Nhóm biện pháp:Xây dựng môi trường học tập thân thiện

Một phần của tài liệu Quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường tiểu học trung hòa, quận cầu giấy, hà nội (Trang 70 - 81)

3.2.2.1. Mục tiêu chung

65

các hoạt động vui chơi và học tập. Học sinh được đối xử bình đẳng, được thể hiện quyền làm chủ, được tham gia tối đa vào hoạt động học tập và được thụ

hưởng chương trình giáo dục hiệu quả.

3.2.2.2. Nội dung

- Xây dựng môi trường học tập an toàn.

- Xây dựng môi trường học tập có trang thiết bị hiện đại.

- Xây dựng môi trường học tập giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Xây dựng môi trường học tập đánh giá công bằng, khách quan học sinh, động viên, khuyến khích học sinh.

- Xây dựng môi trường học tập phát huy được khả năng của học sinh.

3.2.2.3.Cách thức thực hiện

Biện pháp 1: Xây dựng môi trường học tập an toàn

Môi trường học tập an toàn chính là đảm bảo an toàn về mặt thể chất cũng như tinh thần cho học sinh.

- Môi trường học tập an toàn về thể chất: Ban giám hiệu và đứng đầu là đồng chí Hiệu trưởng phải đảm bảo về cơ sở vật chất như: lan can xây cao, cầu thang không trơn, bậc rộng, cửa kính, điện, quạt, … Ngoài việc nhà trường phải sửa chữa, tu bổ hàng năm nhà trường sẽ tham mưu với Phòng giáo dục và đào tạo quận Cầu Giấy, Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy sửa chữa công trình, khu vực có nguy cơ không đảm bảo an toàn cho học sinh. Giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh không được mang các vật sắc, nhọn đến trường. Đặc biệt trong các giờ Thủ công, kỹ thuật có sử dụng đến kéo thì phải sử dụng kéo an toàn. Nhà trường ký hợp đồng cung cấp nước uống cho học sinh với các đơn vị có uy tín, có đủ giấy tờ tư cách pháp nhân. Nước uống và nước sinh hoạt cho học sinh phải được xét nghiệm theo quý 3 tháng một lần. Trường kí hợp đồng với Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ ăn uống Ban Mai cung cấp khẩu phần ăn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh (nấu và chế biến tại trường). Đầy đủ hồ sơ bán trú. Lưu nghiệm thức ăn 24/24 giờ. Trang bị cho các lớp trang thiết bị phục vụ công tác bán trú như

66

chăn, gối, khăn ướt. Đảm bảo không có hiện tượng học sinh bị ngộ độc thực phẩm trong năm học.

- Môi trường học tập an toàn về tinh thần: Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các quy định về “Đạo đức Nhà giáo”; thực hiện đúng quy định về những hành vi giáo viên không được làm; không giao bài tập về nhà, không dạy thêm trái quy định; không sử dụng các hình phạt, mắng, đánh học sinh dưới mọi hình thức. Ban giám hiệu sẽ thường xuyên kiểm tra đột xuất, khảo sát học sinh, phỏng vấn học sinh. Công bố số điện thoại của Ban giám hiệu trên trang web của trường để phụ huynh phản ánh. Giáo viên gần gũi, yêu thương, chia sẻ với học sinh, động viên, khích lệ học sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập có trang thiết bị hiện đại Một danh nhân đã nói rằng: “Điều được nghe tôi dễ quên. Điều được thấy tôi dễ nhớ. Điều được làm dễ ghi tâm”. Từ căn cứ khoa học và thực tiễn trên, chúng ta nhận thấy việc thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống bằng phương pháp giảng dạy tích cực có sử dụng phương tiện dạy học nghe nhìn hiện đại là hết sức cần thiết. Máy chiếu Projector và máy chiếu hắt là những phương tiện phụ trợ quan trọng trong giảng dạy theo phương pháp mới, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh đạt được mục tiêu của quá trình dạy và học. Ngoài việc sử dụng nguồn ngân sách hàng năm, nhà trường huy động phụ huynh học sinh mua, tặng máy chiếu cho lớp. Máy chiếu sẽ được lắp cố định tại lớp trong 5 năm học. Khuyến khích giáo viên làm bài giảng điện tử. Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi bằng bài giảng điện tử. Mua phần mềm: Tập viết, Học vần, Tự nhiên xã hội, … để giáo viên giảng dạy. Động viên học sinh sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu trên mạng và chiếu trên lớp. Quay lại một số hình ảnh của học sinh trong giờ học, giờ chơi, giờ ăn, hoạt động tập thể, ngoại khóa, dã ngoại, những ý kiến, tâm tư của học sinh để trình chiếu cho phụ huynh xem trong buổi họp phụ huynh.

