Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng nhằm huy động tối đa các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 74 - 76)

- Về chăn nuôi, thủy sản: Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi ngoại thành Hà Nội chiếm từ 37% 38% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, cao gần gấp 2 lần bình

6. Định canh, định cư, xây dựng vùng kinh tế mới 4 tỷ đồng v.v.

3.2.1.3. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng nhằm huy động tối đa các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp

Thực hiện các giải pháp khai thác, huy động vốn để phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải đánh giá được tổng thể khả năng cung ứng vốn, dự báo được tốc độ tăng trưởng của các nguồn vốn trên cơ sở giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng.

Nước ta là nước nông nghiệp đang phát triển. Thu nhập của người dân, nhất là nông dân còn thấp. Nông dân ngoại thành Hà Nội tuy có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với mức thu nhập bình quân ở các vùng khác trong cả nước. Song, trung bình mỗi tháng, nông dân ngoại thành chỉ để dành được khoảng 30.000 đồng (số tiền này không phải dùng hoàn toàn vào tái đầu tư phát triển sản xuất). Do đó, khả năng tích lũy vốn từ nội bộ ngành nông nghiệp rất hạn chế, nếu nông nghiệp chỉ trông chờ độc nhất vào khả năng tích lũy nội bộ của mình để tái đầu tư sẽ không thể huy động được lượng vốn lớn để đầu tư phát triển chiều sâu, đầu tư đồng bộ theo quan điểm hệ thống (từ trồng trọt, chăn nuôi; cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp). Vấn đề đặt ra là cần đẩy mạnh phát triển sản xuất ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân để tăng tích lũy vốn trong tổng thể nền kinh tế (khu vực I - nông nghiệp; khu vực II - công nghiệp, xây dựng; khu vực III - thương mại, dịch vụ); điều phối hợp lý lượng vốn đã tích lũy được từ khu vực I, khu vực II, khu vực III, nhằm chuyển vốn từ nơi dư thừa tương đối sang nơi thiếu vốn và cần vốn đầu tư như ngành nông nghiệp. Đồng thời tạo môi trường đầu tư thuận lợi và một hành lang pháp lý thông thoáng cho những người có vốn hoặc có khả năng huy động vốn, có kinh nghiệm, có kiến thức được tự do hoạt động kinh doanh trong nông nghiệp; đảm bảo ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội để người có vốn yên tâm bỏ vốn ra đầu tư, thực thi phương án đầu tư dài hạn, giảm bớt rủi ro hơn trong quá trình kinh doanh. Trên thực tế, có những chính sách ra đời chưa đủ độ chín, chưa đúng thời điểm đã làm thui chột động lực của người kinh doanh nông nghiệp. Điển hình là việc đưa ra áp dụng "Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có tổng giá trị hàng hóa trên 90 triệu đồng/ năm và thu nhập 36 triệu đồng/năm" đã làm nản lòng nông dân cũng như các doanh nghiệp đang đẩy mạnh tích lũy vốn tái đầu tư vào sản xuất của mình. Những đạo luật như trên cần được xem xét lại, chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn thiện và vận dụng đúng thời điểm để không mâu thuẫn với chủ trương, đường lối đã định. Có như vậy đạo luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới đi vào cuộc sống.

Bên cạnh việc đẩy mạnh tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển nông nghiệp cần tuyên truyền, giáo dục thuyết phục nhân dân đẩy mạnh tiết kiệm cả trong sản xuất, trong tiêu dùng. Tiết kiệm càng triệt để, tích lũy vốn càng cao, càng đẩy mạnh tái đầu tư vốn vào nông nghiệp; khuyến khích nhân dân hạn chế tiêu dùng hiện tại, dành vốn đầu tư để có thu nhập nhiều trong tương lai.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)