Thực trạng về quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tạ

Một phần của tài liệu Quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường tiểu học trung hòa, quận cầu giấy, hà nội (Trang 51 - 64)

Để thấy rõ hơn về thực trạng quản lý xây dựng trường học thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, tác giả đã khảo sát phiếu hỏi đối với 3 cán bộ quản lý, 49 giáo viên - nhân viên và phỏng vấn 5 phụ huynh của nhà trường

về các nội dung:

- Quản lý khâu chuẩn bị - Lập kế hoạch

- Quản lý khâu thực thi trong đó gồm: chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, giám sát, đánh giá việc xây dựng nhà trường thân thiện.

46

Bảng 2.6. Thực trạng về quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trườngTiểu học Trung Hòa

TT Các nội dung Mức độ đánh giá Tốt Khá TB Yếu Rất yếu SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%) A QUẢN LÍ KHÂU CHUẨN BỊ A.1. Lập kế hoạch A.1.1. Có kế hoạch đầu năm học và phù hợp với thực tế nhà trường 52 100 0 0 0 0 0 0 0 0 A.1.2. Cử cán bộ quản lý phụ trách và phân công cho từng thành viên

trong Ban chỉ đạo.

52 100 0 0 0 0 0 0 0 0

A.1.3. Việc tuyên truyền thực hiện xây dựng trường học thân thiện 52 100 0 0 0 0 0 0 0 0 A.2. Chuẩn bị về cơ sở vật chất 47 90,4 5 9,6 0 0 0 0 0 0 B QUẢN LÝ KHÂU THỰC THI B.1. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch B.1.1. Việc xây dựng môi trường cảnh quan thân thiện -Việc chỉ đạo công tác giữ vệ sinh trong và ngoài nhà trường

47 TT Các nội dung Mức độ đánh giá Tốt Khá TB Yếu Rất yếu SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%)

-Việc chỉ đạo trang trí khung cảnh trong lớp học trong trường 52 100 0 0 0 0 0 0 0 0 B.1.2. Việc xây dựng môi trường học tập thân thiện - Quản lí việc thực hiện nội dung chương trình, tiến trình giảng dạy của

GV (quản lí thông qua việc dự giờ, khảo sát HS....)

52 100 0 0 0 0 0 0 0 0

- Quản lý việc thực hiện qui chế chuyên môn, các quy định của ngành 52 100 0 0 0 0 0 0 0 0 - Quản lý việc thực hiện “Đạo đức Nhà giáo” 52 100 0 0 0 0 0 0 0 0 - Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa cho học sinh 50 96,2 2 3,8 0 0 0 0 0 0 - Chỉ đạo việc rèn kỹ năng sống cho học sinh 44 84,6 8 15,4 0 0 0 0 0 0

48 TT Các nội dung Mức độ đánh giá Tốt Khá TB Yếu Rất yếu SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%)

- Quản lý việc giáo viên đánh giá học sinh

52 100 0 0 0 0 0 0 0 0

B.1.3. Việc xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện -Phong cách quản lý của Ban giám hiệu

52 100 0 0 0 0 0 0 0 0

- Mối quan hệ thân thiện giữa Ban giám hiệu với các Ban ngành, cộng đồng xã hội

52 100 0 0 0 0 0 0 0 0

-Việc xây dựng và thực hiện nội quy cơ quan 45 86,5 7 13,5 0 0 0 0 0 0 B.2. Giám sát việc xây dựng trường học thân thiện B.2.1. Đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận hoàn thành công việc 52 100 0 0 0 0 0 0 0 0

B.2.2. Theo dõi qua

bảng chấm thi đua 52 100 0 0 0 0 0 0 0 0

B.3. Đánh giá việc xây dựng trường học thân thiện

49 TT Các nội dung Mức độ đánh giá Tốt Khá TB Yếu Rất yếu SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%) SL CBQL GVNV TL (%) B.3.1. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng nhà trường thân thiện và rút kinh nghiệm từ các kết quả đó (đột xuất, thường xuyên, định kì...) 52 100 0 0 0 0 0 0 0 0 B.3.2. Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh 52 100 0 0 0 0 0 0 0 0 B.3.3. Tổ chức đánh giá kết quả dạy học của giáo viên

52 100 0 0 0 0 0 0 0 0

Qua số liệu trên cho thấy:

Quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa được 52 cán bộ, giáo viên, nhân viên đánh giá ở mức độ tốt và khá. Trong đó mức độ đánh giá tốt cao 16/20 tiêu chí chiếm tỉ lệ 80%.