67

Biện pháp 3: Xây dựng môi trường học tập giáo dục toàn diện cho học sinh

* Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục:

- Tiếp tục thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học; Công văn số7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về việc Hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học; Thực hiện công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 1/9/2011 về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông; Hướng dẫn số 4119 /BGD&ĐT – GDTH ngày 06/8/2014 của Bộ GD&ĐTvề hướng dẫn nhiệm vụ GDTH năm học 2014; 2015. Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD & ĐT

về việc Quy định đánh giá học sinh. Việc điều chỉnh nội dung và yêu cầu các

môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh. Đổi mới kiểm tra, đánh giá các môn Đạo đức, Thủ công, Mĩ thuật, Âm nhạc theo hướng thiết thực, gọn nhẹ.

- Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học Tiếng Việt và các nội dung giáo dục (giáo dục bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Quyền và bổn phận trẻ em; Bình đẳng giới; An toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích;.... vào các môn học và hoạt động giáo dục cần đảm bảo hợp lý, hiệu quả. Tăng cường giáo dục lịch sử, địa lý địa phương giúp cho học sinh thêm hiểu biết và giáo dục tình cảm và tình yêu quê hương.

- Dạy Ngoại ngữ và Tin học thực hiện theo Hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Tăng cường các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ ... được tổ chức linh hoạt theo khả năng và nhu cầu của học sinh.

68

- 100% học sinh có đủ SGK các môn học theo đúng quy định của BGD. - Mua bổ sung sách nghiệp vụ, tài liệu tham khảo cho tất cả các khối để giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn.

* Thực hiện quy chế chuyên môn:

- Ban giám hiệu phổ biến tới từng giáo viên các văn bản về hồ sơ chuyên môn, quy chế chuyên môn, hồ sơ tổ khối trong buổi sinh hoạt chuyên môn đầu năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo viên có đủ hồ sơ theo quy định, thực hiện nghiêm túc giờ giấc ra vào lớp.

- 100% giáo viên soạn bài bằng vi tính, có đủ giáo án khi lên lớp. - Bài soạn thể hiện rõ yêu cầu cơ bản về kiến thức kĩ năng, hoạt động của thầy và trò, những đồ dùng dạy học được sử dụng.

- Việc đánh giá học sinh thực hiện theo Thông tư 30/2014/TT-

BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT về việc Quy định đánh giá học

sinh ( Bắt đầu thực hiện từ 15/10/2014). Đánh giá theo tiêu chí và chứng cứ

với hình thức đánh giá phù hợp, kết hợp nhận xét động viên, khuyến khích học sinh học tập tốt. Đánh giá học sinh thực chất, tránh hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp.

- Tổ chức cho 100% giáo viên ký cam kết không vi phạm đạo đức Nhà giáo và không giao bài tập về nhà.

- Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành.

- Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng. Giáo viên khi nhận xét cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên.

69

- Vào điểm, nhận xét trong học bạ chính xác.

- Dự giờ đồng nghiệp để bồi dưỡng chuyên môn 1 tiết/ tuần.

- BGH kiểm tra đột xuất, hàng tháng, giữa kỳ, cuối kỳ, cuối năm học về quy chế chuyên môn của giáo viên.

* Nâng chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn:

- Có đầy đủ hồ sơ, sổ sách theo yêu cầu, có tủ hồ sơ chuyên môn. - Thống nhất nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn.

- Thực hiện đúng quy định về sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn.

- Đảm bảo thời gian, nội dung cho buổi sinh hoạt chuyên môn 1 tuần/ 1 lần vào thứ 5,6 từ 16 giờ 30 phút.

- Trong buổi sinh hoạt chuyên môn, các đồng chí giáo viên rút kinh nghiệm bài dạy của tuần trước, đưa ra những biện pháp khắc phục.

- Ban giám hiệu dự đột xuất buổi sinh hoạt chuyên môn, góp ý rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.

* Đổi mới phương pháp dạy học:

- Chỉ đạo giáo viên lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp, đa dạng theo hướng hoạt động, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Chủ động dạy theo mô hình phân hoá theo nhóm đối tượng học sinh trong

cùng một lớp, đảm bảo phù hợp với từng đối tượng. Quan tâm nâng cao chất

lượng dạy học các bộ môn chuyên biệt.

- Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm hai môn Toán và Tiếng Việt đối với học sinh lớp 2,3,4,5 để phân loại học sinh, từ đó giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng.

- Tiếp tục tổ chức tốt các chuyên đề về dạy – học các môn học để rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy các môn học ở các khối. Tổ chức

chuyên đề theo tinh thần dạy thực, học thực. Thực tập đầy đủ các tiết chuyên

đề do Thành phố và Quận tổ chức. Sau khi tổ chức chuyên đề và các tiết thực tập, BGH sẽ chỉ đạo giáo viên rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học, sử dụng ĐDDH, ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng điện tử, xử lý

70

tình huống sư phạm trên cơ sở đó định hướng phương pháp và hình thức tổ chức tiết dạy cho giáo viên.

