hơn các vùng, miền khác trong cả nước.
Biểu 3: Tỷ trọng qua đào tạo ở Hà Nội so với cả nước
Đơn vị tính: %
Trình độ đào tạo So với
cả nước So với đồng bằng Sông Hồng So với địa bàn trọng điểm Bắc Bộ - Trên Đại học - Cao đẳng, Đại học - Trung cấp 68,6 17,6 8,4 90,1 50,4 34,5 94,7 66,1 44,8
Nguồn: Báo cáo qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2010 của Thành phố Hà Nội, tháng 12/1994 [3, 21]
Đây là nguồn lao động tốt, thúc đẩy kinh tế Thủ đô phát triển. Tuy vậy, lao động ở nông thôn ngoại thành tỷ lệ qua đào tạo vẫn thấp. Qua số liệu điều tra 542.856 người ở ngoại thành, có tới 443.815 người không có chuyên môn kỹ thuật, chiếm 81,51%; 19.154 người có trình độ trung học chuyên nghiệp, chiếm 3,52%; 10.978 người có trình độ cao đẳng và đại học, chiếm 2,02%; 700 người có trình độ trên đại học. Trong đó, số người được
đào tạo cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông thôn chiếm tỷ trọng thấp [48, 11].
- Về cơ sở hạ tầng: Hiện nay toàn bộ 118 xã ngoại thành Hà Nội đều có điện, với
13 trạm điện trung gian, công suất 20.000 KVA; 630 trạm hạ thế và gần 350 km đường dây cao thế [3, 11]. Hệ thống giao thông, thủy lợi, mạng thông tin liên lạc phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước, thuận lợi cho lưu chuyển hàng hóa, tiếp thu nhanh những thông tin về thời tiết, giá cả thị trường...
Những điều kiện tự nhiên - xã hội trên tác động trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế Thủ đô nói chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng.
2.1.2. Tình hình phát triển nông nghiệp ngoại thành thời gian qua
Trong những năm đổi mới, nền kinh tế Thủ đô phát triển mạnh theo hướng lấy công nghiệp - xây dựng làm chủ đạo; ngành thương mại - dịch vụ làm mũi nhọn đột phá (xem phụ lục 2). Song, không vì thế mà thành phố coi nhẹ phát triển ngành nông nghiệp. Bởi lẽ, nông nghiệp ngoại thành là nguồn cung cấp cho nội thành lương thực, thực phẩm có giá trị cao, như: thịt, trứng, sữa, rau quả, cá tươi, hoa cây cảnh,... đồng thời nông nghiệp ngoại thành còn tạo lập một vành đai xanh, hình thành "lá phổi" cho thành phố. Bộ Chính trị đã nhận định: "Nông nghiệp ngoại thành có tiềm năng lớn, cần chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, trồng trọt và chăn nuôi theo qui mô lớn; sản xuất ra các sản phẩm rau sạch có chất lượng để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân Thủ đô, khách trong và ngoài nước" [56, 28].
Trên thực tế, so với các ngành kinh tế khác, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế Thủ đô từ những năm 90 trở lại đây chỉ khiêm tốn ở mức 1 con số và có xu hướng giảm dần (do bị chi phối bởi yêu cầu, nhiệm vụ và thế mạnh của Thủ đô). Song, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước.
Biểu 4: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản
Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 A. Tốc độ tăng trưởng (giá so sánh):
- Cả nước (%)/năm [28,13]. - Hà Nội [36]
B. Cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản trong GDP (giá thực tế): trong GDP (giá thực tế): - Cả nước [28, 13] - Hà Nội [36] 4,8 5,35 27,2 5,7 4,4 6,42 27,8 5,1 4,3 6,53 25,8 4,7 2,7 3,36 26,0 4,3
Năm 1997, nông nghiệp Hà Nội tạo ra giá trị sản lượng bằng 1.459 tỷ đồng, bình quân khoảng 33 triệu đồng/ha, tương đương 3.027 USD/ha. Đồng thời, giá trị gia tăng nông nghiệp đạt 912,7 tỷ đồng, tương đương 1.891 USD/ha. Chỉ tiêu này của cả nước năm 1997 là 13 triệu đồng/ha, tương đương 1.209 USD/ha và 10,5 triệu đồng giá trị gia tăng, tương đương 955 USD/ha [2]. Như vậy, hiệu quả của nông nghiệp Hà Nội cao gấp 2 lần so với mức trung bình của cả nước (xem phụ lục 3).
Hiện nay, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã và đang chuyển đổi mạnh sang sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có chất lượng và giá trị cao; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, phát huy ngành nghề truyền thống. Song, nông nghiệp vẫn là ngành giữ vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nông thôn [63]. Cụ thể là:
- Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng hàng năm từ 86.000 ha - 87.700 ha. Năm 1998, diện tích gieo trồng tăng 0,9%. 1998, diện tích gieo trồng tăng 0,9%.
+ Cây lúa: từ khi thực hiện đường lối đổi mới, diện tích đất trồng lúa giảm dần.