Quản lý khâu chuẩn bị * Lập kế hoạch

- Căn cứ theo Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT ra ngày 22 tháng 7 năm 2008 và kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ra ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, đồng chí Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo và lập kế hoạch xây dựng trường học thân thiện ngay từ đầu năm học phù hợp với thực tế của nhà

50

trường. Kế hoạch bám sát vào nội dung, tiêu chí của phong trào “Xây dựng

trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT. Kế hoạch có nội

dung cụ thể, rõ ràng về công việc, người thực hiện, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành. Ban chỉ đạo gồm 18 được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. Cụ thể:

+ Đ/c Hiệu trưởng: Phụ trách chung - đầu tư cơ sở vật chất.

+ Đ/c Phó Hiệu trưởng: Xây dựng kế hoạch năm, tháng – Chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận thực hiện kế hoạch.

+ Đ/c Chủ tịch Công đoàn: Kết hợp với Ban giám hiệu động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia xây dựng phong trào.

+ Thanh tra: Giám sát việc thực hiện nội dung, thời gian trong kế hoạch. + Tổng phụ trách: Kết hợp với Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các lực lượng Đoàn, Đội thực hiện kế hoạch.

+ Đ/c Bí thư chi đoàn: Kết hợp với Tổng phụ trách tổ chức các hoạt động. + Các đ/c khối trưởng triển khai các hoạt động trong tổ khối.

+ Kế toán: lên dự trù kinh phí cho các hoạt động

+ Cán bộ y tế: Chăm sóc sức khỏe học sinh. Tuyên truyền phòng chống các bệnh theo mùa,…

+ Cán bộ thư viện: Tổ chức các hoạt động của thư viện.

+ Các đồng chí giáo viên dạy các bộ môn: Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật nâng cao chất lượng giảng dạy, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao,…..

+ Trưởng ban phụ huynh: tuyên truyền trong phụ huynh.

- Đ/c Hiệu trưởng phát động phong trào vào giờ chào cờ đầu tiên của năm học. Tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường, đáp ứng các tiêu chí của trường học thân thiện. Nội dung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được Ban giám hiệu tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ-giáo viên-nhân viên; phụ huynh và học sinh. Triển khai bằng văn bản tới 100% giáo viên . Giáo viên tiếp tục

51

triển khai, phát động, tuyên truyền tới học sinh trong năm học và phụ huynh học sinh trong buổi họp đầu năm (tuần 2 - tháng 9). Nội dung xây dựng nhà trường thân thiện được in trên pano và treo ở vị trí phụ huynh và học sinh dễ nhìn, dễ đọc trong sân trường.

Kết quả khảo sát cho thấy về việc quản lý khâu chuẩn bị: Có kế hoạch đầu năm học và phù hợp với thực tế nhà trường; Cử cán bộ quản lý phụ trách và phân công cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo; Việc tuyên truyền thực hiện xây dựng trường học thân thiện được 52 (100%) cán bộ, giáo viên, nhân

viên đánh giá ở mức độ tốt; 5/5 phụ huynh được phỏng vấn nói rằng: “Nội

dung xây dựng trường học thân thiện, phụ huynh và học sinh đều được biết, đã đọc trên pano treo trong trường và sẽ nhắc nhở con em mình thực hiện tốt các nội dung đó”.

