Đánh giá chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 58 - 65)

- Về chăn nuôi, thủy sản: Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi ngoại thành Hà Nội chiếm từ 37% 38% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, cao gần gấp 2 lần bình

2.2.5.Đánh giá chung

2. Quỹ của Hội phụ nữ, cựu chiến binh và

2.2.5.Đánh giá chung

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, chương trình huy động vốn cho nền kinh tế nói chung, huy động vốn trong nước để phát triển nông nghiệp ngoại thành nói riêng đã thu được những kết quả tích cực. Đó là:

- Đã huy động được tổng hợp các nguồn vốn khác nhau (vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn của dân cư), với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; từng bước đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về vốn đối với phát triển nền nông nghiệp hàng hóa của Thủ đô.

Việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn đầu tư phát triển nông nghiệp là nét nổi bật trong chương trình huy động vốn phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay của Thủ đô

vào phần chi nhỏ giọt của ngân sách nhà nước, vào nguồn nội lực hạn hẹp của nông dân; các nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn tín dụng còn rất xa lạ đối với nông dân, tạo nên tính thụ động, xơ cứng trong quá trình huy động và sử dụng vốn... thì nay, nguồn vốn doanh nghiệp, nhất là vốn tín dụng đang dần trở thành một kênh huy động vốn không thể thiếu để phát triển nông nghiệp ngoại thành. Việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn một mặt đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng vốn và đạt được lượng vốn khá lớn đầu tư phát triển nông nghiệp tương đối đồng bộ từ trồng trọt, chăn nuôi đến việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp... Mặt khác, chính các nguồn vốn này đã tạo nên tính năng động và sáng tạo của hộ nông dân trong quá trình huy động và sử dụng vốn. Nghĩa là, để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, người nông dân phải "suy nghĩ trên luống cày" của mình xem nên huy động vốn ở đâu? Mức độ đầu tư ra sao? Sử dụng vốn như thế nào để phương án kinh doanh của mình có hiệu quả, đủ sức trả cả gốc và lãi cho ngân hàng, đồng thời mình có lãi.

- Quá trình huy động vốn để phát triển nông nghiệp từng bước bám sát định hướng mục tiêu, chương trình, dự án kinh tế nông nghiệp. Đồng thời lựa chọn được những ngành, nghề mũi nhọn để đầu tư phát triển. Đây chính là bước đột phá, tạo cơ sở vững chắc cho việc huy động vốn và sử dụng chúng có hiệu quả.

- Nhiều vướng mắc về cơ chế huy động và cho vay vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được phát hiện, tập hợp và xử lý theo hướng đơn giản, phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, huy động vốn qua kênh tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn rất chú trọng mở rộng tín dụng đi liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc triển khai qui chế cho vay của Thống đốc Ngân hàng nhà nước theo Luật các tổ chức tín dụng; tập huấn công tác thẩm định tín dụng theo thông lệ quốc tế trên cơ sở phù hợp với thực tiễn của ngân hàng nông nghiệp cho tất cả các cán bộ điều hành, cán bộ tín dụng và các cán bộ có liên quan đến công tác tín dụng trong toàn bộ hệ thống. Đồng thời mở rộng tín dụng cho hộ sản xuất, các hợp tác xã bằng việc triển khai và thực hiện sâu rộng Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ, có các văn bản chỉ đạo kịp thời để tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương khi triển khai thực hiện quyết định trên...

- Bên cạnh các hình thức huy động vốn trực tiếp và gián tiếp như thường thấy ở các vùng khác trong cả nước, Hà Nội còn có hình thức huy động vốn thông qua việc xây dựng các Quỹ (Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ tự giúp nhau thoát đói, nghèo), tạo nên tính phong phú, đa dạng, nhiều vẻ trong công tác huy động vốn. Đặc biệt là gần đây Thành phố đã mở ra hình thức huy động vốn rất đặc thù: tạo vốn thông qua quỹ đất (thông qua đấu giá quyền sử dụng đất). ở khía cạnh tích cực, phương thức huy động vốn qua quỹ đất đã đáp ứng được yêu cầu vốn trực tiếp, trước mắt cho quá trình phát triển nền kinh tế Thủ đô nói chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề huy động vốn để phát triển nông nghiệp còn bộc lộ một số tồn tại sau:

- Chưa huy động được lượng vốn ngân sách nhà nước đủ mạnh đáp ứng yêu cầu thực tiễn để phát triển một nền nông nghiệp đô thị hiện đại. Trong những năm qua, vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản vùng ngoại thành tuy có tăng lên về số lượng, nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong việc đầu tư vốn; cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Phần lớn vốn ngân sách tập trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp; vốn đầu tư trực tiếp vào sản xuất chưa được quan tâm đúng mức. Ngay trong lĩnh vực đầu tư vào kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp cũng không đủ mạnh để cải biến một cách cơ bản, đồng bộ lĩnh vực này. Thành thử, các công trình thủy lợi bị xuống cấp, năng lực tưới tiêu giảm; hệ thống điện thiếu công suất và tổn hao lớn; hệ thống đường giao thông nông thôn đang xuống cấp, nhất là ở các đường cấp phối... gây cản trở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Chưa khai thác được triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nằm dưới vàng bạc, đá quý, bất động sản... cũng như vốn tiềm tàng trong các doanh nghiệp vào phát triển nông nghiệp ngoại thành.