Từ 1996 - 1998, diện tích trồng lúa đạt 54.449 ha, giảm 2000 ha so với 1995. Nguyên nhân của tình hình này, một mặt, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, như: vùng gò đồi Sóc Sơn chuyển sang trồng rừng, trồng cây ăn quả; vùng Thanh Trì, Đông Anh chuyển sang trồng màu, một lúa - một cá hoặc chuyên cá. Mặt khác, do phải dành đất để thực hiện đô thị hóa, hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, mở rộng đường giao thông...
Năng suất lúa của ngoại thành chỉ đạt 34,4 - 37 tạ/ha, thấp hơn trung bình cả nước (39 tạ/ha), thấp hơn nhiều so với đồng bằng Bắc bộ (48 tạ/ha). Năng suất và sản lượng lúa thường không ổn định.
+ Cây ngô: diện tích cây ngô tăng đều. Bình quân giai đoạn 1996 - 1998 là 11.675 ha,
tăng 2000 ha so với năm 1995. Năng suất cây ngô cũng không ổn định, thường dao động từ 22,6 tạ - 31 tạ/ha. Mặc dù diện tích ngô lai đạt tỷ trọng 75% - 80% nhưng do đầu tư thấp nên năng suất ngô lai không cao. Sản lượng bình quân 1996 - 1998 là 33.070 tấn, tăng 11.255 tấn so với năm 1995.
+ Cây khoai tây: Diện tích cây khoai tây giảm. Năm 1998 có 1010 ha, chỉ bằng
56% so với năm 1995. Năng suất thấp 77,6 tạ/ha, sản lượng đạt 7.838 tấn, chỉ bằng 53,4% năm 1995.
+ Cây khoai lang: do hiệu quả kinh tế không cao, nông dân chuyển diện tích trồng
cây khoai lang sang trồng màu: rau, đậu tương, lạc,...
Nhìn chung, các loại cây lương thực cho năng suất thấp, diện tích gieo trồng suy giảm. Do đó, lương thực quy thóc sản xuất ra hàng năm không ổn định. Hiện nay, sản xuất lương thực của ngoại thành chỉ đáp ứng được 40% - 50% nhu cầu tiêu dùng của Thủ đô. Số còn lại phải nhập từ tỉnh ngoài (xem phụ lục 4).
+ Cây rau: Là nhóm cây có chủng loại phong phú, giá trị kinh tế cao, cung cấp
thực phẩm cho dân cư phi nông nghiệp, làm nguyên liệu chế biến và có xu hướng xuất khẩu. Đây là thế mạnh của nền nông nghiệp đô thị. Hiện nay, cây rau phát triển ổn định, vững chắc trên 7000 ha, tăng 2000 ha so với năm 1995. Năng suất cây rau đạt 145 - 169 tạ/ha. Sản lượng năm 1998 đạt 125.825 tấn, tăng 30.730 tấn so với năm 1995. Hiện nay, cây rau đã đáp ứng được 75% - 80% nhu cầu tiêu dùng của Thủ đô.
+ Cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích gieo trồng khoảng 6000 - 7000 ha, có
khả năng mở rộng thêm. Loại cây trồng nhiều nhất là dâu tằm, cho hiệu quả kinh tế cao, sử dụng nhiều lao động, góp phần giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn.
+ Cây lạc: Diện tích gieo trồng khoảng 3200 ha - 3800 ha. Trồng tập trung ở Sóc
Sơn, Đông Anh. Năng suất bình quân đạt 10 tạ/ha. Sản lượng đạt trên 3000 tấn. Nếu được tháo gỡ về thị trường tiêu thụ, diện tích gieo trồng sẽ mở rộng thêm.
+ Cây ăn quả: Diện tích gieo trồng 2000 ha. Trong đó, 1518 ha đang cho thu
hoạch, chiếm 77,8% diện tích. Đây là loại cây thế mạnh của ngoại thành Hà Nội. Diện tích cây ăn quả luôn có xu hướng mở rộng theo hướng phát triển trang trại, với các cây chủ lực: cam Canh, bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh, na dai, đu đủ, nhãn, vải... Tuy vậy, sản lượng các loại cây này mới đáp ứng được 10% nhu cầu tiêu dùng của Thủ đô.
+ Hoa, cây cảnh: Trong vài năm trở lại đây, diện tích trồng hoa, cây cảnh tăng
nhanh do nhu cầu của thị trường. Diện tích gieo trồng đạt 1065 ha, tăng gấp 10 lần so với năm 1991. Tuy nhiên, chất lượng hoa, cây cảnh còn thấp, mới đáp ứng tiêu dùng nội địa. Nếu không nâng cao về mặt phẩm cấp, chất lượng để xuất khẩu mặt hàng này, việc mở rộng thêm nữa diện tích hoa, cây cảnh sẽ không tiêu thụ được.
Nhìn tổng thể, ngành trồng trọt ngoại thành chuyển dịch theo xu hướng mở rộng diện tích trồng các loại cây có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao; từng bước thâm canh, xen canh, gối vụ để tăng hiệu quả sử dụng đất trên 1 ha đất canh tác. Tuy nhiên, do thiếu vốn đầu tư, chưa mở rộng được thị trường tiêu thụ nông sản nên ngành trồng trọt vẫn chưa thực sự phát triển.