Thực trạng huy động vốn từ doanh nghiệp và hợp tác xã để phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 52 - 54)

- Về chăn nuôi, thủy sản: Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi ngoại thành Hà Nội chiếm từ 37% 38% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, cao gần gấp 2 lần bình

2.2.3. Thực trạng huy động vốn từ doanh nghiệp và hợp tác xã để phát triển nông nghiệp

hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác huy động nguồn vốn tín dụng vào phát triển nông nghiệp còn một số tồn tại như: lượng vốn tín dụng cho nông dân vay đã tăng lên trong các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững; cho vay vốn tín dụng trung hạn còn ở mức thấp; đa số ngân hàng phải sử dụng một phần vốn tín dụng ngắn hạn để cho vay dài hạn dễ dẫn đến rủi ro trong các quan hệ tín dụng của ngân hàng. Thủ tục cho nông dân vay vốn tuy đã được đơn giản hóa nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc; công tác tuyên truyền, giới thiệu hệ thống các ngân hàng cho vay hộ sản xuất chưa tốt nên hầu hết các hộ nông dân ngoại thành chưa nhận thức được đầy đủ các kênh có thể vay được vốn tín dụng; khả năng sử dụng vốn vay của hộ nông dân còn hạn chế, có nhiều hộ vay tín dụng sử dụng không đúng mục đích. Qua số liệu điều tra đối với các hộ sử dụng vốn vay không đúng mục đích ở ngoại thành cho thấy: có 27,1% số hộ dùng vốn tín dụng bổ sung cho ăn uống, 25% số hộ mua sắm phương tiện sinh hoạt, 2,1% số hộ chơi hụi họ và 4,2% số hộ mua, thuê đất [60, 48]; nợ quá hạn tại ngân hàng khá lớn (xem phụ lục 5). Những tồn tại nêu trên đã hạn chế việc huy động nguồn vốn tín dụng vào phát triển nông nghiệp ngoại thành.

2.2.3. Thực trạng huy động vốn từ doanh nghiệp và hợp tác xã để phát triển nông nghiệp nông nghiệp

- Đến cuối năm 1998, trên địa bàn Hà Nội có 880 doanh nghiệp nhà nước, có 328 doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Thành phố Hà Nội quản lý, hoạt động trên 14 ngành kinh tế - kỹ thuật, trong đó, có 23 doanh nghiệp nông nghiệp; thu hút 75.240 lao động, với tổng vốn kinh doanh là 2972,8 tỷ đồng.

Phần lớn doanh nghiệp nhà nước của Hà Nội là doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 5 tỷ đồng), chiếm 72,3%. Chỉ có 16,2% doanh nghiệp có số vốn 10 tỷ đồng và 11,5% doanh nghiệp có số vốn trên 10 tỷ đồng. Nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trong tổng 328 doanh nghiệp, có 219 doanh nghiệp hoạt động tốt, lãi liên tục trong 3 năm liền và 33 doanh nghiệp đang trong tình trạng thua lỗ kéo dài [39, 39].

trọng từ nội bộ doanh nghiệp để phục vụ đầu tư phát triển sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế khá. Việc huy động vốn tự có tại doanh nghiệp nhà nước thực hiện từ các cách:

+ Thành phố có chủ trương tạo điều kiện cho doanh nghiệp được chuyển nhượng cơ sở sản xuất trong nội thành cho các đối tượng có nhu cầu và được phép sử dụng lại nguồn vốn thu được từ sự đền bù hỗ trợ về tài sản và vị trí cũ để doanh nghiệp tái đầu tư sản xuất tại vị trí mới.

+ Huy động vốn của cán bộ công nhân viên theo kiểu gửi tiết kiệm trong đó bộ phận kế toán như một ngân hàng huy động nhỏ. Vốn huy động đó được đầu tư tạo công ăn việc làm cho chính người lao động. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã huy động vốn của cán bộ công nhân viên dưới hình thức tham gia góp vốn cổ phần.

+ Thành phố đã thực hiện cơ chế hỗ trợ chênh lệch lãi suất tiền vay tín dụng trong 2 năm (1998 - 1999) cho những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ở một số lĩnh vực then chốt, giúp doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất.

Kết quả, trong 3 năm (1996 - 1998) số vốn tự huy động của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đạt 4.841 tỷ đồng. Số vốn trên đã được đưa vào phát triển sản xuất, thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản xuất - kinh doanh [19, 13]. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hàng năm được Nhà nước ưu tiên cấp từ 30% - 50% tổng số vốn lưu động và 2-3 tỷ đồng/năm vốn xây dựng cơ bản. Các doanh nghiệp này nhìn chung hoạt động khá tốt, có đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước (năm 1994 nộp ngân sách 13,44 tỷ đồng). Trong thời gian gần đây các doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh huy động vốn tự có của mình, đầu tư trở lại sản xuất. Song, lượng vốn huy động từ các doanh nghiệp nông nghiệp rất thấp, nhất là hiện vẫn còn 3 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi đang lâm vào tình trạng thua lỗ lớn, cần có sự ứng cứu của nhà nước. Các doanh nghiệp này rất khó khăn trong huy động vốn để đầu tư phát triển doanh nghiệp.

- Trong 3 năm (1996 - 1998) trên thành phố có 1.281 doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập, với tổng số vốn Điều lệ là 753,7 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có đóng góp lớn cho nền kinh tế Thủ đô. Theo số liệu điều tra tại các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh, đến cuối năm 1998, số vốn huy động được từ doanh nghiệp

ngoài quốc doanh đạt 3.127 tỷ đồng [19, 13]. Song, trên thực tế, số vốn huy động được còn lớn hơn gấp nhiều lần.

- Hiện nay 100% hợp tác xã nông nghiệp đã hình thành, chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Tính đến 31/5/1999 có 297 hợp tác xã hoạt động. Trong 3 năm (1996 - 1998), các hợp tác xã đã huy động được thêm 210 tỷ đồng từ việc chuyển đổi các tổ chức kinh tế sang hợp tác xã [19, 13].

Nhìn khái quát, số vốn huy động được từ các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh) đều tập trung đầu tư trở lại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ. Số vốn trên hầu như chưa thực sự được huy động vào để phát triển nông nghiệp, bởi vì, kinh doanh trong nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp, khó thu hồi vốn... Chỉ có một lượng vốn rất nhỏ từ các doanh nghiệp nông nghiệp được huy động vào phát triển nông nghiệp. Việc đầu tư vốn trở lại từ các doanh nghiệp này mới dừng lại ở việc duy trì bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, sửa chữa, nâng cấp số công trình nhỏ phục vụ nông nghiệp... Hiện nay, vốn để đầu tư trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp từ nguồn này gặp rất nhiều khó khăn và còn trông chờ vào chính sách cởi mở hơn nữa của nhà nước (thông qua sự trợ giúp) để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)