- Vốn tín dụng chưa thực sự trở thành một kênh chủ yếu để huy động vốn phát triển nông nghiệp; chất lượng tín dụng chưa cao, thủ tục cho vay tuy đã được cải tiến nhưng vẫn còn rườm rà, gây phiền hà cho hộ sản xuất. Đặc biệt, vốn tín dụng cho nông

giống, vật tư, xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu... phục vụ sản xuất giữa hai kỳ thu hoạch. Đây là khoản vay rất cần thiết nhưng chưa đủ để phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao. Vấn đề quyết định là hộ nông dân, các hợp tác xã... phải được vay những khoản tín dụng trung và dài hạn để đầu tư chiều sâu, cải tạo ruộng đồng, xây dựng kênh mương, ứng dụng công nghệ mới cũng như mua sắm được máy móc, thiết bị chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Kinh nghiệm ở các nước đã công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp, nông thôn cho thấy, chỉ khi nào vốn tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư (khoảng 75%- 80%) và vốn tín dụng trung và dài hạn chiếm trên 50%; khả năng hấp thụ vốn tín dụng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn tốt thì khi đó nông nghiệp, nông thôn mới phát triển bền vững và làm chỗ dựa vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa.

ở nước ta nói chung, ở ngoại thành Hà Nội nói riêng còn tồn tại một nghịch lý là dùng vốn tín dụng ngắn hạn (khoảng 40%) cho vay dài hạn để phát triển nông nghiệp. Xét về bản chất kinh tế, bản thân nó đã hàm chứa tính không hiệu quả trong hoạt động đầu tư. Bởi lẽ, cách thức, thời lượng huy động và cho vay vốn tín dụng ngắn hạn khác xa với vốn tín dụng trung và dài hạn (chi phí cả về đầu vào và đầu ra của nguồn vốn tín dụng). Đó là chưa kể đến những sai sót, yếu kém chủ quan khi huy động, cho vay, quản lý và sử dụng nguồn vốn trên. ở các nước trên thế giới các ngân hàng thương mại cũng thường dành một tỷ lệ nhất định vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn vẫn đạt hiệu quả đầu tư cao. Bởi vì ở các nước này, một mặt họ đã sử dụng linh hoạt, mềm dẻo, chắc chắn chức năng kỳ diệu của ngân hàng là "sáng tạo tiền"; mặt khác, họ huy động được phần lớn số vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp, của dân cư, của các tổ chức xã hội để bù đắp vào các khoản đã cho vay. Trái lại, ở nước ta, tiềm lực kinh tế chưa mạnh, khả năng huy động vốn nhàn rỗi chưa cao, hoạt động của ngân hàng còn nhiều bất cập... khi dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn chứa đựng rất nhiều rủi ro.

- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa huy động và cho vay các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp. Thời gian qua, lượng vốn huy động được từ các nguồn đã tăng lên, do đó vốn dành cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là vốn để phát triển các dự án, chương trình kinh tế đã bớt eo hẹp. Song trên thực tế, giữa vấn đề huy động và cho vay còn bất cập. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư vào các chương trình, dự án còn mang tính chất dàn

đều, giải ngân chậm; vốn tín dụng có thời kỳ còn bị "đóng băng" tại các ngân hàng thương mại. Trong khi đó nhiều công trình, dự án trọng điểm đang cần vốn, nông dân đang thiếu vốn phát triển sản xuất lại phải dừng công trình hoặc vay vốn ở thị trường phi chính thức với lãi suất cao làm giảm hiệu quả đầu tư vốn.

