Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 121 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
121
Dung lượng
3,66 MB
Nội dung
i Lời cảm ơn Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Đại học Giáo dục, Khoa Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo cơ hội cho tôi được học tập, nghiên cứu những kiến thức hữu ích, đặc biệt là kiến thức quản lý giáo dục. Với lòng kính trọng và tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy cô giáo những người đã tận tâm với nghề, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Thị Phương Hoa, người mà tôi rất quý mến, người đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho tôi để tôi hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cảm ơn các thầy cô giáo, các em học sinh tại trường Tiểu học Trung Hòa quận Cầu Giấy đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Mặc dù có nhiều cố gắng trong học tập, nghiên cứu, song do nội dung nghiên cứu là một vấn đề mới, liên quan đến công tác quản lý xây dựng trường học thân thiện của Hiệu trưởng trường Tiểu học nên luận văn còn có thể vẫn còn những hạn chế nhất định. Kính mong các thầy cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn chỉ bảo, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn, được triển khai, ứng dụng có hiệu quả tại đơn vị, góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng trường học thân thiện đạt được hiệu quả. Xin trân trọng cảm ơn. Tác giả. Nguyễn Thị Hồng Phương ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BGD Bộ giáo dục BGDĐT Bộ Giáo dục đào tạo CBQL Cán bộ quản lý CBGV Cán bộ giáo viên CSVC Cơ sở vật chất ĐDDH Đồ dùng dạy học GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDTH Giáo dục tiểu học GVNV Giáo viên nhân viên UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc SL Số lượng SLCB Số lượng cán bộ TL Tỉ lệ iii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Danh mục viết tắt ii Mục lục iii Danh mục các bảng, sơ đồ vi MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG THÂN THIỆN Ở CẤP TIỂU HỌC 7 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.1.1. Trên thế giới 7 1.1.2. Ở Việt Nam 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản 8 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề quản lý 8 1.2.2. Khái niệm liên quan đến nhà trường thân thiện 16 1.3. Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 17 1.3.1. Vị trí trường Tiểu học 17 1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học 17 1.3.3. Mục tiêu quản lí trường Tiểu học 18 1.4. Xây dựng nhà trường thân thiện ở trường tiểu học 19 1.4.1. Văn hóa nhà trường với vấn đề xây dụng nhà trường thân thiện 19 1.4.2. Vai trò của việc xây dựng nhà trường thân thiện ở trường tiểu học 20 1.4.3. Nội dung quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện ở trường Tiểu học 20 1.5. Tác động của việc xây dựng nhà trường thân thiện đến chất lượng giáo dục 23 1.5.1. Tác động của việc xây dựng nhà trường thân thiện trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của giáo viên 23 1.5.2. Tác động của việc xây dựng nhà trường thân thiện trong quá trình giáo dục học sinh phát triển toàn diện 23 1.6. Những điều kiện cần thiết để xây dựng nhà trường thân thiện 24 Tiểu kết Chương 1 25 iv Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG THÂN THIỆN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG HOÀ, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI 26 2.1. Vài nét khái quát về vị trí địa lý, dân số, tình hình kinh tế chính trị, văn hóa xã hội phường Trung Hoàm quận Cầu Giấy, Hà Nội 26 2.1.1. Vị trí địa lý, dân số phường Trung Hòa 26 2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội phường Trung Hòa 26 2.2. Khái quát về Trường tiểu học Trung Hòa 27 2.2.1. Mục tiêu của nhà trường 27 2.2.2. Cơ cấu tổ chức của nhà trường 28 2.2.3. Số phòng chức năng phục vụ các hoạt động dạy và học 28 2.2.4. Các trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy 29 2.2. Thực trạng chất lượng đào tạo trong 5 năm học (từ năm học 2009-2010 đến năm học 2013 - 2014) 29 2.3. Thực trạng quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện ở trường Tiểu học Trung Hòa (từ năm 2009 đến năm 2014) 30 2.3.1. Thực trạng về xây dựng môi trường cảnh quan 31 2.3.2. Thực trạng về xây dựng môi trường học tập 35 2.3.3. Thực trạng về xây dựng môi trường giao tiếp 41 2.3.4. Thực trạng về quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa 45 Tiểu kết Chương 2 57 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG THÂN THIỆN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI 58 3.1. Những căn cứ đề xuất biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện 58 3.2. Một số biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội 60 3.2.1. Nhóm biện pháp: Xây dựng môi trường cảnh quan thân thiện 60 3.2.2. Nhóm biện pháp: Xây dựng môi trường học tập thân thiện 64 3.2.3. Nhóm biện pháp: Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện 75 v 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 82 3.4. Khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội 82 3.4.1.Kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp 83 3.4.2.Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp 85 Tiểu kết Chương 3 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89 1. Kết luận 89 2. Khuyến nghị 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 94 vi DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1. Kết quả học lực trong 5 năm học 29 Bảng 2.2. Kết quả tham gia các hội thi trong 5 năm học 29 Bảng 2.3. Thực trạng về xây dựng môi trường cảnh quan 31 Bảng 2.4. Thực trạng về xây dựng môi trường học tập 35 Bảng 2.5. Thực trạng về xây dựng môi trường giao tiếp 41 Bảng 2.6. Thực trạng về quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa 46 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội 83 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội 85 Sơ đồ 1.1. Mô hình chu trình quản lý 11 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Giáo dục là nền tảng để xây dựng xã hội, là cơ sở, là tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước. Từ Đại hội VII, Đảng ta đã xác định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội là một trong các yếu tố quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ phải “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Để thực hiện được mục tiêu trên, yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục là phải tập trung hơn nữa tới chất lượng, nhất là nâng cao trách nhiệm quản lí và tăng cường các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục và quản lí hoạt động dạy học ở các nhà trường. Năm 2008, Bộ GD&ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phong trào này nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện trong xu hướng hội nhập toàn cầu và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Xây dựng trường học thân thiện là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Nhà trường thân thiện đem lại cho học sinh “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Ngày 22 tháng 8 năm 2014, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT quy định đổi mới cách đánh giá học sinh tiểu học. Theo Thông tư 30, giáo viên không chấm điểm mà trong quá trình dạy học kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ, có nhận định đúng, đưa ra những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Đây chính là một tín hiệu rất đáng mừng cho những ai quan tâm đến giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc Tiểu học. Xây dựng một môi trường học 2 thân thiện, lành mạnh, an toàn giúp học sinh hứng thú với việc đến trường, yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô bạn bè và chủ động tích cực hơn trong học tập, là cái nền, cái gốc để có thể vươn lên phát triển mạnh mẽ trong các bậc học tiếp theo. Xây dựng một môi trường học lý tưởng cho các em học sinh tiểu học chính là nhiệm vụ quan trọng và luôn đau đáu đối với mỗi người làm giáo dục, đặc biệt là các nhà quản lý giáo dục. Những năm vừa qua, ngành giáo dục luôn phấn đấu, đổi mới mỗi ngày để nâng cao chất lượng giáo dục, thi đua dạy tốt - học tốt để đào tạo ra nguồn nhân lực đầy đủ phẩm chất, năng lực để xây dựng đất nước trong thời kì đổi mới và giáo dục Tiểu học chính là nền móng cho tất cả những mục tiêu đó. Tuy nhiên, ngành giáo dục và các trường Tiểu học cũng gặp phải không ít những trở ngại, khó khăn đến từ nhiều phía. Một trong những khó khăn đó chính là những hiện tượng thường gặp ở học sinh tiểu học, nhất là các trường ở các vùng nông thôn, miền núi…học sinh vẫn còn chưa hào hứng đến trường nên dẫn tới vẫn còn hiện tượng bỏ học, trốn học. Học sinh vẫn còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức,… Môi trường cảnh quan trong nhà trường: ít cây xanh, học sinh thiếu diện tích chơi, nhà vệ sinh chưa sạch, lớp học trang trí chưa đẹp, … Môi trường học tập còn có hiện tượng mắng, đánh học sinh, thiên vị, chưa coi trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Giáo viên chưa cởi mở tâm tư nguyện vọng với cán bộ quản lý, …. Tình trạng này đã gây ra không ít khó khăn cho nhà trường và các thầy cô giáo trong việc giáo dục các em học sinh Tiểu học. Hưởng ứng phong trào thi đua này, trường Tiểu học Trung Hòa, phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội đã và đang từng ngày cố gắng để từng bước xây dựng trường học thân thiện theo mô hình chuẩn dựa trên thực tế của đơn vị. Để làm được điều đó và mang lại thành công như mong đợi, nhà quản lý phải luôn nghiên cứu, học hỏi để tìm ra những điểm mới, những sáng kiến hiệu quả để xây dựng một trường học thân thiện cho học sinh học tập và rèn luyện hăng say, vui vẻ để học sinh “Mỗi ngày đến trường là một 3 ngày vui” mà vẫn thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích làm hành trang cho những năm học tiếp theo. Trong 5 năm thực hiện phong trào tuy đã có thành tích và đang trên đà phát triển song vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Phong trào còn mang tính chủ quan, nặng hình thức. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Phong trào mới ở giai đoạn đầu; do đó cần có sự trao đổi sâu rộng trong ngành giáo dục và ngoài xã hội để khẳng định và phổ biến các kinh nghiệm, mô hình làm hay, bổ sung các giải pháp mới để thu hút rộng rãi hơn sự tham gia của các lực lượng xã hội, khắc phục các hạn chế trong phương thức tổ chức triển khai ở các trường. Đây đều là những vấn đề mà các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo và cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền, đoàn thể quan tâm. Cho nên, việc xây dựng nhà trường thân thiện gắn bó chặt chẽ với vai trò, trách nhiệm của người cán bộ quản lý. Từ những lí do nêu trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lí luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, đề xuất các biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện nhằm góp phần hoàn thiện môi trường học tập, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy,Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học 4 Nếu phân tích rõ được lí luận về nhà trường thân thiện ở trường Tiểu học, chỉ ra được thực trạng quản lý xây dựng nhà trường thân thiện ở trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện phù hợp và tạo được môi trường an toàn, lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện 5.2. Khảo sát thực trạng quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay 6. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận văn là số liệu của trường giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014. 7. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp các nhóm nghiên cứu sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác xây dựng nhà trường thân thiện của nhà trường và kế hoạch giáo án, hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên. - Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản, phân loại tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về thực trạng công tác quản lý [...]... khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện ở cấp Tiểu học Chương 2: Thực trạng quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội Chương 3: Các biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội 6 CHƯƠNG... Thực trạng quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa hiện nay như thế nào? - Nội dung quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện nên lựa chọn cách tiếp cận theo hướng nào? - Biện pháp nào có thể quản lý hiệu quả việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội? 9 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9.1 Ý nghĩa lý luận của... lý luận trong khoa học quản lí và tầm quan trọng của những biện pháp quản lý xây dựng nhà trường thân thiện đối với việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện ở trường tiểu học 5 9.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Những biện pháp được đưa ra sẽ có tác dụng thiết thực đối với các trường tiểu học trong quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học. . .việc xây dựng nhà trường thân thiện nhằm xây dựng cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp xây dựng nhà trường thân thiện ở trường Tiểu học Trung Hòa - Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp quan trọng nhất được thực hiện trong thực trạng quản lý xây dựng nhà trường thân thiện ở trường Tiểu học Trung Hòa... chủ 1.4.3 Nội dung quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện ở trường Tiểu học 1.4.3.1 Xây dựng môi trường cảnh quan thân thiện - Môi trường cảnh quan ngoài nhà trường: Đảm bảo vệ sinh bên ngoài, xung quanh nhà trường Phối hợp với các cơ quan chức năng ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn về hàng rong, quán internet và tình trạng ách tắc giao thông trước cổng trường - Môi trường cảnh quan trong nhà trường: ... giáo viên và mỗi cán bộ quản lý giáo dục 1.4 Xây dựng nhà trường thân thiện ở trường tiểu học 1.4.1 Văn hóa nhà trường với vấn đề xây dụng nhà trường thân thiện “Văn hóa nhà trường là cái nét đẹp trong tổ chức hoạt động của nhà trường để đào tạo nên được nhân cách – nhân lực có chất lượng cao cho cộng đồng, đất nước” [5, tr 93] “Văn hóa quản lý là cái đẹp của công tác quản lý làm cho hệ thống được... việc xây dựng nhà trường thân thiện, tác giả đã sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn phụ huynh, điều tra về các nội dung: - Thực trạng về xây dựng môi trường cảnh quan - Thực trạng về xây dựng môi trường học tập - Thực trạng về xây dựng môi trường giao tiếp - Thực trạng về quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện Phương pháp điều tra tiến hành khảo sát phiếu hỏi đối với 3 cán bộ quản lý, 49 giáo... kiến sẽ tiến hành nghiên cứu khảo sát ý kiến của 3 cán bộ quản lý; 49 giáo viên, nhân viên và 300 học sinh của trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn 15 phụ huynh làm rõ thêm thực trạng từ đó có biện pháp thích hợp để quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện 7.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tin: - Sử dụng thống kê toán học, phần mềm tin học 8 Câu hỏi... tiện nhà trường đang có Nhà trường phấn đấu phát triển các phương tiện này ngày càng hiện đại - Nhà trường có sứ mệnh là vầng trán của cộng đồng, là nơi dẫn dắt trí tuệ của cộng đồng, cũng là nơi hòa nhịp đập trái tim của nhân dân cộng đồng Bản thông điệp trên cho chúng ta nhận thấy rõ văn hóa nhà trường góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nhà trường thân thiện 1.4.2 Vai trò của việc xây dựng nhà trường. .. các biện pháp quản lý của chủ thể quản lý cũng phải đa dạng phong phú với đối tượng quản lý giáo dục Biện pháp quản lý giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở tri thức khoa học giáo dục, biện pháp quản lý giáo dục quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống các biện pháp quản lý Hệ thống các biện pháp quản lý giúp nhà quản lý thực hiện tốt các phương pháp quản lý đến đối tượng quản lý để đạt được . dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Chương 3: Các biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy,. cứu cơ sở lý luận về quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện 5.2. Khảo sát thực trạng quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội 5.3 Tiểu học, chỉ ra được thực trạng quản lý xây dựng nhà trường thân thiện ở trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường