Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn để phát triển nông nghiệp 1 Nhu cầu vốn quyết định qui mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 27 - 29)

1.2.1. Nhu cầu vốn quyết định qui mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

Để tiến tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", nước ta cần phải đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam đặt ra yêu cầu tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu người lên gấp 2 lần vào năm 2000 và những năm tiếp theo. Muốn vậy, phải tăng cường đầu tư vốn cho nền kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Đối với nông nghiệp, tăng vốn đầu tư trước hết

phải hướng vào xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, đổi mới công nghệ, máy móc, hình thành vùng chuyên canh, trọng điểm, cải tạo đất đai, giống cây trồng và vật nuôi... Vì vậy, phải dự báo được nhu cầu vốn đầu tư trong kế hoạch phát triển ngắn, trung và dài hạn.

Hiện nay trên thế giới, phương pháp phổ biến để tính nhu cầu vốn đầu tư dựa vào mô hình Harrod - Domar: khối lượng vốn tăng thêm để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế được tính theo công thức:

G = . K K

1

 Suy ra: K = K. G

Trong đó: K là lượng vốn tăng thêm

G là lượng GDP (GNP) tăng thêm

K là hệ số vốn hay chỉ số ICOR. Hệ số này cho biết để có một đơn vị khối lượng sản phẩm tăng thêm thì cần bao nhiêu đơn vị khối lượng vốn đầu tư.

Theo tính toán của các nhà kinh tế, chỉ số ICOR ở các nước đang phát triển dao động từ 3,3 - 7,1. ở nước ta, thời kỳ 1955 - 1975 là 3,2; 1976 - 1986 là 3,9 [1]; 1986 - 1990 là 2,9; 1991 - 1995 là 2,7; 1996- 2000 là 4,5. Như vậy, để có mức thu nhập kinh tế quốc dân bình quân đầu người tăng gấp đôi, chúng ta cần có mức gia tăng sản phẩm xã hội G = 51.002 tỷ đồng, giả sử với hệ số K là 4,5 thì cần phải có số vốn đầu tư bổ sung là 51.022 x 4,5 = 229.509 tỷ đồng. Đây là những con số tương đối. Trên thực tế, tổng nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định dù tính theo phương pháp nào cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng hay chiều sâu; cần nhiều hay cần ít vốn; có ưu tiên sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới hay chỉ ưu tiên đặc biệt cho những ngành nghề sử dụng nhiều lao động cơ bắp. Đặc biệt, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, kinh tế thế giới đang có sự biến động sâu sắc, mạnh mẽ với sự lớn mạnh của mô hình kinh tế trí tuệ dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học công nghệ thì nhất định các cách tính toán nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế sẽ chịu nhiều ảnh hưởng lớn.

Với cách tính như trên, các nhà kinh tế Việt Nam dự tính nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế từ nay đến năm 2010, Việt Nam cần huy động lượng vốn khoảng 45 - 50 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu vốn cho ngành nông nghiệp là 5 tỷ USD, ngành công nghiệp 17 tỷ USD và ngành dịch vụ là 26 tỷ USD.

Như vậy, nhu cầu vốn là một nhân tố quan trọng thúc đẩy việc huy động vốn cho phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng. Nhu cầu vốn càng lớn càng phải đẩy mạnh huy động tổng lực các nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 27 - 29)