Những căn cứ đề xuất biện pháp quản lý việc xây dựng nhà

Một phần của tài liệu Quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường tiểu học trung hòa, quận cầu giấy, hà nội (Trang 64 - 66)

TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI

3.1. Những căn cứ đề xuất biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện thân thiện

3.1.1. Các biện pháp xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của nhà quản lý

- Các biện pháp của nhà quản lý trong quản lý việc xây dựng trường học thân thiện phải được xuất phát từ chính chức năng, nhiệm vụ của người quản lý. Nhà quản lý phải nghiên cứu, nắm vững các Chỉ thị, văn bản để chỉ đạo.

- Nhà quản lý phải hiểu rõ chủ trương, mục đích của việc xây dựng trường học thân thiện, từ đó vận dụng vào thực tế của nhà trường, tham mưu, đề xuất với các cấp lãnh đạo, địa phương, Ban, ngành, đoàn thể để thực hiện.

- Kế hoạch xây dựng trường học thân thiện phải gắn với kế hoạch năm học.

3.1.2. Các biện pháp đều thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học

Quản lý của Ban giám hiệu trong việc xây dựng nhà trường thân thiện có vai trò rất lớn, tác động đến tất cả các hoạt động trong nhà trường. Bởi thế, người quản lý giáo dục cần:

- Đổi mới công tác quản lý giáo dục cả về tư duy lẫn phương thức quản lý. - Tập trung vào quản lý nội dung, chất lượng đào tạo. Chú trọng rèn kỹ năng sống cho học sinh.

- Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động tập thể có nội dung và hình thích phong phú tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, quan tâm đến hậu kiểm tra để khắc phục tồn tại.

3.1.3. Các biện pháp sẽ phát huy tiềm năng trong và ngoài nhà trường

Xây dựng trường học thân thiện là một việc làm hết sức cần thiết của một nhà quản lý. Vì vậy, người quản lý phải biết tận dụng mọi điều kiện để phát huy tối đa tiềm năng trong và ngoài nhà trường. Đây cũng là một cái tài

59

của nhà quản lý. Để khai thác, phát huy, khuyến khích các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia xây dựng trường học thân thiện thì nhà quản lý phải phát hiện và tìm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác, có như vậy việc làm mới thành công.

Trong nhà trường, người quản lý phải biết:

- Phát huy vai trò lãnh đạo của các tổ chức như Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học sinh, …

- Khích lệ đội ngũ giáo viên, phát huy khả năng riêng của từng giáo viên trong việc xây dựng trường học thân thiện và giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Xây dựng mối đoàn kết nội bộ, quy tắc ứng xử, lắng nghe ý kiến phản hồi từ các tổ chức.

- Phát huy được ý thức tự nguyên, tự giác của các thành viên tham gia xây dựng trường học thân thiện.

3.1.4. Các biện pháp phải đồng bộ

Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, tổ văn thể mỹ, tổ văn phòng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh, …Do đó, khi nghiên cứu đề xuất các biện pháp phải luôn có tính đồng bộ trong mọi hoạt động từ lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Tùy điều kiện cụ thể, các biện pháp có vai trò và tính chất khác nhau. Có thể biện pháp trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể sẽ là cấp thiết, giữ vai trò quan trọng ở một thời điểm nhưng lại có tính lâu dài, giữ vai trò điều kiện ở một thời điểm khác. Tuy có sự phân chia từng biện pháp nhưng giữa các biện pháp đều có quan hệ biện chứng, hỗ trợ, bổ sung nhau, thúc đẩy nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất cùng hướng tới mục tiêu xây dựng nhà trường thân thiện để nâng cao chất lượng cho học sinh. Do vậy, các biện pháp cần phải thực hiện có hệ thống, đồng bộ và linh hoạt.

60

Một phần của tài liệu Quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường tiểu học trung hòa, quận cầu giấy, hà nội (Trang 64 - 66)