Định hướng phát triển nông nghiệp ngoại thành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 65 - 68)

- Về chăn nuôi, thủy sản: Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi ngoại thành Hà Nội chiếm từ 37% 38% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, cao gần gấp 2 lần bình

3.1.1.Định hướng phát triển nông nghiệp ngoại thành

2. Quỹ của Hội phụ nữ, cựu chiến binh và

3.1.1.Định hướng phát triển nông nghiệp ngoại thành

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương V, Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn; căn cứ vào vị trí, đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn ngoại thành, Đảng bộ Hà Nội đã đề ra phương hướng chung để phát triển nông nghiệp trong những năm tới là:

- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thực phẩm có giá trị kinh tế cao và an toàn vệ sinh, những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.

- Phát triển nền nông nghiệp sinh thái đa dạng, phong phú, cải thiện và bảo vệ môi trường, tôn tạo cảnh quan phục vụ du lịch và nghỉ mát cho nhân dân ngoại thành.

- Từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và giải phóng lao động cho các ngành, nghề khác.

Trên cơ sở phương hướng chung, dự báo một số chỉ tiêu liên quan đến phát triển nông nghiệp như sau:

+ Về diện tích đất: Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm mạnh. Năm 2000 giảm 6.300 ha, chiếm 14,3%; năm 2005 giảm 9.100 ha, chiếm 20,7%; năm 2010 giảm 11.600 ha, chiếm 26,4%.

+ Về dân số: Dự tính dân số tăng bình quân 2% (cả gia tăng tự nhiên lẫn gia tăng cơ học), cơ cấu dân số có sự biến động rõ rệt: dân số đô thị tăng lên, dân số ngoại đô giảm

tương đối. Đến năm 2010, Hà Nội có khoảng 3,15 triệu người. Trong đó, dân đô thị là 2 triệu người, ngoại đô là 1,15 triệu người. Dân số tăng dẫn đến nhu cầu thực phẩm tăng lên.

Biểu 11: Dự báo nhu cầu thực phẩm của Hà Nội từ nay đến 2010

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 - Thịt lợn hơi (tấn) - Thịt bò (tấn) - Thịt gia cầm (tấn) - Trứng (quả) - Sữa tươi (tấn) - Thủy sản nước ngọt (tấn) - Rau các loại (tấn) - Quả (tấn) 63.000 11.750 15.000 130.000.000 13.000 18.700 150.000 65.000 90.000 22.500 25.000 174.000.000 29.000 31.300 170.000 87.000 120.000 37.500 37.500 250.000.000 62.000 37.200 186.000 124.000

Nguồn: Định hướng phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn Hà Nội đến năm 2010, Hà Nội 1997 [57, 7].

Mục tiêu phát triển nông nghiệp ngoại thành:

Nếu như an toàn lương thực là một mục tiêu quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của quốc gia, thì đối với Hà Nội trong điều kiện đất nông nghiệp giảm nhanh, mục tiêu của sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội được tập trung vào sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao. Cụ thể là:

- Về chăn nuôi, thủy sản:

+ Chăn nuôi lợn: Đây là ngành ngoại thành có điều kiện phát triển, tốn ít diện tích, thu hút nhiều lao động. Do đó phấn đấu tăng tốc độ bình quân trên 6% - 7%/năm, nâng dần tỷ lệ lợn nạc từ 45% như hiện nay lên 90% vào năm 2005.

+ Chăn nuôi gia cầm: Đây là ngành có thế mạnh, có khả năng tăng thêm 10%/năm, đảm bảo cung cấp 80% nhu cầu tiêu dùng của Thủ đô và tham gia xuất khẩu.

+ Thủy sản: nuôi trồng thủy sản theo 2 hướng: 1) Chuyển diện tích ruộng trũng khoảng 2000 ha sang nuôi cá; phấn đấu đưa diện tích nuôi trồng lên 4000 ha; 2) Sử dụng thức ăn bổ sung, từng bước thí điểm nuôi cá công nghiệp; phấn đấu tăng năng suất cá từ 2 tấn/ha lên 5 tấn/ha vào năm 2010.

Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, xã.

- Về trồng trọt:

+ Rau xanh: Nâng diện tích rau xanh từ 2000 ha (hiện nay) lên 3000 ha (2010); gắn việc trồng rau với đổi mới phương thức quản lý, tăng cường đầu tư để đảm bảo yêu cầu vệ sinh, năng suất, chất lượng rau xanh; phấn đấu đảm bảo cung cấp 70% - 80% nhu cầu rau xanh cho Thủ đô.

+ Cây ăn quả: Mặc dù ngoại thành có điều kiện tốt để phát triển nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu. Vì vậy, cần phát triển trồng cây ăn quả trên cơ sở quy hoạch 3 vùng: Vùng gò đồi Sóc Sơn 500 ha; vùng đồng bằng trên đất nông nghiệp 2500 ha; vùng cây trên đất thổ canh và chuyên dùng khác 2000 ha.

+ Trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, công viên cây xanh: Hiện nay đã có 6130 ha rừng, song cần tiếp tục phủ kín và nâng cấp rừng hiện có, nhất là khu Đền Sóc - Hồ Đồng Quan cần đầu tư xây dựng cho đúng tính chất là rừng đặc dụng di tích lịch sử thắng cảnh.

Do diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, sau khi dành đất cho các nhu cầu phát triển chăn nuôi, thủy sản, trồng rau, cây ăn quả và rừng phòng hộ môi trường, diện tích đất còn lại sẽ gieo trồng các loại cây hàng năm, như: cây lương thực, cây công nghiệp. Trong đó ưu tiên trồng ngô, đậu tương, lạc phục vụ chế biến và làm thức ăn chăn nuôi; trồng lúa đặc sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Phấn đấu tăng giá trị sản lượng nông nghiệp bình quân hàng năm từ 6% - 7%; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng giá trị tổng sản lượng.

Biểu 12: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành

Chỉ tiêu 2000 2005 2010

- Tỷ lệ ngành trồng trọt (%)

- Tỷ lệ ngành chăn nuôi, thủy sản (%)

- Giá trị tổng sản lượng / ha (triệu đồng) (giá cố định 1994) 48,1 51,8 33,4 40,8 59,1 50,2 34,8 65,1 68,2

Nguồn: UBND thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Định hướng phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn Hà Nội đến năm 2010, Hà Nội 1997

[57,8].

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 65 - 68)