* Chuẩn bị về cơ sở vật chất Ưu điểm:

- Nhà trường đã tham mưu với Ủy ban nhân dân và phòng GD&ĐT quận cầu Giấy thay toàn bộ hệ thống cửa kính, quét vôi, làm lan can cao hơn, thay mái nhà thể chất. Đặc biệt quan tâm sửa chữa các nhà vệ sinh, thay một số thiết bị nhà vệ sinh. Bảo dưỡng hệ thống máy điều hòa, quạt, thay các bóng đèn cháy, già bóng trong các phòng học. Mua bổ sung đủ các loại thuốc thiết yếu trong trường học. Xã hội hóa được 12 máy điều hòa và 11 máy chiếu. Ký hợp đồng với công ty vệ sinh, công ty Ban Mai, công ty cung cấp nước uống cho học sinh.

Tồn tại:

Nhà trường thiếu một phòng Nghệ thuật, phòng nghỉ cho giáo viên và chưa đủ máy chiếu cho giáo viên các lớp (thiếu 10 máy chiếu), máy chiếu hắt ít (2 chiếc thì một chiếc đã sử dụng từ năm 2004 đã cũ, mờ chưa thay thế).

Do vậy kết quả 90,4% cán bộ, giáo viên, nhân viên đánh giá ở mức độ tốt còn 9,6% cán bộ, giáo viên, nhân viên đánh giá mức độ khá

52

Quản lý khâu thực thi

* Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch

- Chỉ đạo việc xây dựng môi trường cảnh quan thân thiện Ưu điểm:

Phối hợp với công an phường Trung Hòa đảm bảo trật tự an ninh, tránh ùn tắc giao thông. Phân công một đồng chí trong Ban giám hiệu phụ trách vệ sinh. Kết hợp với công ty môi trường làm vệ sinh sạch sẽ phía bên ngoài nhà trường. Các khẩu hiệu, pano, áp phích, tranh tuyên truyền được treo nơi phụ huynh và học sinh dễ nhìn, đảm bảo tính thẩm mỹ. Chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm trang trí khung cảnh sư phạm trong lớp, giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Tổ chức các đợt chấm thi đua về khung cảnh sư phạm lớp học.

Qua khảo sát, chúng ta nhận thấy rằng 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đánh giá việc xây dựng môi trường cảnh quan thân thiện ở mức độ tốt. 100% giáo viên, nhân viên đánh giá ở mức độ tốt việc chỉ đạo trang trí khung cảnh trong lớp học, trong trường.

Hạn chế:

92,3% cán bộ, giáo viên, nhân viên đánh giá ở mức độ tốt và 7,7% cán bộ, giáo viên, nhân viên đánh giá ở mức độ khá việc chỉ đạo công tác giữ vệ sinh trong và ngoài nhà trường. Nguyên nhân do một số học sinh ý thức giữ vệ sinh chưa tốt, còn xả rác ra sân trường.

- Chỉ đạo việc xây dựng môi trường học tập thân thiện Ưu điểm:

Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục: Đảm bảo thực hiện đúng nội dung, chương trình, thời khóa biểu. Nội dung dạy học theo “Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học”; công văn 5842/BGD-ĐT-VP ngày 1/9/2011 về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng dẫn của BGD&ĐT. Dạy Ngoại ngữ và Tin học thực hiện theo Hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Thời khóa biểu hợp lý. 100% học sinh có đủ sách giáo khoa các

53

môn học theo đúng quy định. Hàng năm, nhà trường mua bổ sung sách nghiệp vụ, tài liệu tham khảo cho tất cả các khối để giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn.

Thực hiện quy chế chuyên môn: Phổ biến tới từng giáo viên các văn bản về hồ sơ chuyên môn, quy chế chuyên môn, hồ sơ tổ khối trong buổi sinh hoạt chuyên môn đầu năm. Giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh thực hiện theo Thông tư 32/2009/TT-BGD&ĐT

