Khai thác triệt để mọi nguồn vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 69 - 72)

- Về chăn nuôi, thủy sản: Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi ngoại thành Hà Nội chiếm từ 37% 38% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, cao gần gấp 2 lần bình

6. Định canh, định cư, xây dựng vùng kinh tế mới 4 tỷ đồng v.v.

3.2.1.1. Khai thác triệt để mọi nguồn vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp

Vốn là nguồn lực khan hiếm nhất của nền kinh tế. Đối với nông nghiệp vấn đề thiếu vốn càng trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy phải huy động tổng lực các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp. Trước hết cần quán triệt một số điểm sau:

- Huy động đến mức tối đa lượng vốn có thể huy động được. Vốn càng nhiều càng tốt. Không nên gò bó, hạn định cho việc huy động vốn ở các thành phần kinh tế; phát huy tối đa nội lực nhưng không tự "thít" chặt nguồn vốn ngoài nước.

- Huy động vốn phải tiết kiệm được chi phí: Đây là điều kiện tiên quyết để huy động và sử dụng có hiệu quả các luồng vốn. Tuy nhiên, huy động vốn rẻ, an toàn không đồng nghĩa với huy động vốn bằng mọi giá mà cần cân nhắc, tính toán kỹ các chi phí đầu vào - đầu ra của nguồn vốn, đảm bảo an toàn cho lượng vốn huy động được. Tránh phải trả giá quá đắt cho những chi phí phát sinh lớn, khó lường cả về vật chất, tinh thần lẫn môi trường huy động trong các thế hệ tương lai.

- Huy động vốn phải từ nhiều kênh, nhiều hình thức huy động, đảm bảo bình đẳng, gắn bó, tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển giữa các nguồn vốn, không phân biệt đối xử, kỳ thị bất kỳ nguồn vốn nào; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn duy nhất để đo lường lợi ích các nguồn vốn; bảo đảm sự nhất quán, đồng bộ và ổn định, dự báo được khả năng huy động vốn, giữ được lòng tin và kích thích các chủ sở hữu vốn hăng hái đầu tư, đảm bảo ngày càng tiếp cận trình độ và phù hợp thông lệ quốc tế [38, 8].

Để huy động được lượng vốn lớn, rẻ, an toàn và đồng bộ, điều cốt lõi là phải tạo ra và huy động đến mức tối đa nguồn tiết kiệm trong nước. Cụ thể hơn, huy động vốn phải dựa trên cơ sở phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm trong sản xuất, trong tiêu dùng. Đồng thời phải xây dựng và hoàn thiện môi trường thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho huy động vốn để phát triển nông nghiệp.

Hà Nội là địa phương có tiềm lực kinh tế mạnh hơn các vùng khác trong cả nước, song không vì thế mà đẩy mạnh huy động vốn quá mức so với điều kiện hiện có của nền kinh tế cũng như khả năng tích lũy của các tầng lớp dân cư Thủ đô. Trái lại, cần linh hoạt, mềm dẻo trong hoạch định cơ chế huy động vốn trên địa bàn này làm sao huy động được lượng vốn lớn, khuyến khích phát triển sản xuất nhưng nuôi dưỡng được nguồn thu. Đặc biệt đối với nông dân ngoại thành, Thành ủy, UBND Thành phố cần xem xét các khoản thu (thuế, phí và lệ phí) trong nông nghiệp để khơi dậy lòng ham muốn đầu tư làm giàu của nông dân. Hiện nay, ở nhiều địa phương trong đó có Hà Nội, nông dân phải đóng góp quá nhiều khoản. ở các tỉnh phía Bắc đóng từ 8 - 12 khoản; các tỉnh miền Trung đóng từ 2 -13 khoản, các tỉnh Nam bộ đóng từ 4 - 10 khoản/năm. Có nhiều khoản nông dân đóng góp không được bàn bạc thống nhất. Đặc biệt, việc sử dụng các khoản đóng góp của dân có nhiều biểu hiện sai phạm trong quản lý, tham ô, sử dụng sai mục đích... gây bất bình trong dân [41, 6]. Vì vậy, huy động vốn phải có cơ chế điều tiết các khoản thu, thống nhất trong toàn quốc nhưng lại phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng để vừa có thể khai thác triệt để mọi nguồn vốn, vừa "khoan sức dân", tạo đà cho nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững.

Gần đây, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đẩy mạnh kích cầu nền kinh tế, trong đó đặc biệt chú ý tới kích cầu khu vực nông nghiệp, nông thôn. Phải chăng chủ trương này mâu thuẫn với việc tăng cường huy động các nguồn vốn trong xã hội vào đầu

tư phát triển sản xuất? Mâu thuẫn với chủ trương đẩy mạnh tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng xã hội?

Xét về thực chất, kích cầu là giải pháp kích thích, khuyến khích tiêu dùng và mục tiêu cuối cùng là tăng tổng cầu, tổng cung hàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển. Tiêu dùng hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt đời sống. Sản xuất phát triển làm cho tiêu dùng tăng và ngược lại, tiêu dùng tăng mới giải quyết được đầu ra cho sản xuất. Tăng sản xuất và tăng tiêu dùng có liên quan đến hàng loạt vấn đề, như: sử dụng các yếu tố đầu vào, đất đai, tài nguyên, lao động, vốn... để tăng thu nhập của người dân; cải thiện điều kiện sản xuất, phương thức bán hàng... để bán được nhiều hàng hơn, tiêu dùng nhiều hơn. Do đó, kích cầu cả sản xuất lẫn tiêu dùng, hướng mạnh vào thị trường trong nước phát huy nội lực, tăng khả năng đầu tư, kích thích sản xuất và nâng cao tiêu dùng hợp lý là một giải pháp đúng đắn kịp thời mang tính chiến lược, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam. ở nước ta, thời gian qua chủ trương kích cầu tập trung vào gia tăng chi tiêu của Chính phủ cho đầu tư; hướng vào một số một số ngành sản xuất trong nước đang có khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, như: xi măng, mía đường... Bên cạnh đó, Nhà nước còn có chính sách can thiệp về giá cả, đặc biệt là giá hàng tiêu dùng, chấp nhận sự thua thiệt nhưng đẩy mạnh được khả năng tiêu thụ sản phẩm, thực hiện từng bước chủ trương kích cầu.

Kích cầu hoàn toàn không mâu thuẫn với việc tăng cường huy động mọi nguồn vốn trong xã hội vào đầu tư phát triển sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng. Trái lại, kích cầu càng đẩy mạnh huy động vốn cho đầu tư phát triển. Một khi tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư chiều sâu, có trọng điểm, có hiệu quả thì giải pháp huy động triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư càng có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, so với các vùng đô thị và khu công nghiệp thì ở nông thôn - trọng điểm của tăng cầu dường như chưa thực sự chuyển động. Bởi vì, thu nhập của nông dân thấp, nhất là trong điều kiện hiện nay thiên tai liên tục xảy ra, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, bên cạnh đó giá nông sản liên tục giảm; cánh kéo giá cả giữa hàng nông sản và hàng công nghiệp - dịch vụ doãng ra càng làm cho chủ trương kích cầu chậm phát huy tác dụng ở nông thôn. Vấn đề đặt ra là làm sao nâng mức thu nhập bằng tiền cho nông dân, giảm giá hàng hóa

công nghiệp; áp dụng phương thức bán hàng trả góp để khuyến khích nông dân, tiêu dùng nội địa, mua sắm hàng tiêu dùng, vật tư cho sản xuất...

Kích cầu cũng hoàn toàn không mâu thuẫn với chủ trương đẩy mạnh tiết kiệm, chống lãng phí. Bởi lẽ, về bản chất, tiết kiệm là với chi phí hoặc hao phí (tiền của, thời gian) ít hơn hoặc như cũ nhưng làm được nhiều việc hơn, kết quả và hiệu quả lớn hơn. Tiết kiệm là yêu cầu bắt buộc của mọi nền kinh tế. Do đó, cần tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng, trong chi tiêu công quỹ, tài sản của nhà nước; tiết kiệm thời gian... ở đây cần hiểu rằng, tiết kiệm khác với thắt chặt chi tiêu hay hạn chế tiêu dùng [47, 9]. Hồ Chủ tịch căn dặn: Khi không cần thì một đồng cũng không được tiêu, khi cần và có lợi ích cho dân, cho nước thì tốn kém bao nhiêu cũng không tiếc. Do đó, kích cầu là phát huy nội lực, kích thích sản xuất trong nước, thông qua đó kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải "cầu" nào cũng kích mà chỉ kích những "cầu" làm cho sản xuất trong nước phát triển. Cũng không phải ngành nào, sản phẩm nào cũng kích mà chỉ kích những ngành, sản phẩm thực sự mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, nhất là ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách nhà nước, sử dụng các biện pháp tăng thu nhập xã hội làm tăng tổng cầu. Nhà nước tăng chi tiêu ngân sách nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Hai việc trên có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung và làm tiền đề cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Vấn đề đặt ra là, song hành với thực hiện chủ trương kích cầu phải kiên quyết cắt giảm các khoản chi có tính bao cấp, hạn chế thất thoát trong đầu tư, nhất là đầu tư cơ bản, chống tham nhũng và quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản công.

Tóm lại, đẩy mạnh phát triển sản xuất ở mọi ngành, mọi thành phần kinh tế; thực

hành tiết kiệm trong sản xuất, trong tiêu dùng; xây dựng thể chế thuận lợi trong huy động vốn; thực hiện tốt chủ trương kích cầu, nhất là kích cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ khai thác được triệt để mọi nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)