hạn trồng tại Việt Nam và Cypermethrine đối với sâu xanh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)