ngày 27/9/2009 của Bộ GD & ĐT về việc Đánh giá xếp loại học sinh tiểu

học. Đảm bảo đánh giá học sinh thực chất – tránh hiện tượng học sinh ngồi

nhầm lớp. Giáo viên chấm, chữa bài cẩn thận, soát lỗi kĩ, lời phê rõ ràng, vào điểm chính xác và đúng tiến độ. Đối với học sinh lớp 1 thực hiện theo Hướng dẫn số 5478/BGD&ĐT-GDTH ngày 08/08/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2013-2014 chỉ nhận xét, không chấm điểm học sinh. Giáo viên vào điểm, nhận xét trong học bạ chính xác. Ban giám hiệu kiểm tra đột xuất, hàng tháng, giữa kỳ, cuối kỳ, cuối năm học về quy chế chuyên môn của giáo viên. Nâng chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn: sinh hoạt chuyên môn 1 tuần/ 1 lần. Hồ sơ tổ khối được cập nhật đầy đủ, chất lượng ghi chép tốt. Trong buổi sinh hoạt chuyên môn đã tháo gỡ khó khăn, đưa ra biện pháp giải quyết các bài khó.

Tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khóa cho học sinh:múa hát, thể dục vào đầu giờ, giữa giờ; chơi các trò chơi dân gian vào các giờ ra chơi. 1 tuần có 3 tiết hoạt động tập thể. Tổ chức cho học sinh đi tham quan 2 lần/năm.

Đổi mới phương pháp dạy học: Chỉ đạo giáo viên lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp, đa dạng theo hướng hoạt động, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Chủ động dạy theo mô hình phân hoá theo nhóm đối tượng học sinh trong cùng một lớp, đảm bảo phù hợp với từng đối

tượng. Quan tâm nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn chuyên biệt. Triển khai

54

chức các tiết chuyên đề ngay từ tháng 8 để giúp đỡ giáo viên chuyển vùng, chuyển khối nắm vững phương pháp giảng dạy. Tổ chức các tiết chuyên đề ở cả 5 khối và thực tập đầy đủ các tiết chuyên đề của Quận, Thành phố để giúp giáo viên nắm chắc chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy. Sau khi tổ chức chuyên đề và các tiết thực tập, Ban giám hiệu sẽ chỉ đạo giáo viên rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học, sử dụng ĐDDH, ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng điện tử, xử lý tình huống sư phạm trên cơ sở đó định hướng phương pháp và hình thức tổ chức tiết dạy cho giáo viên. Giáo viên khai thác triệt để sách giáo khoa, sử dụng hiệu quả ĐDDH đã được trang bị, ĐDDH tự làm đặc biệt tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Chỉ đạo giáo viên đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư số 32/2009/TT - BGDĐT ngày 27/10/2009. Đối với học sinh lớp 1 thực hiện theo Hướng dẫn số 5478/BGD&ĐT-GDTH ngày 08/08/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2013-2014. Bài kiểm tra chất lượng đầu năm và các bài kiểm tra định kỳ do Ban giám hiệu ra đề (có chẵn – lẻ, trông chéo, chấm chéo, dọc phách). Đề kiểm tra gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Giáo viên chấm, thống kê chính xác điểm thi, nhận xét chất lượng cụ thể của từng lớp để giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên. Đề thi và bài thi của học sinh được lưu theo đúng quy định. Ban giám hiệu ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý điểm của học sinh.

Qua kết quả khảo sát, chúng ta thấy rằng 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đánh giá ở mức độ tốt đối với các tiêu chí sau: Quản lí việc

thực hiện nội dung chương trình, tiến trình giảng dạy của GV (quản lí thông

qua việc dự giờ, khảo sát HS....); Quản lý việc thực hiện qui chế chuyên môn,

các quy định của ngành; Quản lý việc thực hiện “Đạo đức Nhà giáo”; Quản lý việc giáo viên đánh giá học sinh.

55

Hạn chế:

Riêng việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa cho học sinh có 96,2% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đánh giá ở mức độ tốt và 3,8% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đánh giá ở mức độ khá. Chỉ đạo việc rèn kỹ năng sống cho học sinh có 84,6% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đánh giá ở mức độ tốt 85,7% ở mức độ tốt và 15,4% ở mức độ khá. Nguyên nhân do: nội dung hoạt động tập thể chưa phong phú, thời lượng ít, học sinh chưa tự tin trong các hoạt động tập thể. Việc rèn kỹ năng sống cho

Một phần của tài liệu Quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường tiểu học trung hòa, quận cầu giấy, hà nội (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)