Nguồn vốn tín dụng nhà nước: Trong cơ chế thị trường, huy động vốn qua kênh tín dụng nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng để cung ứng vốn cho nhu cầu phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 80 - 83)

tín dụng nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng để cung ứng vốn cho nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Xét về bản chất, vốn tín dụng là nguồn "đi vay để cho vay", trực tiếp giải quyết cả đầu vào và đầu ra của nguồn vốn; tạo nên kênh lưu thông vốn nhanh nhạy, thông thoáng trong cơ chế thị trường. Vấn đề đặt ra là định hướng phát triển nguồn tín dụng để làm sao cho nguồn vốn này trở thành kênh huy động vốn chủ yếu cho nông nghiệp, nông thôn?

Trước hết, cần xây dựng chiến lược vốn trên cơ sở nhu cầu, khả năng của thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển của hệ thống ngân hàng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của Thủ đô trong đó có ngành nông nghiệp ngoại thành.

Để thực hiện chiến lược huy động vốn, cần dựa vào các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn Hà Nội. Các tổ chức này có nhiệm vụ thực thi chính sách tiền tệ của nhà nước thông qua hoạt động "khơi trong, hút ngoài" của mình nhằm huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, dân cư. Các tổ chức tín dụng căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường, điều kiện cụ thể của từng ngân hàng (qui mô hoạt động, năng lực tài chính, năng lực quản lý...); căn cứ vào chiến lược phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện chiến lược huy động vốn cho phù hợp, đảm bảo đúng đường lối của Đảng, Nhà nước đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người gửi tiền.

Muốn thành công trong chiến lược huy động vốn, các tổ chức tín dụng phải:

+ Đổi mới cơ chế huy động tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, nhất là ở các ngân hàng thương mại nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân, các đơn vị kinh tế vay vốn phát triển sản xuất. Đồng thời, mở rộng việc sử dụng các tài khoản, không phân biệt đối xử mở tài khoản giữa các thành phần kinh tế, đơn giản hóa thủ tục, mở rộng phương thức thanh toán...

Việc mở rộng huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại là nhằm thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, một mặt, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tín

giảm khối lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, tiết kiệm chi phí trong quá trình huy động và cho vay vốn. Hai mặt này tác động qua lại lẫn nhau làm tăng tính hiệu quả vận động của vốn tiền tệ, góp phần làm giảm lạm phát [29, 119].

+ áp dụng chế độ thưởng, phạt đối với công tác thanh toán và sử dụng tiền mặt; xây dựng chiến lược khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, động viên khuyến khích bằng lợi ích vật chất kịp thời đối với những khách hàng thường xuyên nộp tiền mặt vào ngân hàng với số lượng lớn, áp dụng lãi suất hợp lý trong huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Đối với những người gửi dài hạn có thể tăng lãi suất tiền gửi để khuyến khích họ.

Hai là, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và các dịch vụ của ngân hàng thương mại.

+ Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn bằng các hình thức tiết kiệm truyền thống loại không kỳ hạn, có kỳ hạn 3, 6, 9, 12 tháng trong dân cư để đáp ứng cho nhu cầu vốn ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp của các hộ, các đơn vị cơ sở với lãi suất linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường.

Trong các nguồn vốn đa dạng của ngân hàng thì nguồn huy động từ dân cư qua hình thức tiết kiệm bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao, ổn định và không ngừng tăng lên phù hợp với thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, cần có giải pháp về mặt kinh tế thích hợp, uyển chuyển, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của người đi vay và người cho vay. Các ngân hàng thương mại, đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cần lập ra bộ phận nghiên cứu thị trường để tiếp tục mở rộng mạng lưới ngân hàng cấp IV, ngân hàng liên xã, ngân hàng lưu động... Đồng thời thành lập các quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng cổ phần, Hợp tác xã tín dụng đến tận cơ sở, nơi tập trung dân cư sản xuất hàng hóa, nơi đầu mối giao thông quan trọng để huy động vốn từ nhiều nguồn, nhiều kỳ hạn khác nhau; thu nhận các món nhỏ, lẻ hình thành nguồn vốn lớn để đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

+ Chủ động phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng với lãi suất và hình thức thích hợp để huy động vốn đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ngoại thành.

