Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 72 - 74)

- Về chăn nuôi, thủy sản: Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi ngoại thành Hà Nội chiếm từ 37% 38% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, cao gần gấp 2 lần bình

3.2.1.2.Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

6. Định canh, định cư, xây dựng vùng kinh tế mới 4 tỷ đồng v.v.

3.2.1.2.Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Bởi vì, sử dụng vốn có hiệu quả sẽ đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo cho nông phẩm hàng hóa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước. Đó cũng là điều kiện để đẩy mạnh tích lũy vốn nội bộ dành cho tái đầu tư và mở rộng phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng và phát triển. Mặt khác, sử dụng vốn có hiệu quả là bằng chứng xác đáng khẳng định khả năng "hấp thụ" tốt các nguồn vốn trong quá trình đầu tư, đẩy mạnh việc khai thác và huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, cũng như trong các tầng lớp dân cư Thủ đô.

Sử dụng vốn có hiệu quả liên quan đến hàng loạt vấn đề: chính sách, môi trường thể chế, sự ổn định chính trị - xã hội, quy luật thị trường... song, yếu tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định đó là xác định đúng đắn mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế và kiên trì theo đuổi nó. Phương hướng cơ bản để sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả để phát triển nông nghiệp là:

- Sử dụng các nguồn vốn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: "lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư" [16, 85]. Chủ trương này được quán triệt rất rõ trong đường hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Nhà nước ta trong thời gian qua; trong quá trình huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn - một khu vực có khả năng sinh lời thấp hơn so với khu vực đô thị hay khu công nghiệp, khu chế xuất. Nếu chỉ xét đơn thuần về mặt kinh tế, đầu tư vào nông nghiệp sẽ có lợi nhuận thấp, thu hồi vốn chậm, rủi ro cao. Song, xét về mặt xã hội, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo lập nền tảng vững chắc cho sự ổn định chính trị - xã hội: tăng thu nhập cho nông dân, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, thực hiện công bằng xã hội. Đảng ta đề ra chủ trương huy động mọi nguồn vốn để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thực chất là thực hiện mục tiêu kép: hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn phải đảm bảo "phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an

toàn về lương thực trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước" [16, 87].

Trong thời gian tới, cần chú trọng đầu tư phát triển toàn diện nông, lâm nghiệp, thủy sản vùng ngoại thành; sử dụng các nguồn vốn đã huy động để đầu tư hoàn thiện hệ thống sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên cơ sở công nghệ hiện đại, đảm bảo cung cấp đủ giống tốt cho sản xuất, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh; đầu tư phát triển rau sạch, xây dựng các cơ sở công nghiệp bảo quản chế biến rau, hoa, quả, chế biến thịt... Đầu tư vốn vào quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng phòng hộ, đặc dụng hiện có, hoàn thành phủ xanh đất trống đồi trọc vùng Sóc Sơn, trên cơ sở giao đất giao rừng kết hợp với trồng rừng, trồng cây ăn quả, tạo vành đai xanh bảo vệ môi sinh cho Thủ đô.

- Sử dụng các nguồn vốn phải hướng vào cải tạo, sửa chữa các trạm bơm, kè đập chứa nước đã bị xuống cấp, xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ, kiên cố hóa kênh mương đảm bảo cho việc tưới nước vùng cao (Sóc Sơn), tiêu nước vùng trũng (Thanh Trì, Đông Anh...). Đồng thời tăng vốn đầu tư nâng cấp cải tạo đường giao thông; mạng lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc trong các huyện ngoại thành.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nước nhưng không tách rời việc thu hút vốn nước ngoài vào phát triển nông nghiệp. Tăng cường đầu tư trong nước, thu hút vốn trong nước sẽ tạo khả năng hấp thụ nguồn vốn bên ngoài [10, 7]. Hiện nay vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp nước ta nói chung, ngoại thành Hà Nội nói riêng còn rất thấp. Vì vậy cần tạo môi trường, điều kiện để huy động được nguồn vốn ngoài nước vào phát triển nông nghiệp; phối hợp một cách hợp lý giữa các nguồn vốn trong nước, vốn ngoài nước làm sao mỗi đồng vốn đưa vào sử dụng đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong huy động vốn luôn phải quán triệt quan điểm: "Vốn trong nước là có ý nghĩa quyết định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong với khả năng có thể tranh thủ ở bên ngoài [16, 228].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 72 - 74)