- Giáo viên khai thác triệt để SGK, sử dụng hiệu quả ĐDDH đã được trang bị, ĐDDH tự làm đặc biệt tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ban Giám hiệu dự giờ đột xuất những giáo viên mới và giáo viên luân chuyển khối để bồi dưỡng về chuyên môn.

* Tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khóa cho học sinh

- Thực hiện tốt chương trình giáo dục nội khóa, ngoại khóa và gắn với

cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đẩy mạnh cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích

trong giáo dục” và các phong trào thi đua “Xây dựng nhà trường Văn hoá - Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Triển khai việc giảng dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống văn minh - thanh lịch” và “An toàn giao thông”.

- Giáo dục cho học sinh ý nghĩa các ngày lễ truyền thống. Tổ chức cho học sinh đi thăm quan các di tích lịch sử để giáo dục truyền thống.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh về truyền thống lịch sử, cách mạng, văn hóa của dân tộc, của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Tiếp tục nhận và chăm sóc di tích lịch sử Đình thôn Thượng.

- Kết hợp với công tác Đội, tổ chức cho học sinh thực hiện có hiệu quả

cuộc vận động “Thiếu nhi Thủ đô thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”.

- Phổ biến giáo dục pháp luật: dạy quyền và bổn phận trẻ em. Tổ chức phát động tháng an toàn giao thông, tuyên truyền truyền thông đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông giúp học sinh thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông đô thị. Tổ chức cho 100% học sinh ký cam kết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy, thực hiện tốt luật giao thông; không tàng trữ, đốt pháo và cổ vũ, đua xe trái phép.

71

- Phát động thi đua theo chủ đề, theo tháng, hàng tuần, hàng tháng có chấm điểm thi đua, khen chê kịp thời trong các buổi chào cờ đầu tuần.

- Kết hợp chặt chẽ và thông tin kịp thời giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, phụ huynh học sinh để giáo dục đạo đức học sinh.

- Phát huy vai trò của Đội Sao đỏ trong việc cùng với nhà trường rèn và ổn định nề nếp học sinh.

- Duy trì tốt mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, làm tốt công tác giáo dục thông qua trao đổi trực tiếp và sử dụng sổ liên lạc điện tử.

- Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, tấm lòng tương thân, tương ái giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người tàn tật và giúp đỡ gia đình neo đơn,

gia đình liệt sĩ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn,…. thông qua phong trào Trần

Quốc Toản; Uống nước nhớ nguồn; Khăn hồng tình nguyện; Nghìn việc tốt; Giúp bạn đến trường;...

* Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh

- Giáo viên dạy lồng ghép trong các tiết học về giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống, giáo dục pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.

- Kết hợp giáo dục đạo đức trong các môn học đặc biệt là tiết đạo đức, giáo viên hình thành cho học sinh những giá trị đạo đức căn bản như tinh thần trách nhiệm trong các mối quan hệ: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và cá nhân với bản thân mình; đức tính trung thực như không quay cóp, chép bài của bạn, sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, sống nhân ái, vị tha hơn, lễ phép với người trên, nhường nhịn giúp đỡ các em nhỏ, người khuyết tật, lá lành đùm lá rách, đoàn kết với bạn, …

- Nâng cao chất lượng giờ dạy đạo đức, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường học theo nhóm; tổ chức trò chơi; đóng tiểu phẩm sao cho nhẹ nhàng hiệu quả. Quan tâm việc liên hệ thực tế để phát huy điểm mạnh, khắc phục tồn tại.

72

- Giáo viên đổi mới phương pháp dạy tích hợp giáo dục đạo đức sao cho phù hợp với lứa tuổi. Đó là các phương pháp giảng giải, nêu gương, tác động, thuyết phục, khích lệ, .... Trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, lời nói đi đôi với việc làm của giáo viên lẫn học sinh. Hình thức giáo dục đạo đức không chỉ đóng khung trong các phòng học với các giờ giảng dạy theo chương trình quy định mà còn đưa các nội dung, chủ đề giáo dục vào mọi hoạt động thực tiễn của cá nhân và tập thể học sinh tại trường lớp, ngoài xã hội qua các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp như: dã ngoại, lao động công ích và các hoạt động thể thao, văn nghệ, vẽ tranh, ...

- Tiếp tục triển khai, giảng dạy có hiệu quả tài liệu Giáo dục nếp sống

Một phần của tài liệu Quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường tiểu học trung hòa, quận cầu giấy, hà nội (Trang 70 - 81)