Những tồn tại, yếu kém trên bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Một là: Nền kinh tế quốc dân nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng tăng trưởng chậm, thấp hơn hẳn so với các năm trước. Nhiều sản phẩm làm ra không tiêu thụ được do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất, như: đường, sữa, thịt, hoa quả... đã hạn chế sức phát triển sản xuất. Đặc biệt, kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn vẫn còn yếu kém: vốn tự có không lớn, nhất là vốn lưu động, vốn cố định chủ yếu là tài sản cố định của hợp tác xã trước đây, nay xuống cấp nghiêm trọng; trình độ quản lý cũng như năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của Ban quản trị hạn chế, làm giảm lòng tin của xã viên đối với hợp tác xã nông nghiệp v.v... Những yếu kém trên làm cho tích lũy nội bộ ngành nông nghiệp thấp, hạn chế khả năng huy động vốn đầu tư trở lại ngành này. Hiện nay, nông thôn nước ta vẫn đang đứng trước thực trạng: thu nhập thấp - sản xuất không phát triển - sức mua của thị trường thấp - đầu tư thấp - thu nhập thấp. Vòng luẩn quẩn này đã làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hai là: Công tác vận động, giáo dục thuyết phục nhân dân chưa tốt dẫn đến chưa khai thác được triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào phát triển nông nghiệp. Nhất là, trong tình hình hiện nay mặc dù ảnh hưởng khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á phần nào dịu bớt, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn tiềm ẩn những nhân tố khủng hoảng và lạm phát. Người dân chưa thực sự đặt niềm tin vào ngân hàng khi gửi những khoản tiền lớn, dài hạn. Mặt khác, ngân hàng chưa thực hiện tốt phương châm "đi vay để cho vay". Trên thực tế nhiều ngân hàng không nhận tiền gửi dài hạn của nhân dân nên hầu như các ngân hàng đều thiếu vốn cho vay dài hạn. Đặc biệt là, ngân hàng còn ngần ngại đối với những khách hàng là nông dân; chưa phân định rõ ràng, rành mạch khung vốn tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để xây dựng mức lãi suất vay và cho vay hợp lý. Vì vậy khả năng huy động vốn còn gặp khó khăn. Ngân hàng chưa làm tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa những

người cần vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh với những người có tiền và nhiều tiền; giữa ngân hàng với khách hàng là nông dân hay hợp tác xã, doanh nghiệp cần vay những khoản tín dụng trung và dài hạn.

Ba là: Nhiều vấn đề vướng mắc về cơ chế đã được phát hiện nhưng chậm được đổi mới, thiếu tính hiệu quả, chưa trực tiếp tác động đến kết quả huy động vốn để phát triển nông nghiệp. Chẳng hạn, Luật đất đai đã có nhưng các văn bản dưới Luật chưa ban hành và hướng dẫn thực hiện; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân quá chậm. Thành thử, Chính phủ đã có quyết định 67 cho nông dân vay vốn dưới 10 triệu đồng không cần thế chấp, nhằm mở rộng tín dụng tới hộ sản xuất vẫn chưa thực sự phát huy hiệu lực. Hay qua xử lý rủi ro tín dụng nông nghiệp theo Quyết định 48/1999/QĐ - NH5 mới thấy rõ chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào công tác thẩm định dự án. Trong khi đó công tác này ngân hàng chưa làm tốt...

Bốn là: Chưa xây dựng được một hệ chính sách (chính sách đầu tư, chính sách giá cả, lãi suất, chính sách tín dụng, chính sách khoa học - công nghệ...) một cách đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn. Đặc biệt là chưa có chính sách đầu tư tổng hợp, toàn diện có cơ sở khoa học và thực tiễn mang tính chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cả nước nói chung, ngoại thành Hà Nội nói riêng, do đó công tác huy động vốn phát triển lĩnh vực này còn tràn lan, hiệu quả thấp.

Năm là: Chưa có một cơ chế quản lý vốn đầu tư thống nhất giữa các bộ, các ngành và các địa phương với các cơ quan, tổ chức tài trợ vốn để phát triển nông nghiệp, dẫn đến quản lý vốn chồng chéo, thất thoát, lãng phí làm giảm hiệu quả đầu tư.

Tóm lại: Nghiên cứu thực trạng huy động vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội càng làm sáng tỏ vai trò quan trọng của vốn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong những năm đổi mới, nông nghiệp nông thôn ngoại thành đã huy động được tổng hợp các nguồn vốn (vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn dân cư), với những phương thức huy động đa dạng, phong phú... đã từng bước giải quyết được tình trạng thiếu vốn phát triển nông nghiệp, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ngoại thành. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn có những tồn tại cần tiếp tục giải quyết để đẩy mạnh

huy động vốn vào phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, còn một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, như:

- Làm thế nào để có vốn trung và dài hạn đầu tư cho nông nghiệp ngoại thành? - Kinh doanh trong nông nghiệp gặp rất nhiều rủi ro, hộ nông dân không dám mở rộng vốn vay, nên chăng phải hình thành Quỹ bảo hiểm rủi ro trong nông nghiệp?

- Sự lo lắng của nhà nước, của các tổ chức tín dụng khi mở rộng cho vay vốn không cần thế chấp như hiện nay (khoản vay 10 triệu đồng) phải có phương thức gì để bảo đảm an toàn vốn đã cho vay. Một số phương tiện thông tin đại chúng có xu hướng đòi hỏi phải giảm tối đa thủ tục vay vốn của ngân hàng, thậm chí không cần nộp sổ đỏ quyền sử dụng đất, không cần kê khai tài sản... Trong khi đó trách nhiệm tín chấp của các xã, phường không cao... làm thế nào để tháo vỡ vấn đề này?

- Vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giải quyết ra sao? trách nhiệm của mạng lưới thương nghiệp nhà nước như thế nào v.v..

Chương 3

Phương hướng và giải pháp chủ yếu huy động vốn

có hiệu quả nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 58 - 65)