Hoạt động của ngân hàng luôn gắn với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế địa phương. Do đó, các ngân hàng đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng người nghèo trên địa bàn Thủ đô phải thường xuyên nắm chắc các chương trình, dự án phát triển kinh tế trong từng thời kỳ để lên kế hoạch phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn đúng hạn.

Hiện nay vốn tín dụng dài hạn đầu tư cho nông nghiệp ngoại thành phát triển chiều sâu còn thiếu nghiêm trọng. Vì vậy ngân hàng cần đẩy mạnh phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Những kỳ phiếu, trái phiếu đó phải được đảm bảo bằng vàng hoặc ngoại tệ (USD), trong thời gian xác định từ 2, 3, 5, 10 năm. Khi thanh toán gốc và lãi của kỳ phiếu, trái phiếu nếu có sự rủi ro về tỷ giá (có sự chênh lệch về tỷ giá) phải có nguồn tài chính cấp bù lỗ. Xây dựng mức lãi suất kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn. Có như vậy mới huy động được vốn trung và dài hạn cho phát triển nông nghiệp ngoại thành.

+ Tranh thủ thu hút lượng vốn khá lớn từ các nguồn thu của một số đơn vị trên địa bàn thành phố, như: bưu điện, điện lực, cấp nước sạch thông qua hệ thống ngân hàng thành phố. Bằng cách này sẽ tiết kiệm được chi phí (kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển...), tạo nên tính năng động, hiệu quả và thuận tiện trong khai thác vốn.

+ Tích cực mở rộng các hoạt động dịch vụ của ngân hàng thương mại, như: dịch vụ ủy thác; dịch vụ tư vấn đầu tư cho các dự án phát triển nông nghiệp; dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng, dịch vụ bảo quản an toàn các vật có giá, dịch vụ môi giới... nhằm thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi vào ngân hàng.

+ Tích cực nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động vốn thông qua các đại lý là hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; chủ động tham gia thị trường liên ngân hàng để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.

+ Tích cực thu hút nguồn vốn của các địa phương khác trong cả nước, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ ủy thác của các tổ chức kinh tế - xã hội ở nước ngoài đầu tư vào Hà Nội; thu hút nguồn tiền của thân nhân nước ngoài hỗ trợ người thân trong nước, kết hợp với việc tiếp nhận có kế hoạch nguồn hỗ trợ của ngân hàng nhà nước (đối với Ngân hàng

ngoài kế hoạch của Ngân hàng thương mại Trung ương. Đồng thời ngân hàng tích cực đảm nhận việc chi trả kiều hối cho nhân dân ngoại thành, các vùng lân cận, thu hút ngoại tệ ngoài địa bàn tạo nguồn vốn ổn định, hấp dẫn cho hoạt động kinh doanh tiền tệ. Trong điều kiện ứng dụng, trình độ khoa học công nghệ vào ngân hàng, nắm bắt được thông tin nhanh nhạy, ngân hàng có thể áp dụng hình thức gửi tiền ở một nơi nhưng rút được tiền ở nhiều nơi trong cùng hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi để kích thích người gửi tiền, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Thủ đô nói chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng là rất lớn. Huy động tốt nguồn vốn tín dụng sẽ tạo ra kênh huy động vốn chủ yếu để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh việc tổ chức huy động tối đa nguồn vốn tín dụng, Nhà nước, Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố phải xây dựng hộ chính sách hướng tới huy động vốn đầu tư cho nông nghiệp ngoại thành, mở rộng nguồn tín dụng đến tận hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã nông nghiệp; mở rộng tín dụng cho nông dân vay khoản 10 triệu đồng trở xuống theo Quyết định 67 thông qua các tổ chức đoàn thể: Hội nông dân, Hội phụ nữ; kiên quyết đi theo con đường mở rộng cho vay đến hộ gia đình thông qua tổ nhóm, giải quyết tình trạng thiếu vốn sản xuất của hộ nông dân. Chỉ có như vậy nông dân mới dễ dàng tiếp cận với ngân hàng và ngược lại, ngân hàng tiếp cận gần hơn với nông dân, nắm bắt được nhu cầu tín dụng của họ để đầu tư vốn an toàn. Đây thực sự là cách làm tốt nhất để "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 80 - 83)